1.2.2 Đặc điểm đặc thù của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch khác với nhiều sản phẩm đơn thuần, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ, đa dạng, tồn tại dưới hình thức vật chất và phi vật chất nên nó có các tính chất rất đặc thù của nó. Sản phẩm du lịch có đặc điểm sau :
Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ thấy hay trước khi họ hưởng thụ, du khách trả trước tiền cho nhà cung cấp hay cho các tổ chức trung gian. Sản phẩm du lịch là một sản phẩm trừu tượng không thể định trước về mặt số lượng và chất lượng cụ thể.
Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp bao gồm vận chuyển, lưu trú ăn uống... các loại hình dịch vụ...
Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm không thể tồn kho, chu kỳ sống dài và không thể tăng theo ý muốn của các nhà kinh doanh một cách nhanh chóng.
Sản phẩm du lịch được bán ra một nơi có khoảng cách rất xa cho nên muốn được phải qua nhiều kênh phân phối hoặc có sự phối hợp của nhiều quốc gia trong cùng một chuyến đi của du khách.
Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay thế, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình hình chính trị, tình hình kinh tế xã hội... Đồng thời, sản phẩm du lịch thường bị chi phối và mất cân đối bởi tính thời vụ.
Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch được đánh giá có quá trình dài, nó gồm 4 giai đoạn như sau :
1. Giai đoạn giới thiệu (còn gọi là giai đoạn khởi đầu)
2. Giai đoạn trưởng thành : Giai đoạn này có đặc tính là sự tăng trưởng nhanh số lượng du khách, doanh thu lợi nhuận...
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 1
- Thực Trạng Du Lịch Vn Trong Hoạt Động Lữ Hành Quốc Tế
- Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 4
- Đánh Giá Các Yếu Tố Môi Trường Và Nội Bộ Ngành
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
3. Giai đoạn bão hòa : Có đặc điểm là không có thể lôi kéo thêm được khách hàng mới.
4. Giai đoạn suy thoái : Biểu hiện của giai đoạn này là có sự giảm sút rất nhanh ở các chỉ tiêu kinh tế như số lượng du khách , doanh thu, lợi nhuận...
Sản phẩm du lịch hết sức đa dạng và phong phú. Tùy theo phạm vi nghiên cứu mà chúng ta có các thể loại về du lịch và các nhóm hàng trong sản phẩm du lịch.
Phụ lục 1: Các thể loại du lịch
Phụ lục 2: Phân loại nhóm hàng trong sản phẩm du lịch
1.3 Thị trường du lịch và doanh nghiệp lữ hành
1.3.1 Các khái niệm về thị trường du lịch
Trang 8
Qua phần trên, chúng ta đã có khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch. Khi nói về sản phẩm du lịch thì sẽ xuất hiện người mua - khách hàng, đó chính là các khách du lịch. Khái niệm thị trường có quan hệ mật thiết với các khái niệm như sản phẩm du lịch, khách du lịch, cung cầu du lịch... mà chúng ta cần phải nắm rõ.
Thị trường du lịch là nơi thực hiện sự trao đổõi sản phẩm du lịch vì mục đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn, sức mua của khách hàng. Khách hàng là những người tiêu dùng có nhu cầu và mong muốn tiêu thụ các sản phẩm du lịch.
Cầu của du lịch là một thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch. Cầu của du lịch là một tập hợp những khách hàng có khả năng và mong muốn tiến hành một cuộc trao đổi giúp cho họ thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du lịch. Như vậy cầu của du lịch được tạo ra từ nhu cầu của khách hàng nhưng nhu cầu đó đã được biến thành mong muốn và sức mua thực tế. Trong đó nhu cầu của khách là cơ sở ban đầu có ý nghĩa quyết định. Nhu cầu này tùy thuộc vào các tầng lớp khách khác nhau về mức độ thu nhập, về địa phương cư trú, về tập quán, về các nhu cầu tâm sinh lý cơ thể, về giá cả... Cầu du lịch chịu tác động của hàng loạt các nhân tố mà ta đã biết, trong đó nổi bật nhất là nhân tố thu nhập. Chính nhân tố này đã tạo ra cơ cấu phức tạp đa dạng của cầu về du lịch mà các đơn vị kinh doanh du lịch cần phải nắm được và càng phải chú trọng “đào sâu” công tác tiếp thị.
Cung của du lịch còn gọi là khả năng du lịch là toàn bộ hệ thống của cải và dịch vụ mà bộ máy du lịch đưa ra phục vụ cho khách, nó bao hàm một chuỗi các nhiệm vụ trách nhiệm và hoạt động hợp thành các đơn vị chức năng hoạt động trên thị trường du lịch, là một hệ thống các hoạt động dịch vụ kinh doanh nhằm thỏa mãn chuyến hành trình, tham quan, lưu trú do các đơn vị kinh doanh du lịch thự hiện. Hay nói cách khác cung du lịch chính là khả năng cung cấp sản phẩm du lịch và nói đến yếu tố cung của du lịch chính là đề cập tới các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường có quan hệ và tác động ràng buộc lẫn nhau. Cung tác động lên cầu qua khối lượng và cơ cấu của nó. Còn cầu ảnh hưởng đến sự phát triển của cung quan việc tăng tiêu thụ và phân hóa của cầu. Xu hướng đặc trưng của thị trường du lịch là sự cân bằng tương ứng giữa cung và cầu.
Thị trường du lịch có những đặc thù riêng so với thị trường hàng hóa. Du khách thường ở rất xa các địa điểm du lịch, thiếu những thông tin cần thiết để chuẩn bị và thực hiện chuyến đi du lịch của mình. Thông tin về cơ sở lưu trú về khí hậu của địa điểm du lịch, thông tin về phong tục tập quán của cộng đồng dân
Trang 9
cư. Du khách sẽ được cung cấp, tư vấn từ một loại doanh nghiệp đặc thù. Hoạt động tư vấn cung cấp thông tin, là biểu hiện chức năng môi giới, trung gian giữa khách hàng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, giữa cung và cầu du lịch. Hoạt động du lịch loại này có nhiều thuộc tính nhưng mục tiêu của doanh nghiệp là tổ chức khai thác đến mức tối đa lượng khách tiềm năng khi mua sản phẩm, tham gia tour du lịch do hãng tổ chức. Các doanh nghiệp loại này cũng có thể có hoặc không có cơ sở lưu trú khách sạn, hay các phương tiện vận chuyển. Họ có thể không phải là doanh nghiệp trực tiếp bán ra các dịch vụ lưu trú, vận chuyển. Việc đầu tư xây dựng khách sạn hay các nhà hàng có thể có những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn đầu tư. Họ có thể sử dụng trực tiếp các cơ sở họ có, hoặc nếu không có họ đứng ra mua các dịch vụ và kết hợp các dịch vụ lại tổ chức đi tour, tạo thành sản phẩm du lịch bán cho khách du lịch.
Loại hoạt động du lịch như trên, mà nội dung có ba thuộc tính tổ chức - sản xuất, môi giới trung gian và khai thác là một loại hoạt động đặc biệt. Hoạt động này có tên riêng : Hoạt động lữ hành.
1.3.2 Nội dung hoạt động và vai trò của doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành được xác định như là một loại doanh nghiệp trung gian làm cầu nối giữa cung và cầu du lịch trong thị trường du lịch, trong phạm vi một quốc gia cũng như trong phạm vi du lịch quốc tế. Nghiên cứu chức năng vài trò của hoạt động lữ hành thuộc phạm trù lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn trong việc giải thích các vấn đề có liên quan đến hoạt động các doanh nghiệp lữ hành.
Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
Chúng ta biết rằng sản phẩm du lịch vốn đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp về du lịch ngày nay cũng trở nên đa dạng về loại hình, đông về số lượng, qui mô cũng rất khác nhau. Các loại doanh nghiệp du lịch thông thường kinh doanh theo các nhóm sản phẩm du lịch bao gồm : doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn,camping, motel, nhà trọ…), kinh doanh các loại hình giải trí, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, quán bar… doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch v.v…..
Một loại doanh nghiệp đặc biệt được ra đời sau hơn, muộn hơn nhưng có vai trò rất quan trọng khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế. Hoạt động của doanh nghiệp này đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu du lịch, đóng vai trò cầu nối giữa du khách và doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ hàng hóa du lịch cho du khách. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các chuyến đi du lịch , giúp các nhu cầu du lịch thành thực tiễn : Doanh nghiệp lữ hành.
Trang 10
Chúng ta có thể định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành như sau:" Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế được thành lập và hoạt động với mục đích gián tiếp hoặc trực tiếp làm môi giới giữa cung và cầu du lịch trên thị trường trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế thông qua việc "sản xuất" tiêu thụ các loại dịch vụ của chính doanh nghiệp hoặc của các đối tác bạn hàng khác".
Nội dung hoạt động lữ hành
Hoạt động lữ hành mang bản chất 3 thuộc tính : sản xuất - tổ chức , môi giới trung gian và khai thác. Chúng xác định chức năng của một doanh nghiệp lữ hành.Nhiệâm vụ của hoạt động lữ hành xét theo bản chất được phân làm 4 nhóm:
- Nhóm các công việc chuẩn bị cho một hành trình du lịch
- Nhóm các công việc liên quan đến tổ chức hành trình du lịch
- Nhóm các công việc mang nội dung môi giới trung gian
- Những nhiệm vụ liên quan đến chức năng khai thác của hoạt động lữ hành
Như vậy hoạt động lữ hành có hai nhóm chính :
- Hoạt động có nội dung tổ chức - sản xuất
- Hoạt động có nội trung môi giới trung gian.
Hoạt động tổ chức sản xuất là hình thức thể hiện trực tiếp chức năng sản xuất của một hãng lữ hành. Hoạt động tổ chức sản xuất được biểu hiện thông qua việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chuyến đi du lịch cho từng cá nhân hay một tập khách với một chương trình tổng hợp theo giá tour trọn gói.
Khi du lịch được thực hiện dưới hình thức tour trọn gói thì yêu cầu khách quan phải xuất hiện một hình thức dịch vụ tổng hợp. Hãng lữ hành đặt trước các loại dịch vụ với yêu cầu về thời gian cung ứng. Sản phẩm của hãng lữ hành sẽ là các loại dịch vụ doanh nghiệp cung ứng cho du khách. Sản phẩm của hãng lữ hành sẽ là sản phẩm được cấu thành phần lớn từ các đối tác, họ là các doanh nghiệp chuyên doanh hoặc không chuyên doanh du lịch. Hãng lữ hành (tour operator) sử dụng các loại "nguyên liệu" để "chế biến ", "sản xuất" ra loại sản phẩm là các tour du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Như vậy, có thể quan niệm sản phẩm lữ hành là kết quả của một việc kết hợp sử dụng các điều kiện, yếu tố tổ chức kỹ thuật với lao động sống dưới sự điều hành của một doanh nghiệp đặc biệt nhằm thỏa mãn một nhu cầu đặc biệt của xã hội.
Nội dung hoạt động môi giới trung gian của hoạt động lữ hành là một trong hai nội dung chính của chức năng cơ bản đối một doanh nghiệp lữ hành. Nhu cầu khách quan và điều kiện bắt buộc tồn tại hoạt động môi giới cỉa hoạt động lữ hành do các yếu tố sau : Sự cách trở về địa lý dẫn đến cách trở về
Trang 11
không gian giữa cung và cầu, giữa doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch với du khách; do thiếu thông tin cần thiết; có nhiều nhà sản xuất không có điều hiện cung ứng sản phẩm một cách trực tiếp. Trong trường hợp này các hãng lữ hành được làm đại lý tiêu thụ cho các nhà sản xuất.
Bản chất của hoạt động môi giới trung gian của doanh nghiệp lữ hành là các hoạït động đóng vai trò cầu nối giữa du khách và các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịc nhằm cho du khách thỏa mãn hơn nhu cầu về du lịch. Nội dung môi giới bao gồm các hoạt động như : tư vấn, thông tin, giúp du khách thực hiện các thủ tục, cung cấp các dịch vụ trọn gói, hay từng phần cho du khách với tư cách được ủy quyền của doanh nghiệp du lịch hoặc hãng lữ hành khác.
Đặc điểm hoạt động lữ hành
Hoạt động lữ hành mang tính chất tổng hợp đa dạng với 3 thuộc tính tổ chức sản xuất, môi giới trung gian, khai thác. Hoạt động lữ hành có đặc tính chung như những hoạt động du lịch khác nhưng cũng có những nét riêng biệt riêng :
- Sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ, đa dạng và tồn kho dưới dạng phi vật chất. Sản phẩm lữ hành khi trở thành hàng hóa có đặc tính chung của dịch vụ là không thể dự trữ và bảo quản lâu dài.
- Sản phẩm của hoạït động lữ hành không có điều kiện cho du khách chiêm ngưỡng, thử trước, chúng được "sản xuất", tiêu thụ tại chỗ . Thời gian sản xuất và tiêu thụ nhiều khi đòi hỏi một chu kỳ thời gian dài từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một hành trình du lịch.
- Hoạt động lữ hành mang tính quốc tế cao. Các hãng lữ hành thỏa thuận công việc với nhau thông qua hợp đồng, giao dịch bằng ngôn ngữ quốc tế thống nhất, các tranh chấp được giải quyết thông qua các cơ quan luật pháp quốc tế, chấp hành nghiêm ngặt các qui định về thanh toán quốc tế …
- Du khách không có điều kiện hưởng thụ hàng hóa trực tiếp ngay . Các loại hàng hóa dịch vụ được cung ứng dầøn trong suốt hành trình du lịch. Cùng một loại dịch vụ nhưng khách được hưởng với chất lượng đa dạng do nhiều nguồn cung cấùp.
- Giá tổng hợp của sản phẩm du lịch do hãng lữ hành cung ứng bao gờ cũng thấp hơn tổng trị giá các dịch vụ đơn lẻ cộng lại.
- Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác cung ứng. Chất lượng sản phẩm chỉ có thể đánh giá một cách tổng hợp sau khi tour du lịch kết thúc.
Với những đặc điểm phức tạp đặc thù trong hoạt động lữ hành, một hãng lữ hành muốn vươn lên trong thị trường, thu hút được du khách con đường duy nhất là phải làm hết sức mình đảm bảo uy tín với khách hàng là du khách, với
Trang 12
các đối tác bạn hàng là các hãng lữ hành (hãng gửi khách hoặc nhận khách) cũng như đối với các nhà cung ứng dịch vụ.
Vai trò của doanh nghiệp lữ hành
Hoạt động của doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu du lịch, cầu nối giữa du khách và doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ hàng hóa du lịch cho du khách. Hoạt động lữ hành là ngành nghề tổng quát bao trùm, chiếm vị trí quan trọng nhất trong các kinh doanh du lịch khác. Các nghề khác chỉ là các bán phần, chuyên sâu. Sản phẩm của lữ hành bao gồm trọn gói tất cảc các sản phẩm khác và nó tác động cho các dịch vụ khác hoạt động và phát triển. Khi du lịch lữ hành là sản phẩm trọn gói (package tour), thì trong nó chứa cả dịch vụ lưu trú, hướng dẫn, ăn uống, vận chuyển... Nhưng giá của nó về nguyên tắc, bao giờ cũng thấp hơn giá các dịch vụ đơn lẻ cộng lại do được hưởng giá ưu đãi (giá sỉ, giá đoàn, giá giảm, hoa hồng….) Về lợi nhuận, ngoài các lãi từng phần trên (do hoa hồng hay trực tiếp kinh doanh) nó còn có lợi nhuận tổng thể.
Hoạt động lữ hành có ý nghĩa to lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động du lịch. Hoạt động hoa lữ hành có vai trò như động lực kéo con tàu du lịch trong hành trình du lịch, có vai trò kích thích mối quan hệ tạo lập các loại sản phẩm du lịch mới… Hoạt động lữ hành có tác động cho du lịch phát triển cả bề sâu, vừa mở bề rộng qui mô phạm vi hoạt động vừa tác động cho du lịch phát triển với chất lượng cao hơn. Hoạt động lữ hành từ khi hình thành đã phát triển với tốc độ nhanh và giành được những thành quả rất đáng khích lệ nhất là đối với những nước có ngành du lịch phát triển. Công nghiệp du lịch thực sự đóng góp vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân.
1.4 Vai trò và ý nghĩa kinh tế của du lịch quốc tế
Trong ngành du lịch, du lịch lịch quốc tế có vai trò rất quan trọng, nóù tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước và của một vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch.
Thông qua tiêu dùng, du lịch tác dụng mạnh lên lĩnh vực lưu thông và do vậy gây ảnh hưởng lớn lên lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cầu của cán cân thu chi của đất nước. Đối với du lịch quốc tế , việc khách mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Còn đối với du lịch nội địa việc tiêu tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong
Trang 13
cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng chứ không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch quốc tế.
Thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi v.v….). Du lịch quốc tế đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao, phong phú về chủng loại và hình thức. Do vậy du lịch quốc tế góp phần định hướng cho sự phát triển các ngành ấy trên các mặt : số lượng, chất lượng chủng loại và việc chuyên môn hóa của các xíù nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch quốc tế lên sự phát triển của các ngành cũng rất lớn
: sự sẵn sàng đón tiếp các du lịch : không chỉ thể hiện ở chỗ đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh đó phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống đừơng xá, nhà ga, sân bay, bưu điện v.v…. Qua đó kích thích phát triển tương ứng các ngành có liên quan. Ngoài ra du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền.
Kinh tế du lịch làm tăng thu nhập quốc dân trên hai mặt sáng tạo và sử dụng. Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước. Ở các nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc tế chiếm 20% hoặc hơn thu nhập ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống động cán cân thanh toán của đất nước du lịch, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước.
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước tiết kiệm lao động xã hội khi xuất nhập khẩu một số mặt hàng. Nó có tác dụng xuất khẩu tại chỗ nhanh chóng và hiệu quả hơn xuất khẩu ngoại thương. Xuất khẩu bằng du lịch còn là xuất các dịch vụ mà ngoại thương không thực hiện được. Ngoài ra đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng hóa, rau xanh, hàng lưu niệm v.v… là những mặt hàng rất khó theo đường ngoại thương , mà muốn xuất khẩu theo đường ngoại thương chúng ta phải đầu tư rất nhiều chi phí cho việc đóng gói , bảo quản và vận chuyển mà giá lại rất thấp. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiện doanh thu lớn hơn nhiều nếu cùng hàng hóa đó đem xuất khẩu theo đường ngoại thương. Hàng hóa trong du lịch là hàng hóa được bán với gia bán lẻ, luôn đảm bảo cao hơn hàng hóa xuất bán theo đường ngoại thương là gia bán buôn. Ngoài ra xuất khẩu bằng du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản như xuất khẩu ngoại thương vì vận chuyển trong phạm vi đất nước, do vậy tiết kiệm chi phí và tránh được các rủi ro. Du lịch quốc tế bị động có ý nghĩa khác hẳn du lịch quốc tế chủ động. Nó hình thức nhập khẩu đối với đất nước gửi khách đi nớc
Trang 14
ngoài chứ không có tác dụng xuất khẩu như việc tổ chức du lịch quốc tế dạng chủ động.
Việc phát triển du lịch quốc tế sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho dân địa phương. Ngoài ra, du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà, khi khách đến khu du lịch khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó. Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm đó ở thị trường địa phương và nếu không thấy, khách có thể yêu cầu các cơ quan ngoại thương nhập các mặt hàng ấy. Theo cách này du lịch quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước chủ nhà.
Sự phát triển du lịch quốc tế còn có ý nghĩa quan trọng đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng : ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch, tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch. Ngoài ra sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.
Qua nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng nhu cầu về sản phẩm ngày càng phát triển và đa dạng, du lịch là thực sự ngành kinh tế quan trọng. Nhận thức đúng đắn nội dung của khái niệm du lịch và bản chất của nó chính là tạo tiền đề để nghiên cứu và xây dựng đúng đắn các giải pháp trong kinh doanh du lịch.
Những cơ sở lý luận thấy rõ rằng trong kinh doanh du lịch, hoạt động lữ hành là hoạt động quan trọng nhất để thúc đẩy du lịch, nó là đầu nối kết hợp giữa cung và cầu du lịch, tạo cơ sở để hình thành và phát triển các các loại sản phẩm du lịch mới. Với sản phẩm đặc thù của du lịch và đặc điểm phức tạp đặc thù trong hoạt động lữ hành, mỗi doanh nghiệp lữ hành để thu hút được khách, để bán được sản phẩm, phải nắm bắt nhu cầu đa dạng của du khách, đảm bảo uy tín trong kinh doanh và coi trọng công tác tiếp thị.
Trên bình diện lớn hơn, với vai trò và ý nghĩa kinh tế to lớn của du lịch quốc tế, phát triển hoạt động lữ hành quốc tế chính làø yếu tố chủ chốt để phát triển ngành du lịch, tạo nguồn ngoại tệ cho ngành cũng như cho nền kinh tế quốc dân. Thực sự đưa nghành công nghiệp du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trang 15