Điều Kiện Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tuyên Truyền Quảng Bá


- Tổ chức các sự kiện du lịch, hội nghị, hội thảo

Các sự kiện du lịch bao gồm các lễ hội du lịch, các buổi trình diễn (presentation) cho giới kinh doanh và khách hàng tiềm năng, các roadshow các hoạt động tổ hợp giới thiệu nhiều lĩnh vực về một đất nước, một điểm đến… Mỗi sự kiện có những đặc điểm khác nhau và nhằm những đối tượng, mục đích khác nhau.

Hội nghị, hội thảo, presentation, roadshow: phía tổ chức chủ trì có thể là cơ quan du lịch quốc gia, địa phương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch hoặc kết hợp giữa các chủ thể này. Đối tượng được mời thường là những hãng lữ hành, đại lý lữ hành, những nhà quản lý, nghiên cứu du lịch và các nhà báo. Nội dung trình bày tại các sự kiện du lịch này là mang tính chuyên nghiệp cao và rất chi tiết, cụ thể.

- Xây dựng tiêu đề - biểu tượng cho chiến dịch xúc tiến

Việc xây dựng tiêu đề - biểu tượng du lịch cho chiến dịch xúc tiến thường được thực hiện ở tầm cỡ quốc gia, hoặc của các doanh nghiệp, hoặc một sự kiện du lịch lớn. Ở các địa phương (cấp tỉnh), hầu như không có tiêu đề khẩu hiệu du lịch riêng. Khi phát động một chiến dịch xúc tiến, chủ thể thường xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho toàn chiến dịch nhằm tập trung các hoạt động xúc tiến du lịch theo những chủ đề nhất định, chuyển tải được những thông điệp, mà muốn tiếp cận KDL. Đồng thời việc sử dụng thống nhất, rộng rãi tiêu đề - biểu tượng chung của chiến dịch xúc tiến sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đối với KDL tiềm năng, các doanh nghiệp lữ hành, các phương tiện thông tin đại chúng ở những thị trường cần tập trung khai thác, từ đó thay đổi nhận thức, hình ảnh của họ về điểm đến và tạo ra những ảnh hưởng có lợi trong việc thu hút KDL.

- Sản xuất, phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch

Các ấn phẩm, vật phẩm như bản đồ, tờ rơi, tập gấp, sách mỏng, các loại đĩa CD, VCD có những vai trò nhất định trong xúc tiến du lịch và vẫn được nhiều đối tượng ưa chuộng. Cùng với môi trường phát triển của internet và sự phát triển của công nghệ số, hình thức ấn phẩm điện tử (e-book, e-brochure, newletter…) đang trở nên phổ biến.


Các tranh ảnh khổ to (poster) cũng là những ấn phẩm xúc tiến có ấn tượng, thích hợp khi sử dụng trang trí trong các nhà hàng, tại các đại lý, văn phòng công ty lữ hành, tại các nơi công cộng như siêu thị, bến xe, nhà ga…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Việc sản xuất và phát hành các vật phẩm xúc tiến nhỏ, có in biểu tượng, khẩu hiệu chung của du lịch là rất cần thiết để thu hút sự chú ý của công chúng, những KDL tiềm năng, đặc biệt khi các vật phẩm này gắn với các sản phẩm đặc trưng, con vật đặc trưng hoặc hình ảnh đặc trưng của điểm đến du lịch đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

1.1.14. Điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền quảng bá

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 7

- Chính sách của nhà nước, của từng địa phương

Trước hết, hoạt động TTQB chịu sự chi phối chung của pháp luật và các văn bản quy định của Nhà nước. Ở nước ta, có Luật quảng cáo, Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật du lịch… và nhiều văn bản pháp quy có quy định trực tiếp liên quan đến hoạt động TTQB và quảng cáo. Ngành du lịch được mỗi quốc gia, mỗi địa phương đưa thành mục tiêu phát triển và kèm theo là sự ưu tiên đầu tư ở cấp độ khác nhau. Chỉ khi du lịch được quan tâm, mới được đầu tư phát triển và xúc tiến du lịch mới có cơ sở được thực hiện.

Chính sách của Nhà nước, của địa phương được thể hiện bằng chiến lược phát triển du lịch, cụ thể hóa bằng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, trong đó có những định hướng phát triển du lịch với những mục tiêu chung, chỉ tiêu kết quả cụ thể, xác định các thị trường trọng điểm, các thị trường mục tiêu. Để phát triển mỗi cấp sẽ xây dựng các chương trình xúc tiến du lịch kèm theo với nguồn kinh phí nhất định, trong đó có đầu tư cho công tác TTQB.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Bản thân ngành Du lịch được coi là ngành kinh tế tổng hợp, được phát triển dựa trên sự kết hợp rất chặt chẽ với nhiều ngành khác. Các điều kiện kinh tế và xã hội có tác động quan trọng trong việc tiếp cận với thị trường du lịch. Các chủ thể TTQB có nguồn ngân sách lớn, việc dành cho công tác TTQB dễ dàng hơn. Đồng thời quan điểm


xã hội, truyền thống văn hóa của mọi địa phương sẽ có ảnh hưởng đến lựa chọn nội dung và hình thức TTQB.

- Tổ chức của cơ quan (bộ phận) xúc tiến du lịch

Bộ máy tổ chức có tác động trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động xúc tiến trong đó có hoạt động TTQB của cơ quan, doanh nghiệp. Yếu tố này bao gồm cả nguồn nhân lực. Những người làm việc trực tiếp trong TTQB không được đào tạo bài bản, không chuyên nghiệp sẽ dẫn đến việc thực hiện công việc thiếu hiệu quả và đôi khi có tác động xấu đến kết quả TTQB, sẽ làm lãng phí thời gian và chi phí.

- Công nghệ: rõ ràng với sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều sản phẩm, phương tiện làm công cụ cho hoạt động TTQB. Công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động TTQB, làm cho các sản phẩm hấp dẫn hơn, chi phí thấp hơn và đồng thời tốc độ lan truyền thông tin nhanh hơn trên phạm vi rộng lớn hơn.

1.2. Các giải pháp thu hút khách du lịch đến Khu Ramsar Tràm Chim

1.2.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để giành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công. Trong phát triển du lịch Khu Ramsar Tràm Chim định hướng thị trường thu hút khách du lịch:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; bảo vệ tài nguyên, môi trường, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững;

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng địa phương tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp;


- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giới thiệu hình ảnh điểm đến Đồng Tháp thông qua nhiều kênh tuyên truyền;

- Tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cũng như khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà;

- Tập trung khai thác thị trường khách Đông Nam Á, duy trì thị trường Tây Âu; phát huy thị trường khách du lịch nội địa các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.2. Chính sách giá

a. Vai trò của giá và yêu cầu của việc định giá

- Vai trò:

+ Giá là thành tố Marketing của doanh nghiệp nằm trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ và kết hợp chặt chẽ với yếu tố Marketing khác.

+ Giá cả là yếu tố Marketing duy nhất trực tiếp quyết định mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong quá trình chinh phục thị trường của doanh nghiệp nhất là ở những thị trường có khả năng thanh toán thấp.

+ Giá cả còn là tín hiệu cho nhiều quyết định và hành vi ứng xử của người bán và người mua trên thị trường.

+ Giá cả cũng là một trong những đối tượng và công cụ tác động của chính phủ vào nền kinh tế thị trường trong quá trình thực hiện các chức năng điều tiết kinh tế, khắc phục được những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

- Yêu cầu của việc định giá:

Các yêu cầu từ phía doanh nghiệp

+ Giá cả phải đảm bảo cho doanh thu bù đắp chi phí.


+ Giá cả phải đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu Marketing, trong đó mục tiêu lợi nhuận là cơ bản và lâu dài.

+ Giá cả phải phù hợp và hỗ trợ cho các chính sách Marketing khác. Các yêu cầu từ phía thị trường

+ Giá cả phải phù hợp với sức mua của khách hàng trên thị trường để khai thác ở mức cao nhất nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Giá cả phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa kinh doanh và các nhà kinh doanh khác trên thị trường, trước hết là những người trung gian trong mạng lưới phân phối của doanh nghiệp.

+ Giá cả phải phù hợp với các thông lệ tập quán bán hàng trên thị trường. Các yêu cầu từ phía môi trường

+ Giá cả phải đảm bảo các yêu cầu từ pháp luật, các chính sách can thiệp của chính phủ, các đường lối định hướng giá cả của nhà nước trong mỗi thời kỳ.

+ Giá cả phải đáp ứng các yêu cầu từ phía các bộ phận môi trường khác như xã hội, khoa học kỹ thuật...

b. Các chiến lược giá trong kinh doanh

- Chiến lược giá thấp

Đây là một hướng chiến lược mà ở một số doanh nghiệp theo đuổi để cạnh tranh về giá với các đối thủ khác trên thị trường. Chính sách này đặc biệt thành công đối với các thị trường có tiềm năng nhu cầu lớn nhưng khả năng trả giá thấp, như ở thị trường các nước nghèo, các khu vực kinh tế kém phát triển, các tầng lớp khách hàng bình dân...

Nó có khả năng thực hiện được đối với những ngành công nghiệp có tính kinh tế của quy mô tức là sản lượng càng lớn thì chi phí bình quân càng thấp. Nó có thể mở rộng thị trường tạo khả năng tăng quy mô sản xuất kinh doanh khai thác tối đa hiệu suất sử dụng các nguồn lực làm cho chi phí sản xuất giảm, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.


Chiến lược giá thấp cũng sẽ làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng tạo thế độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có giới hạn của nó. Nó có thể gây ra các nguy cơ:

+ Sự trả đũa của đối thủ cạnh tranh

+ Sự nghi ngờ về chất lượng, uy tín của sản phẩm trong khách hàng do tâm lý gắn chất lượng với giá cả.

+ Khả năng thu lợi nhuận thấp nếu không phát huy được tính kinh tế của quy mô hoặc không mở được thị trường rộng lớn để hòa vốn và có lãi.

- Chiến lược giá cao

Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp kiểm soát được thị trường, sản phẩm có danh tiếng và có môt vị trí cao trên thị trường. Chiến lược giá cao hơn giá đối thủ cạnh tranh thường thành công trong các trường hợp:

+ Sản phẩm có tính phức tạp và khác biệt rõ nét về các thuộc tính so với các sản phẩm cùng loại do độc quyền về phát minh sáng chế hay bí mật nhà nghề mà các doanh nghiệp khác không bắt chước được.

+ Sản phẩm có uy tín trên thị trường.

+ Doanh nghiệp có khả năng đổi mới sản phẩm liên tục

Chiến lược giá cao cũng góp phần tạo ra tâm lý tích cực, góp phần tăng thêm uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên khi duy trì chiến lược này, doanh nghiệp cần tính đến những phản ứng có thể xảy ra trên thị trường:

+ Đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp và áp dụng chính sách giá thấp hơn để cạnh tranh.

+ Khi chiến lược giá cao được duy trì trong dài hạn cầu về sản phẩm có thể co giãn cao hơn với mức giá và khách hàng có thể từ bỏ sản phẩm để đến với sản phẩm khác có giá hấp dẫn hơn.


Vì vậy chiến lược này chỉ có thể vận dụng trong khoảng thời gian nhất định theo kiểu “hớt váng sữa” sau đó chuyển sang khai thác thị trường với giá thấp hơn.

- Chiến lược ngang giá thị trường

Loại chiến lược này được vận dụng trong các thị trường cạnh tranh có tính độc quyền, khi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ít khác biệt và khó chi phối thị trường về giá cả. Trong trường hợp này, vai trò của định giá trong Marketing không lớn. Các hoạt động xúc tiến, yểm trợ, phân phối hàng hóa đóng vai trò quan trọng.

Sự lệ thuộc vào giá thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong các hình thức cạnh tranh phi giá cả. Việc quyết định dự trữ hay tìm cách bán hết một số lượng sản phẩm ở thời điểm khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được mà cả đến sự an toàn, khả năng tăng trưởng doanh nghiệp.

1.2.3. Chính sách sản phẩm

a. Khái niệm sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”

- Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm:

+ Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng

Cấp sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì?

+ Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực

Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói.

+ Cuối cùng là dịch vụ bổ sung

Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng.


b. Vai trò của chính sách sản phẩm

- Trong hệ thống các chính sách Marketing, chính sách sản phẩm là bộ phận giữ vị trí xương sống, trụ cột, quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của nhà kinh doanh. Chính sách sản phẩm sẽ quyết định những vấn đề chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh đó là: phương pháp sản xuất, quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng được một cơ cấu sản phẩm tối ưu, làm cơ sở để đầu tư hợp lý, có hiệu quả, góp phần quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược chung marketing.

- Chiến lược sản phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu chi phí vị trí và thế lực của doanh nghiệp, bên cạnh đó chính sách sản phẩm còn có ảnh hưởng to lớn đến việc triển khai và thực hiện các chính sách khác trong hệ thống marketing mix.

c. Các hoạt động chủ yếu của chính sách sản phẩm

- Các quyết định về nhãn hiệu:

Đây là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược Marketing cho chúng. Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới “lời hứa” của các doanh nghiệp về những giá trị lợi ích cung cấp cho khách hàng và ý đồ định vị của doanh nghiệp trên thị trường. Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán và để phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

- Các bộ phận cơ bản của nhãn hiệu:

+ Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được.

+ Dấu hiệu của nhãn hiệu (bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù...) đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được.

- Có nhiều quyết định liên quan đế việc đặt nhãn hiệu:

+ Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không ?

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí