Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Hà Nội Đến Năm 2020.


hợp với mục đích của bữa ăn, có thể là một lẵng hoa, hoa củ quả cắt tỉa theo hình dáng khác nhau, tượng làm bằng nước đá... hay còn gọi chung là vật trang trí trung tâm.

- Kê xếp bàn ghế: các khu vực để thức ăn đồ uống cho khách thường là dãy bàn dài, xếp hình chữ V, U, L, S, I, T... hoặc chia thành từng nhóm. Các món ăn được bày sẵn trên bàn theo từng khu vực.

- Khu vực chế biến và phục vụ các món ăn nóng như các món nướng (thịt nướng, ngao nướng...), các món bánh nóng như bánh bao... các món ăn như bún, phở... được đặt riêng ở từng vị trí khác nhau trong nhà hàng.

Mỗi khu vực có nhân viên thường xuyên quan sát để bổ sung thức ăn đã hết. Nhân viên phục vụ bàn thường xuyên thu dọn các đĩa thức ăn của khách vừa ăn xong trước khu chuyển sang món mới.

Theo khảo sát của tác giả, ngoài các hình thức phục vụ nêu trên, cách “phục vụ kiểu Việt Nam” được phục vụ phổ biến hiện nay trong các nhà hàng phong cách Việt, tiêu biểu là trong hệ thống nhà hàng Sen và Quán Ăn Ngon nhằm giới thiệu với du khách khắp mọi nơi về nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng. So với “phục vụ ăn kiểu Trung Quốc”, “phục vụ ăn kiểu Việt Nam” không cầu kỳ. Cách “phục vụ ăn kiểu Việt Nam” mang tính chất nhẹ nhàng, thân mật, giản dị và ít lễ nghi.

Việc tổ chức phục vụ trong các nhà hàng phong cách Việt diễn ra một cách tương đối linh hoạt đồng nhất giữa các bộ phận với nhau.Tuy nhiên, do trình độ của lực lượng phục vụ không đồng đều, nhân viên phải phục vụ nhiều hình thức khác nhau, phong cách phục vụ chưa được chuyên nghiệp hóa nên chất lượng phục vụ trong các nhà hàng này chưa được đánh giá cao. Trong khi phục vụ khách, vẫn xảy ra tình trạng có một số nhân viên làm việc không đúng quy định, quy trình, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, thái độ làm việc của nhân viên thiếu thân thiện, làm việc theo cảm tính và quan điểm cá nhân.


2.3.6. Các hoạt động Marketing

2.3.6.1. Chính sách sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm chính của nhà hàng Sen và Quán Ăn Ngon nói riêng và các nhà hàng phong cách Việt nói chung gồm:

- Dịch vụ ăn uống: phục vụ du khách các món ăn thuần Việt và các món ăn quốc tế. Các nhà hàng phong cách Việt đã phối kết hợp rất khéo léo cho các món ăn trong nhà hàng. Đối với món ăn Việt, các nhà hàng đã lựa chọn những món ăn tiêu biểu, phổ biến và đặc trưng của cả ba miền. Bên cạnh các món ăn thuần Việt là chính, các nhà hàng vẫn có các món ăn quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới từ Á đến Âu như: các món Úc, Nhật, Trung Quốc, Pháp, Ý,…để thu thút đa dạng đối tượng khách du lịch quốc tế và nội địa, mở rộng thị trường khách của nhà hàng.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng Việt phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội - 10

- Dịch vụ bổ sung: bên cạnh sản phẩm chính là các món ăn đa dạng, các nhà hàng thường kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung như: karaoke, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, tổ chức các buổi sinh hoạt nghệ thuật cuối tuần, bán đồ lưu niệm truyền thống của Việt Nam như đồ mây, tre, đan, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm “handmade”,…

2.3.6.2. Chính sách giá

Đối với hệ thống nhà hàng Sen, thị trường mục tiêu của nhà hàng này là khách du lịch quốc tế và nội địa thông qua các công ty du lịch, công ty lữ hành nên nhà hàng đã thiết lập những mối quan hệ lâu dài với những công ty này thông qua chính sách giá. Nhà hàng thỏa thuận và áp dụng giá ưu đãi cho các công ty du lịch từ 10-15%. Với khách tự đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, nhà hàng áp dụng chính sách giá theo ngày, theo giờ trong ngày, giảm giá vào các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật và giá cũng được áp dụng linh hoạt cho các nhà hàng thành viên tùy vào vị trí đặt nhà hàng và các dịch vụ hỗ trợ của nhà hàng đó.


Qua đó, tác giả cho rằng chính sách giá của hệ thống Nhà hàng Sen khá linh hoạt, hợp lý và phục vụ được nhiều đối tượng khách.

Hệ thống nhà hàng Quán Ăn Ngon lại áp dụng giá cho từng món ăn và chỉ áp dụng khuyến mãi vào các ngày trong tuần. Họ phát triển một chuỗi 04 nhà hàng với một mô hình: thiết kế, thực đơn, giá cả, hình thức phục vụ, phong cách theo một chủ đề và một mức giá. Ưu điểm của chính sách giá này là tạo được sự đồng đều về lượng khách, chất lượng dịch vụ trong các nhà hàng thành viên.

2.3.6.3. Chính sách phân phối sản phẩm

Theo khảo sát của tác giả, tại nhà hàng Sen và Quán Ăn ngon đã sử dụng các kênh phân phối sau:

- Kênh phân phối trực tiếp: áp dụng cho các khách hàng là khách quen của nhà hàng- đã từng sử dụng dịch vụ của nhà hàng, bao gồm cả khách quốc tế và khách nội đia, hoặc khách hàng đã có thông tin về nhà hàng trước khi sử dụng dịch vụ.

- Kênh phân phối gián tiếp: phân phối qua các tổ chức trung gian chủ yếu là các công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty du lịch. Tiêu biểu là hệ thống nhà hàng Sen đã kết hợp với công ty du lịch VinaMtour, công ty du lịch Âu Lạc HTC, Công ty du lịch Smile Việt, công ty du lịch Hướng Dương, …

- Phân phối qua Internet: trong hệ thống các nhà hàng thành viên của Quán Ăn Ngon khách hàng có thể đặt bàn online và thanh toán online.

2.3.6.4. Chính sách xúc tiến

Các nhà hàng phong cách Việt thực hiện các biện pháp xúc tiến, tuyên truyền thông tin về các sản phẩm thông qua tờ rơi, tập gấp, các website của nhà hàng và tổng cụ du lịch, các bài báo trên Internet. Các thông tin được cập nhật thường xuyên nhưng thiếu chiều sâu và tính cụ thể, khách hành chỉ nắm bắt được thông tin ban đầu và chưa thực sự đầy đủ. Đã có một số nhà hàng, tiêu biểu là nhà Sen tự tổ chức các cuộc thi nấu ăn tại các nhà hàng thành viên


để thu hút sự chú ý của du khách, nhà hàng Quán Ăn Ngon đã tham dự một số cuộc thi nấu ăn tại nước ngoài và gây được ấn tượng nhất định với du khách quốc tế.

Tuy nhiên, đa số các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng chưa thực hiện đúng quy luật của hoạt động Marketing.Họ thường chọn sẵn sản phẩm rồi tìm cách quảng bá và bán các sản phẩm đó mà không có nghiên cứu nghiêm túc về xu thế kinh doanh, thị hiếu và khả năng chi trả của khách hàng. Chính vì vậy, hệ thống nhà hàng Việt thường gặp khó khăn và phải liên tục điều chỉnh chính sách khi bán các sản phẩm của mình. Hiện nay các nhà hàng nói chung và hệ thống nhà hàng phong cách Việt nói riêng chủ yếu theo đuổi chính sách giá cả và tìm kiếm, thiết lập các mối quan hệ với các nguồn khách hàng tiềm năng là các hãng lữ hành và các công ty du lịch. Các hoạt động quảng cáo cũng chưa được coi trọng. Theo khảo sát của tác giả, 41 % khách hàng được hỏi trả lời rằng họ đến nhà hàng phong cách Việt lần thứ nhất. Chính vì vậy, chiến lược Marketing trong các nhà hàng Việt cần thực hiện đầy đủ và chuyên nghiệp hơn.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn, tác giả khái quát được thực trạng phát triển của hệ thống nhà hàng Việt tại Hà Nội, đồng thời tác giả đã đi sâu vào phân tích, thực tế hoạt động kinh doanh của các nhà hàng thông qua các hoạt động chính của nhà hàng như: nguồn khách của nhà hàng, công tác xây dựng thực đơn, tổ chức quá trình cung ứng nguyên liệu, hàng hóa, tổ chức chế biến, tổ chức phục vụ, các hoạt động marketing của nhà hàng. Từ đó xác định những điểm yếu còn tồn tại và những thuận lợi, khó khăn của nhà hàng trong tổ chức và phát triển hoạt động kinh doanh để đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng Việt trên địa bàn Hà Nội ở chương 3.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ HÀNG PHONG CÁCH VIỆT PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020.

3.1.1. Mục tiêu phát triển:

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020 đưa Hà Nội trở thành thành phố du lịch mang giá trị của một Thủ đô lâu đời; văn minh, hiện đại; thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực. Đưa ngành Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.

Về khách du lịch:

Năm 2013 Hà Nội đã đón 2.580.900 lượt khách du lịch quốc tế và 13.997.800 lượt khách du lịch nội địa. Đến năm 2020: đón 3 triệu lượt khách quốc tế (tăng bình quân hàng năm khoảng trên 7%); 19,6 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng bình quân hàng năm khoảng 7%).

Về doanh thu xã hội từ du lịch:

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch từ nay đến năm 2020 sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch (khoảng trên 10%/năm). Đến năm 2020 đạt khoảng 80.000 tỷ đồng.

3.1.2. Định hướng phát triển:

3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội

- Khu vực Trung tâm: bao gồm các quận nội thành và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm và Gia Lâm tập trung phát triển các


sản phẩm chủ yếu như du lịch MICE, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề...

- Khu vực Ba Vì - Sơn Tây: tập trung phát triển du lịch sinh thái kết hợp khai thác các giá trị văn hoá ở Sơn Tây; Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ. Tại khu vực này sẽ tập trung phát triển các loại hình lưu trú gắn với thiên nhiên như các khu resort, biệt thự du lịch, bãi cắm trại… nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm.

- Khu vực Hương Sơn - Mỹ Đức khai thác du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Tập trung các hoạt động du lịch tại Hương Sơn và hồ Quan Sơn. Bên cạnh đó sẽ phát triển các hoạt động du lịch tại các làng nghề du lịch tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

- Khu vực Sóc Sơn - Mê Linh: tập trung khai thác các điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; đặc biệt tập trung vào các điểm di tích lịch sử quan trọng như Cổ Loa, đền Gióng, đền thờ Hai Bà Trưng…

3.1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch

- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng:

+ Các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc công cộng.

+ Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh.

+ Khai thác các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

+ Gắn kết các hoạt động du lịch tại các bảo tàng trên địa bàn Hà Nội.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Du lịch MICE.

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần.

- Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội trên, trong những năm tới cần đẩy mạnh việc liên kết tạo ra các sản phẩm du lịch liên vùng…


3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu:

- Thị trường khách du lịch tham quan các điểm di tích, lịch sử, danh lamthắng cảnh chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 60% tổng số khách du lịch quốc tế của Hà Nội).

- Thị trường khách du lịch công vụ, Du lịch MICE: chiếm khoảng 30% trong tổng số khách du lịch quốc tế.

- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực.

- Thị trường khách du lịch sinh thái và vui chơi giải trí: Mục tiêu từ năm 2020 trở đi đưa tỷ trọng thị trường này chiếm khoảng 50% tổng số khách du lịch nội địa.

3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển

- Chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.

Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực như chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch và tốc độ tăng trưởng bình quân giai


đoạn 2011 - 2020, mục tiêu về số lượt khách, tổng thu từ du lịch và tỉ lệ đóng góp vào GDP của cả nước đến các năm 2015, 2020 và 2030. Trong đó đối với ngành khách sạn, nhà hàng đạt mục tiêu tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30

- 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao.

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có nêu: “Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồngđiểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi truờng và ngược lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịchtới môi trường và văn hóa bản địa...” Đối với hệ thống khách sạn, nhà hàng Việt Nam hiện nay, việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn, nhà hàng là một việc hết sức cấp bách và cần thiết, đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Trong “Chương trình phát triển nguồn nhân lực” do Tổng cục Du lịch Việt Nam chủ trì, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hướng tới mục tiêu phát triển lĩnh vực, dịch vụ này thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Thứ nhất, chăm lo phát triển nguồn lực được coi là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí