Tình Hình Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Tại Việt Nam Hiện Nay

ngành điện phát sinh ít RTNH nhất. Tuy nhiên, RTNH của hai ngành này lại có chứa những chất như PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khoẻ con người và môi trường.

2.3 Rác thải rắn y tế

Lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 ngàn tấn trong ngày đêm. Trong đó 1/3 lượng RTYT tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác. Nếu phân chia theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng RTYT nguy hại tập trung ở các thành phố, thị xã; 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi [4].

Mỗi tỉnh/thành đều phát sinh một lượng lớn chất thải y tế nguy hại. Khoảng 20% tổng lượng chất thải y tế là chất thải nguy hại. Tuy Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội chiếm 23% tổng công suất bệnh viện của cả nước, nhưng hệ thống các bệnh viện trong cả nước đã được đầu tư xây dựng rất tốt với số lượng giường bệnh của mỗi tỉnh ít nhất đạt được mức 500 giường. Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá và Hà Nội phát sinh khoảng 6,000 tấn chất thải y tế nguy hại mỗi năm. Các tỉnh/thành phố khác có khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy hại ít hơn, cỡ khoảng từ 0,2 đến 1,5 tấn mỗi ngày. Các hoạt động nông nghiệp mỗi năm phát sinh một lượng khá lớn các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại và các loại bao bì, thùng chứa thuốc trừ sâu. Khoảng 8,600 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại chủ yếu gồm các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu, mà trong số đó có nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng và được nhập lậu. Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, có khoảng 37,000

tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ cần phải được xử lý kịp thời. [1]

Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể tiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực

hiện các chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn như ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong tương lai.

3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý rác thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị (URENCO) đảm nhiệm thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải gia đình, văn phòng đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả rác thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây cũng có sự xuất hiện của các công ty tư nhân đảm nhiệm việc này. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý rác thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này.

3.1 Thu gom rác thải tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.1.1 Rác thải rắn đô thị

Việc tổ chức thu gom do doanh nghiệp nhà nước (các công ty môi trường đô thị) và các tổ chức dân lập thực hiện (chủ yếu là những người thu gom rác hoặc đội dịch vụ thu gom).

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 6

Tỷ lệ thu gom rác thải trung bình ở các thành phố tuy đã tăng lên song vẫn còn đạt mức thấp. Tỷ lệ thu gom RTRĐT tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65% đến 71% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003. Ở các thành phố lớn thì tỷ lệ thu gom RTRĐTcũng cao hơn và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động ở mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 50,000 hộ dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong

khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% tại các thành phố có dân cư từ 100,000- 350,000 người.[4]

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị trung bình


%

70

68

66

64

62

60

58

56

2000

2001

2002

2003


Ngun: Báo cáo hin trng môi trường Vit Nam, 2004[4]

Hầu hết các rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyển tới bãi chôn lấp. Việc thu gom RTRĐT và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm đê tránh nóng ban ngày và tránh tắc nghẽn giao thông.

Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tư nhân tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia và hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.

Có thể nói, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển RTRĐT một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt.

Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt. Với chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quản lý rác thải. Một vài mô hình đã được thử nghiệm và đã mang lại kết quả khả quan, song cũng cần phải củng cố chính sách và cải cách các cơ chế về

quản lý. Ví dụ ở Lạng Sơn, một công ty tư nhân tên là Huy Hoàng với 250 công nhân đang thực hiện các hoạt động thu gom và tiêu huỷ rác thải ở những khu vực mà hiện chưa có dịch vụ của công ty môi trường đô thị địa phương. Ngoài ra còn có các ví dụ khác như các hợp tác xã tiến hành các dịch vụ môi trường ở Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3.1.2 Rác thải nguy hại Rác thải công nghiệp

Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom lưu chứa RTNH vẫn chưa được quan tâm, còn các nhà máy có quy mô lớn, vấn đề này chỉ mới bắt đầu được chú ý. Chỉ có những công ty liên doanh hoặc công ty do nước ngoài đầu tư thì công tác này mới thực sự được chú trọng.

Rác thải y tế

Công tác phân loại RTYT tại các bệnh viện ngày càng hoàn thiện. Ở nhiều nơi, như thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên trong. Các thùng chứa kín đã được sử dụng để lưu chứa sự vận chuyển RTYT để hạn chế sự phân táin và gây nguy hiểm cho nhân viên trực tiếp thu gom.

Quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển và lưu giữ RTYT đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế đã thực hiện đúng theo quy chế quản lý RTYT. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung tại bệnh viện.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là sự hỗ trợ từ các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang thiết bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển RTYT nguy hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.

Mặc dầu vậy, phần lớn RTCN và RTYT nguy hại được thu gom cùng rác thải thông thường. Có rất ít số liệu về thực tiễn công tác thu gom và tiêu huỷ rác thải ở các cơ sở công nghiệp và y tế. Phần lớn các cơ sở này đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị ở địa phương để tiến hành thu gom rác thải của cơ sở mình. Thậm chí rác thải nguy hại đã được phân loại từ rác thải y tế của bệnh viện hay các cơ sở công nghiệp, sau đó lại đổ lẫn với các loại rác thải thông thường khác trước khi công ty môi trường đô thị tới thu gom. Các cơ sở y tế có lò đốt rác thải y tế tự

xử lý RTYT nguy hại ngay tại cơ sở, rác thải qua xử lý và tro từ lò đốt rác thải sau

đó cũng được thu gom với các loại rác thải thông thường khác.

3.2 Xử lý và tiêu huỷ rác thải tại Việt Nam

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân cao. Theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, các cơ sở này phải được tiến hành xử lý triệt để, tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý này. Ví dụ, ước tính cần khoảng 300 triệu đồng để tiến hành đóng cửa bãi chôn lấp Bà Hoả ở Quy Nhơn theo đúng quy định hiện hành. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản lý rác thải

sinh hoạt song các thông tin về xử lý RTNH, đặc biệt là về RTCN nguy hại còn rất ít, do vậy cần nhiều nỗ lực hơn nữa.[1]

3.2.1 Xử lý và tiêu huỷ RTRĐT

Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ rác thải tại các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Chỉ có 12 trong số 61 tỉnh thành hiện có các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật, mà phần lớn số bãi chôn lấp này được xây dựng trong vòng 4 năm qua và chỉ có 17 trong số tổng cộng 91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng năng lực chôn lấp đạt khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83ha. Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ rác thải, bao gồm các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn

lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng băng nguồn vốn ODA.[2]

Phần lớn RTRĐT thu gom được chuyển thẳng đến nơi chôn lấp, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh có trạm trung chuyển rác, thành phố có 7 bô rác sinh hoạt và 1 bô rác xây dựng. Năng lực trung chuyển của các trạm trung chuyển cao nhất là 1,830 tấn/ngày (trung chuyển được khoảng 68% lượng rác thải của thành phố).[1]

Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ rác thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ rác thải buộc phải áp dụng cac biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình. Thường là đem đổ bỏ dưới sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ở một nơi nào đó gần nhà. Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người.

Biểu đồ 2.4: Các phương pháp tự tiêu huỷ rác thải phổ biến ở Việt Nam


% 60

50


Đô thị


Nông thôn

40


30


20


10


0

Đổ ở sông, hồ Đổ bỏ gần nhà Khác


Ngun: Báo cáo din biến môi trường Vit Nam, 2004

Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều các vấn đề môi trường đối với cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngần và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Ví dụ 400 hộ dân ở các vùng lân cận bãi rác Đông Thạnh của TP. Hồ Chí Minh đòi bồi thường thiệt hại về thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và sức khoẻ của họ do các ảnh hưởng của bãi rác này. Tỷ lệ trung bình dân bị mắc các bệnh ngoài da, bệnh về tiêu hoá và hô hấp ở vùng này là 58%. Khảo sát về chất lượng nước giếng ở các vùng lân cận cho thấy các 16% các giếng có nước không đạt tiêu chuẩn quốc gia về chỉ tiêu vi sinh và 100% giếng có nước không đạt tiêu

chuẩn về các chỉ tiêu hóa-lý. Giá trị pH rất thấp, chỉ xấp xỉ 4 cho thấy là nước có nồng độ axit cao. Chất lượng nước rác từ các bãi chôn lấp được tiến hành lấy mẫu và cho thấy nồng độ các chất gây ô nhiễm rất cao và thải nước rác chưa được xử lý ra môi trường.[4]

Hiện tại chưa có lò đốt rác thải đô thị vì lý do: một là chi phí đầu tư và chi phí vận hành các lò đốt rác khá cao so với chi phí chôn lấp. Thí dụ, chỉ tính riêng chi phí đốt RTYT nguy hại hiện nay là khoảng 5.000đ/kg, trong khi đó chi phí cho cả thu gom và xử lý rác thải y tế thông thường chỉ vào khoảng 170đ/kg. Hai là, tỷ lệ

chất hữu cơ trong thành phần rác thải sinh hoạt đô thị khá cao (1/2), do vậy sẽ tốn nhiều năng lượng hơn cho việc đốt chất thải. [3]

3.2.2 Xử lý và tiêu huỷ RTCN

Xử lý các RTCN phát sinh từ các khu công nghiệp ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Hiện đang có các kế hoạch xây dựng một số cơ sở xử lý tập trung trong nước, ví dụ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân ở TP. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp ở Đồng Nai do Ban quản lý khu công nghiệp SONADEZY chủ trì, và các khu công nghiệp ở các vùng lân cận thành phố Việt Trì. Ở Hà Nội, một khu xử lý liên hợp RTCN, một bộ phận của bãi chôn lấp Nam Sơn đã đi vào hoạt động từ năm 2004. Phần lớn RTCNNH phát sinh từ các khu công nghiệp lớn được xử lý ngay tại chỗ bằng các lò đốt đơn giản hoặc bằng các loại nồi hơi công nghiệp hoặc chuyển đến các cơ sở xử lý chuyên nghiệp có quy mô nhỏ của tư nhân để xử lý theo cách một phần được tái chế và sử dụng công nghệ đốt ở nhiệt độ thấp được sản xuất trong nước với chi phí thấp. Do các cơ sở xử lý rác thải của tư nhân chủ yếu hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận nên việc phát thải các loại khí và bụi từ việc đốt chất thải này có khả năng gây ra những rủi ro và tác động tới môi trường và sức khoẻ cao. Đối với các xí nghiệp sản xuất quy mô nhỏ và vừa thậm chí có ít điều kiện lựa chọn các phương pháp xử lý RTNH hợp lý. Thiếu các cơ sở xử lý rác thải tập trung sẽ dẫn tới việc các cơ sở sản xuất mà đặc biệt là các cơ sơ sản xuất có quy mô nhỏ tự thực hiện rất nhiều biện pháp không an toàn để xử lý và tiêu huỷ rác thải của cơ sở mình, kể cả tiêu huỷ chung với RTRĐT thông thường, lưu giữ ngay tại cơ sở hoặc đem bán cho các cơ sở tái chế. Hiện tại công ty Holcim Việt Nam ở Kiên

Giang đang đề nghị phương án sử dụng lò nung xi măng để xử lý 10 loại hình RTNH.[1]

3.2.3 Xử lý và tiêu hủy RTYT

Theo Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể xử lý RTYT Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2003 toàn quốc có 47 lò đốt ngoại được lắp đặt và vận hành để xử lý RTYT nguy hại, trong đó có 2 lò đốt công suất lớn (200kg/giờ và 1.000kg/giờ) đặt bên ngoài khuôn viên bệnh viện thuộc trách nhiệm của xí nghiệm xử lý RTYT (trực thuộc URENCO) tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn lại hầu hết là các lò đốt có công suất nhỏ (từ 20 đến 100kg/giờ). Số lượng lò đốt sản xuất trong nước là 14 lò với công suất xử lý dao động từ 20kg/giờ đến 50kg/giờ. Ngoài phương pháp xử lý RTYT bằng đốt, thành phố Buôn Ma Thuột đã lắp đặt hệ thống xử lý RTYT bằng hơi nóng. Đầu tư trung bình cho một lò đốt y tế thiết kế và sản xuất trong nước vào khoảng 300 triệu đồng và cho 1 lò đốt nhập ngoại vào khoảng

3 tỷ đồng.[1]

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hiện có về lò đốt y tế còn chưa sử dụng hết công suất và việc xử lý RTYT nguy hại không đúng kỹ thuật đã gây ra những rủi ro về sức khoẻ. Hầu hết các khoản đầu tư từ nguồn trong nước và quốc tế cho các dự án lò đốt đều tập trung vào việc mua thiết bị trong khi đó thì các bệnh viện đều phải tự đầu tư tài chính để trang trải cho các khoản chi phí vận hành lò đốt (như tập huấn, mua nhiên liệu, nhân sự) từ nguồn kinh phí hiện có của bệnh viện. Chính vì vậy, các bệnh viện không có đủ nguồn lực tài chính để vận hành các lò đốt, các RTYT nguy hại thường không được xử lý một cách thích hợp và thường xuyên bị lẫn với các loại RTYT thông thường khác. Ngược lại, lò đốt chất thải tập trung mới ở Cầu Diễn

vận hành hiệu quả đã giúp nâng cao tỷ lệ RTYT được xử lý ở Hà Nội từ 33% năm 2003 lên đến hơn 90% năm 2004.[1]

Nhìn chung, việc xử lý rác thải ở Việt Nam hiện còn chưa tốt, tạo nên sức ép và thách thức ngày càng gia tăng đối với bảo vệ môi trường và việc khắc phục chúng đòi hỏi thời gian và nguồn tài chính không nhỏ. Hiện tại có tới 96% chất thải thu gom được vận chuyển tới bãi chôn lấp không chỉ làm tăng gánh nặng cho việc tìm kiếm các địa điểm lựa chọn làm nơi chôn lấp RTRĐT, làm tăng các nguy cơ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022