Đề Xuất Một Số Giải Pháp Kiểm Soát Chất Thải Rắn Tại Quận Long Biên

không quan tâm đến điểm đổ hợp pháp của đơn vị đó) hoặc chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng với đơn vị duy trì để lấy hồ sơ xin cấp phép xây dựng rồi không thực hiện hợp đồng.

- Công tác kiểm tra sau cấp phép việc chấp hành phương án thu gom, vận chuyển xử lý chất thải xây dựng, chứng minh điểm đổ theo quy định và đảm bảo vệ sinh môi trường lĩnh vực xây dựng của chủ đầu tư chưa được các đơn vị chức năng thực hiện tốt, chưa tạo được hiệu quả quản lý cao đối với lĩnh vực phế thải xây dựng.

- Công tác phối hợp quản lý và tổ chức thu dọn, vận chuyển giữa chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng với đơn vị duy trì chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng đổ trộm phế thải không đúng nơi quy định vẫn còn tái diễn.

- Việc giám sát các đơn vị không phải đơn vị môi trường tham gia vận chuyển, xử lý PTXD tại các địa phương chưa chặt chẽ(không có theo dòi, xác nhận đầu đi, đầu đến) do đó tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị.

- Đường vào bãi tập kết phế thải xây dựng phải đi qua khu dân cư, mặt đường không chịu được trọng tải của xe tải > 5T trong khi việc vận chuyển phế thải chủ yếu tập trung vào ban đêm nên người dân ngăn chặn rất khó khăn cho việc đổ phế thải. Bãi tập kết nằm ở ngoài đê nên việc vận chuyển phế thải về xử lý tại bãi trong mùa mưa, lũ gặp nhiều khó khăn.

- Các đơn vị có chức năng thu dọn, vận chuyển phế thải xây dựng trên địa bàn quận chưa chủ động liên hệ tìm hợp đồng để thực hiện.

c. Đối với chất thải rắn công nghiệp

Quy trình thu gom chất thải công nghiệp trên địa bàn quận còn gặp một số khó khăn do khối lượng phát sinh của đa số các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận không nhiều, dao động trong khoảng 5-30 kg/tháng nên việc thu gom thường chỉ được tổ chức theo tháng hoặc quý. Hơn nữa, do thành phần chất thải khá đa dạng, việc phân loại tại các cơ sở phát sinh chất thải không triệt để nên việc phân loại khi vận chuyển đến nơi xử lý cũng gặp những khó khăn nhất định.

d. Đối với chất thải y tế

Chất thải y tế chủ yếu phát sinh tại cơ sở khám chữa bệnh có quy mô lớn, tại đây việc thu gom, lưu giữ chất thải y tế đôi lúc chưa được quan tâm triệt để nên vẫn còn tình trạng để lẫn các loại chất thải với nhau.

Chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có quy mô vừa và nhỏ hầu hết chưa được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật mà thường được thu gom chung với chất thải sinh hoạt.

3.3.3. Đề xuất một số giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên

Trên cơ sở bước đầu điều tra và phân tích tình hình hiện trạng quản lý chất thải rắn tại quận Long Biên, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chất thải rắn như sau:

3.3.3.1. Các biện pháp quản lý.

a. Giải pháp về chính sách.

- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia thu gom, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn, bao gồm cả chất thải công nghiệp và chất thải y tế để giảm bớt áp lực quản lý chất thải rắn cho các cơ quan nhà nước, cơ quan thực hiện dịch vụ công ích.

- Hoàn thiện lại quy định quản lý chất thải rắn theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và tăng cường năng lực cưỡng chế quy định về quản lý rác thải.

- Xã hội hóa thu gom rác thải: Việc xã hội hóa thu gom và xử lý rác thải nếu tiến hành sớm, nhân rộng ra các phường còn lại trên địa bàn quận Long Biên sẽ giúp giải quyết được vấn đề tăng cường năng lực quản lý rác do có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, cần sớm ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham giam thu gom và xử lý rác thải và tổ chức triển khai tốt chính sách này.

b. Đề xuất xây dựng Kế hoạch kiểm soát chất thải công nghiệp và chất thải y tế trên địa bàn quận Long Biên (giai đoạn 2011-2015).

Để giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên như đã nêu trên thì việc xây dựng Kế hoạch kiểm soát chất thải công nghiệp và chất thải y tế trên địa bàn quận Long Biên (giai đoạn 2011-2015) là thực sự cần thiết, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

+ Kiểm soát chất thải rắn tại nguồn.

+ Kiểm soát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý của các đơn vị của các đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế trên địa bàn Quận.

+ Xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế phù hợp với thực tế cơ sở hạ tầng và thực tế phát sinh chất thải công nghiệp và chất thải y tế trên địa bàn quận.

c. Thực hiện Kế hoạch di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

UBND quận Long Biên đã xây dựng Kế hoạch di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội trong đó đề xuất lộ trình di dời từ nay cho đến 2015, cụ thể như sau:

- Trước mắt phải di dời ngay các cơ sở có diện tích sử dụng đất lớn hoặc các cơ sở đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn quận trước năm 2012. Trong đó tập trung vào các cơ sở tại các phường Thượng Thanh, Đức Giang, Bồ Đề… thuộc các ngành nghề sản xuất sau:

+ Ngành hóa chất: sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, sơn.

+ Ngành tái chế, mua bán chất phế thải.

+ Ngành tẩy, nhuộm trên các sản phẩm vải sợi, dệt may.

+ Ngành thuộc da.

+ Ngành sản xuất bột giấy.

+ Ngành chế biến thực phẩm tươi sống.

+ Ngành giết mổ gia súc

- Các trường hợp còn lại đề nghị xử lý môi trường hoặc di dời hoàn thành xong trong năm 2015.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp không thực hiện kế hoạch di dời bằng biện pháp cưỡng chế buộc ngừng sản xuất hoặc thu hồi đất; đối với các đơn vị di dời sớm, đúng kế hoạch đề xuất hỗ trợ, thưởng cho các đơn vị.

d. Nâng cao nhận thức: Nhận thức của người dân về quản lý rác thải, các tác động đến môi trường và sức khoẻ do ô nhiễm rác còn ở mức thấp, do đó cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức nhằm mục đích phổ biến kiến thức về quản lý rác, bảo vệ môi trường và sức khoẻ đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận. Chương trình này có thể được thực hiện bởi UBND các phường, Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố và các đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường tổ chức và thực hiện.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông, đẩy mạnh phong trào: xanh - sạch - đẹp, tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường, phong trào phụ nữ không vứt rác ra đường, chiến dịch Ngày chủ nhật không túi nilon.

3.3.3.2. Các biện pháp kiểm soát.

a. Kiểm soát chất thải rắn tại nguồn.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về số lượng các nguồn thải; khối lượng, thành phần các loại chất thải rắn phát sinh tại nguồn nhằm kiểm soát hoạt động xả thải chất thải rắn tại nguồn phát sinh.

b. Kiểm soát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

* Đối với chất thải sinh hoạt: Kiểm soát đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy trình đã được duyệt. Kiểm soát khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh và khối lượng thu gom, xử lý.

* Đối với chất thải xây dựng

Về phương án quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng: Yêu cầu chung: Các đơn vị tham gia thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải xây dựng phải đăng ký điểm xử lý chất thải xây dựng tại các bãi theo đúng quy định của Thành phố, quận, toàn bộ lịch trình vận chuyển chất thải đi xử lý

phải đăng ký với Thanh tra Giao thông vận tải, Thanh tra Xây dựng, phòng Quản lý đô thị để tổ chức kiểm tra, giám sát.

- Đối với các công trình sửa chữa nhỏ không phải xin phép

Trước khi khởi công công trình 3 ngày chủ công trình phải đến UBND phường để báo cáo về nội dung sửa chữa cải tạo công trình và ký hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý với các đơn vị VSMT được giao nhiệm vụ trên địa bàn Quận, nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng ( tương đương 70% giá trị hợp đồng). UBND phường báo cho đơn vị VSMT tổ chức thực hiện hợp đồng. Sau khi nghiệm thu khối lượng thực hiện, Chủ công trình thanh toán chi phí thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng. UBND phường là cơ quan giám sát việc chấp hành hợp đồng của chủ công trình và đơn vị VSMT, xử lý vi phạm của các đơn vị này nếu có.

- Đối với công trình phải xin phép UBND Quận

Chủ công trình phải lập phương án thu gom, vận chuyển khối lượng PTXD gồm phế thải phá dỡ, phế thải phát sinh trong quá trình xây dựng nộp kèm với hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Phòng Quản lý đô thị Quận căn cứ hồ sơ thiết kế thẩm định khối lượng thực hiện giao đơn vị VSMT ký hợp đồng với chủ công trình, thu tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng (tương đương 70% giá trị hợp đồng), kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa đơn vị VSMT và chủ công trình, xử lý các sai phạm (nếu có). Sau khi nghiệm thu khối lượng thực hiện, chủ công trình thanh toán chi phí theo thỏa thuận hợp đồng.

- Đối với công trình xây dựng do Thành phố cấp phép và các dự án đầu tư

Chủ công trình đăng ký với UBND phường và nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi khởi công. Các bước tiến hành tiếp theo giống như mục a. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thanh tra xây dựng, Thanh tra GTVT là đơn vị giám sát việc thực hiện và xử lý các sai phạm của chủ đầu tư và đơn vị thực hiện ( nếu có ).

* Đối với chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế.

- Kiểm tra, giám sát công tác phân loại, lưu giữ chất thải rắn tại các cơ sở có phát sinh chất thải. Trong quá trình kiểm tra, căn cứ đặc trưng từng ngành nghề, quy mô

sản xuất của từng cơ sở để xác định khối lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh, tránh trường hợp cơ sở khai không chính xác khối lượng, chủng loại để đem bán cho các đơn vị thu mua tự do không có chức năng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường.

- Kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế đến nơi xử lý.

c. Kiểm soát công tác đầu tư

Lựa chọn phương tiện và cách thức đầu tư phù hợp với tình hình chất thải phát sinh thực tế và sự phát triển chung của Quận.

*Trạm trung chuyển

Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng trạm nén ép rác tại 02 ô quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tại phường Ngọc Thụy và Phúc Lợi để tăng cường cho 02 trạm tạm thời tại thôn Trạm – phường Long Biên và phường Bồ Đề (đây là 02 trạm nằm ngoài đê, chịu ảnh hưởng bởi mùa lụt hàng năm). Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các trạm nén ép tháng 7/2011 dự kiến hoàn thành vào năm 2013;

* Chân điểm tập kết thùng, xe gom rác:

Rà soát những vị trí đất lưu không, đất trống, đất công cộng thuận lợi giao thông với khoảng cách các điểm từ 500m đến 1.000m (mỗi phường từ 3 đến 5 điểm) diện tích mỗi điểm 100-150m2( Ưu tiên rà soát vị trí tại các tuyến đường quy hoạch mới mở , sắp đầu tư xây dựng).

Phương thức đầu tư: UBND quận Long Biên giao đất cho các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để các đơn vị đầu tư xây dựng điểm tập kết thùng rác, xe gom rác và quản lý, sử dụng.

* Đầu tư phương tiện, thiết bị:

- Đối với Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm:

Bảng 3.13: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tư của Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm

TT

Tên thiết bị

Năm đầu tư

Ghi

chú

2011

2012

2013

2014

2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội - 12


1

Thùng rác nhựa 240 lít

(chiếc)

300

100

100

100

100


2

Trạm trung chuyển rác

(Trạm)


01





3

Xây dựng chân điểm tập kết rác (Điểm)

02

điểm tại

B.Đề

5 điểm tại P.

Thượng

Thanh

01 điểm tại P. Việt

Hưng




4

Xe ô tô chuyên dùng

02 xe

2,5 tấn chở phế

thải

xây dựng

01 xe 5 tấn

02 xe 2,5tấn

01 xe tưới nước

01 xe

10

tấn


Nguồn: Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2010 -2015.


- Đối với Công ty cổ phần công trình đô thị Long Biên:

Bảng 3.14: Danh mục trang thiết bị dự kiến đầu tư của Công ty cổ phần công trình đô thị Long Biên

TT

Tên thiết bị

Năm đầu tư

Ghi

chú

2011

2012

2013

2014

2015

1

Thùng rác nhựa 240 lít

(chiếc)

100

50

50

50

50


2

Trạm trung chuyển rác

(Trạm)

01 (trạm

phúc Lợi)






3

Xây dựng chân điểm tập

kết rác (Điểm)

02 điểm

tại Long

02

điểm

02

điểm







Biên

tại

tại Cự




Thạch

Long

Khối

Bàn

Biên


Giang


Phúc

Biên


Lợi


4

Xe ô tô chuyên dùng

02 xe 2,5

01

xe

01 xe

01 xe

01




tấn

chở

10 tấn,

quét

tưới

máy



phế

thải

01

xe

hút

nước

xúc



xây dựng

5

tấn



lật



01

xe

vc rác



0.8m3



Container





5

Thùng container

05 thùng

02

thùng

02

thùng




Nguồn: Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2010 -2015.

d. Kiểm soát việc tuân thủ chính sách, quy định pháp luật của các cơ sở phát sinh CTR và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

e. Kiểm soát quy hoach sử dụng đất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022