Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 2


phương có nhiều khách tham quan như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch, cửa hàng, tiện ăn... cùng các tổ chức và đội ngũ phục vụ du khách ra đời. Với ý nghĩa như đã nêu trên du lịch đã tạo nên nhiều hoạt động thu về lợi ích kinh tế. Lúc này, du lịch từ chỗ xuất hiện ban đầu chỉ là một hiện tượng xã hội đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến, khái niệm ''ngành du lịch'' hay ''kinh tế du lịch'' xuất hiện, nội dung của nó coi du lịch là một ngành kinh doanh kiếm lời từ việc thoả mãn các nhu cầu của du khách.

Như vậy du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Tuy nhiên du lịch là một hiện tượng có tính hai mặt mặt kinh tế và mặt xã hội, do đó rất khó để gộp chung cả hai mặt này vào một định nghĩa, trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch cũng được xếp vào nhóm các từ đa nghĩa. Do vậy cánh tiếp cận tốt nhất thuật ngữ du lịch là tách nó thành hai phần.

Xét trên giác độ xã hội: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân hay tập thể nhằm mục đính phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới quan, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế, và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp. Theo góc độ này thì du lịch cần hội đủ ba điều kiện về không gian, thời gian và mục đính chuyến đi. Về không gian, người đi du lịch phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của mình, điều này ngoại trừ các chuyến đi trong phạm vi của nơi ở và các chuyến đi có tính chất thường xuyên hàng ngày. Về thời gian, du lịch phải đảm bảo độ dài thời gian qui định trước của các tổ chức du lịch để loại trừ sự di cư trong một thời gian dài. Về mặt mục đính chuyến đi nhằm loại trừ việc di cư để làm việc tạm thời.

Xét trên giác độ kinh tế: Thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các


dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới quan.

Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, các học giả cũng có quan điểm tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đính nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tại chỗ.

1.2 Khái niệm "khách du lịch"


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Trên thế giới, khái niệm khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp. Thời đó người Pháp chia các cuộc hành trình của người dân các nước lân cận trên nước Pháp ngoài thành hai loại:

- Cuộc hành trình nhỏ: Từ Paris đến miền Đông Nam nước Pháp

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 2

- Cuộc hành trình lớn: Là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải xuống phía Tây Nam nước Pháp.

Trong đó những người thực hiện cuộc hành trình lớn được gọi là khách du lịch hay du khách.

Tương tự, tại Vương Quốc Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là những người thực hiện cuộc hành trình lớn xuyên Vương Quốc Anh.

Theo cánh hiểu này, những người được gọi là du khách ở đây phải hội


đủ hai điều kiện. Thứ nhất, họ phải là người ngoại quốc; thứ hai, họ thực hiện chuyến hành trình xuyên quốc gia có nghĩa khách du lịch là những người ngoại quốc có khả năng mang lại một một lượng ngoại tệ đáng kể cho nước sở tại. Các định nghĩa này nói chung mang tính chất hẹp và phiến diện thế nhưng bước đầu đã đưa ra một khái niệm để gọi tên những người thực hiện các chuyến du lịch.

Một số khái niệm tiếp theo của các nhà kinh tế học cho đến đầu thế kỷ XX cũng mới chỉ mang tính chất chủ yếu phản ảnh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung. Như khái niệm do nhà kinh tế học người Áo đưa ra vào đầu thế kỷ XX: "Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đính kinh tế". Nhà kinh tế học người Anh cùng thời lại khẳng định để trở thành du khách phải có hai điều kiện: "Thứ nhất phải xa nhà dưới một năm; thứ hai phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác".

Sau này khi ngành du lịch ngày càng phát triển và sự ra đời của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế quan tâm đến hoạt động du lịch thì định nghĩa khách du lịch thì mới được nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy.

Định nghĩa được chấp nhập rộng rãi đầu tiên là định nghĩa của liên hiệp các quốc gia (League of Nations) vào năm 1937 về ''khách du lịch nước ngoài" trên phương pháp liệt kê và loại trừ: "Bất cứ ai đến thăm một nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h" theo định nghĩa này tất cả những người được coi là khách du lịch bao gồm:

1. Người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình và sức khoẻ.


2. Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ...

3. Những người khởi hành vì mục đính kinh doanh.


4. Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.

Những người không được xem là khách du lịch


1. Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động.

2. Những người đến với mục đính định cư.


3. Sinh viên hay những người đến học ở các trường.


4. Những người ở biên giới sang làm việc.


5. Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h.

Năm 1978 tiểu ban các vấn đề kinh tế-xã hội của Liên hiệp quốc lại phân chia khách du lịch thành khách du lịch chủ động và khách du lịch bị động "khách viếng tham quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất nước-chúng ta gọi là khách du lịch chủ động; những người từ một đất nước đi ra một nước ngoài viếng thăm-chúng ta gọi là khách du lịch bị động với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm". Bên cạnh khái niệm về khách du lịch quốc tế tiểu ban này cũng đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa: "khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đính trừ mục đích hoạt động để được trả phù lao".

Ngoài các định nghĩa do các tiểu ban trực thuộc liên hợp quốc đưa ra


thì các hội nghị quốc tế về du lịch cũng đưa ra các định nghĩa quốc tế về du lịch riêng cho mình. Hội nghị quốc tế về du lịch tại Ha Lan năm 1989 đưa ra định nghĩa: "khách du lịch quốc tế là những người đi tham quan một nước khác, với mục đính tham, nghỉ ngơi giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn ba tháng, những hành khách này không làm gì để được trả phù lao, sau thời gian lưu trú đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình". Định nghĩa này khác với định nghĩa trước đó và thời gian tối đa lưu lại ở các nước khác thay vì tối đa là một năm được giảm xuống còn ba tháng, không qui định thời gian tối thiểu.

Tổng kết về khái niệm khách du lịch


Như vậy tổng kết lại khái niệm khách du lịch có hai khía cạnh:


Thứ nhất, động cơ khởi hành phải xuất phát từ động cơ du lịch (có thể là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, kết hợp kinh doanh... trừ động cơ lao động kiếm tiền)

Thứ hai, vấn đề thời gian: khoảng thời gian tối thiểu và tối đa cư trú ở nơi khác nơi cư trú thường xuyên theo qui định của từng tổ chức, từng quốc gia hay địa phương.

Ở Việt Nam thì cụm từ khách du lịch có một từ tương đương là "Lữ khách", hay "khách thập phương", những từ này ra đời từ rất lâu và có nguồn gốc từ Trung Quốc theo nghĩa Hán việt có nghĩa là khách đi vãn cảnh từ phương xa đến với mục đính thăm thú thiên nhiên hoặc các mục đính khác ngoài mục đính lao động kiếm tiền.

Trong luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại chương năm, điều ba mươi sáu có nêu khái niệm về khách du lịch như sau:

- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.


- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài


thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.


- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch‌


Sản phẩm du lịch là các dịnh vụ hàng hoá cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một đơn vị kinh doanh du lịch, một vùng hay một quốc gia.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình lẫn vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ, nếu liệt kê theo quá trình đi du lịch của khách du lịch thì nó có thể bao gồm: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan giải trí... trong đó, dịch vụ chiếm từ 80 đên 90% thành phần của sản phẩm du lịch

1.4 khái niệm tài nguyên du lịch


Du lịch là hoạt động mang tích chất định hướng tài nguyên cao. Muốn phát triển du lịch thì cần phải có tài nguyên du lịch. Một đất nước có càng nhiều tài nguyên du lịch thì càng có cơ hội để phát triển du lịch dựa trên khai thác các tài nguyên đó.

Tài nguyên vốn được hiểu là những nguồn vô hình hay hữu hình có khả năng đưa vào khai thác và sử dụng mang lại lợi ích cho con người. Vậy tài nguyên du lịch có thể được hiểu đơn giản là Những nguồn tài nguyên có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài


nguyên du lịch nhân văn.


Tài nguyên du lịch thiên nhiên là các điều kiện về môi trường tự nhiên có thể khai thác phục vụ cho các mục đích du lịch như địa hình, khí hậu, thực vật, động vât, tài nguyên nước, vị trí địa lý v.v…

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hoá, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghía đặc trưng cho sự phát triển du lịch tại một địa điểm, một đất nước.

2. Các loại hình du lịch


Có nhiều cách để phân loại du lịch, theo các tiêu chí khác nhau, du lịch có thể được chia thành nhiều loại hình. Theo đó, loại hình du lịch được hiểu là các nhóm sản phẩm du lịch có cùng những đặc điểm giống nhau theo tiêu chí phân loại như cùng thoả mãn một nhu cầu, một động cơ du lịch, được tiêu thụ bởi cùng một nhóm khách hàng, có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hay cùng một mức giá.

2.1 Phân loại theo lãnh thổ


Nếu lấy tiêu chí là phân chia theo lãnh thổ thì du lịch có thể chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch có sự tham gia của yếu tố nước ngoài (hoặc khách du lịch hoặc nhà cung ứng dịch vụ du lịch). Trong loại hình du lịch quốc tế còn có thể chia tiếp thành hai nhóm nhỏ

- Du lịch đón khách: là việc tổ chức phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đến du lịch trong nước của tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch.

- Du lịch gửi khách: Phục vụ và tổ chức đưa khách trong nước đi du lịch ở nước ngoài.

Du lịch nội địa: Được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người


trong nước đi du lịch, không có sự tham gia của yếu tố nước ngoài.


2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi


Phân chia theo mục đính chuyến đi có thể chia thành du lịch thuần tuý với mục đính: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí... hoặc kết hợp với các mục đích khác như học tập, công tác, khám chữa bệnh…

Hình 1: Phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi


2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi


Du lịch trọn gói: Theo hình thức này khách du lịch có thể mua dịch vụ của các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, các công ty này sẽ là người đứng ra tổ chức cho chuyến đi của họ bao gồm: phương tiện đi lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan... theo một lịnh trình đã định trước.

Du lịch tự do: Là loại hình du lịch mà cá nhân hay tổ chức tự tổ chức tự xắp xếp cho chuyến hành trình du lịch của mình.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí