Môn Dược lý Phần 1 - 2

- Liều một lần.


- Liều một ngày


- Liều một đợt điều trị.


1.2. Liều theo tác dụng


- Liều trung bình (thường dùng) là liều điều trị, là lượng thuốc dùng cho người lớn trung bình.

- Liều tối thiệu: liều thấp nhất có tác dụng điều trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


- Liều tối đa: liều cao nhất có thể dùng được mà không gây tác hại.

Môn Dược lý Phần 1 - 2


- Liều độc: quãng giữa liều tối đa và liều gây chết.


- Liều dùng cho trẻ em: căn cứ theo độ tuổi và thể trạng: có thể được tính theo hai cách:

+ Theo công thức của Ybung mỗi tuổi trẻ em = liều người lớn trung bình x tuổi trẻ cm (năm).

+ Theo công thức của Clank liều trẻ em: tuổi trẻ em (năm) + 12. Căn cứ = (liều người lớn x kg (thể trọng TE) / 70(75)

- Liều người già (theo thể trạng): giảm dần còn ½ hoặc ¾ so với liều người lớn trung bình.

2. Đường đưa thuốc vào cơ thể


- Đường tiêu hóa.


- Ngoài đường tiêu hóa.


3. Đặc điểm của người bệnh


- Giới tính


- Tuổi


- Trạng thái cơ thể

- Thể trọng


4. Thời gian dùng thuốc


Thuốc muốn có tác dụng phải qua một thời gian nhất định. Ví dụ: Sát khuẩn trước khi phẫu thuật bằng cloramin thì phải sau từ 10-15 phút mới có tác dụng.

VI. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ THẢI TRỪ CỦA THUỐC


Khi thuốc vào cơ thể, đi tới các mô, các tổ chức là nơi chúng thể hiện tác dụng. Thuốc khi vào cơ thể phần lớn bị biến đổi.

1. Sự biến đổi của thuốc


1.1. Biến đổi trước khi hấp thụ


Thuốc qua ống tiêu hóa chịu những biến đổi hóa học khác nhau do tác dụng của chất dịch khác nhau (Axit hydroclorid của dịch vị, men proteaza của dịch vị và tụy, vi khuẩn đường ruột…).

1.2. Biến đổi trong máu


Một số thuốc bị biến đổi bởi một số men có ở trong máu, một số kết hợp với chất cao phân tử ở trong máu như albumin, globiulin…

1.3. Biến đổi ở các tổ chức, mô


Thuốc bị biến đổi do các phản ứng oxy hóa khử, acetyl hóa…


2. Sự thải trừ


Thuốc sau khi tác dụng, đa số được thải trừ qua các đường:


2.1. Thận


Thải trừ các thuốc tan trong nước, sau 5-15 phút đã thải trừ, sau 24 giờ đã thải trừ 80%.

2.2. Đường tiêu hóa


+ Bài tiết theo dịch vị: morphin, kalioid, bromid…

+ Bài tiết theo phân: các chất không tan (bismuth, kaolin, các chất không hấp thụ MgSO4…)

2.3. Đường hô hấp


Các chất khí, dễ bay hơi: ete, cồn, hydro, sunfua…


2.4. Đường da


Arsen thải trừ qua da, lông, tóc, móng chân, tay…


2.5. Đường tuyến bài tiết


- Qua niêm mạc mũi, mắt: lodid, bronid.


- Mồ hôi, tuyến sữa.


2.6. Đường rau thai


Kháng sinh, sulfamid, vitamin…


- Ý nghĩa của thải trừ: biết được đường thải trừ của thuốc, giúp cho việc phòng và chữa bệnh, giải độc khi ngộ độc thuốc:

+ Hô hấp nhân tạo khi ngộ độc thể khí.


+ Tăng tiết niệu: dùng thuốc glucose, natri clorid.


+ Tăng nhu động ruột: rửa ruột, thụt tháo.


+ Phòng và chữa bệnh cho con.


+ Giúp điều tra pháp y.


VII. CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG


Tùy theo các phương pháp bào chế khác nhau mà ta có các dạng thuốc khác nhau.

1. Thuốc bột


Có hai loại: bột đơn, bột kép. Thuốc bột dùng để uống, bôi, xoa, rắc vết thương hoặc bán thành phẩm để điều chế thành các dạng thuốc khác.

2. Thuốc cốm


Chứa lượng đường lớn xấp xỉ 60%-90%, dạng thuốc thích hợp với trẻ em là đường.

3. Cao thuốc


Bào chế bằng cách cô đặc các dịch chiết từ dược liệu thảo mộc; động vật, tùy theo mức độ cô ta có các loại cao khác nhau: cao lỏng, cao mềm, cao đặc, cao khô.

4. Thuốc viên


Nén, bao đường, nang, nhộng, tròn.


5. Cồn thuốc


Dùng cồn làm dung môi để hòa tan hóa chất hoặc chiết xuất hoạt chất có trong dược liệu thảo mộc hay động vật.

6. Thuốc nước


Dung dịch, thuốc hãm, thuốc sắc, poxio.


7. Si rô thuốc


Lỏng, sánh, ngọt (>64% là đường).


8. Dầu thuốc


Dùng dầu làm dung môi để hòa tan dược chất.


9. Thuốc mỡ


Thể chất mềm, trơn, dễ bôi lên da, niêm mạc, điều chế với tá dược là dầu mỡ, sáp.

10. Thuốc đạn


Hình viên đạn để đặt hậu môn, thể rắn ở nhiệt độ thường, chảy lỏng ở 36-370C (nhiệt độ cơ thể).

11. Thuốc trứng

Hình trứng, đặc trong phụ khoa, thể rắn ở nhiệt độ thấp, chảy lỏng ở 36 - 370C (nhiệt độ cơ thể).

VIII. TÁC DỤNG CỦA THUỐC


1. Các cách tác dụng


1.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.


- Tác dụng tại chỗ: Thuốc gây phản ứng tại chỗ trước khi ngấm vào

máu.


Ví dụ: Thuốc bôi xoa, sát khuẩn ngoài da…


- Tác dụng toàn thân: Thuốc tác dụng sau khi ngấm vào máu và

truyền đi toàn thân.


Ví dụ: Uống digoxin thuốc được hấp thu vào máu và tới toàn thân, đôi khi tùy tính chất của thuốc và điều kiện có thể xuất hiện tác dụng này hay tác dụng khác.

Ví dụ: Novocain 1% tiêm dưới da gây tê tại chỗ, nếu tiêm tĩnh mạch thì chữa hen, khó thở.

1.2. Tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn


- Tác dụng điều trị (tác dụng chính) là tác dụng chữa bệnh.


- Tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) là tác dụng không mong muốn nhưng vẫn xảy ra.

Ví dụ: Thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ.


1.3. Tác dụng hồi phục, không hồi phục


- Tác dụng hồi phục: thuốc gây tê, thuốc gây mê.


- Tác dụng không hồi phục: để lại di chứng.


Ví dụ: streptomycin có thể gây điếc không hồi phục.


1.4. Tác dụng chọn lọc hợp đồng – đối lập, tương kỵ, giải độc

- Tác dụng chọn lọc: là tác dụng xuất hiện sớm và mạnh nhất đối với một cơ quan nào đó.

Ví dụ: digoxin tác dụng trên tim.


- Tác dụng hiệp đồng: phối hợp 2 hay nhiều thứ thuốc làm tăng tác dụng của nhau.

Ví dụ: INH + streptomycin + riphampycin.


- Tác dụng đối lập: phối hợp 2 thứ thuốc với nhau làm giảm tác dụng của nhau.

Ví dụ:


+ Atropin làm giảm tiết nước bọt.


+ Pilocarpin làm tăng tiết nước bọt.


+ (strychnin – barbituric)


- Tác dụng tương kị: khi phối hợp 2 hay nhiều vị thuốc trong cùng một dạng thuốc thì tính chất lý, hóa hay tác dụng dược lý của chúng thay đổi ít, nhiều hay toàn bộ.

+ Tương kỵ vật lý: mentol + phenol + cocain từ tinh thể và bột kết tinh sẽ chảy lỏng.

+ Tương kỵ hóa học: thuốc tím + cồn + glycerin sẽ tự bốc cháy.


+ Tương kỵ dược lý: ancaloit + tanin gây kết tủa tanat ancaloit làm tác dụng của alcaloit.

- Trong điều trị lợi dụng sự tương kỵ để giải độc và điều trị.


- Tác dụng giải độc: chất giải độc là những chất có tác dụng tương kỵ lý hóa hoặc dược lý với các chất độc.

Ví dụ:


+ Uống than hoạt để hấp phụ chất độc.


+ Uống Tanin hay nước chè là để giải độc ancaloit.

+ Uống pilorcapin để giải độc atropin.


1.5. Tác dụng chuyên trị và chữa triệu chứng


- Tác dụng chuyên trị: chuyên trị nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: Quinin trị sốt rét.

- Tác dụng chữa triệu chứng: giảm triệu chứng bệnh. Ví dụ:

+ Morphin giảm đau.


+ Paracetamol hạ nhiệt, giảm đau.


2. Yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc


2.1. Tính chất lý hóa của thuốc


- Thuốc càng dễ tan tác dụng càng nhanh, càng mạnh.


- Muốn có tác dụng chậm, kéo dài dùng thuốc chậm tam.


- Chất dễ ion hóa có tác dụng mạnh hơn.


2.2. Cách dùng thuốc


Muốn dùng thuốc có hiệu quả cần căn cứ vào:


- Liều lượng thuốc:


+ Liều theo thời gian.


+ Liều theo tác dụng.


+ Đường đưa thuốc:


- Đặc điểm người bệnh:


+ Giới tính: nam, nữ.


+ Tuổi: trẻ em – người già.


+ Thể trọng.

+ Trạng thái cơ thể: có người sinh ra đã có mẫn cảm với một số thuốc, thức ăn (cua, tôm, …).

- Thời gian dùng thuốc: thuốc muốn có tác dụng phải có thời gian.


Tự lượng giá


Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 14 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

1. Kể hai yếu tố chính quyết định tác dụng của thuốc.


2. Thuốc chỉ có tác dụng phòng và chữa bệnh có hiệu quả khi dùng (A) đúng (B).

3. Thuốc được bảo quản đúng (A) thì tuổi thọ của chúng càng (B) và hậu quả càng tốt.

4. Không có một thuốc nào mà chỉ có tác dụng (A) mà không có tác dụng (B), vì vậy cần cân nhắc cẩn thận trước khi dùng.

5. Thuốc là những chất dùng để (A), (B) và điều trị bệnh.


6. Hàm lượng thành phần là (A) có trong (B) thành phẩm.


7. Kể tên 4 nguồn gốc dược phẩm chính:


A. Thực vật


B. Động vật C.

D.


8. Kể đủ 6 đường thải trừ của thuốc: A.

B.


C.


D. Đường tuyến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024