Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Đời Sống Con Người


người quản lý trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp. Là người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nên các mối quan hệ cuả họ cũng rất đa dạng và phực tạp. Đó như là một xã hội thu nhỏ chồng chéo các mối quan hệ quan hệ với khách hàng, quan hệ với đối tác, quan hệ với chính quyền, quan hệ với nhân viên cấp dưới, cấp trên... chưa kể đến các mối quan hệ khác như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng... có quan hệ diễn ra trong thời gian ngắn, có quan hệ bền chặt, lâu dài. Là người quản lý họ phải tham gia vào đó một cách tích cực và giải quyết tốt các mối quan hệ đó để đơn vị hoạt động bền vững, ổn định, kinh doanh có hiệu quả. Từ đặc điểm này mà lao động quản lý là lao động tổng hợp. Tính tổng hợp của nó biểu hiện ở chỗ vừa là lao động quản lý vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, lao động của các hoạt động xã hội khác.

Nhóm lao động thừa hành: Là nhóm lao động thực hiện nghiệp vụ kinh doanh du lịch. Họ được hiểu là những người trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho khách. Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ như nhân viên phục vụ, lễ tân trong khách sạn; nhân viên bưng bê, đầu bếp trong các nhà hàng; nhân viên điều hành chuyến đi và hướng dẫn viên du lịch trong các công ty lữ hành… Nhóm nhân viên này đòi hỏi phải thạo chuyên môn và có thái độ phục vụ khách tốt. Nghề nghiệp của họ gắn chặt với tình hình kinh doanh du lịch do đó có thể thấy thu nhập, cường độ công việc của họ gắn với đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch. Công việc của họ có thể chịu ảnh hưởng xấu của tính mùa vụ trong du lịch. Vào mùa du lịch chính thì lượng nhân viên và cường độ công việc tăng lên, vào các khoảng thời gian khác thì cường độ giảm và số lao động cũng bớt đi. Lượng lao động dư dôi trong khoảng thời gian vắng khách du lịch gây tác động tiêu cực về mặt xã hội như thất nghiệp, tệ nạn, an ninh trật tự... đây chính là vấn đề mà ngành du lịch


đang phải đối mặt‌


4. Vai trò của du lịch


Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Nó bao gồm một hệ thống phức tạp các hoạt động và sự tương tác về mặt kinh tế và xã hội.

4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Về mặt xã hội, du lịch là các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du khách tiếp xúc với con người, văn hoá, phong tục và tập quán của người dân địa phương. Đối với bản thân khách du lịch thì việc tiêu dùng dịch vụ du lịch là nhằm thoả mãn các nhu cầu cấp cao: như nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sức khoẻ... Như vậy có thể chia tác động của du lịch về mặt xã hội thành các nhóm vai trò nhỏ hơn như:

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 4

- Vai trò của du lịch đối với đời sống con người

- Vai trò của du lich với văn hoá và hợp tác quốc tế

- Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm

- Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội

4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người


Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng có tác dụng làm hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con người. Theo công trình ngiên cứu về sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch, bệnh tật của cư dân giảm trung bình 30%. Đặc biệt du lịch có tác dụng rõ rệt đối với một số bệnh phổ biến. Bệnh tim mạnh giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%.

Du lịch làm tăng cường và thắt chặt hơn các mối quan giữa người với


người. Khi đi du lịch con người có cơ hội tiếp xúc, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt, những sự giúp đỡ, chia sẻ có dịp được bộc lộ. Lúc này, phần nào đó du lịch giúp cho con người thêm yêu thương, gắn bó và hiểu nhau hơn.

Ngoài ra du lịch còn mở rộng thế giới quan, tăng cường hiểu biết của con người. Cha ông ta có câu: "Đi ra cho biết đó đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn" hay ''Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Mỗi chuyến đi thường để lại cho con người ta một số kinh nghiệm. Ví dụ, những chuyến du lịch văn hóa, thăm quan các di tích lịch sử có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; những chuyến đi dã ngoại lại lại giúp du khách hiểu biết thêm về thiên nhiên, yêu thiên nhiên và sống hoà mình vào thiên nhiên hơn. Những kinh nghiệm, những kiến thức như vậy rất có tác dụng mở mang nhận thức, giúp người dân sống vui vẻ, yêu đời và sống tránh nhiệm với xã hội hơn.

4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế


Như đã phân tích ở phần trước, văn hoá cũng là một dạng tài nguyên du lịch. Tài nguyên di sản văn hoá bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề, phong tục, tập quán, lễ hội dân gian, ẩm thực dân tộc, thành tựu kinh tế... Khi đi du lịch du khách được tắm mình vào môi trường văn hoá, thông qua đó du khách hiểu biết thêm về nét đẹp văn hoá của từng vùng, từng quốc gia. lúc này du khách có thể đóng vai trò như nhứng sứ giả văn hoá, mang sự hiểu biết văn hoá thu nhặt từ nơi mình đến thăm quan truyền đạt lại tho cộng đồng dân cư khác thông qua các mối quan hệ xã hội của mình, mặt khác họ cũng mang những nét văn hoá tại nơi mình sinh sống đến hoà nhập với nơi thăm quan du lịch. Như vậy thông qua du lịch, văn hoá được giới thiệu rộng rãi, được quảng bá và giao lưu với những nơi khác, qua đó không gian văn hoá không ngừng được mở rộng. Khi văn hoá trở thành thế mạnh trong du lịch của mỗi nước thì nó không chỉ có tác dụng giao lưu văn


hoá giữa các vùng miền trong một nước mà nó còn là chiếc cầu nối văn hoá, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.

4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm


Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.


Theo thống kê năm 2005 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng, tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 10.94% tổng số lao động toàn cầu. Cứ khoảng 2,5 giây du lịch lại tạo ra một việc làm mới. Đến năm 2007 cứ tám người dân thì có một người làm việc trong ngành du lịch.

Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ xung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ xung có thể tăng thêm nhiều lần, nếu các dịch vụ này nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm được khoảng 180 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Khi du lịch có vai trò tạo công ăn việc làm thì nó cũng có tác dụng làm giảm các hậu quả của nạn thất nghiệp như tệ nạn, mất trật tự an toàn xã hội.

4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội


Du lịch giúp sự phân bố dân cư hợp lý hơn và giảm quá trình đô thị hoá.

Điều này thể hiện ở hai điểm:


Thứ nhất, thông thường tài nguyên du lịch phân bố ở các vùng, miền xa xôi. Việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi phải có sự đầu tư cơ sở hạ tầng về mọi mặt giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện nước, hệ thống giáo dục... Do vậy việc phát triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt của những vùng đó vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư cao ở các đô


thị.


Thứ hai, du lịch là ngành đòi hỏi số lượng nhân lực cao, sự phát triển

du lịch đóng vai trò như một nam châm hút lao động. Nó giữ chân lao động địa phương và thu hút lực lượng lao động từ các địa phương khác đến. Điều này cũng giúp giảm sự căng thẳng do sức ép đông dân tại thành phố lớn.

4.2. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế


Về phương diện xã hội, du lịch là một hiện tượng xã hội có trình độ cao; về mặt kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thông thường khi đi du lịch, du khách thường đòi hỏi mặt hàng có chất lượng cao, hưởng những tiện nghi hiện đại... Do vậy ở các nước tiên tiến, du lịch đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân của cả nước.

Kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, ít bị rủi ro nên vòng quay đồng vốn nhanh và đạt hiệu quả sử dụng vốn cao. Hoạt động kinh doanh du lịch làm tăng nguồn thu cho địa phương và đất nước đặc biệt là nguồn ngoại tệ, việc phát triển du lịch quốc tế cho phép thực hiện ''xuất khẩu tại chỗ'' và ''xuất khẩu vô hình" tạo nguồn thu ngoại tệ rất hiệu quả. ''xuất khẩu tại chỗ" thông qua việc bán sản phẩm cho du khách, thu ngoại tệ mà không cần phải tiến hành việc xuất khẩu như thông thường, từ đó mang lại nhiều lợi nhế: tiết kiệm được khoản phí vận chuyển; chi phí bảo quản, đóng gói; chi phí hải quan; không mất thời gian vận chuyển, không phải làm thủ tục hải quan, ngân hàng; không đòi hỏi lượng hàng lớn, thời gian, địa điểm giao hàng... Đối với ''xuất khẩu vô hình'' có ưu điểm là chỉ bán cho khách quốc tế quyền cảm nhận một lần giá trị tài nguyên du lịch tại một thời điểm du lịch, trong đó sản phẩm là những "ấn tượng tức thời", các giá trị tài nguyên du lịch sau khi tiêu dùng vẫn giữ nguyên giá trị.


Phát triển du lịch không làm mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu như nhiều ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái chế như dầu mỏ, than đá, các loại quạng, gỗ v.v… làm cho chúng trở nên cạn kiệt và mất đi. Việt khai thác này về lâu về dài đặt con người vào vị thế phải liên tục tìm kiếm các nguồn thay thế và nguy cơ khủng hoảng tài nguyên là có thể xảy ra. Du lịch không như vậy, khi tiêu dùng dịch vụ du lịch xong tài nguyên du lịch không bị mất đi, không bị suy giảm giá trị. Do vậy phát triển du lịch là cách tốt nhất để phát triển kinh tế mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất nước.

Trên bình diện vĩ mô, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi các cân thu chi của đất nước và khu vực. Du khách mang ngoại tệ vào nước đến, làm tăng ngoại tệ cho nước đó. Ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng tại nước có nhiều công dân ra nước ngoài du lịch. Trường hợp đầu cán cân thanh toán sẽ nghiêng về nước đón khách, trường hợp sau Nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gửi khách. Trong phạm vi quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa. Tuy không làm biến đổi cán cân thanh toán của đất nước, song có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kính thích sự phát triển kinh tế của vùng sâu, vùng sa.

4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá mức

Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải sẽ dẫn đến mất cân bằng cán cân thành toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát. Vì lý do này một số nước trên thế giới đã dùng các biện pháp ngăn chặn như như hạn chế các chuyến du lịch ra nước ngoài của người dân (chẳng hạn như Malaysia qui định mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi lần ra nước ngoài chỉ được mang theo một lượng nội tệ nhất định).


Nếu du lịch phát triển quá mạnh sẽ tạo ra sự phụ thuộc kinh tế vào ngành dịch vụ. Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, vịêc tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chẳng hạn như thời tiết, tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là thảm hoạ như bệnh dịch, khủng bố, bất ổn chính trị, sóng thần, động đất… Khi thảm hoạ đi qua, hậu quả trước mắt là doanh thu đột ngột sụt giảm mạnh, hậu quả lâu dài là đánh mất lòng tin nơi du khách. Do đó việc ổn định doanh thu và phát triển du lịch là khó hơn rất nhiều so với các ngành sản xuất. Nếu tỷ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của một nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn các nước không phụ thuộc vào du lịch.

Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc trong việc sử dụng lao động trong du lịch. Nguyên nhân chính ở đây là do ngành du lịch có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khác của nền kinh tế quốc dân mà thường thì việc tiêu dùng dịch vụ du lịch lại diễn ra theo thời vụ. Chính tính thời vụ đó làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của một số ngành khác có quan hệ mật thiết đến việc kinh doanh du lịch.

Việc khai thác du lịch quá mức không chú trọng tới bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Du lịch còn có thể gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần mỗi dân tộc.‌‌

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

1. Tổng quan về du lịch Việt Nam


1.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam


Du lịch là một hiện tượng có mặt trong xã hội Việt Nam từ rất lâu, thời phong kiến nó được xem như là một thú chơi của "tao nhân mặc khách" thường dành cho những người có địa vị, có trình độ, hiểu biết cao tức tầng lớp thượng lưu của xã hội. Vì giai đoạn này giao thông chưa phát triển việc di chuyển chủ yếu bằng phương tiện thô sơ, các dịch vụ cũng đơn giản, chủ yếu phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, đi lại… dó đó việc thực hiện các chuyến hành trình là rất vất vả, tốn kém và mất khá nhiều thời gian.

Thăm thú thiên nhiên, vãn cảnh chùa chiền là hai thú vui phổ biến nhất của trí thức, nho sĩ đương thời. Sử sách và tương truyền còn lưu lại, thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông từng phong "tam thiên động''-ba động đẹp nhất trời Nam, trong đó Động Hương Tích ở Chùa hương (Chùa Hương) được tôn vinh là Nam thiên đệ nhất động, Tam cốc-Bích Động (Ninh Bình) là đệ nhị và Lịch Động (Ninh Bình) là đệ tam động; một số địa điểm tín ngưỡng khác như Chùa hương, Côn Sơn-Kiếp Bạc, Yên Tử... vừa có cảnh đẹp vừa có các chùa chiền miếu mão cũng là những nơi tấp nập khách viễn phương. Tức cảnh sinh tình, thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho nhiều ánh thơ văn còn lưu truyền cho hậu thế qua sử sách và cả dấu tích trạm khắc tại chính các danh lam thắng cảnh. Trước vẻ đẹp của Côn Sơn Nguyễn Trãi đã có những vần thơ :

"Côn Sơn hữu tuyền kỳ thanh linh linh nhiên Ngô dĩ vi cầm huyền.

Côn Sơn hũu thạch vũ tẩy đài phô bích ngô dĩ vi đạm tịch."

Dịch ra là:


''Côn Sơn nước chảy rì rầm


Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí