Chương 2 :
THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH VN TRONG HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển du lịch Việt nam
Giai đoạn 1960-1975
Mặc dù là một nước có nhiều tiềm năng du lịch, trước năm 1975 du lịch Việt Nam chưa được tổ chức và phát triển. Điều kiện kinh tế kém, tình trạng chiến tranh kéo dài, hoạt động du lịch chỉ là tự phát. Các doanh nghiệp hoạt động với qui mô lớn và các tour-operator lớn chưa xuất hiện. Các cơ sở lưu trú còn yếu kém.
Ngày 9/7/1960 chính phủ Việt nam ra nghị định 26/CP thành lập "Công ty Du lịch Việt nam" đánh dấu thời điểm ra đời của ngành du lịch Việt nam. Nhưng chức năng nhiệm vụ chính của Công ty Du lịch Việt nam là đón các đoàn khách của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ kinh doanh du lịch là thứ yếu.
Giai đoạn 1975- 1986
Sau ngày miền nam giải phóng, ngành du lịch đã tiếp thu một số cơ sở vật chất chuyên ngành từ các tỉnh phía Nam bao gồm khách sạn nhà hàng … và bắt đầu một giai đoạn mới biến chuyển về hoạt động du lịch. Ngày 27/06/78 Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt nam ban hành nghị quyết số 282/NQ-QH phê chuẩn thành lập Tổng cục Du lịch Việt nam.
Tổng cục Du lịch được thành lập, ngành du lịch quản lý nhà nước theo hai cấp : Ngành và địa phương phối hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ. Tuy có thuận lợi, nhưng trong giai đoạn này vẫn chỉ đạt kết quả hết sức khiêm tốn : Đến cuối năm 1986 toàn ngành khai thác và phục vụ được 59.359 lượt khách quốc tế và 474.174 lượt khách nội địa (con số thống kê tính cả phục khách lưu trú). Nguyên nhân chính là sự kìm hãm của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp từ mô hình quản lý kế hoạch hóa tập trung.
Giai đoạn sau 1986
Từ năm 1987, nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước ngành du lịch Việt nam mới “thay da đổi thịt”, số lượng du khách đến Việt nam tăng bình quân
Trang 16
hàng năm 40,41%. Nếu như năm1987 Việt nam chỉ chiếm 0.7% trong tổng số
10.052.181 khách du lịch đến vùng Đông nam Á thì 5 năm sau con số này đã tăng lên đến 1,97% (1992 có khoảng 20.300.000 du khách đến Đông nam Á).
Đánh giá được tầm quan trọng của ngành du lịch, ngày 22/06/93 chính phủ đã ra nghị quyết số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch Việt nam. Nghị quyết đã khẳng định : Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, Đảng và Nhà nước coi "phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển KT-XH nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước "
Các doanh nghiệp du lịch được thành lập với số lượng ngày càng đông, đa dạng với các thành phần kinh tế khác nhau và dần phát triển. Đến năm 1997 du lịch Việt nam đã có mối quan hệ hợp tác du lịch với trên 800 hãng của 50 nước khác nhau trên thế giới. Du lịch Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức du lịch Thế giới từ năm 1981, là thành viên của hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1989 và tích cực tham gia các hoạt động du lịch khu vực nhằm xúc tiến phát triển ngành du lịch.
Bắt nguồn từ gần như hai bàn tay trắng, đến nay ngành du lịch Việt nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Khách quốc tế tăng từ 670 nghìn lượt người năm 1997 lên 1,7 triệu lượt năm, trung bình mỗi năm tăng 26,5%. Đặc biệt năm 1994 số lượng lượt khách quốc tế vào Việt nam đã được 1 triệu. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 1993 là 3.250 tỷ đồng, đến 1997 đạt 8.700 tỷ đồng, trong khi doanh thu toàn ngành tăng trung bình 24,9% (năm1993 đạt 2.500 tỷ đồng, năm1997 đạt 7.000 tỷ đồng). Mặc dù số lượng còn kém so với các nước và hoatï động du lịch trong thời gian qua có bộc lộ những tồn tại yếu kém cần khắc phục nhưng đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực, đánh dấu kết quả khả quan cho sự phát triển của ngành, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc cơ sở vật chất của ngành dịch vụ lưu trú khách sạn và số lượng khách lưu trú.
2.1.2 Kết quả và tình hình hoạt động lữ hành quốc tế thời gian qua.
Loại hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch hiện nay ở Việt nam
Hiện nay doanh nghiệp du lịch tại Việt nam được hiểu như sau: “Doanh nghiệp du lịch là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích tạo nguồn lợi nhuận chủ yếu bằng việc kinh doanh dịch vụ du lịch”. Các loại hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bao được thể hiện thành nghề cơ bản như sau :
Dịch vụ lữ hành : Xây dựng, bán các chương trình du lịch hoặc tổ chức các tuyến du lịch theo yêu cầu của khách hoặc làm đại lý bán các chương
Trang 17
trình du lịch; tổ chức các chuyến du lịch đã bán cho khách.
Dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Dịch vụ quảng cáo và thông tin du lịch.
Dịch vụ lưu trú và phục phụ ăn uống trong các khách sạn nhà nghỉ, motel, nhà khách, nhà hàng...
Dịch vụ vận chuyển khách : bằng các phương tiện và vận chuyển đường bộ, đường sông đường biển và đường không.
Các loại dịch vụ khác: Dịch vụ visa, thủ tục nhập xuất cảnh, bán hàng lưu niệm, book vé, phòng, đăng cai tổ chức hội nghị hội thảo v.v...
Các tổ chức chuyên doanh lữ hành nếu có thị trường ổn định và một sốø các điều kiện cơ sở khácsẽ được phép kinh doanh lữ hành quốc tế (doanh nghiệp lữ hành quốc tế), tức là được kinh doanh tổ chức đón khách nước ngoài và công dân Việt nam cư trú ở nước ngoài đến Việt nam du lịch, đưa công dân Việt nam đi du lịch nước ngoài.
Trong các các nghề, dịch vụ lữ hành là ngành nghề tổng quát bao trùm, chiếm vị trí quan trọng nhất. Đây chính là ngành nghề chủ chốt của công nghiệp du lịch mà chúng ta nghiên cứu ở đây, nó được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng”, đem lại thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia.
Đánh giá kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
Có thể nói du lịch Việt nam, lữ hành quốc tế nói riêng chỉ thực sự phát triển từ những năm từ 90 trở lại đây. Với bắt nguồn từ gần như hai bàn tay trắng, các doanh nghiệp trong ngành đã đạt kết quả đáng khích lệ :
Bảng 1 : Số lượng lượt khách quốc tế vào Việt nam
1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | |
Tổng số | 600.438 | 1.018.244 | 1.351.296 | 1.607.155 | 1.715.637 | 1.520.128 | 1.731.754 |
Lượng khách năm trước =100% | 136,5 | 169,6 | 132,7 | 118,9 | 106,8 | 88,6 | 114% |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 1
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 2
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 4
- Đánh Giá Các Yếu Tố Môi Trường Và Nội Bộ Ngành
- Xây Phương Án Chiến Lược Trên Cơ Sở Vận Dụng Ma Trận Swo
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Nhìn chung, Việt nam có tỷ lệ tăng số khách quốc tế hàng năm ở mức 25% là một con số khá đạt so với nền du lịch non trẻ như Việt nam. Tuy nhiên những năm gần đây, từ năm 1996 tốc độ tăng trưởng không ổn định, có dấu hiệu chựng lại và giảm sút. Nếu trong thời gian từ 1990-1994 tốc độ tăng của khách quốc tế vào Việt nam luôn ở mức trên 35%, thì từ 1995 trở lại đây mức tăng chỉ hơn 10 % và còn giảm (năm 1998 giảm 11%).
Với lượng khách quốc tế đạt được với mức như trên đó là thành quả và sự nỗ lực và cố gắng lớn. Nhưng điều đó chưa thể nói được là hoạt động lữ hành
Trang 18
quốc tế của các doanh nghiệp cũng đạt được kết quả tăng trưởng như trên. Với quan điểm thực tế và khoa học hơn, dám nhìn nhận hơn, có thể nói rằng các số liệu của chúng ta về chỉ tiêu khách du lịch thống kê không được sát thực. Do ngay quan điểm ban đầu nên các báo cáo cũng như thông tin truyên truyền trên báo chí thường chỉ tính đến số khách quốc tế nhập cảnh khi nói về kết quả hoạït động kinh doanh du lịch khiến cho chúng ta cảm giác "sống trên mây" về hoạt động của lữ hành quốc tế. Số liệu tăng trưởng trên một phần nào cũng đánh được sự phát triển của ngành về số lượng khách phục vụ (lưu trú vận chuyển, ăn uống…. khi khách vào hội họp, làm việc v.v… ) nhưng dễ bị hiểu không chính xác và cảm giác lầm tưởng rằng chúng ta đã đón được trên một triệu khách quốc tế là trên một triệu khách du lịch vào đi tour Việt nam.
Căn cứ trong "Qui chế quản lý kinh doanh du lịch" (ban hành kèm theo nghị định số 37/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng) định nghĩa rằng :"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài và lưu đêm ở Việt nam… ". Với khái niệm này, toàn bộ số khách nhập cảnh Việt nam và có lưu đêm ở Việt nam đều được thống kê là khách du lịch quốc tế (chắc chắn số liệu của bảng trên đã được thống kê từ số khách nhập cảnh của các cửa khẩu). Do đó, chúng ta có ý tưởng và thống kê, đánh giá tình hình bị thiếu chính xác.
Hiện nay, khái niệm này đã có sửa đổi lại. Trong điều 20 của Pháp lệnh Du lịch ngày 20/02/1999 đã xác định lại rõ :"Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vàoViệt nam du lòch và công dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam ra nước ngoài du lịch", theo điều 10 trong pháp lệnh :" Du lòch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thăm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong trong thời gian nhất định. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập"
Như vậy, con số về khách du lịch nước ngoài vàoViệt nam còn nhỏ hơn số trên rất nhiều. Nếu thống kê theo chỉ tiêu mục đích nhập cảnh chúng ta có số liệu sau (loại visa nhập cảnh của khách tại các cửa khẩu) :
Bảng 2:Số lượng khách nhập cảnh phân theo mục đích chuyến đi (trang sau)
Rõ ràng số lượng khách du lịch thuần túy còn thấp và chưa hề vượt 1 triệu khách. Thậm chí, số khách du lịch còn thấp hơn nhiều so với thống kê trên vì : rất nhiều khách vào làm việc, để nhanh chóng tiện lợi họ thông qua các Công ty du lịch làm dịch vụ visa du lịch nhập cảnh Việt nam; có số Việt kiều thăm thân
Trang 19
tính trong đó; số lượng lớn khách nhập cảnh đường bộ sử dụng visa du lịch để buôn bán tiểu ngạch tại biên giới Việt nam -Trung quốc và biên giới Campuchia. Quả thực với số liệu bảng 2 tỷ lệ Việt kiều chiếm không nhỏ và số liệu thống kê về đường nhập cảnh bảng 3 phần nào xác nhận đánh giá trên.
Bảng 3 : Số lượng khách nhập cảnh theo các phương tiện
1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | |
Đườnghàngkhông | 528.372 | 940.707 | 1.206.799 | 939.635 | 1.033.743 | 873.690 | 1022073 |
Đường bộ | 53.652 | 46.522 | 122.752 | 505.653 | 550.414 | 489.274 | 571.749 |
Đường biển | 18.414 | 31.015 | 21.745 | 161.867 | 131.480 | 157.164 | 187.937 |
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Do thống kê thiếu chính xác như vậy, khiến công tác dự báo sai lệch, sự phát triển dịch vụ lưu trú đã tăng quá nhanh. Điều này giải thích nghịch lý xảy ra trong khi khách vào đang chựng lại thì những năm qua số phòng khách sạn vẫn tiếp tục tăng và vượt quá nhu cầu thực tế. Do đó, hiệu xuất sử dụng phòng thấp, ế ẩm xảy ra là điều dễ hiểu.
Một yếu tố về tình hình khách du lịch quốc tế vào Việt nam cần phải được đánh giá là thời gian lưu lại của khách tại Việt nam rất ngắn và mức chi tiêu của khách thấp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch thì thời gian lưu lại trung bình của khách tại Việt nam là 4,5 ngày (Thái lan là 8,4). Hệ số sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú khách sạn của chúng ta hiện nay rất thấp (Việt nam trung bình 43%, Singapore 83,4%, Thái lan 56,6%). Tổng cục Du lịch ước tính khách du lịch nước ngoài khi đến Việt nam chi tiêu trung bình 500 USD/người cho các dịch vụ, mua sắm. Mức này thấp hơn trung bình 700USD của thế giới, thua xa mức chi tiêu của du khách đến các nước khu vực như Thái lan (trên 1000 USD/người), Malaysia(800-1000 USD). Đánh giá về nguyên nhân khách rất ít chi tiêu này : chất lượng hàng hóa và dịch vụ không phong phú và ổn định, phần lớn phải thanh toán bằng tiền mặt, số ngày lưu trú ít ; đồng thời, dù tỷ giá ngoại tệ có khá cao để thu hút khách chi tiêu, nhưng với cơ chế 2 giá như hiện nay, đã làm hạn chế sự chi tiêu mua sắm của du khách rất nhiều. Có lẽ thấy rằng, rằng sản phẩm du lịch nói chung còn yếu, không phong phú, cơ cấu chi tiêu của khách hầu như tiền phòng chiếm đa số còn như các dịch vụ khác chi tiêu không đáng kể gì, đặc biệt tỷ lệ vui chơi giải trí chiếm tỷ lệ rất thấp (6,91%). Điều này không tránh khỏi sự giảm thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế.
Thuêphòng 45.36%
Ăn uống 17.68%
Mua hàng 9.70%
Vui chơi giải trí 6.91%
Trang 20
Chi phí khác
9.72%
Đi lại
10.63%
Bảng biểu 4 : Cơ cấu chi tiêu của khách nước ngoài du lịch tại Việt nam các năm qua
100% | |
Thuê phòng | 45,36 |
Ăn uống | 17,68 |
Mua hàng | 9,70 |
Vui chơi và giải trí | 6,91 |
Đi lại | 10,63 |
Chi phí khác | 9,72 |
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành quốc tế chính là thước đo đánh giá sự phát triển và trình độ của ngành du lịch của mỗi quốc gia và thể hiện ở số lượng khách quốc tế chủ động (inbound). Xét về tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế nhập cảnh Việt nam thì chúng ta có nhiều năm có tỷ lệ tăng trưởng khá, tuy nhiên về cơ cấu của khách nhập cảnh tỷ lệ khách du lịch hầu như không tăng. Số tour trọn gói bán cho khách chiếm tỷ lệ thấp. Trên thực tế để thống kê được số khách du lịch đi tour trọn gói là một vấn đề khó thực hiện được, chủ yếu dựa vào báo cáo của các doanh nghiệp. Theo qui chế quản lý lữ hành, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải đảm bảo trực tiếp ký kết với thị trường nước ngoài để tổ chức đi tour trọn gói ít nhất là 500 lượt khách quốc tế/1 năm, đạt tỷ lệ khách đi tour trọn gói là 20% trở lên. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều báo cáo số khách đi tour trên 500 lượt khách đi tour trọn gói để đảm bảo đủ điều kiện tiếp tục kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng thực tế chỉ xin visa cho khách hoặc thực hiện dịch vụ bán phần. Theo ước tính của các chuyên viên quản lý ngành, tỷ lệ đi tour trọn gói thực tế khoảng 12,7% so với tổng số khách xin vào, khoảng 30% khách có dịch vụ từng phần như đặt phòng, thuê xe, mua vé hộ... còn lại là khách du lịch ba-lô hoặc vào kết hợp du lịch, đi tự do tức là chỉ mua (trả phí) dịch vụ visa. Các khách vào du lịch Việt nam hầu như chỉ vào một lần, số lượng vào du lịch lần hai chiếm rất ít (4,2% trong khi Thái lan là 37%). Các doanh nghiệp lữ hành có số lượng tour inbound trọn gói thấp, số lượng thấp hơn 1000 khách chiếm đa số (trừ một số các đơn vị chuyên doanh đầu đàn như Vietnam Tourism, Saigon Toursist, Hanoi Tourist...). Có một số khá lớn chỉ chuyên kinh doanh dịch vụ visa, có một số chuyên thu gom khách từ các cá nhân kinh doanh bất hợp pháp hoặc tiếp tay với du lịch nước ngoài kinh doanh bất hợp pháp (trực tiếp tổ chức tour trọn gói cho khách nước ngoài vào Việt nam), để cho nước ngoài núp bóng.
Sự giảm lượng khách quốc tế lại ảnh hưởng đến tính chất hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp phải tăng cường kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, thực hiện kinh doanh đưa khách Việt nam đi du lịch nước ngoài (outbound). Lượng khách outbound tuy có tăng (79% năm 1998) nhưng chỉ số
Trang 21
tuyệt đối vẫn thấp (dưới 20.000 người). Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp tăng cường quảng cáo tiếp thị trực tiếp, tổ chức các chương trình tour phục vụ đối tượng khách nội địa đặc biệt trong dịp lễ hội và dịp hè. Chiến lược khai thác thị trường nội địa đã được nhiều doanh nghiệp đưa lên hàng đầu, số lượng khách du lịch nội địa tăng 25% năm 1998 và tăng 29% năm 1999. Một số doanh nghiệp đã tổ chức tiếp thị, phân phối trực tiếp rộng rãi đến cơ quan, trường học, xí nghiệp với cơ chế giá rất "bình dân". Hoạt động outbound và du lịch nội địa hiện đang tăng trưởng nhanh.
Khách quan mà nói thì cũng có nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoạt động bài bản, định hướng chuyên nghiệp cao, sản phẩm đa dạng và từng bước nâng cao chất lượng,ï có nhiều cố gắng và đầu tư đáng kể vào công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm du lịch Việt nam, gia nhập các tổ chức du lịch quốc tế như PATA, ASTA, JATA... xây dựng mối quan hệ tốt với bạn hàng quốc tế .
Saigon Tourist và Vietnam Tourism là các đàn anh đầu đàn trong ngành du lịch, đã hình thành hàng chục năm, với tư cách hãng du lịch quốc gia nên tạo rất nhiều uy tín trên thị trường, Hoạt động lữ hành của Công ty thực sự phát triển kể cả inbound, outbound và du lịch nội địa. Vừa qua, Sàigòn Tourist có thành công rất lớn, mở ra tín hiệu rất đáng vui mừng cho hoạt động lữ hành quốc tế là sự kiện đón tàu du lịch của hãng Star Curises ngày 07/09/99 mang theo 2000 khách quốc tế. Đây là một hoạt động kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp cao, có tính chất liên kết đa quốc gia và mang lại lượng khách rất lớn trong chương trình này (khoảng 150 ngàn khách).
Ngoài hai con chim đầu đàn của du lịch lữ hành và các doanh nghiệp lữ hành của Tổng cục và Hà nội, mấy năm nay còn nổi lên nhiều doanh nghiệp thu hút được lượng khách đi tour như Bến Thành Tourist, Incotour, Vietrvel, Fiditour, VYC… các Công ty trên cũng là một trong những Công ty có khách đông và nhiều khách tour trọn gói. Tuy nhiên, số lượng khách làm visa của các Công ty trên còn chiếm tỷ không nhỏ.
Ngoài ra cũng phải công nhận kết quả hoạt động lữ hành của các liên doanh. Hiện tại, liên doanh trong lữ hành quốc tế chưa có chủ trương phát triển, mới có tổng cộng 8 liên doanh được cấp giấp phép hoạït động. Số lượng được cấp giấy phép hoạït động còn rất ít, nhưng là những doanh nghiệp đưa khách vào đi tour trọn gói với số lượng rất cao do nguồn khách từ Công ty mẹ cung ứng qua. Mỗi liên doanh đều có tính chất chuyên nghiệp cao và nguồn khách vào Việt nam đi tour rất ổn định, trung bình mỗi năm khoảng 10.000 khách như Công ty Hongnhi cho nguồn khách Đài loan, Apex cho nguồn khách Nhật, Exotissimo Travel cho nguồn khách Pháp…. Đây cũng là một vấn đề cần xem
Trang 22
xét lại trong quan điểm nhìn nhận về vấn đế hoạt động lữ hành quốc tế và việc cấp giấy phép cho liên doanh lữ hành quốc tế.
Nhìn nhận chung về tình hình và kết quả hoạt động, trừ một số các đơn vị chuyên doanh đầu đàn, cách tổ chức du lịch lữ hành của hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có tính chuyên nghiệp cao, mà còn chắp vá tạm bợ. Các Công ty còn lại cũng chưa có một thế mạnh gì đặc sắc, tạo được sản phẩm đặc thù của mình. Hầu hết, các sản phẩm đều giống nhau, cũng vẫn là các danh lam thắng cảnh Nha Trang Đà lạt Vũng tàu, Huế.... Chỉ chủ yếu giành và giữ khách là do chính sách giá, các sản phẩm du lịch (tour) chào bán đều giống nhau hậu quả là sản phẩm du lịch của ta mất tính hấp dẫn và nhàm chán.
Để khắc phục sự giảm sút số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt nam, trên phương diện vĩ mô một loạt các sự kiện về du lịch đã được khơi dậy niềm tin mới : Lần đầu tiên sau 38 năm xây dựng và trưởng thành, ngành du lịch đã có pháp lệnh về du lịch; bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Nhà nớc về du lịch đã được thành lập, thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch với chương trình hành động quốc gia "Việt nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới" và triển khai đến từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ liên ngành còn nhiều vướng mắc khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, cán bộ của ngành còn thiếu, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch chưa nhiều. Nhận thức du lịch khá hơn nhưng chưa đầy đủ. Các chế độ chính sách đầu tư chưa phù hợp, chưa thể hiện đúng chủ trương phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt nguồn ngân sách; chưa đáp ứng kịp khiến chương trình thực hiện còn chậm.
Hà nội đã tổ chức "Thăng long mùa thu", TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức "Hội chợ đất phương Nam". Nhìn chung, qui mô và trình độ tổ chức thành công. Tuy nhiên nó vẫn mang nặng sự long trọng của phần lễ, mang tính hô hào hình thức, chưa mang tính chất hội; hình như chỉ "mình khai thác ta". Toàn bộ hộïi chợ chỉ toàn doanh nghiệp các địa phương, khách Việt nam vào thưởng thức ẩm thực, chưa gắn lễ hội vào sản phẩm du lịch, chưa có tác dụng thu hút tiếp thị khách quốc tế. Dù sao đây là một trong những cố gắng rất lớn về mặt vĩ mô trong quản lý và xúc tiến du lịch của ngành du lịch. Hy vọng với tiềm năng du lịch của Việt nam và sự tác động tích cực của Nhà nước, các khó khăn, yếu kém trong ngành được tháo gỡ và tạo điều kiện cho hoạt động lữ hành quốc tế và ngành du lịch nói chung phát triển.
2.1.3 Phân tích thực trạng trong kinh doanh lữ hành quốc tế và sản phẩm du lịch Việt nam hiện nay
Có nhiều ý kiến cho rằng có tình hình giảm sút yếu kém như trên do ảnh hưởng của cuộc khủûng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á. Thực tế
Trang 23