Đầu Tư Phát Triển: Nguồn Đầu Tư Trong Nước, Ngoài Nước


giáo dục. Nhờ đó, nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới biết đến Đồng Tháp, quan tâm và hợp tác với Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội

a. Đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Khu Ramsar Tràm Chim mang đầy đủ đặc tính chung của cảnh quan Đồng Tháp Mười: các lung, láng, lòng sông cổ… Các dạng địa mạo này tạo điều kiện tạo ra sự đa dạng về sinh cảnh và sự đa dạng về tài nguyên sinh vật. Hiện nay, dù đã có những tác động đáng kể đến môi trường thiên nhiên của vùng đất ngập nước này, nhưng Khu Ramsar Tràm Chim vẫn còn tồn tại nhiều kiểu sinh cảnh của các loài động

– thực vật đặc thù của vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.

- Sự đa dạng của thảm thực vật trên những điều kiện địa hình – đất đai – thủy văn sinh động của khu vực Tràm Chim là cơ sở cho sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nước này. Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng của thảm thực vật (mà trước hết là bảo tồn điều kiện sinh sống của chúng) chính là hoạt động đầu tiên để bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nước.

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Dân số

Hiện nay, có rất nhiều hộ dân sống trong vùng đệm, khoảng trên 41.000 dân. Mật độ dân cư tập trung nhiều nhất trên các tuyến kênh Phú Hiệp, Đồng Tiến, kế cận Khu Ramsar Tràm Chim. Đời sống của các hộ này còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn sống chính là canh tác lúa, tràm và đánh bắt nguồn thuỷ sản tự nhiên trên các kênh rạch. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế còn kém như trường học, trạm xá, điện, nước sạch dùng cho sinh hoạt và thông tin liên lạc cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế phát triển kinh tế cho cộng đồng trong khu vực này.


Bảng 2.1. Hiện trạng dân cư ở khu vực Khu Ramsar Tràm Chim năm 2009



Stt


Đơn vị

Số ấp (Ấp)

Diện tích tự nhiên (Km2)

Số hộ (hộ)

Dân số Người

Mật độ dân số (Ng/Km2)

1

2

3

4

5

6

TT.Tràm chim Xã Phú Đức

Xã Tân Công Sính Xã Phú Thành B Xã Phú Hiệp

Xã Phú Thọ

5

3

4

4

4

5

12,32

51,74

77,39

51,61

50,70

63,60

2.604

2.001

1.601

1.085

2.102

2.651

9.934

8.002

5.867

4.560

8.120

10.929

808

155

76

88

160

172


Tổng


307.36

12.044

47.412


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 9

(Nguồn UBND huyện Tam Nông – Đồng Tháp)

- Thành phần dân tộc

Phần lớn dân cư sống ở Tam Nông là người Kinh. Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer.

- Đời sống dân cư

Nhìn chung, điều kiện sống của các cộng đồng địa phương quanh Khu Ramsar Tràm chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 03 nguồn tài nguyên chính như sau: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã; thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ).

Trong khi hiện nay Khu Ramsar đang được quản lý nghiêm ngặt thì cộng đồng bên ngoài có nhu cầu sử dụng tài nguyên để đáp ứng cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, người dân vẫn xâm nhập vào Khu Ramsar để khai thác tài nguyên bằng nhiều hình thức (đặc biệt là dùng xung điện để khai thác nguồn lợi thủy sản) nên Khu Ramsar không thể quản lý tài nguyên một cách bền vững được. Một mặt là, khi người dân xâm nhập trái phép và khai thác một cách không có tổ chức thì nguồn tài nguyên càng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, mối quan hệ giữa Khu Ramsar và cộng đồng ngày càng xấu đi. Vì vậy, có một nhu cầu cần phải quản lý tài nguyên bền vững, không để cạn kiệt và


giải quyết mâu thuẫn với cộng đồng. Việc này có thể được giải quyết thông qua phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, tức là xem con người là một thành phần của hệ sinh thái. Những người sử dụng tài nguyên nên được tổ chức lại để khai thác hợp lý tài nguyên, có kiểm soát. Điều này đã được xây dựng thành phương án trình UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt và đưa vào thực hiện hàng năm kể từ năm 2009 cho đến nay.

2.1.3. Tài nguyên du lịch ở Khu Ramsar Tràm Chim

a. Địa hình

Địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, các đặc điểm cảnh quan nổi bật tạo sự hấp dẫn cho phát triển loại hình và sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách.

- Nhìn chung là thấp trũng, độ cao trung bình giao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển.

- Trong đó, diện tích khu vực nằm ở cao trình từ 1,3 m đến 1,45 m chiếm tỷ lệ 44,4 % tổng diện tích Khu Ramsar. Kế đến những khu vực nằm ở cao trình từ 1,45 m đến 1,60 m chiếm tỷ lệ 20,6 %.

- Những vùng đất trũng chiếm 152 ha. Những vùng gò cao chiếm 194 ha. Vùng phẳng chiếm 5.858 ha.

- Phân khu A1 có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo hướng thấp dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Phân khu A2 có cao trình mặt đất bình quân là 1,3 m đến 1,4 m. Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6

m. Phân khu A4 có cao trình mặt đất bình quân giao động từ 1,3 m đến 2,2 m. Phân khu A5 có cao trình mặt đất bình quân giao động từ 1,3 m đến 1,5 m.

Sự giao động của chế độ thuỷ văn theo mùa trên điều kiện địa mạo trũng tạo nên sự đa dạng sinh học của Đồng Tháp Mười mà Khu Ramsar Tràm Chim còn lưu trữ được những mẩu sinh cảnh đặc sắc của Vùng này. Đồng Tháp Mười xưa kia có nhiều sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ bạc ngàn.


b. Khí hậu

Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 – 2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1 – 2oC vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37oC vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16oC.

Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 – 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 – 40%.

Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.

Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 và tháng 4 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại Khu Ramsar Tràm Chim khoảng 110 – 160 ngày/năm.

Khu Ramsar Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mêkông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mêkông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Khu Ramsar Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1 – A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 60 km. Mực nước bên trong Khu Ramsar được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh.

Mạng lưới sông rạch tự nhiên trong khu vực Khu Ramsar Tràm Chim và vùng lân cận khá dày, lưu lượng lưu thông lớn. Trong điều kiện không có các đê bao ngăn cản thì Khu Ramsar Tràm Chim được tiếp nước chủ yếu do các kênh tạo nguồn lớn từ


sông Cửu Long như: Kênh Đồng Tiến, Hồng Ngự - Long An, An Hoà, Phú Hiệp. Nguồn nước trực tiếp tới khu vực Khu Ramsar Tràm Chim đi qua hai tuyến dẫn nước chính là kênh Đồng Tiến, An Hoà và Phú Hiệp. Ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều và lớn nhất vào mùa khô. Tuy nhiên, biên độ giao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng nhỏ hơn 0,5 m. Biên độ này giảm dần cho đến khi đỉnh lũ xuất hiện.

Ngập lũ vùng sâu trung bình của vùng từ 2,5 đến 3 m trong các năm lũ lớn. Thời gian ngập từ 4 đến 5 tháng. Do mạng lưới kênh mương được phát triển và mở rộng nên thời gian ngập hiện nay là ngắn hơn một tháng so với trước đây. Vùng ngập sâu và lâu nhất vẫn là những nơi lung bàu, trũng.

Khu vực Tràm Chim nằm trong một vùng trũng nội địa với độ cao trung bình là 01 m trên mực nước biển. Chế độ thuỷ văn là động lực chính kiểm soát hệ sinh thái của vùng Đồng Tháp Mười nguyên thuỷ. Vào mùa mưa, nước từ sông Mêkông phía Campuchia tràn từ từ qua bờ và lượng mưa tại chổ sẽ tràn ngập vùng trũng với độ sâu của nước khoảng 2 – 3 m.

Hàng năm đỉnh lũ cao nhất vào khoảng giữa tháng 9 đến tháng 11. Nước lũ duy trì mực nước cao trong thời kỳ kéo dài trên 05 tháng. Khi nước lũ rút thì khắp vùng trũng có mực nước thấp và các khoản đất ngập nước sẽ khô dần do bốc hơi, thực vật rút hơi nước và sự rút nước tự nhiên xảy ra trong mùa khô. Vào cuối mùa khô, một số vùng vẫn còn ngập nước, trong khi đó các nơi khác thì tầng nước mặt đã nằm dưới mặt đất, nhưng đất vẫn còn ẩm hơi nước do tính mao dẫn của đất. Chỉ có các giồng cát cao mới khô hoàn toàn. Độ ẩm cao trong mùa khô đã ngăn chặn được oxy hóa biến đất phèn thành đất tiềm tàng, là đặc tính của khu vực, trở thành đất phèn hoạt động trong vùng rộng.

Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong Khu Ramsar luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.


c. Hệ sinh thái động – thực vật

- Hệ thực vật

+ Sự đa dạng của của hệ sinh thái đất ngập nước ở Tràm Chim thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu quần xã thực vật. Những quần xã thực vật sinh sống trên những điều kiện địa hình địa mạo và đất đai khác nhau và đã hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường mà chúng sinh sống. Thành phần của thảm thực vật đã thống kê được 198 loài, tăng 68 loài so với kết quả điều tra năm 1998.

+ Đồng cỏ ngập nước theo mùa, thời gian ngập nước khoảng 5 - 6 tháng/năm và dễ bị cháy vào mùa khô. Đồng cỏ ngập nước theo mùa thường phân bố ngay sau đai rừng. Trước đây, ở Khu Ramsar Tràm Chim, kiểu sinh cảnh này có diện tích lớn nhất nhưng hiện nay do quản lý nước chưa phù hợp nên diện tích bị giảm. Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay thường bao gồm nhiều loại thân thảo sống chung với nhau.

- Hệ động vật

+ Nghiên cứu của công trình bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước Mêkông (Nguyễn Phúc Bảo Hòa và nnk 2006) cho thấy Khu Ramsar Tràm Chim có 231 loài chim, có 32 loài chim quí hiếm ở các mức độ khác nhau (từ năm 1998 đến 2006 tổng số loài tăng lên là 33 loài, năm 1998 số loài chim quý hiếm đã thống kê được chỉ có 16 loài) Trong số 32 loài quý hiếm cỏ 16 loài nằm trong sách đỏ của IUCN ở các mức độ (EN,VU,R,T,V,E), có 14 loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam, 6 loài thuộc Nghị Định 32 của Việt Nam năm 2006; 14 loài nằm trong danh mục của công ước CITES.

+ Như vậy Tràm Chim là Khu Ramsar có số lượng các loài chim nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về môi trường sống, có 42 % số loài sử dụng đầm lầy nước ngọt, 10 % sử dụng các đồng cỏ, 8 % sử dụng rừng ngập nước, 2 % sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và 38 % còn lại sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên.

+ Về thủy sản, so với các vùng khác ở Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung, Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy sản của các vùng lân cận. Các loài cá có


giá trị kinh tế cao ở Tràm Chim là Channa straita, Channa lucius, Notopterus notopterus, Clarias macrocephalus Clarias batrachus, Anabas testudineus, lươn (Monopterus albus) và các loại cá sông khác (cá trắng).

+ Cá là nguồn cung cấp chất đạm và dinh dưỡng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương. Đánh bắt cá là nguồn sinh kế quan trọng của các cộng đồng sống quanh Khu Ramsar Tràm Chim, đặc biệt đối với dân nghèo trong mùa lũ. Việc đánh cá ở những diện tích mặt nước bên ngoài vùng lõi không bị cấm. Tuy nhiên, những hộ nghèo có thu nhập thấp sống xung quanh Khu Ramsar cũng thường vào để khai thác thuỷ sản vào mùa lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11 (Dương Văn Ni và cộng sự 1999, T.T.K Dinh 2004).

+ Tràm Chim có 231 loài chim, 191 loài thực vật, 131 loài cá (1/4 của ĐBSCL) (khảo sát cá của WWF) có 07 loài chim phụ thuộc vào sinh cảnh bên trong Tràm Chim, là nơi Lúa Ma còn lại nhiều nhất, có tầm quan trọng lớn để duy trì đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp Mười.

+ Hằng năm vào 06 tháng mùa khô (từ tháng 01 đến tháng 06 hằng năm) Tràm Chim có loài chim sếu đầu đỏ thường về kiếm ăn và sinh sống.

+ Tràm Chim có 50.000 cá thể của các loài chim nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đủ kinh phí thực hiện chương trình thống kê và số liệu chính xác để chứng minh điều này.

Theo khảo sát của Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (MWBP), Khu Ramsar Tràm Chim có hàng ngàn hecta rừng tràm xanh ngút ngàn, với hơn 130 thực vật bản địa, hơn 130 loài cá nước ngọt, chiếm 30% loài cá của sông Cửu Long; gần 40 loài lưỡng cư bò sát và 231 loài chim nước. Trong đó, có 32 loài chim có giá trị bảo tồn, 16 loài quý hiếm, 12 loài trong sách Đỏ như: Ngan cánh trắng, Rồng rộc vàng, Diều mào, Diều lửa, Cú lợn lưng nâu, Đại bàng đen, Chích chòe lửa...



2.1.4. Đầu tư phát triển: Nguồn đầu tư trong nước, ngoài nước

a. Nguồn vốn của Trung ương

Chủ yếu hỗ trợ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch. Tổng kinh phí ước tính là 180,219 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa 92,809 tỷ đồng;

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch 87,41 tỷ đồng

b. Nguồn vốn ngân sách của Tỉnh

Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du lịch; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Tổng kinh phí ước tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó

- Vốn đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông là 222,384 tỷ đồng,

- Vốn đầu tư hệ thống điện, cấp nước, thoát nước là tỷ 6,3 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư duy tu các công trình, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ công tác quảng bá xúc tiến du lịch là 4,078 tỷ đồng;

- Vốn hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.

c. Nguồn vốn xã hội hóa

Tổng kinh phí ước tính: 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn xã hội hóa một số hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp và Khu Ramsar Tràm Chim: 69,142 tỷ đồng;

- Nguồn vốn xã hội hóa về công tác đào tạo nguồn nhân lực (Doanh nghiệp du lịch đóng góp): 0,805 tỷ đồng;

- Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của các dự án: 1,336 tỷ đồng

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí