Tình Hình Phát Triển Du Lịch Việt Nam Trong Thời Gian Qua


Dù kinh doanh du lịch đang là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhưng tính chuyên môn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam chưa cao, ngoài các đơn vị kinh doanh có tổ chức và phân cấp chặt chẽ thì cũng có sự tham gia đông đảo của các cá nhân và hộ gia đình. Thông thường các đối tượng này kinh doanh du lịch nhỏ lẻ như các tiệm ăn, nhà nghỉ, cửa hàng lưu niện... họ có đặc điểm là vừa là người chủ vừa là lao động chính, vừa là người phục vụ vừa là người quản lý. Lực lượng này ở các vùng du lịch là rất đông đảo, phần lớn họ là người dân địa phương. Vì kinh doanh nhỏ lẻ nên thu nhập của họ gắn với mùa du lịch chính ở các địa điểm du lịch. Việc tận dụng thế mạnh của địa phương để kinh doanh du lịch đã giúp nhiều gia đình có thu nhập, xóa đói giảm nghèo nhưng do tính chất nhỏ lẻ và tự phát, nên khá khó khăn trong việc quản lý các đối tượng này, đặc biệt là quản lý chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Trong tương lai, các cấp chính quyền cần phối hợp với các cơ quan chức năng để quản lý các tiểu thương sao cho vừa để người dân có công ăn, việc làm, có thu nhập vừa đảm bảo chất lượng, hình ảnh của Việt Nam đối với du khách quốc tế.‌

2. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua


2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu


Từ năm 2000, du lịch Việt Nam phát triển một cánh ổn định và đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế.


Bảng 1: Số liệu du lịch Việt Nam từ năm 2000 đến 2006


Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

khách QT

1000

2140,1

2330,0

2628,0

2428,7

2928,0

3467,7

3584,0

Khách NĐ

1000

11.200

11.700

13.000

13.500

14.500

16.000

17.500

Doanh thu

Tỉ đô

1

1,2

1,45

1,4

1,6

1,85

3

Số phòng KS

1000

66,7

74,5

78,8

82

85,4

99.6

123

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 6

(Nguồn: Số liệu từ Tổng Thống kê)


Riêng trong năm 2006, là một năm Việt Nam có nhiều sự kiện lớn, tháng 11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiếp đó chúng ta tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APECT. Hai sự kiện quốc tế này đã giúp thu nhập du lịch Việt Nam tăng đột biến đạt 51.000 tỷ VND tăng 62% so với năm 2005 trong đó thu nhập từ du lịch quốc tế chiếm hơn 40.000 tỷ VND, khách du lịch nội địa đạt 17.5 triệu lượt người, tăng 11% so với kế hoạch năm 2005. Năm 2007, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm thu nhập du lịch ước tính đạt 28.000 vượt kế hoạch đề ra.

Về thị trường du lịch, có sự tăng trưởng khác nhau của mỗi phân đoạn thị trường. Trong các quốc gia Châu Á thì lượng khách du lịch Hàn Quốc và Nhật Bản tăng mạnh nhất. Anh và Đức là hai mảng thị trường du lịch tăng nhanh của Việt Nam trong số các nước Châu Âu. Với Châu Úc, lượng du khách từ Australia trong vòng 2 năm (2004-2006) đã tăng lên gần gấp rưỡi.


Bảng 2: Số lượng khách du lịch quốc tế theo thị trường


Đơn vị: Lượt khách


Thị trường

Năm 2004

2005

Năm 2006

Trung Quốc

778.431

752.576

502.485

Mỹ

272.473

333.566

385.654

Nhật Bản

267.210

320.605

383.896

Ðài Loan

256.906

317.213

274.663

Hàn Quốc

232.995

286.324

421.741

Úc

128.661

186.543

172.519

Pháp

104.025

145.359

132.304

Campuchia

90.838

126.402

154.956

Anh

71.016

84.100

84.264

Đức

56.561

80.884

76.745

Các thị trường khác

668.760

834.185

994773

(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê)

Kết thúc năm 2006, Việt Nam đã đón được 3, 6 triệu lượt khách quốc tế, xấp xỉ gấp đôi lượng khách quốc tế so năm 1999. Đặc biệt, khách quốc tế đến nước ta trong giai đoạn này trải đều các tháng trong năm và cơ cấu khách có chuyển biến về chất. Khách từ các thị trường có sức chi trả cao đến Việt Nam năm 2006 so với năm 2000 tăng mạnh: khách Nhật tăng 235,4%, Hoa Kỳ 129,5%, Australia: 204%, Đức: 260,4%, Thuỵ Điển: 173,3%; khách Hàn Quốc và Tây Ban Nha tăng đột biến, đạt tới 537,7% và 295,3%. Lượng du khách đến Việt Nam với mục đính thuần tuý du lịch cũng có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên con số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn thấp nếu so sánh tương quan với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Lượng du khách đến Việt Nam chỉ khoảng hơn một phần tư so với Thái Lan và


Malaysia, bằng phân nửa so với Indonexia và Singapore.


Khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh, năm 2007, tính đến hết tháng 8 đã có hơn 9 triệu lượt khách du lịch trong nước. Mức sống cao hơn cho phép người dân chi tiêu nhiều hơn cho du lịch. Không chỉ số lượng mà thu nhập từ khách du lịch nội địa cũng tăng cao. Trước đây người dân Việt Nam thường đi du lịch với quãng đường ngắn, thời gian ít, thậm chí du lịch trong ngày, thêm vào đó họ thường chuẩn bị sẵn những đồ cần thiết như đồ ăn, thức uống… nên việc tiêu thụ các dịch vụ du lịch là rất ít. Nhưng nay thói quen đó đã thay đổi, người Việt Nam ngày nay có xu hướng đi du lịch dài ngày và tiêu dùng các dịch vụ du lịch cao cấp. Theo điều tra của Tổng cục thống kê, chi tiêu trung bình cho một chuyến đi của khách du lịch nội địa vào khoảng 2 triệu đồng và thời gian chuyến đi trung bình 4-5 ngày, cao hơn rất nhiếu so với trước đây, đây là tín hiệu tốt cho kinh doanh du lịch nội địa.

Cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam cũng không ngừng đựơc cải thiện nhiều khu resort, khu giải trí, sân gofl v.v… đi vào hoạt động. Có khoảng 6000 xe cộ, tầu, thuyền và nhiều phương tiện khác đang được phục vụ trong du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch hiện nay có thể đáp ứng được nhu cầu của khoảng 17-19 triệu du khách (bao gồm cả nội địa và quốc tế). Hiện nay Việt Nam hiện có khoảng 6.000 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, tổng số gần 123 ngìn buồng, phòng, trong đó có 2.575 khách sạn được xếp hạng sao. 80% số khách sạn tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu... Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, chúng ta đã đầu tư hàng ngìn tỷ đồng, riêng trong 5 năm qua là 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm và thu hút được hơn 190 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào du lịch với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD.


2.2 Về tổ chức quản lý


Do những đóng góp và mặt tích cực của du lịch mang lại, nhận thức về du lịch trong các ngành các cấp và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Một số địa phương đã xác định du lịch là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, có nghị quyết, chỉ thị riêng về phát triển du lịch. Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo về du lịch, do một Phó thủ tướng là trưởng ban, để chỉ đạo, phối hợp các hoạt động của các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh du lịch của đất nước.

Cơ chế chính sách về du lịch được bổ xung, bộ máy quản lý Nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch được kiện toàn và xắp xếp lại một bước, hoạt động thích nghi dần với cơ chế mới. Luật du lịch và nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành hoặc được bổ xung điều chỉnh, sửa đổi phù hợp hơn với điều kiện thực tế, nâng cao hiệu lực thực hiện. Bộ máy quản lý Nhà nước cũng được kiện toàn dần dần. Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch vừa mới được thành lập sau kỳ họp quốc hội năm 2007 trên cơ sở thống nhất Bộ Văn hoá, Tổng cục thể thao và Tổng cục Du lịch, dưới bộ là Tổng cục Du lịch, 13 sở du lịch, 1 Sở Du lịch-Thương mại, 46 Sở Thương mại-Du lịch và 1 sở Ngoại vụ- Du lịch ở 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đang từng bước vươn lên thực hiện chức năng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Các thủ tục cũng được cải cách theo hướng thông thoáng hơn, Hiệp định khung ASEAN về miễn Visa (FAVE) đã được ký kết ngày 25/7/2007 tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 39 ở Kuala Lumpur. Theo đó, các công dân ASEAN sẽ được du lịch miễn visa tới các nước thành viên tối đa 14 ngày. Chúng ta cũng chấp miễn Visa cho khách du lịch Hàn Quốc và Nhật Bản sang Việt Nam không quá 15 ngày theo đó du khách Hàn Quốc và Nhật


Bản tăng lên đáng kể.


Chúng ta cũng đã ban hành Luật Du lịch và nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng kinh doanh du lịch nước ta cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới.

Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước cũng đang được cổ phần hóa và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du lịch mạnh, Công ty mẹ- công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế. Đã có 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ được ký kết với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

23 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

Lực lượng lao động có nhiều bước phát triển. Nếu năm 1991 cả nước chỉ có khoảng 2 vạn lao động thì đến nay ước tính có khoảng với khoảng 23 vạn lao động trực tiếp và 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lực lượng lao động toàn quốc và chủ yếu ở độ tuổi dưới 30 (60%). Trong đó, lao động trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu (lễ tân, phục vụ buồng, bar, bàn, hướng dẫn, nấu ăn...) chiếm tới 75%.

Không chỉ về số lượng, chất lượng chuyên môn cũng có nhiều cải thiện, sau nhiều năm phát triển du lịch và hội nhập, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như học hỏi từ quốc tế, các cấp quản lý, đào tạo, nhà quản trị trong du lịch có cơ hội nâng cao trình độ, lao động phục vụ trực tiếp tay nghề được nâng cao và thái độ chuyên nghiệp hơn trước.

Hiện tại, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam có khoảng gần 40


trường đào tạo bậc đại học, cao đẳng; trên 30 trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều trung tâm dạy trên cả nước nghề. Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều trường đào tạo về du lịch, nhiều trường đại học có uy tín trong nước cũng sẽ mở khoa hoặc đưa thêm môn kinh tế du lịch vào chương trình giảng dạy. Hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy cũng đang được xây dựng và từng bước hoàn thiện hướng đến đào tạo có chiều sâu.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã được chú trọng. Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành đã được triển khai, tập trung vào các vấn đề bức xúc của ngành du lịch như quản lý Nhà nước, môi trường và phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, nghiên cứu thị trường, khách sạn v.v… mang tính ứng dụng thực tiễn cao.

Đáng chú ý nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch. Du lịch là ngành đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh. Qua Internet, du lịch Việt Nam có thể quảng bá hỉnh ảnh, đưa nội dung các thông tin khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Như đã biết, du lịch gắn liền với sự thưởng thức hay có thể nói du lịch là sự tận hưởng do đó các yếu tố như cái đẹp, sự tiện nghi, sự thân thiên v.v… là những yếu tố thu hút du khách, đây chính là điều mà Internet có thể truyền tải trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh thông tin, một tiện ích khác của Internet là thương mại điện tử cũng đang được ứng dụng rộng rãi. Cuộc cánh mạng Công nghệ thông tin đã biến mạng máy tính hiện nay không chỉ là thông tin mà còn là một thị trường trên không gian ảo, nơi đó cung có thể gặp cầu (thương mại điện tử). Bây giờ nếu du khách muốn đi du lịch tại Việt Nam chỉ cần đăng ký tour trên mạng rất dễ dàng. Có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin vào du lịch đã giúp kéo gần du khách toàn cầu đến với du lịch Việt Nam qua đó góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển.

2.4 Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch


Du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để khai thác nguồn lực từ bên ngoài. Chúng ta đã không ngừng hội nhập với khu vực và thế giới.

Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển và đang hội nhập vào quá trình phát triển của du lịch thế giới. Vị thế du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao. Ngành du lịch nước ta đã bước vào một sân chơi mới rộng mở với nhiều cơ hội hơn và luật chơi công bằng hơn. Việt Nam vừa chính thức gia ngập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong xu thế chung, du lịch Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế, việc tổ chức thành công hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC 2006 vừa qua là một minh chứng. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), thành viên của tổ chức du lịch ASEAN, ASEANTA, tham gia vào chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. Hợp tác hành lang Đông-Tây, sông Mêkông-Sông Hằng. Việt Nam đã ký kết hợp tác du lịch với 16 nước, có quan hệ bạn hàng với 1000 hãng của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công tác xúc tiến, tiếp thị ngày càng được quan tâm. Đã tổ chức được nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn du lịch quốc tế tại Việt Nam như Hội nghị nghị bộ trưởng du lịch (Huế), ASEM 5 (2004), Hội nghị thượng đỉnh Châu Á- Thái Bình Dương (APEC 2006) ở Hà Nội, tham dự nhiều hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du lịch ở nước ngoài như KOTFA ở Hàn Quốc, Sự kiện Geneva Culture Festival, Top Resa ở Pháp, WTM, ITB... tổ chức nhiều đợt phát động thị trường như Festival Huế, Fetival Điện Biên, mùa hè Hội An, Canaval Hạ Long, 100 năm du lịch Sầm Sơn-Cửa Lò v.v… Phát hành nhiều ấn bản, ấn phẩm tuyên truyền quảng bá, hướng dẫn, phim vidio và đĩa CD- Việt Nam đến các nước trên thế giới, nối mạng Internet giới thiệu về đất nước, con người và du lịch Việt Nam góp phần thực hiện thông tin đối ngoại. Các

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí