E. Thận
F. Đường rau thai
9. Kể tên 3 kiểu biến đổi của thuốc trong cơ thể
10. Thuốc trứng là thuốc có hình (A) đặt trong phụ khoa, cứng ở nhiệt độ
(B) nóng chảy ở (C).
11. Tác dụng chọn lọc là tác dụng xuất hiện sớm và (A) ở (B).
12. Tác dụng hiệp đồng là phối hợp (A) thứ thuốc làm (B) tác dụng của nhau.
13. Tác dụng đối lập là phối hợp (A) thứ thuốc làm (B) tác dụng của nhau.
14. Kể tên 4 cách đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêu hóa:
A. uống B.
C.
D. Đưa thuốc vào tá tràng
Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 15 đến 28 bằng cách đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
Câu hỏi | Đ | S | |
15 | Khi dùng thuốc cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, cơ địa người bệnh… | ||
16 | Người già yếu rất dễ nhạy cảm với độc tính của thuốc. | ||
17 | Khu dùng thuốc, cho liều càng cao thì hiệu quả càng lớn và càng chóng khỏi. | ||
18 | Thuốc chỉ hấp thu vào cơ thể qua đường uống và đường tiêm. | ||
19 | Thuốc sau khi được hấp thu vào cơ thể chỉ tồn tại dưới dạng tự do |
Có thể bạn quan tâm!
- Môn Dược lý Phần 1 - 1
- Môn Dược lý Phần 1 - 2
- Thuốc Phải Có Nhãn Tới Đơn Vị Đóng Gói Nhỏ Nhất
- Nội Dùng Danh Mục Thuốc Thiết Yếu Tuyến Cơ Sở
- Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh (Quy Trình Chung Khi Dùng Kháng Sinh)
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
mà hoàn toàn không có sự biến đổi nào. | |||
20 | Thuốc sau khi tác dụng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể ở dạng nguyên vẹn hoặc dạng đã bị biến đổi (đã chuyển hóa) | ||
21 | Sau khi tác dụng thuốc sẽ bị đào thải hết ra khỏi cơ thể. | ||
22 | Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cấm dùng tất cả các loại thuốc vì rất nguy hiểm. | ||
23 | Thuốc qua ống tiêu hóa chịu sự biến đổi hóa học khác nhau do tác dụng của chất dịch khác nhau. | ||
24 | Thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể qua nhiều đường khác nhau (qua thận, qua đường tiêu hóa, qua da…) | ||
25 | Phải thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ cho con bú, phụ nữ có thai, người cao tuổi. | ||
26 | Tiêm là cách dẫn thuốc nhanh nhất vào bộ máy tuần hoàn. | ||
27 | Nhược điểm của thuốc dùng theo đường tiêm là xảy ra phản ứng sẽ khó cứu chữa. | ||
28 | Ưu điểm của thuốc dùng theo đường uống là giải quyết được các trường hợp cấp cứu. |
Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 29 đến câu 31 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
29. Cách phối hợp thuốc có hiệu quả nhất là:
A. Phối hợp nhiều thuốc với nhau
B. Phối hợp các thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhau
C. Phối hợp các thuốc có tác dụng đối kháng với nhau
D. Phối hợp các thuốc với nhau nếu làm giảm độc tính
E. Để an toàn tốt nhất là không nên phối hợp các thuốc với nhau.
30. Liều lượng thuốc dùng cho người già:
A. Bằng ½ liều người lớn trung bình
B. Bằng 1/3 liều người lớn trung bình
C. Bằng 1/20 liều người lớn trung bình
D. Nên căn cứ vào thể trạng
E. Dùng như người lớn trung bình
31. Các thuốc cần dùng cho phụ nữ có thai:
A. Thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp
B. Các chế phẩm có chứa Opi
C. Kháng sinh và sulfamid
D. Thuốc an thần
E. Tetracyclin, quinin, thuốc tẩy
Câu hỏi truyền thống:
1. Kể tên 4 nguồn gốc dược phẩm? Cho ví dụ.
2. Trình bày các kiểu tác dụng của thuốc? Cho ví dụ.
3. Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc?
QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC
Mục tiêu học tập
1. Phân biệt được thuốc độc bảng A với bảng B.
2. Trình bày được nội dung quản lý của quy chế.
3. Vận dụng được quy chế quản lý thuốc độc trong thực hành chuyên môn.
I. KHÁI NIỆM
1. Thuốc độc
Là những thuốc có độc tính cao, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người và sức khỏe người bệnh nếu sử dụng không đúng.
Dựa vào độc tính của thuốc, chia thuốc độc thành hai bảng:
- Thuốc độc bảng A là những thuốc với liều lượng nhỏ đã gây nguy hại đến tính mạng người.
- Thuốc độc bảng B là những thứ thuốc dễ gây tai nạn ngộ độc và cũng có thể gây nguy hại đến tính mạng người.
2. Quy chế thuốc độc
Là văn bản chính thức của nhà nước trong đó có ghi các quy định về: pha chế, kê đơn, cấp phát, sử dụng, bảo quản, dự trữ, báo cáo thuốc độc…
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng được kê đơn thuốc độc
Bác sĩ đại học được tốt nghiệp đại học y khoa được phân công khám và chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề thì được pháp kê đơn thuốc độc bảng A, B.
2. Nội dung đơn thuốc độc: được in theo mẫu
- Họ tên người bệnh: tuổi:
+ Dưới 2 tuổi phải ghi rõ số tháng.
+ Dưới 6 tuổi phải ghi thêm tên bố hoặc mẹ.
- Địa chỉ chi tiết người bệnh.
- Ghi rõ chẩn đoán bệnh.
- Ghi rõ chỉ định dùng thuốc: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng.
- Ghi rõ: công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định (nếu có).
- Ghi rõ họ tên, chữ ký, địa chỉ của người kê đơn.
- Đóng dấu đơn vị - ngày – tháng – năm kê đơn.
3. Yêu cầu cơ bản trên đơn
- Phải viết bằng bút mực, bút bi rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, không viết tắt, viết ngoáy, viết ẩu, không tẩy xóa.
- Số lượng thuốc độc bảng A và thuốc ngủ barbituric phải viết bằng chữ, chữ đầu phải viết hoa.
- Đơn viết sai phải xóa đi viết lại và ký xác nhận bên cạnh.
- Muốn cho quá liều tối đa phải ghi rõ “tôi cho liều này” và ký xác nhận bên cạnh.
- Gạch chéo phần giấy trắng còn lại trên đơn.
- Số lượng thuốc chỉ có 1 chữ số thì viết thêm số 0 vào phía trước chữ số.
- Số lượng thuốc độc uống theo giọt phải viết bằng chữ số La Mã. Ví dụ: X giọt
- Không kê đơn thuốc độc quá thời gian quy định.
+ Với thuốc độc A-B không quá 10 ngày.
+ Thuốc độc barbituric không quá 3 ngày với bệnh nhân mất ngủ.
+ Bệnh nhân tâm thần được dùng dài ngày theo sổ.
+ Với bệnh nhân mãn tính có thể quá 10 ngày nhưng không thể qua 30 ngày.
4. Pha chế thuốc độc
- Chỉ có dược sĩ đại học mới được pha chế thuốc độc.
- Khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thuốc độc để cấp phát cho người qua điều trị nội, ngoại trú.
- Hiệu thuốc được pha chế theo đơn được pha chế thuốc độc để phục vụ người bệnh có đơn thuốc.
5. Nhãn thuốc
Áp dụng theo quy chế nhãn thuốc do Bộ Y tế ban hành.
6. Bảo quản
- Thuốc độc phải được bảo quản trong kho, tủ khóa chắc chắn, có đủ các điều kiện bảo quản thuốc. Thuốc độc bảng A xếp riêng, bảng B xếp riêng, người giữ từ dược sĩ trung học trở lên. Những nơi không có đủ cán bộ chuyên môn như trên, thủ trưởng đơn vị ủy quyền bằng văn bản cho dược tá làm thay, nhưng mỗi lần không quá 6 tháng.
- Thuốc độc ở tủ cấp cứu, tủ thuốc trực, tủ thuốc y tế cơ quan, người giữ là y tá, y sĩ, bác sĩ trực giữ, có bảng danh mục, số lượng, chủng loại do giám đốc bệnh viện quy định và phải có sự bàn giao ca trực trước cho ca trực sau.
7. Cấp phát, sử dụng
- Khoa được bệnh viện cấp phát thuốc độc cho các khoa điều trị theo phiếu lĩnh thuốc (quy định theo mẫu).
- Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.
8. Sổ sách, ghi chép
- Đơn vị sản xuất, pha chế thuốc độc phải mở sổ ghi chép, pha chế (quy định theo mẫu).
9. Báo cáo
- Báo cáo thường xuyên: hằng tháng, quý, năm báo cáo lên cơ quan xét duyệt dự trù.
- Báo cáo đột xuất:
Khi mất trộm, ngộ độc chết người hoặc các lí do khác, đơn vị phải báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lí cấp trên nhận được báo cáo phải tiến hành thẩm tra và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Báo cáo xin hủy:
Thuốc kém chất lượng, quá hạn dùng, số lượng 500 viên, 300 ống, nguyên liệu dưới 100g do thủ trưởng đơn vị ký quyết định hủy. Nếu số lượng lớn hơn phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, báo cáo phải nêu dõ lý do xin hủy, ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, phương pháp hủy. Khi cơ quan quản lý cấp trên đồng ý bằng văn bản thủ trưởng đơn vị lập hội đồng hủy thuốc, hủy xong thủ trưởng phải báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.
III. THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ
- Mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc độc đều phải chấp hành quy chế này.
- Mọi hành vi vi phạm quy chế này tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tự lượng giá
Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Theo quy chế thuốc độc trong đơn vị y tế không có dược sỹ thì cán bộ y tế sau đây có thể được phép giữ thuốc độc khi thủ trưởng đơn vị yêu cầu và quyết định.
A. Dược tà B.
C. Bác sĩ D.
E.
G. Nữ hộ sinh H.
2. Các khoa phòng lâm sàng phải lập phiếu lĩnh thuốc độc bảng A và thuốc ngủ loại (A) theo mẫu quy định (mẫu số 5); các thuốc này phải do
(B) trực tiếp cho bệnh nhân uống.
3. Thuốc độc được phân thành hai bảng
4. Thuốc độc được phân thành (A) và (B) và thành phần giảm độc.
5. Bác sĩ tốt nghiệp đại học y khoa được (A) thì được phép kê đơn (B).
6. Trong nội dung đơn thuốc độc muốn cho quá liều tối đa phải ghi rõ (A) và (B) bên cạnh.
7. Trong tử trực, cấp cứu tại khoa phòng lâm sàng thì thành phẩm độc A, B có thể để (A) nhưng phải có (B) để thành phẩm độc A và thành phẩm độc B.
8. Chỉ có (A) mới được pha chế thuốc độc và không cùng được pha một nơi và một lúc với (B).
9. Ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, (A), (B) số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho bệnh nhân.
Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 10 đến 23 bằng cách đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai.
Câu hỏi | Đ | S |
Thực tế ranh giới giữa thuốc và thuốc độc không rõ rệt, chỉ khác nhau về liều lượng. | |||
11 | Đơn thuốc độc chỉ cần ghi rõ số tuổi. | ||
12 | Đơn thuốc độc viết sai phải xóa đi viết lại và ký xác nhận bên cạnh. | ||
13 | Dược sĩ được phép kê đơn thuốc độc. | ||
14 | Là bác sĩ đại học thì đủ điều kiện kê đơn thuốc độc. | ||
15 | Dược sĩ trung học được giữ thuốc độc bảng A-B. | ||
16 | Thuốc độc A-B được kê đơn dùng liên tục đến khi khỏi bệnh. | ||
17 | Thuốc ngủ barbituric được kê đơn như thuốc độc bảng B. | ||
18 | Muốn kê đơn cho dùng quá liều tối đa bác sĩ phải ký chịu trách nhiệm. | ||
19 | Đơn vị không có bác sĩ thì y tá có thể chỉ định dùng thuốc độc. | ||
20 | Thuốc độc dùng uống theo giọt phải viết rõ ràng số lượng bằng chữ số La Mã. | ||
21 | Khi kê đơn thành phẩm độc A gây nghiện phải viết thành 2 bản. | ||
22 | Khi kê đơn số thuốc độc bảng A và thuốc ngủ loại barbituric cần viết bằng số rõ ràng. | ||
23 | Người lĩnh, nhận thuốc độc nhất thiết phải là người có trình độ chuyên môn, y dược. |