Xu Hướng Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Trên Thế Giới


1.6.2. Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa

Các quốc gia đều nhận thấy vai trò của tự do hóa chính sách đầu tư và thương mại đối với phát triển kinh tế, đã ngày càng mở cửa thị trường thông qua việc nỗ lực ký kết các các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; và thông qua việc gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Việc kí kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Các hiệp định ký kết với các điều khoản liên quan đến đầu tư sẽ ảnh hưởng đến các quy định và chính sách đầu tư với các nhà ĐTNN hay ảnh hưởng đến sự thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư cho phù hợp với hiệp định. Chính sự đảm bảo về mặt pháp lý làm cho rủi ro đầu tư giảm đi, nhà ĐTNN mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với nước đầu tư với nước ngoài cũng tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi họ chỉ chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư mà thôi. Ngoài ra, điều kiện khi gia nhập tổ chức thương mại khu vực và quốc tế cũng như lộ trình mở cửa thị trường sau khi gia nhập đã buộc các quốc gia phải cải thiện môi trường đầu tư, bắt đầu từ hệ thống luật. Vậy có thể thấy xu hướng toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư toàn cầu gồm: hệ thống thể chế và môi trường pháp lý cho hoạt động ĐTNN ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu (hay ở cấp độ song phương, đa phương); quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng do các chính sách tự do hoá thương mại đã xoá bỏ rào cản giữa các nước; làm thay đổi lợi thế so sánh giữa các quốc gia, giữa nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư (các yếu tố đẩy và hút) như vốn, lao động, nguyên nhiên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ.

1.6.3. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới

Nếu các yếu tố đầu vào của sản xuất không thay đổi thì trình độ khoa học công nghệ nâng lên sẽ làm tăng năng suất lao động. Do đó, sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác, không chỉ là lao động để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nhà đầu tư và nền kinh tế. Các nước đầu tư thường là các nước phát triển, có tích lũy lớn, và trình độ khoa học


công nghệ cao. Nước nhận đầu tư thường phải thay đổi cơ sở hạ tầng phù hợp, và thay đổi các yếu tố vào khác để có thể đón được dòng vốn đầu tư này.

1.6.4. Các công ty xuyên quốc gia

Phần lớn hoạt động ĐTNN được thực hiện bởi các TNCs nên tốc độ tăng trưởng của các TNCs ảnh hưởng đến động thái của dòng FDI. TNCs bao gồm công ty mẹ và các công ty con ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của mình tại nước sở hữu. Có 3 dạng công ty con: Dạng thứ nhất là công ty phụ thuộc - hơn 50% tài sản do chủ đầu tư ở công ty mẹ nắm quyền sở hữu, họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và điều hành của công ty con. Dạng thứ hai là công ty liên kết, chủ đầu tư của công ty mẹ chỉ nắm một tỷ lệ nhỏ tài sản và có quyền hạn ít hơn so với dạng thứ nhất. Dạng công ty con thứ ba là dạng công ty con hoạt động với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ, trường hợp này công ty mẹ có toàn quyền đối với công ty con.

Làn sóng sáp nhập của các TNCs từ những năm 80 đã hình thành các công ty khổng lồ có mặt trên khắp các châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hơn, tổ chức có hiệu quả hơn và được vi tính hoá cao độ hơn. Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng việc sáp nhập các công ty có tác dụng tích cực trong việc phát triển kinh doanh theo qui luật thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, hạn chế các rủi ro kinh doanh. Làn sóng sáp nhập gia tăng góp phần làm cho ĐTNN đạt kỉ lục. Với làn sóng sáp nhập gia tăng cùng với xu hướng đầu tư vào khoa học công nghệ và dịch vụ của các TNCs cho thấy các nước đang phát triển vừa đứng trước cơ hội tiếp cận dòng FDI đổ vào khu vực này và được chuyển giao công nghệ; song cũng đứng trước thách thức là nguồn nhân lực chưa đủ để hấp thụ dòng FDI này. Do đó, nước nhận đầu tư cần phải phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ của người lao động, có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


1.6.5. Chính sách và khả năng của nhà đầu tư nước ngoài

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 8

Khi thu hút vốn ĐTNN, nước nhận đầu tư cần biết được chính sách của nhà ĐTNN. Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong những chính sách: Đầu tư định hướng thị trường, Đầu tư định hướng chi phí, và Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu [25]. Nước nhận đầu tư cần biết rõ lợi thế so sánh của nước mình cũng như những hạn chế của môi trường đầu tư để cải thiện các yếu tố của môi trường đầu tư phù hợp với chính sách của nhà đầu tư đồng thời thực hiện được định phát kinh tế của mình. Ngoài ra, nước nhận đầu tư cần tìm hiểu khả năng của các nhà ĐTNN (như lợi thế về công nghệ, vốn, quản lý..) để đưa chiến lược thu hút vốn đầu tư chọn lọc, định hướng nhà đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế. Để thực hiện chiến lược thu hút vốn đầu tư định hướng nhà đầu tư thì nước nhận đầu tư cần phải thay đổi các nguồn lực của quốc gia, các yếu tố của môi trường đầu tư nước mình cho phù hợp với khả năng của nhà ĐTNN.

1.7. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PARETO VÀO NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

Về phương pháp xử lý số liệu, kết quả điều tra được mã hóa, nhập liệu sử dụng phần mềm SPSS dùng để thống kê mô tả, phân tích tần số và vẽ các đồ thị. Sau đó, luận án cũng sử dụng phương pháp Pareto để đánh giá thực trạng môi trường đầu tư, những yếu tố DN có vốn ĐTNN cho là ảnh hưởng nhiều đến hoạt động FDI nhằm phát hiện những yếu tố môi trường đầu tư cần chú trọng giải quyết để cải thiện môi trường đầu tư. Phương pháp này sử dụng số liệu đã được điều tra, phân tích sắp xếp một cách trực quan những yếu tố môi trường đầu tư dưới dạng đồ thị (biểu đồ Pareto) để tìm ra những yếu tố gây trở ngại cho nhất cho hoạt động FDI. Việc tập trung giải quyết yếu tố của môi trường đầu tư hiện gây trở ngại nhiều nhất cho hoạt động FDI sẽ giúp cho kết quả cải thiện môi trường đầu tư là lớn nhất. Lý do sử dụng phương pháp Pareto để nghiên cứu vì môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố mà bất kỳ quốc gia nào không đủ nguồn lực và không thể nào giải quyết cùng một lúc tất cả các yếu tố của môi trường đầu tư. Phương pháp Pareto là công cụ sắp xếp những yếu tố cần giải quyết theo mức độ trở ngại của chúng, giúp tìm ra những yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng vốn FDI để ưu tiên tập trung


cải thiện trước nhằm tối đa hóa hiệu quả của quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Các bước để sử dụng phương pháp Pareto trong nghiên cứu luận án được tác giả thể hiện ở Sơ đồ 1.5.

Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra

Đánh giá hiện trạng môi trường đầu tư

Thu hẹp phạm vi yếu tố môi trường đầu tư

Giải quyết các yếu tố quan trọng


Nguồn: tác giả.

Sơ đồ 1.5. Quy trình đánh giá môi trường đầu tư bằng phương pháp Pareto


Trong quy trình, bước 1 thu thập số liệu được thực hiện bằng phương pháp điều tra. Bước 2 sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá hiện trạng môi trường đầu tư và tác động của môi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI. Bước 3, sử dụng biểu đồ Pareto để tìm ra những yếu tố chính của môi trường đầu tư gây ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động FDI. Bước 4, căn cứ vào kết quả của bước 3 để đề xuất giải pháp cải thiện những yếu tố trọng yếu này. Bước 5, sau một thời gian triển khai thực hiện giải pháp cần thu thập lại thông tin để đánh giá lại môi trường đầu tư nhằm đánh giá những tiến bộ đạt được cũng như tìm ra yếu tố trở ngại mới. Quy trình này cũng cho thấy việc đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư là việc làm thường xuyên định kỳ, không phải là công việc thực hiện một lần vì môi trường đầu tư luôn thay đổi.


Tuy nhiên, luận án chỉ có thể thực hiện 4 bước đầu tiên của quy trình đánh giá, cải thiện môi trường đầu tư này. Theo các bước công việc của quy trình này, luận án sẽ đi lần lượt các bước như Sơ đồ 1.6.

Đánh giá hiện trạng môi trường đầu tư

Thu hẹp phạm vi yếu tố môi trường đầu tư

Giải quyết các yếu tố quan trọng

Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra

Thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra, thu thập số liệu, xử lý kết quả điều tra

Tại chương II, kết quả điều tra được vận dụng phân tích làm rõ các nội dung của mục 2.1, 2.2.2.3

Tại mục 2.4 của chương II, những yếu tố tồn tại trọng yếu của môi trường đầu tư được xác định bằng biểu đồ Pareto

Chương 3 đưa ra giải pháp cải thiện các yếu tố quan trọng


Nguồn: tác giả.

Sơ đồ 1.6. Quy trình đánh giá môi trường đầu tư bằng phương pháp Pareto, vận dụng cho các phần của luận án


CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TỪ KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI, MỞ CỬA

2.1.1. Môi trường tự nhiên

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi thu hút các nhà ĐTNN. Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Diện tích đất liền là 331.690 km2. Khoảng cách giữa hai điểm cực nam và bắc là 1.650 km, khoảng cách Đông-Tây tối đa: 600 km (Bắc Bộ), 400 km (Nam Bộ) và tối thiểu: 50 km (Quảng Bình, Trung Bộ). Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550 km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, thuộc khu vực kinh

tế năng động của thế giới nên có tiềm năng liên kết với nhịp độ phát triển của khu vực, có khả năng kết nối với những nước có nền công nghiệp cao như: Nhật Bản, Singapo, Thái Lan. Do đó, Việt Nam có thể trở thành đầu mối giao lưu trung chuyển hàng hải, rất thuận lợi về giao thông đường biển với các châu lục khác. Vị trí địa lý là một lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực trong việc thu hút FDI.

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, tổng chiều dài các con sông là 41.000 km với tổng lưu lượng gần 300 tỷ m3 nước và 3.100 km kênh rạch. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Kông, chảy qua hai vùng đồng bằng Sông Hồng, và đồng bằng sông Cửu Long. Sông Hồng dài 1.149 km trong đó 510 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam, Sông Mê kông (Cửu Long) dài 4.220 km trong đó 220 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy.

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. Thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, dự án dầu khí và lọc dầu. Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát


triển nông, lâm nghiệp.

Theo kết quả điều tra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam hầu như không gây trở ngại hoặc rất ít đối với hoạt động ĐTNN. Nhiều DN FDI đánh giá vị trí địa lý và thời tiết khí hậu không gây trở ngại (44% và 35%). Rõ ràng, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng ít nhiều đến mọi dự án, nhưng đây là yếu tố bản thân nhà đầu tư chấp nhận khi quyết định đầu tư vào Việt Nam và chính phủ ít tác động nhất. Ngoài ra, các yếu tố khác được đánh giá ít trở ngại như cung cấp nước, viễn thông, quy định về lao động, giải quyết tranh chấp và chi phí lao động.


5.00


4.00


m ứ c độ tr ở ng ạ i

3.00


2.00


1.00


ng hô ot

Gia

0.00


Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Biểu 2.1. Đánh giá các yếu tố của môi trường đầu tư

Những yếu tố các DN có vốn FDI đánh giá có mức độ trở ngại cao là thủ tục hành chính, môi trường vĩ mô thiếu ổn định, chính sách không ổn định, trình độ lao động, tình trạng tham nhũng, khả năng tiếp cận nguồn vốn, giao thông, chi phí và


chất lượng nguyên vật liệu (Biểu 2.1. ).

2.1.2. Môi trường chính trị

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Ổn định chính trị là cơ sở cho ổn định kinh tế xã hội, tạo thuận lợi để Việt Nam trở thành đích đến an toàn của các nhà ĐTNN.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ về chính trị với các nước trên thế giới. Việt Nam tích cực, chủ động tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng. Năm 1992, Việt Nam ký các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU, mở đường cho quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam với các nước phát triển của liên minh châu Âu. Tháng 10/1993, Việt Nam chính thức nối lại quan hệ tín dụng với ba tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ngày 03/02/1995, Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam. Năm 1995, 3 sự kiện ngoại giao lớn: bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào ngày 11/7/1995; ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu vào 11/7/1995; trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995 và bắt đầu thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) từ 1/1/1996. Chính sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương với các nước trong khu vực và với Mỹ, mở cửa thị trường xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thu hút vốn FDI. Tháng 11 năm 1998, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC. Năm 2001, Hiệp ước thương mại song phương Việt/ Mỹ được ký kết, thúc đẩy quan hệ buôn bán thương mại với Mỹ. Năm 2003, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN. Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam ký hiệp ước và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007 và có quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) vào năm 2007. Việc Mỹ thực hiện quan hệ PNTR với Việt Nam đã có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Những rủi ro về xuất khẩu hàng hóa được giảm thiểu và rủi ro cạnh tranh quốc tế được điều chỉnh theo xu hướng an toàn hơn cho các DN Việt Nam. Tóm lại, Việt Nam đã tích cực thiết lập quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư với nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022