Các Chính Sách Phát Triển Của Tỉnh, Ngành, Huyện


d. Xã hội hóa về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư khai thác dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ các dự án do các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh đang thực hiện thủ tục đầu tư để chuẩn bị triển khai, gồm:

+ Dự án nâng cấp khu di tích Xẻo Quýt.

+ Nâng cấp khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

+ Dự án Khu Văn hóa Lúa nước ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, do Công ty TNHH MTV Hai Lúa đầu tư: 150 tỷ đồng;

+ Dự án du lịch sinh thái ở Khu di tích Gò Tháp, do Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại - Du lịch Đồng Tháp Mười đầu tư: 20 tỷ đồng;

+ Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông Tiền ở phường 6, thành phố Cao Lãnh, do Công ty cổ phần Đầu tư Hưng Hưng Thịnh đầu tư: 666 tỷ đồng;

+ Dự án Công viên bảo tồn sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, do Công ty cổ phần Thiên nhiên Đồng Tháp đầu tư: 400 tỷ đồng;

+ Dự án Khu du lịch sinh thái phù sa Cửu Long ở Cồn An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, do Công ty cổ phần đầu tư Cần Giờ đầu tư: 30 tỷ đồng. [33]

2.1.5. Các chính sách phát triển của tỉnh, ngành, huyện

a. Năm 2012

- Tổng kinh phí ước tính: 142,759 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Đầu tư hạ tầng giao thông: Tuyến đường ĐT 850; mở rộng mặt đường và nâng tải trọng cầu từ QL30 dẫn vào Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; tuyến Đường Thét - Tân Nghĩa (ĐT846) và bồi hoàn giải phóng mặt bằng tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đường ĐT844, kinh phí là 104,484 tỷ đồng;


+ Đầu tư các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp, Gáo Giồng, Khu Ramsar Tràm Chim, kinh phí là 36,895 tỷ đồng;

+ Tổ chức đào tạo bồi dưỡng 04 lớp kỹ năng nghề (Nghiệp vụ lễ tân; quản lý khách sạn; kỹ năng giao tiếp; kiến thức tổng quan về du lịch cho tài xế và người phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch, kinh phí là 0,418 tỷ đồng;

+ Tổ chức hội nghị chuyên đề du lịch; tham dự hội chợ triển lãm, liên hoan du lịch; in và phát hành các tập tranh ảnh du lịch; xây dựng biển quảng cáo, bảng chỉ dẫn đến khu, điểm du lịch trọng điểm; tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm, xúc tiến du lịch, kinh phí là 0,962 tỷ đồng.

b. Năm 2013

- Tổng kinh phí ước tính: 149,461 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tư hạ tầng giao thông: Tiếp tục đầu tư tuyến Đường Thét - Tân Nghĩa (ĐT846); xây dựng nền và mặt đường tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đường ĐT844, kinh phí là 52 tỷ đồng;

+ Tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp, Gáo Giồng, Khu Ramsar Tràm Chim, kinh phí là 95,871 tỷ đồng;

+ Tiếp tục hỗ trợ tổ chức đào tạo bồi dưỡng các lớp kỹ năng nghề và nâng bậc nghề du lịch và các làng nghề truyền thống, kinh phí là 0,518 tỷ đồng;

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, kinh phí là 1,072 tỷ đồng.

c. Năm 2014

- Tổng kinh phí ước tính: 105,975 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tư hạ tầng giao thông: Tiếp tục đầu tư tuyến Đường Thét - Tân Nghĩa (ĐT846); xây dựng cầu trên tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đường ĐT844, kinh phí là 34 tỷ đồng;

+ Tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp và Khu Ramsar Tràm Chim, kinh phí là 70,485 tỷ đồng;


+ Tiếp tục hỗ trợ tổ chức đào tạo bồi dưỡng các lớp kỹ năng nghề và nâng bậc nghề du lịch và các làng nghề truyền thống, kinh phí là 0,518 tỷ đồng;

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, kinh phí là 0,972 tỷ đồng.

d. Năm 2015

- Tổng kinh phí ước tính: 125,839 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tư hạ tầng giao thông: Tiếp tục đầu tư tuyến Đường Thét - Tân Nghĩa (ĐT846); xây dựng cống trên tuyến bờ tây kênh K27 từ Gò Tháp đến đường ĐT844, kinh phí là 31,9 tỷ đồng;

+ Tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp và Vườn Quốc gia Tràm Chim, kinh phí là 92,349 tỷ đồng;

+ Tiếp tục hỗ trợ tổ chức đào tạo bồi dưỡng các lớp kỹ năng nghề và nâng bậc nghề du lịch và các làng nghề truyền thống, kinh phí là 0,518 tỷ đồng;

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, kinh phí là 1,072 tỷ đồng. [33]

2.2. Hoạt động du lịch Tràm Chim

2.2.1. Công tác quản lý bảo vệ khu Ramsar

a. Công tác quản lý bảo vệ và tuần tra canh gác

Khu Ramsar Tràm Chim đã xây dựng được 18 trạm, chốt quản lý bảo vệ. Hàng năm đã hợp đồng thuê mướn 50 lao động tại chỗ tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng.

Khu Ramsar đã phối hợp với Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương các xã ở vùng đệm thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục, đồng thời việc thực hiện phương án sử dụng tài nguyên hợp lý có sự chia sẻ với cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức người dân từ đó đã làm giảm áp lực các vụ vi phạm trái phép, góp phần tăng thu nhập cho dân sinh sống xung quanh Khu Ramsar.

Khu Ramsar đã lập kế hoạch tăng cường công tác điều tra bảo vệ và trực 24/24 tại các nơi trọng điểm, bố trí máy móc, phương tiện, lực lượng xuống các địa bàn trọng


điểm có nguy cơ cháy cao và đốt có chủ động. Mặc dù hết sức cố gắng trong công tác phòng cháy, nhưng vẫn xảy ra các vụ cháy hàng năm.

Xây dựng, sửa chữa, bố trí lại các panô, biển cấm lửa, bảng báo cấp cháy rừng, bảng quy ước, quy định… tại các khu vực trọng điểm đông dân cư, tổng số là 126 bảng, biển. Tổ chức đội tuyên truyền lưu động thường xuyên ở các khu vực dân cư trong mùa nắng hạn.

b. Việc tuyên truyền giáo dục quản lý bảo vệ khu Ramsar

Nhằm nâng cao ý thức của nhân dân vùng đệm về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của Khu Ramsar. Hàng năm Khu Ramsar đã phối hợp với các ban ngành trong tỉnh, huyện tổ chức các lớp tuyên truyền giáo dục nhân dân địa phương. Đã tổ chức được 6 tổ phòng chống cháy rừng ở 5 xã thị trấn của vùng đệm. Đây là lực lượng tại chỗ, hỗ trợ cho công việc phòng và chữa cháy rừng.

Trong những ngày đặc biệt hàng năm như: Ngày Môi trường thế giới (5/6), ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11), ngày Đất ngập nước thế giới (2/2), Khu Ramsar đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền các hoạt động về rừng và môi trường, tổ chức trồng cây xanh ở các điểm trường học, tổ chức sinh hoạt văn nghệ. Các hoạt động này được sự tham gia nhiệt tình của nhân dân địa phương.

c. Công tác quản lý điều tiết nước và PCCR

Vùng Đồng Tháp Mười vào có nhiều kênh đào và đê bao, Đồng Tháp Mười ngập nước theo mùa bởi dòng chảy tràn từ sông Mêkông và phía Campuchia vào Việt Nam. Nước lũ ngập sâu nhất vào tháng 10, thời gian ngập lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Khi nước lũ rút, lượng nước còn lại trong các vùng trũng như ở Tràm Chim dần dần bốc hơi và thoát đi theo đường thoát nước tự nhiên trong suốt mùa khô. Đến cuối mùa khô (khoảng tháng 4 hàng năm), một vài vùng còn ngập trong khi ở những chỗ mặt nước đã rút xuống dưới mặt đất thì đất vẫn còn ngậm nước. Chỉ những khu đất cát ở rìa cao là hoàn toàn khô.


Sau khi hệ thống kênh đào được xây dựng để phục vụ cho canh tác nông nghiệp, với hệ thống đê bao và kênh đào dày đặc, tình trạng ngập lũ tự nhiên của Đồng Tháp Mười đã bị thay đổi. Hệ thống kênh đào khiến lũ tràn khắp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và rút nhanh hơn. Kết quả là trong mùa khô đất khô kiệt nhanh hơn trước đây.

Tình trạng cháy rừng và cháy đồng cỏ đối với Khu Ramsar Tràm Chim thường bị cho là tác động huỷ diệt đối với hệ sinh thái. Vì vậy, tất cả các cán bộ quản lý Khu Ramsar và cộng đồng dân cư đều cho rằng phòng chống cháy là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, việc nâng cấp hệ thống đê bao, đóng các cửa cống, giữ nước sao cho thật cao để chống cháy là nhiệm vụ hàng đầu. Thực ra thì việc sử dụng lửa một cách có kiểm soát ở một cường độ thích hợp chính là giải pháp hạn chế vật liệu cháy để hạn chế cháy không có kiểm soát, và phục hồi đa dạng sinh học của Khu Ramsar.

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu của các vụ cháy không kiểm soát được trong Khu Ramsar


Năm

Số vụ cháy / sinh cảnh

Vị trí / diện tích ha

Tác động đáng kể

1995


1998

1999

2000

2002


2004

2005

2006 - 2007

2008


2009

2010

1 rừng tràm

Thảm cỏ 2 Thảm cỏ

1 Thảm cỏ

1 Thảm cỏ

2 Thảm cỏ

1 rừng tràm

9 Thảm cỏ

2 Thảm cỏ

22 lần cháy

2 lần cháy


9 lần cháy

9 lần cháy

A2-400 ha

Khắp vườn A1,A4

A4 nhỏ A4 nhỏ A1

A1 800 m2

A1,A3,A4,A5 A4,A5 35,808

469,60


21,37ha

388.085

rừng tràm bị tiêu huỷ và tái sinh


2,36 rừng tràm 166,3 ha rừng tràm bị cháy nhẹ

Đồng cỏ Trong đó

- Đồng cỏ 258.05 ha

- Rừng: 130.035 ha

+ 98.855 ha

+ 31.18 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 10

(Nguồn Trung tâm DVDLST&GDMT)


d. Quản lý tài nguyên thực vật và thủy sản

- Quản lý, loại trừ cây mai dương xâm hại

Cây mai dương là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới, được tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Ở Khu Ramsar Tràm Chim, cây mai dương hiện đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của các loài động, thực vật bản địa.

Theo kết quả điều tra, Đến năm 2008 diện tích mai dương xâm lấn Khu Ramsar Tràm Chim vào khoảng 1.200 ha, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ dự án WWF chương trình Việt Nam cũng như sự đầu tư của UBND tỉnh Đồng Tháp, Khu Ramsar Tràm Chim đã tổ chức việc diệt trừ và kiểm soát sinh vật ngoại lai (mai dương) ước diện tích mai dương xâm lấn còn lại khoảng 450 ha.

- Quản lý đồng cỏ và rừng tràm

Dự án bảo vệ và phát triển Khu Ramsar Tràm Chim giai đoạn 1998 - 2003 đã trình bày những giải pháp quản lý rừng tràm và đồng cỏ cụ thể là:

+ Đốt có kiểm soát đồng cỏ

+ Quản lý đồng cỏ và sen, súng, lúa ma: Các biện pháp là cho phép người dân cắt cỏ, thu hái sen súng và rau xanh dưới sự kiểm soát của ban quản lý Khu Ramsar thông qua việc cấp giấy phép cho một số hộ dân có nhu cầu tham gia vào công việc quản lý Khu Ramsar.

+ Thực nghiệm tỉa thưa rừng tràm để giảm nhẹ các vật liệu cháy.

- Quản lý tài nguyên thuỷ sản mùa lũ

Trong những năm gần đây, Khu Ramsar Tràm Chim đã lập phương án thí điểm sử dụng tài nguyên hợp lí có sự tham gia của cộng đồng (cụ thể đã thực hiện trong năm 2010) nhằm mục đích nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển Khu Ramsar và bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực hiện đang trình phương án để tiếp tục triển khai.


e. Chương trình nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa mang tính chiều sâu còn chung chung cụ thể Khu Ramsar chưa thực hiện được đề tài nghiên cứu nào ứng dụng vào thực tiễn, bên cạnh đó cũng chưa được sự quan tâm (điều kiện kinh phí và nhân lực chưa đáp ứng).

Từ năm 2006 trở đi, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu, các trường đại học, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Lưu vực sông Mêkông do IUCN chủ trì, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhiều hơn, qua đó Khu Ramsar cũng đã thực hiện được một số các hoạt động sau: Thí điểm về quản lý thuỷ văn mực nước trong Khu Ramsar, phục hồi thảm thực vật, thống kê chim…

f. Bảo tồn đa dạng sinh học

Chương trình Sử dụng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học Đất ngập nước vùng Mêkông (MWBP) là chương trình liên kết giữa bốn quốc gia vùng hạ lưu sông Mêkông (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam), UNDP, Uỷ hội sông Mêkông và IUCN. Mục tiêu của chương trình MWBP nhằm tăng cường năng lực bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước trong vùng hạ lưu sông Mêkông thông qua những hoạt động cấp vùng, cấp quốc gia và địa phương. Với mục đích đó, tại Việt Nam MWBP đã chọn 2 điểm trình diễn ở vùng Đồng Tháp Mười là Khu Ramsar Tràm Chim thuộc tỉnh

Đồng Tháp và Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen (LSWR) thuộc tỉnh Long An. [38]

g. Thực trạng năng lực quản lý vườn quốc gia

- Nguồn nhân lực

+ Tổng số công chức, viên chức và nhân viên của Vườn là 89 người, đã qua đào tạo 41 người (trong đó: Đại học: 23 người, Cao đẳng: 04 người, Trung cấp: 14 người), chiếm 46% và chưa qua đào tạo 48 người, chiếm 54% (lực lượng bảo vệ).


+ Tình hình CBVCLĐ trong thời gian qua luôn biến động, thiếu tính ổn định,

cụ thể:

Bảng 2.3. Thực trạng nguồn nhân lực của Tràm Chim



Stt


Nội dung

Năm – Số lượng


Ghi chú

2004

2005

2006

2007

2008

2009

01

CBVCLĐ hiện có

07

09

13

12

11

10


02

CBVCLĐ nghỉ việc

0

4

2

01

1

0

09

03

CBVCLĐ

Điều chuyển

0

1

1

0

1

1

04

04

Thu nhân viên mới

0

3

4

2

0

1

10

(Nguồn Trung tâm DVDLST&GDMT)

Bảng thống kê trên cho thấy hiệu quả của việc tuyển dụng của đơn vị trong những năm qua chưa đạt được kết quả cao nhất. Công việc của mỗi CBVCLĐ luôn thay đổi theo mỗi khi có nhân sự mới. Mặt khác, hầu hết những người được tuyển dụng đều chưa qua đào tạo về chuyên môn có liên quan hoặc ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ mà đơn vị đang thực hiện. Tuy công việc có hoàn thành nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó, đây là sự kiềm hãm đối với sự phát triển chung của Trung tâm.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

Trung tâm du lịch đã tạo điều kiện tốt nhất cho CBVCLĐ tham gia các tập huấn về chuyên môn và bồi dưỡng như:

Bảng 2.4. Thực trạng công tác bồi dưỡng nhân lực Tràm Chim


Stt

Nội dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng

Năm - Số lượng

2004

2005

2006

2007

2008

2009

01

Quản lý nhà hàng-Khách sạn (01 tháng)

01






02

Quản lý mạng Internet

01






03

Đại học Hành chính


01





04

Trung cấp Văn thư – Lưu trữ


01





Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí