Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


LÊ HUY CƯỜNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000

MỤC LỤC‌

Mục lục

Danh mục phụ lục và biểu bảng

Lời mở đầu


Chương1LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1

1.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch

1

1.2 Sản phẩm du lịch

2

1.2.1 Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

2

1.2.2 Đặc điểm đặc thù của sản phẩm du lịch

2

1.3 Thị trường du lịch và doanh nghiệp lữ hành

3

1.3.1 Các khái niệm về thị trường du lịch

3

1.3.2 Nội dung hoạt động và vai trò của doanh nghiệp lữ hành

5

1.4 Vai trò và ý nghĩa kinh tế của du lịch quốc tế

8

Chương 2THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ

11

2.1 Thực trạng du lịch Việt nam trong hoạt động lữ hành quốc tế

11

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển du lịch Việt nam

11

2.1.2 Kết quả và tình hình hoạt động lữ hành quốc tế thời gian qua.

12

2.1.3 Phân tích thực trạng trong kinh doanh lữ hành quốc tế và sản phẩm du lịch Việt nam hiện nay

18

2.2 Đánh giá các yếu tố môi trường và nội bộ ngành

27

2.2.1 Những điểm mạnh (Strengths)

27

2.2.2 Những điểm yếu (Weaknesses)

27

2.2.3 Các cơ hội (Opportunities)

28

2.2.4 Các mối đe dọa (Threats)

28

Chương 3CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ

29

3.1 Tiềm năng và xu thế phát triển của du lịch việt nam

29

3.2 Phương hướng - mục tiêu

32

3.3 Giới thiệu một số chiến lược

34

3.3.1 Xây phương án chiến lược trên cơ sở vận dụng ma trận SWOT

34

3.3.2 Các chiến lược

34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 1



Trang 1

35

A. Các giải pháp trong mức độ mỗi doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tầm vi mô)


3.4.1 Hoàn thiện hoạt động tiếp thị tại doanh nghiệp

35

a/ Về chính sách sản phẩm

35

b/ Về chính sách giá

38

c/ Về chính sách phân phối

38

d/ Về chính sách chiêu thị - cổ động (Promotion strategy)

39

3.4.2 Tin học hóa trong hoạÏt động tiếp thị – Mở rộng quảng cáo và kênh phân phối qua mạng toàn cầu

41

3.4.3 Mở rộng việc nghiên cứu thị trường và thực hiện phân khúc thị trường,

tiếp cận thị trường mục tiêu.

43

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Pháp

44

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật

45

Nghiên cứu thị trường khách du lịch Mỹ

45

B- Các giải pháp trong mức độ ngành du lịch (tầm vĩ mô)


3.4.4 Quảng bá tuyên truyền sản phẩm du lịch Việt nam

46

3.4.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt nam

48

3.4.5.1 Phát triển du lịch văn hóa gắn với các lễ hội dân tộc

48

3.4.5.2 Phát triển và nâng cấp các khu, điểm du lịch

49

3.4.5.3 Phát triển và xây dựng chiến lược du lịch sinh thái

50

3.4.5.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ

50

3.4.6 Đào tạo nhân lực cho nhu cầu lâu dài và trước mắt của ngành

51

3.4.7 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn thị trường du lịch với thị trường thế giới và đẩy mạnh liên doanh liên kết.

52

C- Kiến nghị trong mức độ liên ngành – nhà nước (tầm vĩ mô)


3.4.8 Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch

53

3.4.9 Hoàn thiện tổ chức nâng cao hiệu quả QL nhà nước về du lịch,

54

3.4.10 Giải pháp về vấn đề tài chánh - vốn

54

3.4 Các giải pháp để thực hiện chiến lược


Kết luận Phụ lục

Tài liệu tham khảo


Trang 2


1. Lý do chọn đề đài :

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, mang tính chất tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa và xã hội, tăng cường hữu nghị quốc tế. Du lịch ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ, đó là ngành có tỷ lệ lợi nhuận cao. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực đầu tư vào ngành du lịch và coi đó là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các quốc gia đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì công nghiệp du lịch trở thành vũ khí giúp quân bình cán quân thanh toán xuất nhập khẩu và thu chi ngân sách quốc gia, có tác dụng đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nước ta có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch : nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điều kiệân thiên nhiên phong phúù, truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử, môi trường sinh thái tự nhiêân … có thể tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng. Những yếu tố đó cósức thu hút với du khách quốc tế, lôi cuốn du khách từ các châu lục khác đến tham quan du lịch Việt nam, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trong kinh doanh lữ hành quốc tế, đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Việt nam.

Những năm vừa qua, ngành du lịch đã có được những bước đi quan trọng, đạt những thành tựu nhất định, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng dần lượng du khách quốc tế đến Việt nam. Tuy nhiên, sự phát triển vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, nhịp độ tăng trưởng của ngành không ổn định và có chiều hướng chựng lại, sự cạnh tranh về sản phẩm du lịch Việt nam còn rất yếu so với du lịch trong khu vực. Mặc dù chúng ta có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch nhưng thực trạng còn nhiều yếu kém trong hoạt động và môi trường du lịch chưa tốt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến du lịch nước ta vốn non trẻ. Để bảo vệ và phát huy những thành quảû bước đầu đạt được trong thời gian qua, đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch quốc tế, vấn đề đặt ra là ngành du lịch phải khắc phục yếu kém trong hoạt động, hòa nhập với thị trường du lịch quốc tế và khu vực ; xây dựng một chiến lược trong kinh doanh lữ hành quốc tế là một bộ phận chủ yếu của phát triển du lịch và cần thiết phải có ngay một loạt giải pháp tình thế, chính sách tháo gỡ nhằm duy trì tốc độ phát triển của ngành, xứng đáng "Việt nam điểm đến của thiên niên kỷ mới"

Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt là tính thiết thực và cấp bách của vấn đề, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu :" Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt nam"



Trang 3

2. Giới hạn đề tài :

Nội dung hoạt động của ngành du lịch rất đa dạng phong phú, chính vì vậy nội dung nghiên cứu của nó cũng rất rộng với nhiều mảng hoạt động trong du lịch như lữ hành, lịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển … Về phạm vi của luận văn này, sau khi nghiên cứu về hoạt động du lịch và xác định được vai trò chủ chốt của hoạït động kinh doanh lữ hành quốc tế, luận văn giới hạn việc nghiên cứu đề tài trong kinh doanh lữ hành quốc tế – dịch vụ kinh doanh chính trong ngành du lịch. Tìm ra các giải pháp để phát triển hoạït động kinh doanh lữ hành quốc tế (chủ yếu là hoạt động inbound).

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá môi trường, thực trạng hoạt động trong ngành du lịch về vấn đề kinh doanh doanh lữ hành quốc tế. Tìm nguyên nhân vì sao số lượng khách du lịch quốc tế giảm, không vào Việt nam.

- Đưa ra phương hướng giải pháp chiến lược cũng như các giải pháp thực hiện và kiến nghị cụ thể nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng và du lịch Việt nam nói chung .

- Với đề tài này, bằng cái giải pháp tháo gỡ cho hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, chúng tôi mong ước được đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch Việt nam, tạo thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường du dịch trong khu vực cũng như trên thế giới.

4. Kết cấu nội dung :

Kết cấu nội dung của luận án gồm 3 chương :

- Chương 1 : Đề cập tới các nghiên cứu lý thuyết liên quan như khái niệâm về du lịch, sản phẩm du lịch, doanh nghiệp lữ hành, vai trò của lữ hành quốc tế …

- Chương 2 : Phân tích thực trạng du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế (inbound). Đánh giá được môi trường bên ngoài và bên trong, xây dựng ma trận SWOT.

- Chương 3 : Khái quát xu thế phát triển của ngành. Xác định phương hướng mục tiêu của ngành, thông qua ma trận SWOT giới thiệu giải pháp chiến lược phù hợp. Đưa ra các giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế .

5. Phương pháp nghiên cứu :

Để thực hiện đề tài, chúng tôi áp dụng phương pháp mô tả phân tích. Áp dụng phương pháp này, chúng tôi mô tả vấn đề, đánh giá phân tích thực trạng và đưa ra chiến lược giải pháp thích hợp . Việc thu thập thông tin được tiến hành thông qua các dữ liệu


Trang 4

đã được tổng hợp xử lý từ các báo cáo, nguồn sách báo, tạp chí trong và ngoài nước, mạng internet… Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập từ việc quan sát hiện trường như thu thập ý kiến du khách quốc tế, các đối tác và đặc biệt là tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về du lịch để lấy số liệâu đánh giá trong đề tài.

Vì điều kiện thời gian, khuôn khổ luận án có giới hạn, mặc dù cũng đã cố gắùng nhưng với kiến thức có hạn, đề tài chắc còn nhiều thiếu sót và có thể chưa phân tích hết các khía cạnh, chi tiết cụ thể trong việc đưa ra các giải pháp. Rất mong được các Thầy , Cô, toàn trong Hội đồng cho ý kiến đóng góp, chỉ dẫn thêm để đề tài được hoàn

thiện hơn.



Trang 5

Chương 1


LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

(Lý thuyết cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu)


1.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạït động du lịch đang trở lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Thuật ngữ "du lòch" trở lên thông dụng. Vậy du lịch là gì ?

Hiện tại khái niệm về du lịch vẫn còn là đối tượng nghiên cứu và thảo luận của các tổ chức quốc tế. Theo như một số chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), khi hội thảo đểà thấy rõ sự mở rộng và bao quát của hiện tượng du lịch, họ đã đưa ra ra khái niệm :" Du lịch nói chung được coi như là hoạt động của con người đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không quá một năm để nghỉ ngơi, làm việc". Hoặc có khái niệm của Kratft và Hunziket - hai giáo sư đưa ra trong đại hội lần thứ 5 về du lịch của WTO :" Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng phát sinh từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người. Nơi họ lưu trú đó không phải là nơi ở thường xuyên và nơi làm việc để kiếm tiền". Tuy nhiên các các khái niệm này đã quá bao quát và mở rộng, không đi sâu và bản chất của du lịch.

Có một số chuyên gia khác đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn từ bản chất và hiện tượng của du lịch " Du lịch là quá trình hoạït động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng tiền". Hoặc theo như Pirogionic -tác giả của cuốn sách Cơ sở Địa lý du lịch phục vụ tham quan cũng cho rằng "Du lịch là hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, phát triển với thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo những tiêu thụ những giá trị về thiên nhiên, kinh tế văn hoá". Các khái niệm này vừa chỉ rõ được nhu cầu mục đích của khách du lịch, vừa được chỉ rõ nội dung của hoạt động du lịch, nguồn lực và phương thức kinh doanh du lịch.

Khi bàn tới khái niệm về du lịch chúng ta có khái niệm đi kèm trong đó - khái niệm khách du lịch. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch


Trang 6

trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Tại Hội nghị Liên minh quốc tế về du lịch tổ chức ở Lahaey vào tháng 04/1989 đã xác định khách du lịch quốc tế là :"Người đi thăm viếng một quốc gia khác với nước mà họ cư trú thường xuyên với mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng, nghỉ ngơi có thời gian không quá một năm; ngoài ra người đó không được làm bất cứ việc gì để được trả lương hoặc trả thù lao tại nước đến do ý muốn cá nhân, hoặc do yêu cầu nước sở tại. Và sau đợt hành trình kết thúc phải rời khỏi nước đó để trở về nước mà họ cư trú thường xuyên hoặc quốc gia khác.

Ở Việt nam, trong điều 20 của Pháp lệnh Du lịch ngày 20/02/99 đã xác định lại rõ :"Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt nam du lòch và công dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam ra nước ngoài du lịch".

1.2 Sản phẩm du lịch

1.2.1 Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

Sau khi nghiên cứu về du lịch và các thể loại về du lịch, chúng đã hình thành nên được khái niệm về sản phẩm du lịch một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Sản phẩm du lịch là hệ thống toàn bộ những dịch vụ kinh doanh đáp ứng cho nhu cầu khách du lịch từ khi họ nhập cảnh đến khi họ rời khỏi đất nước mà họ thăm viếng.

Nói cách khác, sản phẩm du lịch đó là tổ hợp những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách. Từ “sản phẩm du lịch” dùng để diễn tả chất lượng của sản phẩm hữu hình hay vô hình, nó là một sản phẩm tổng hợp, cấu thành nên những sản phẩm hay là những bộ phận từ khi khách bước chân vào nước ta đến khi đưa khách về nước. Sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố :

- Di sản của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa văn nghệ, di tích lịch sử hay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật… có khả năng thu hút khách hay kích thích họ trong chuyến đi.

- Những trang thiết bị phục vụ cho chuyến đi phục vụ cho yêu cầu lưu trú của khách.

- Những tiện nghi phục vụ khách: Là tổng thể những điều kiện thuận tiện phục vụ cho khách du lịch, nó là sự kết hợp và cộng đồng trách nhiệm của nhiều ngành liên quan đến du lịch (từ các thủ tục hải quan, độ láng mịn của các tuyến đường vận chuyển khách các phương tiện thông tin liên lạc, các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách...)


Trang 7

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí