Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 5


Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.''

Xét về mục đích du lịch, người xưa khởi hành vì mục đích đi ra để mở rộng tầm mắt, để chiêm ngưỡng cái đẹp, tỏ tâm thành kính với tổ tiên, thần linh…chỉ một số ít xuất phát với mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

Manh nha của ngành kinh doanh du lịch chỉ thực sự xuất hiện vào kỳ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta. Khi sang Việc Nam, người Pháp để phục vụ cho nhu cầu của mình và tầng lớp thượng lưu đã cho xây dựng một số trung tâm nghỉ dưỡng tại đây. Phong cách du lịch cũng thay đổi theo phong cách du lịch phương Tây, tức là du lịch mang nhiều tính chất nghỉ dưỡng. Nếu như trước đây tham quan vùng núi non hiểm trở được xem là thú vui tao nhã thì người Pháp lại ưa chuộng các cao nguyên có khí hậu ôn đới và các bãi biển thuận lợi cho việc tắm biển. Một số địa điểm như Đà Lạt, Bà Nà-Núi Chúa, Nha Trang, Sầm Sơn, Cửa Lò… được đầu tư thành các khu du lịch được yêu thích thời bấy giờ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, điều kiện chiến tranh nên du lịch không có nhiều điểm thuận lợi cho du lịch phát triển. Hoạt động du lịch chỉ chủ yếu đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Trong điều kiện rất khó khăn như vậy nhưng một số cơ sở du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An vẫn được đầu tư phát triển với rất nhiều những nỗ lực của những người làm công tác du lịch.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Trong điều kiện hoà bình đất nước chúng ta có điều kiện để khác phục và xây dựng lại các cơ sở du lịch và lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình


Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ. Kinh tế du lịch cũng từng bước được xây dựng, các doanh nghiệp du lịch Nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của Du lịch.Tuy nhiên trong thời gian này đất nước chúng ta còn nghèo lại quản lý theo chế độ bao cấp nên du lịch chưa là nhu cầu phổ biến. Hoạt động chủ yếu là công tác kết hợp du lịch hoặc các chuyến du lịch nghỉ dưỡng theo chế độ, đóng góp của ngành du lịch đối với kinh tế-xã hội là hạn chế.

Từ sau khi đất nước mở cửa, du lịch mới thật sự được tạo điều kiện phát triển. Đới sống của người dân ngày một nâng cao, hiện tượng du lịch trở nên phổ biến hơn. Sự mở cửa hợp tác hội nhập với thế giới khiến cho lượng du khách quốc tế vào Việt Nam thêm đông qua mỗi năm, vai trò của du lịch trong nền kinh tế ngày một tăng. Bên cạnh đó tổ chức bộ mày quản lý du lịch cũng ngày một kiện toàn, cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý. Có thể nói du lịch Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ như bây giờ và sẽ còn có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa khi nền kinh tế đang trên đà phát triển và tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Việt Nam được đánh giá là một đất nước giàu tài nguyên du lịch, đây là điều kiện và tiền đề cơ bản để phát triển du lịch trong nước. Với vị trí địa lý, khí hậu và cấu tạo địa chất phức tạp đã giúp Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên giàu có. 4000 năm dựng nước và giữ nước gắn với nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú, đậm đà bẳn sắc dân tộc. Nhìn chung tài nguyên du lịch

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 5


Việt Nam phân bố đồng đều trong phạm vi toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng.

1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên


Về tài nguyên thiên nhiên du lịch, chúng ta có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa thông thương với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Vị trí địa lý là tiền đề quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế.

Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng, phong phú về cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái hồ, rừng, hang động…

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài thứ 27 trong 156 quốc gia tiếp giáp với biển trên thế giới. Đường bờ biển Việt Nam trải dài trên 360Km2 qua 15 vĩ độ với 125 bãi biển có điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi, giải trí như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Phan Rang, Long Thiết, Đông Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên… Hình thái ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp và có tiềm năng phát triển du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, Vịnh Văn Phong, Vịnh Cam Ranh… Trong đó Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Trong tổng số 2700 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ nhiều đảo như: Cái Hầu, Cát Bà, Tuần Châu, Cù Lao Chàm, Phú Quí, Côn Đảo, Côn Lôn… với hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn.

Với khoảng 50.000 Km2 địa hình Karst, Việt Nam là nước có tiểm năng du lịch hang động, thác ghềnh to lớn trong đó có 200 hang động đã được phát


hiện, điển hình là động Phong Nha với chiều dài đã khai phá là 8km2 đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Nguồn nước khoáng của nước ta phong phú và có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch. Đến nay chúng ta đã phát hiện ra khoảng 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27 đến 1050C. Thành phần hoá học của nước khoáng rất đa dạng từ Bicatconat Natri đến Clorua Natri có độ khoáng hoá cao có gia trị đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật-rừng đa dạng. Tính đến nay cả nước có 107 khu rừng đặc dụng, trong đó có 16 rừng quốc gia, 55 khu bảo tồn thiên nhiên và 43 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường với tổng diện tích rừng bao phủ là 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật và khoảng 7000 loài động vật với nhiều giống đặc hữu và quí hiếm.

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn


Chúng ta có khoảng 40.000 di tích lịch sử trong đó có 2500 di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu là quần thể di tịch cố đô Huế (Tỉnh Thừa Thiên-Huế), đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bên cạnh các di tích, văn hóa Việt Nam còn được làm giàu bởi kho tàng nghệ thuật đa dạng như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, hát quan họ, hát xoan, hát ghẹo, các điệu lý, câu hò… trong đó Nhã nhạc cung đình Huế và cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là hai di sản văn hoá thế giới.

Các di tích lịch sử, văn hoá, cánh mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn với sinh hoạt, văn hoá, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng với nét riêng tinh tế


của nghệ thuật ẩm thực được hoà quyện đan xen trong kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh văn hoá-lịch sử.

1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam


Có thể có một vài nhận định về tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam như sau:

Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm.

Đất nước chúng ta trải dài qua 15 vĩ độ từ Bắc đến Nam đưa lại cho Việt Nam một sự đa dạng về khí hậu. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có mùa Đông lạnh. Miền Bắc và miền Trung có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; còn ở miền Nam khí hậu nóng ẩm quanh năm, bờ biển dài phẳng mịn thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch biển quanh năm.

Tài nguyên nhân văn ở khắp mọi nơi và phân bố trải dài theo nhiều thời điểm trong năm, do đó tính thời vụ có thể được hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.

Mùa cao điểm du lịch nội địa và du lịch quốc tế là khác nhau


Khách du lịch nội đi du lịch chủ yếu để tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và vào các tháng đầu năm. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế hiện nay đến Việt Nam chủ yếu với mục đích kinh doanh kết hợp du lịch do đó họ đến Việt Nam vào mùa làm ăn chính trong năm (khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 đầu năm sau). Luồng khách du lịch mội địa lớn hơn quốc tế rất nhiều. Do vậy ở tầm vĩ mô, nếu xét riêng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế chủ động thì thời vụ du lịch chính là vào khoảng tháng 10 cuối năm đến tháng 3 đầu năm sau, còn nếu xét hoạt động kinh doanh du lịch nói chung nước ta có hai mùa du lịch chính là mùa hè và


mùa xuân.


Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và trung tâm du lịch là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự phát triển và tiềm năng du lịch của từng địa phương. Một số trung tâm kinh tế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo khách đến làm ăn công tác sau đó kết hợp luôn với mục đích du lịch nên hai nơi này lượng khách du lịch đông quanh năm và cao điểm vào một số tháng trước và sau tết. Nếu xét về mục đích du lịch thuần tuý thì một số tỉnh thành phố có lợi thế phát triển về du lịch biển như Quảng Ninh, Khánh hoà, Thanh Hoá… các tháng mùa hè là mùa du lịch chính. Một số nơi tập trung nhiều lễ hội, chùa chiền như Hà Tây, Bắc Ninh… đầu mùa Xuân là thời điểm tập trung nhiều khách thập phương. Ngoài ra một số trung tâm du lịch lớn hiện đại như Hạ Long, Nha trang… luôn có mùa du lịch dài hơn các trung tâm kém phát triển hơn.

1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam


Hiện nay số lượng lao động làm việc trong du lịch vào khoảng 23 vạn lao động trực tiếp và 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lực lượng lao động toàn quốc và chủ yếu ở độ tuổi dưới 30 (60%). Lực lượng lao động trong du lịch ở Việt Nam cũng mang những đặc điểm chính của lao động du lịch nói chung nhưng cũng có những nét khác biệt do sự tác động của điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Lao động trong du lịch Việt Nam cũng có thể chia thành ba thành phần, nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm lao động đào tạo và phát triển du lịch và nhóm lao động kinh doanh du lịch. Trong đó nhóm lao động kinh doanh du lịch chiếm khoảng 99%, hai nhóm lao động còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu lao động trong du lịch.


Nhóm lao động có chức năng quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý về du lịch từ Trung ương đến địa phương như Bộ Thể thao Văn hoá và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sở Du lịch hoặc sở Thương mại-Du lịch tỉnh, thành phố, phòng quản lý Du lịch ở các quận, huyện. Họ là bộ phận lao động đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch của quốc gia và của từng địa phương. Mặt khác họ cũng đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh đó. Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch hiện nay có biên chế rất hạn hẹp (Cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 135 biên chế; các Sở Du lịch khoảng 15 biên chế; Sở Du lịch-Thương mại và sở Thương mại-Du lịch biên chế khoảng 3-5 người), chiếm tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu lao động du lịch.

Nhóm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo du lịch: Đây là nhóm lao động có trình độ chuyên môn sâu chịu tránh nhiệm đào tạo và nghiên cứu trong các trường nghiệp vụ hay đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu chuyên về khoa học du lịch tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam có khoảng gần 40 trường đào tạo bậc đại học, cao đẳng; trên 30 trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều trung tâm dạy trên cả nước nghề. Công việc của những người làm công tác đào tạo và nghiên cứu du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lao động trong du lịch Việt Nam, vai trò của họ có thể ví như những chiếc máy cái trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên bộ phận lao động này trong du lịch Việt Nam còn khá mỏng, lĩnh vực đào tạo du lịch ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tốc độ phát triển và tiềm năng du lịch Việt Nam. Tỉ lệ người làm công tác đào tạo và nghiên cứu du lịch hiện nay rất nhỏ so với tổng số lao động du lịch trong cả nước và thấp hơn khá nhiều so với các nước Đông Nam Á khác. Trong thời


gian tới, nếu chúng ta không sớm có thêm các viện nghiên cứu phát triển, các trường đào tạo du lịch chất lượng cao, các phương án hợp tác giảng dậy với các nước bạn thì ngành du lịch Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lớp cán bộ kế cận và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhóm lao động kinh doanh du lịch: Ở Việt Nam, kinh doanh du lịch mới chỉ thật sự phát triển trong vòng hơn một thập kỷ qua, nhưng với tốc độ phát triển bình quân 20% một năm, kinh doanh du lịch đang là lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể chia thành hai nhóm chính.

- Lao động quản lý trong kinh doanh du lịch.

- Lao động thực thừa hành

Lao động quản lý trong kinh doanh du lịch: Là người làm công tác quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch Việt Nam từ cấp quản lý nhỏ, vừa đến cấp cao. Do đặc thù của ngành du lịch, nhóm lao động này chiếm tỉ lệ nhỏ hơn khá nhiều so với tỉ lệ lao động thừa hành, vào khoảng 24-25% trong tổng số lao động trong du lịch. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp du lịch là nhỏ và rất nhỏ nên mức độ chuyên môn hoá chưa cao, nhiều người trong số họ ngoài công tác quản lý còn kiêm thêm nhiều nghiệp vụ du lịch khác.

Lao động thực hiện nghiệp vụ kinh doanh du lịch: Lực lượng này chiếm 75% số lượng lao động trong du lịch, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là các lao động làm các nghề khác. Là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với du khách nên có thể nói họ là những người thể hiện bộ mặt của du lịch Việt Nam, thái độ và chuyên môn của họ có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí