Như vậy khả năng chịu tác động của các yếu tố bên ngoài và sức chịu đựng từ bên trong của sinh viên nam và nữ có thể được xem là như nhau.
Các mức độ lo âu của sinh viên bình thường, nhẹ, và vừa với phần trăm tích lũy là 76%. Có 13% sinh viên lo âu ở mức độ nặng ở cả sinh viên nam và nữ, riêng sinh viên nữ là%, sinh viên nam là 48%. Lo âu ở mức độ rất nặng của sinh nam là 56,5% và sinh viên nữ là 43,5%, tỉ lệ này chung cho nam và nữ là 11%.
So với kết quả nghiên cứu khác, khi phân tích phương sai phát hiện yếu tố đầu tiên là lo âu trong học tập (0,8), nơi ở của sinh viên như nội trú ký túc xá hay ở với gia đình, nhà trọ, khả năng chịu đựng các sang chấn từ cuộc sống và trách nhiệm đối với học tập. Khả năng tác động mạnh của yếu tố thứ hai, đó là cá nhân cá nhân xa rời chỗ ở gia đình đến sống tại nơi khác (môi trường xã hội) (0,7), hình thức và nội dung giáo dục của nhà trường và chi phí học tập, lợi ích mà sinh viên có được từ chính sách [28].
Bình thường
Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
Biểu đồ 3.15. Mức độ rối nhiễu lo âu ở sinh viên.
Sinh viên có khả năng bị rối nhiễu lo âu.
Có khoảng 7% sinh viên bị stress nặng, và 5% sinh viên bị Stress rất nặng.
Học tập là môi trường căng thẳng, trong mẫu nghiên cứu này người nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ stress ở mức độ bình thường có tỉ lệ là 23% cả giới nam và giới nữ. Tỉ lệ stress ở mức độ nhẹ và vừa là 21% và 44%.
Bảng 3.16. Tỉ lệ có khả năng các mức độ rối nhiễu stress của sinh viên
Nam n (%) | Nữ n (%) | Nam + Nữ n (%) | Phần trăm tích lũy |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Thực Trạng Rối Nhiễu Tâm Lý Trong Sinh Viên
- Thời Gian Đọc Sách Tham Khảo Và Giải Trí Của Sinh Viên
- Mối Quan Hệ Giữa Thái Độ Với Việc Quan Hệ Tình Dục Trước Hôn Nhân Với Trầm Cảm, Lo Âu, Stress Ở Sinh Viên.
- Mối Tương Quan Giữa Đặc Tính Mẫu Và Rối Nhiễu Trầm Cảm, Lo Âu, Stress Ở Sinh Viên.
- Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
53 (57,6) | 39 (42,3) | 92 (23) | 23 | |
Nhẹ | 44 (51,8) | 41 (48,2) | 85 (21) | 44 |
Vừa | 103 (58,9) | 72 (41,1) | 175 (44) | 88 |
Nặng | 13 (50) | 13 (50) | 26 (7) | 95 |
Rất nặng | 12 (54,6) | 10 (45,5) | 22 (5) | 100 |
Bình thường
Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p=0,7.
Tỉ lệ stress ở mức độ nặng là 7%, trong đó tỉ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ như nhau. Tỉ lệ stress ở mức độ rất nặng là 5%, sinh viên nam 54% và sinh viên nữ 46%. Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p-value=0,7. Có 7% sinh viên bị stress nặng, và 5% sinh viên bị stress rất nặng. Trong số sinh viên bị stress nặng có một nữa là sinh viên nam. Điều này cũng cho kết quả khác với các công trình nghiên cứu khác công bố trên các tạp chí được ISI công nhận, cho thấy khả năng ảnh hưởng đến stress ảnh hưởng ở mức độ khác nhau phụ thuộc theo giới tính, cụ thể kết quả chỉ ra rằng nữ có khả năng bị rối nhiễu stress nhiều hơn nam. Tác giả Naiemeh Seyedfatemi, Maryam Tafreshi1 và Hamid Hagani, kết quả cho thấy, rối nhiễu tâm lý sinh viên năm 1 là 65,8% tăng khối lượng công việc lớp học tỉ lệ 66,9% và thường xuyên nhất là sự stress trong môi trường tình huống không quen thuộc tỉ lệ 64,2% và chờ đợi lâu dài tỉ lệ 60,4% (vào năm 2007).
Bình thường
Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
Biểu đồ 3.16. Mức độ stress ở sinh viên.
3.5. Mối tương quan giữa đặc tính mẫu, gia đình-xã hội gây rối nhiễu tâm lý.
Rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên năm thứ 1 cao hơn năm thứ 3 có ý nghĩa thống kê (p<0,001) là 35%, dao động trong khoảng 28% đến 43%.
Rối nhiễu lo âu ở sinh viên năm thứ 1 cao hơn năm thứ 3 có ý nghĩa thống kê (p<0,001) là 39%, dao động trong khoảng 32% đến 46%.
Rối nhiễu stress ở sinh viên năm thứ 1 cao hơn năm thứ 3 có ý nghĩa thống kê (p<0,001) là 35%, dao động trong khoảng 28% đến 43%.
Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa năm học của sinh viên với stress, lo âu và trầm cảm.
Trung vị | PR | KTC 95% | p (*) | |
Trầm cảm | ||||
Năm 3 | 14 | 1 | ||
Năm 1 | 15 | 1,35 | 1,28-1,43 | <0,001 |
Lo âu | ||||
Năm 3 | 11 | 1 | ||
Năm 1 | 18 | 1,39 | 1,32-1,46 | <0,001 |
Stress | ||||
Năm 3 | 9 | 1 | ||
Năm 1 | 15 | 1,35 | 1,28-1,43 | <0,001 |
(*) Kiểm định bằng phương pháp hồi quy Poisson.
Sinh viên đại diện cho quốc gia và vốn đầu tư cho tương lai, với một sứ mệnh tiềm ẩn cho cả gia đình và cho xã hội. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều căng thẳng như tình trạng quá tải học tập, áp lực liên tục, để thành công, họ phải cạnh tranh, bênh cạnh đó với tình hình chính trị xã hội của kinh tế và chính sách đại học hiện nay ở Việt Nam là gánh nặng rất lớn cho sinh viên, như tài chính, chỗ ở, và quan tâm về tương lai.
Nhiều yếu tố bảo vệ và nguy cơ có liên quan trong tâm lý, các yếu tố liên quan đến phương pháp học, cách học, chỗ ở là chủ đề quan trọng trọng tâm của sinh viên. Sinh viên phải rời bỏ môi trường thân quen của mình từ các tỉnh tập trung về thành phố học tập, sinh viên phải đối phó trước những tình huống mới mẻ, thậm chí chưa bao giờ trãi nghiệm trong cuộc sống. chính vì vậy học rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm lý, đặc biệt là trầm cảm, lo âu, stress.
Hơn nữa, một số sinh viên đến trường đại học với vấn đề sức khỏe tâm lý. Các rối loạn tâm lý thường gặp nhất trong số các sinh viên đang lạm dụng thuốc, trầm cảm, tự gây hại và tự tử, rối loạn ăn uống, rối loạn lo lắng. Kiểm định bằng phương pháp hồi quy
Poisson, rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên năm thứ 1 nhiều hơn năm thứ 3 một cách rõ rệt (p<0,001).
Như vậy sinh viên năm nhất rối nhiễu tâm lý nhiều hơn năm 3 là 35%, dao động trong khoảng 28% đến 43%. Rối nhiễu lo âu ở sinh viên năm thứ 1 cao hơn năm thứ 3 có ý nghĩa thống kê (p<0,001), nghĩa là số lượng sinh viên bị rối nhiễu trầm cảm, lo lắng, stress năm 1 nhiều hơn sinh viên năm 3 là 39%, tỉ lệ này dao động trong khoảng từ 32% đến 46%. Rối nhiễu stress ở sinh viên năm thứ 1 nhiều hơn năm thứ 3 có ý nghĩa thống kê (p<0,001) là 35%, dao động trong khoảng 28% đến 43%.
Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên theo khoa.
Sử dụng phương pháp phân tích hồi qui poisson, nếu so sánh với sinh viên Dược so với sinh viên Điều dưỡng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mức độ rối nhiễu của sinh viên Dược cao hơn khoảng 25% so với trầm cảm của sinh viên Điều Dưỡng, mức độ khác biệt này trong khoảng từ 14% đến 35%.
Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên Y khoa cao hơn sinh viên khoa Điều Dưỡng là 18%, dao động trong khoảng 10 đến 30% (KTC 95%, p<0,001).
Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên khoa Răng Hàm Mặt hơn 15% so với sinh viên Điều Dưỡng, có ý nghĩa thống kê p<0,001. Khoảng tin cậy 95% là từ 15% đến 26%.
Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên khoa y học cổ truyền cao 12%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 2% đến 23%.
Rối nhiễu trầm cảm của sinh viên khoa y tế công cộng là 25%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 13% đến 37%.
Trầm cảm có mặt ở mỗi người, mọi sinh viên. Yếu tố ngành nghề (khoa) có mối liên hệ với trầm cảm. Qua phân tích kết quả bằng phương pháp hồi quy Poisson, cho thấy mức độ trầm cảm của sinh viên Điều dưỡng thấp hơn các khoa khác, sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,001): thấp hơn sinh viên khoa Dược cao hơn khoảng 25%, mức độ khác biệt này trong khoảng từ 14% đến 35% (p<0,001); thấp hơn so với sinh viên khoa Y là 18%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 10% đến 30% (p<0,001); thấp hơn sinh viên khoa Răng hàm mặt hơn 15%, tỉ lệ này dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 15% đến 26% (p<0,001); thấp hơn sinh viên khoa y học cổ truyền cao 12%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 2% đến 23% (p<0,001); và sinh viên khoa y tế công cộng là 25%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 13% đến 37% (p<0,001).
Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên theo khoa.
Trung vị | PR | KTC 95% | p |
Điều Dưỡng | 13 | 1 | ||
Dược | 16 | 1,25 | 1,14-1,35 | <0,001 |
Y | 14 | 1,18 | 1,1-1,3 | <0,001 |
Răng Hàm Mặt | 13,5 | 1,15 | 1,05-1,26 | 0,002 |
Y học Cổ truyền | 13,5 | 1,12 | 1,02-1,23 | 0,15 |
Y tế Công cộng | 14 | 1,25 | 1,13-1,37 | <0,001 |
Lo âu | ||||
Điều Dưỡng | 11 | 1 | ||
Dược | 13 | 1,14 | 1,04-1,24 | 0,005 |
Y | 14 | 1,21 | 1,11-1,31 | <0,001 |
Răng Hàm Mặt | 14 | 1,17 | 1,06-1,28 | 0,001 |
Y học Cổ truyền | 17 | 1,37 | 1,25-1,5 | <0,001 |
Y tế Công cộng | 12 | 1,09 | 0,9-1,19 | 0,09 |
Stress | ||||
Điều Dưỡng | 8 | 1 | ||
Dược | 12 | 1,25 | 1,14-1,37 | <0,001 |
Y | 12 | 1,22 | 1,12-1,33 | <0,001 |
Răng Hàm Mặt | 10 | 1,06 | 0,95-1,17 | 0,2 |
Y học Cổ truyền | 13,5 | 1,33 | 1,21-1,47 | <0,001 |
Y tế Công cộng | 11 | 1,25 | 1,13-1,38 | <0,001 |
Trầm cảm
Kiểm định bằng phương pháp hồi quy Poisson.
Cùng chung ngành y nhưng sinh viên theo học khoa khác nhau thì có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý khác nhau. Có thể nói tính chất nghề nghiệp sau (này) của sinh viên là yếu tố góp phần tăng hay giảm rối nhiễu tâm lý. Nghĩa là chính sự kỳ vọng ở tương lai sẽ làm cho áp lực hiện tại của sinh viên phải chịu đựng trong giai đoạn học tập nhiều hơn về qui mô và cường độ.
Mối liên hệ giữa chỗ ở của sinh viên với trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên.
Trầm cảm. Sinh viên ở nhà trọ/nhà thuê có tỉ số nguy cơ trầm cảm cao nhất, cao hơn sinh viên ở ký túc xá là 56%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 1,36 đến 1,79 lần, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Sinh viên ở với cha mẹ (gia đình) có tỉ số nguy cơ trầm cảm thấp nhất, thấp hơn sinh viên ở ký túc xá là 23%, tỉ số này dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 16% đến 29%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Sinh viên ở nhà riêng nguy cơ trầm cảm cao hơn sinh viên ở ký túc xá là 1,21 lần (PR=1,21), khoảng tin cậy 95% là 12% đến 30%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Không có sự khác nhau về nguy cơ trầm cảm của sinh viên ở nhà bà con/dòng họ/ người quen so với sinh viên ở ký túc xá (P>0,05).
Lo âu.
Sinh viên ở với cha mẹ có mức độ lo âu thấp nhất, thấp hơn sinh viên ở ký túc xá là 10%, khoảng tin cậy 95% là từ 3% đến 17%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Rối nhiễu lo âu của sinh viên ở nhà trọ/ nhà thuê gấp 1,91 lần so với sinh viên ở ký túc xá có ý nghĩa thống kê p<0,001 (KTC 95% 1,67-2,17)
Rối nhiễu lo âu của sinh viên đang sống với bà con/họ hàng/người quen bằng 0,99 lần (PR=0,99) sinh viên sống ở ký túc xá, KTC 95% là từ 0,92 đến 1,08, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Lo âu của sinh viên ở nhà riêng cao hơn sinh viên ở ký túc xá là 1,17 lần (PR=1,17), KTC 95% là 1,09-1,27, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,001
Bảng 3.19. Mối liên hệ giữa chỗ ở của sinh viên với trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên.
Trung vị | PR | KTC 95% | p* | |
Trầm cảm | ||||
Ký túc xá | 15 | 1 | ||
Với cha mẹ | 11 | 0,77 | 0,71-0,84 | <0,001 |
Nhà trọ trọ/thuê | 29 | 1,56 | 1,36-1,79 | <0,001 |
Với bà con/họ hàng | 15 | 1,04 | 0,96-1,12 | 0,38 |
Nhà riêng | 17 | 1,21 | 1,12-1,30 | <0,001 |
Ký túc xá | 13 | 1 | ||
Với cha mẹ | 9 | 0,9 | 0,83-0,97 | 0,01 |
Nhà trọ trọ/thuê | 28 | 1,91 | 1,67-2,17 | <0,001 |
Với bà con/họ hàng | 14 | 0,99 | 0,92-1,08 | 0,9 |
Nhà riêng | 17 | 1,17 | 1,09-1,27 | <0,001 |
Stress | ||||
Ký túc xá | 11 | 1 | ||
Với cha mẹ | 6 | 0,81 | 0,74-0,88 | <0,001 |
Nhà trọ trọ/thuê | 35 | 2,52 | 2,22-2,83 | <0,001 |
Với bà con/họ hàng | 13 | 1,07 | 0,98-1,15 | 0,1 |
Nhà riêng | 6 | 1,31 | 1,21-1,41 | <0,001 |
Lo âu
Stress.
(*)Kiểm định bằng phương pháp hồi quy Poisson.
Không có sự khác biệt về mức độ stress giữa sinh viên sống với cha mẹ và sinh viên
sống với bà con/ họ hàng (p>0,05).
So sánh rối nhiễu stress sinh viên sống nhà trọ/ thuê cao gấp 2,52 lần so với sinh viên sống với cha mẹ (KTC95% từ 2,22 - 2,83, p<0,001). Sinh viên ở nhà riêng cũng bị stress nhiều hơn sinh viên ở với cha mẹ là 1,31 lần (KTC 95% 1,21-1,41), p<0,001.
Sinh viên ở nhà trọ/nhà thuê có tỉ số nguy cơ trầm cảm cao nhất, cao hơn sinh viên ở ký túc xá là 56%, dao động trong khoảng tin cậy 95% là từ 1,36 đến 1,79 lần, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001), kiểm định bằng phương pháp hồi quy Poisson.
Sinh viên ở với cha mẹ (gia đình) có tỉ số nguy cơ trầm cảm thấp nhất, thấp hơn ở ký túc xá là 23%, tỉ số này dao động trong khoảng tin cậy 95% từ 16% đến 29%, sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,001). Sinh viên ở nhà riêng nguy cơ trầm cảm nhiều hơn sinh viên ở ký túc xá là 21% (12% đến 30%) (p<0,001, KTC 95%). Không có sự khác nhau về rối nhiễu trầm cảm của sinh viên ở nhà bà con/dòng họ/ người quen với sinh viên ở ký túc xá (P>0,05).
Chỗ ở của sinh viên là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý sinh viên. Qua kết quả cho thấy rằng môi trường sống của sinh viên có liên hệ mật thiết với một số rối nhiễu của sinh viên. Những mối liên hệ này có thể định lượng được theo những phân ích tích thống kê về các mức độ tác động của môi trường (nơi ở) đối với sinh viên.
Sinh viên ở với cha mẹ có mức độ lo âu thấp nhất, thấp hơn sinh viên ở ký túc xá là 10%, KTC 95% là từ 3% đến 17% (p<0,05). Những sinh viên sống với cha mẹ ít lo lắng cho cuộc sống của bản thân. Có thể nói trong gai đình mức độ an toàn cao hơn do đó người sinh viên không cần quan tâm những vấn đề khác nhiều ngoài yếu tố quan tâm đến kết quả học tập. học ó nhiều điện kiện hơn sinh viên viên ở trọ, ký túc xá, ờ nhà thuê. Các rối nhiễu lo âu của sinh viên ở nhà trọ/ nhà thuê gấp 1,91 lần (PR=1,91) so với những sinh viên ở ký túc xá của trường (p<0,001, KTC 95% 1,67-2,17). Đây là yếu tố tương tác đến tình trạng tâm lý của sinh viên. Lo âu của sinh viên ở nhà riêng nhiều hơn sinh viên ở ký túc xá (KTX) là 9% đến 27%, trung bình là 17% (p<0,001).
Một điều cũng dễ thấy trong sinh viên ở trọ/ nhà thuê họ có nhiều vấn đề tâm lý hơn, họ lo lắng, gia tăng cảm xúc hơn những sinh viên ở KTX trong nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích theo các hướng về các mối tương quan về an toàn với những người xung quanh. KTX có những qui định nghiêm ngặt về lối sống, thời gian học, … môi trường an toàn hơn khu nhà trọ / nhà thuê ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tệ nạn xã hội, mất cắp, hay sự thay đổi chỗ ở liên tục do giá tiền thuê nhà tăng cao,…Những yếu tố này tác động đến tình trạng lo âu căng thẳng của sinh viên.
Ngoài gia đình, nơi ở đáng tin cậy như nhà bà con/ dòng họ/ người quen thân thuộc, có mức độ an toàn không khác biệt với môi trường KTX. Đây cũng là những nơi ở đáng tin cậy cho sinh viên khi phải sống xa nhà. Kết quả này phù hợp với yếu tố không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p>0,05 về lo âu của sinh viên đang sống với bà con/họ hàng/người quen và sinh viên sống ở ký túc xá (KTC 95% là từ 0,92 đến 1,08).
Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress với phương tiện thường xuyên sử dụng đi học của sinh viên.
Rối nhiễu trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên sử dụng thường xuyên xe buýt nhiều hơn sinh viên đi xe gắn máy p<0,01, sinh viên sử dụng phương tiện khác, ngoại trừ không có sự khác biệt về rối nhiễu trầm cảm giữa sinh viên sử dụng xe buýt và phương tiện “khác” p<0,05.
Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress với phương tiện thường xuyên sử dụng đi học của sinh viên.
Trung vị | PR | KTC 95% | p* | |
Trầm cảm | ||||
Xe Buýt | 15 | 1 | ||
Xe gắn máy | 13 | 0,83 | 0,78-0,88 | <0,001 |
14 | 0,97 | 0,91-1,03 | 0,33 | |
Lo âu | ||||
Xe buýt | 13 | 1 | ||
Xe gắn máy | 11 | 0,85 | 0,80-0,90 | <0,001 |
Khác (đưa rước) | 12 | 0,91 | 0,85-0,97 | 0,006 |
Stress | ||||
Xe buýt | 12 | 1 | ||
Xe gắn máy | 10 | 0,81 | 0,78-0,89 | <0,001 |
Khác (đưa rước) | 11 | 0,84 | 0,78-0,90 | <0,001 |