Năng Lực Cạnh Tranh Của Nền Kinh Tế


Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Thông tin liên lạc chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc tốt và cước phí rẻ.

1.2.5. Môi trường văn hóa, xã hội

Môi trường văn hóa, xã hội gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục, … tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, tới các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, như các thiết kế sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng), hình thức quảng cáo, thói quen tiêu dùng. Trong một số trường hợp, sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá đã mang lại những hậu quả không lường trong kinh doanh. Chẳng hạn, người dân Trung Quốc đặc biệt có cảm tình với màu đỏ nên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà ĐTNN cũng tăng thêm lượng màu này.

Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng lao động. Việc đào tạo lao động không đáp ứng nhu cầu của DN sẽ làm tăng chi phí đào lại của DN, ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhất định. Yếu tố văn hóa của người lao động gồm cách thức suy nghĩ, phong tục tập quán, giá trị nhân sinh quan, kỷ luật lao động… cũng phản ánh chất lượng lao động.

1.3. CHỈ SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.3.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Năng lực cạnh tranh thể hiện ở các phạm vi khác nhau, gồm: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh của DN, và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được hiểu là khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng và bảo vệ môi trường xã hội.


Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trước năm 2000, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được đánh giá theo các yếu tố được phân thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ số khác nhau, bao gồm:

1. Nội lực kinh tế, gồm: các chỉ tiêu giá trị tăng thêm, hoạt động đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng cuối cùng, hoạt động dự báo, giá cả sinh hoạt, hoạt động của các thành phần kinh tế.

2. Phạm vi quốc tế hóa, gồm: cán cân thanh toán vãng lai, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, mức độ mở cửa của nền kinh tế, chính sách bảo hộ quốc gia, FDI, đầu tư gián tiếp, tỷ giá hối đoái, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

3. Năng lực và hiệu quả hoạt động của chính phủ, gồm: nợ quốc gia, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, chính sách tài khóa, an ninh và tư pháp, sự can thiệp của Nhà nước, chi tiêu Chính phủ.

4. Tài chính, gồm: Chi phí vốn, khả năng sẵn có về vốn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng, tính năng động của thị trường chứng khoán.

5. Cơ sở hạ tầng trong nước, gồm: hạ tầng cơ bản, khả năng tự cung cấp về năng lượng, môi trường, hạ tầng công nghệ.

6. Quản trị, gồm: năng suất, hiệu quả quản lý, văn hóa kinh doanh, hoạt động kinh doanh, chi phí nhân công.

7. Khoa học và công nghệ, gồm: chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, quản lý công nghệ, môi trường khoa học, sở hữu trí tuệ, nguồn nhân lực để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển.

8. Con người, gồm: đặc điểm dân số, đặc điểm của lực lượng lao động, việc làm, thất nghiệp, cơ cấu giáo dục, chất lượng cuộc sống, các giá trị và hành vi.

Bắt đầu từ năm 2000, WEF đã phân nhóm lại thành 3 nhóm lớn, bao gồm:

1. Nhóm các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh tế vĩ mô (hay gọi là nhóm độ

mở)

2. Nhóm chỉ số xếp hạng về thể chế công (hay gọi là nhóm tài chính)


3. Nhóm các chỉ số xếp hạng về công nghệ (hay gọi là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ)

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index-GCI) được xây dựng dựa trên 3 nhóm chỉ số trên, được sử dụng trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu từ Báo cáo năm 2001/2002 đến Báo cáo năm 2005/2006.

Từ năm 2007, WEF đã sử dụng Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index-GCI) thay cho chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng trưởng, gồm 3 nhóm chỉ số lớn:

1. Những yêu cầu cơ bản

Các thể chế

Kết cấu hạ tầng

Ổn định kinh tế vĩ mô

Y tế và giáo dục cơ bản

2. Các nhân tố tăng cường hiệu quả

Giáo dục và đào tạo bậc cao

Hiệu quả của thị trường hàng hóa

Hiệu quả của thị trường lao động

Mức độ hiện đại của thị trường tài chính

Mức độ sẵn sàng về công nghệ

Quy mô thị trường

3. Các nhân tố đổi mới và sáng tạo

Trình độ kinh doanh

Đổi mới

Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF - bắt đầu xếp hạng nền kinh tế Việt Nam từ năm 1997 và liên tục xếp hạng cho đến nay. Chỉ số này càng cao hay Xếp hạng năng lực cạnh tranh càng thấp thì năng lực cạnh tranh của quốc gia càng cao.


Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển DN dân doanh. PCI bao gồm các chỉ số thành phần như chi phí khởi sự kinh doanh, tính minh bạch, khả năng tiếp cận thông tin, thanh tra, kiểm tra, niềm tin của DN đối với hệ thống pháp luật và đào tạo lao động. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI), là dự án do dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Chỉ số này được công bố lần đầu vào năm 2005 cho 47 tỉnh, thành. Từ năm 2006, cả 64 tỉnh thành đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Chỉ số này đánh giá đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của các chính quyền địa phương để nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư tư nhân vào tỉnh, từ đó thúc đẩy chính quyền địa phương thay đổi trong các chính sách về kinh tế để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

1.3.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia

Bảng 1.3. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia


Rủi ro chính trị

Rủi ro tài chính

Rủi ro kinh tế

Sự ổn định của chính phủ

Nợ nước ngoài/GDP (%)

GDP bình quân đầu người

Các điều kiện kinh tế xã hội

Thanh toán nợ nước

Tăng trưởng GDP thực tế

Hoạt động đầu tư Mâu thuẫn bên trong Mâu thuẫn bên ngoài Tham Nhũng

Quân đội trong Chính trị Xung đột về tôn giáo

Luật và Quy định

ngoài/Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (XGS)

Tài khoản vãng lai/XGS

Tài sản ròng tính bằng số tháng có thể tài trợ cho nhập khẩu

Sự ổn định tỷ giá hối đoái

hàng năm

Tỷ lệ lạm phát hàng năm Cán cân ngân sách (% GDP)

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP)

Xung đột về sắc tộc



Trách nhiệm giải trình về



tính dân chủ



Chất lượng công chức



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 6

Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide-ICRG) là công cụ dự đoán về tình hình đầu tư quốc tế. Chỉ số này phân tích môi trường tài


chính, kinh tế và chính trị ở các quốc gia phát triển và mới nổi, nhằm đưa ra nhận định về rủi ro đầu tư, có hội kinh doanh cũng như ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế hiện tại và trong tương lai. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia gồm ba tiêu chí chính: rủi ro chính trị, tài chính và kinh tế. Trong đó, rủi ro chính trị gồm 12 yếu tố, rủi ro tài chính gồm 5 yếu tố và rủi ro kinh tế gồm 5 yếu tố. Mỗi yếu tố được đo lường bằng một số trong đó giá trị lớn thể hiện mức độ rủi ro thấp và ngược lại. Các yếu tố cụ thể của mỗi tiêu chí rủi ro được được thể hiện qua Bảng 1.3. .

1.3.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng

Chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1995, và là công cụ nổi tiếng nhất của TI để đánh giá mức độ minh bạch. Chỉ số này có thang điểm từ 0-10, nếu quốc gia có chỉ số này cao thì tham nhũng ít và mức độ minh bạch cao. Chỉ số này được TI sử dụng để xếp hạng mức độ nhận thức tham nhũng của trên 150 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh chỉ số này, trong những năm gần đây, TI đã phát triển thêm các công cụ đo lường tham nhũng khác. Chỉ số người đưa hối lộ (Bribe Payers’ Index- BPI) đánh giá mặt cung của tham nhũng, và chỉ số BPI xếp hạng tham nhũng theo nước đi đầu tư và theo ngành. Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (Global Corruption Barometer-GCB) là cuộc điều tra ý kiến công chúng để đánh giá nhận thức và trải nghiệm về tham nhũng của công chúng tại trên 60 nước trên thế giới.

1.3.4. Xếp hạng kinh doanh

Xếp hạng kinh doanh của Ngân hàng thế giới được đưa ra lần đầu vào năm 2004. Chỉ số này phản ánh các quy định của chính phủ và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh. Chỉ số này là chỉ số tổng hợp của các chỉ số về bắt đầu kinh doanh, cấp phép, tuyển dụng, đăng ký tài sản, cung cấp tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, trả thuế, ngoại thương, thực thi hợp đồng, chấm dứt kinh doanh. Các yếu tố cụ thể của mỗi chỉ số được được thể hiện qua Bảng 1.4.


Bảng 1.4. Các nhóm chỉ số xếp hạng kinh doanh


Bắt đầu kinh doanh

Bảo vệ nhà đầu tư

Thủ tục (số)

Chỉ số công khai

Thời gian (ngày)

Chỉ số trách nhiệm của giám đốc

Chi phí (% của TN/N)

Chỉ số cổ đông

Vốn tối thiểu (% của TN/N)

Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư

Xử lý các giấy phép xây dựng

Trả thuế

Thủ tục (số)

Các khoản trả (số)

Thời gian (ngày)

Thời gian (giờ)

Chi phí (% của TN/N)

Thuế thu nhập

Tuyển dụng

Thuế và khoản đóng cho lao động (%)

Chỉ số khó khăn về tuyển dụng

Thuế khác (%)

Chỉ số về tính chặt chẽ về giờ

Tổng thuế suất (% lợi nhuận)

Chỉ số khó khăn về sa thải

Ngoại thương

Chỉ số về tính chặt chẽ về tuyển dụng

Tài liệu để XK (số)

Chi phí sa thải (số tuần lương)

Thời gian XK (ngày)

Đăng ký tài sản

Chi phí để XK (USD/container)

Thủ tục (số)

Tài liệu để NK (số)

Thời gian (ngày)

Thời gian NK (ngày)

Chi phí (% giá trị tài sản)

Chi phí để NK (USD/container)

Cung cấp tín dụng

Thực thi hợp đồng

Chỉ số quyền pháp lý

Thủ tục (số)

Chỉ số thông tin tín dụng

Thời gian (ngày)

Tổ chức công (% người trưởng thành)

Chi phí (% hợp đồng)

Tổ chức tư (% người trưởng thành)

Chấm dứt kinh doanh


Thời gian (năm)


Chi phí (% tài sản)


Tỷ lệ phục hồi (xu/$)

1.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN FDI

Nhiều công trình trên thế giới đã nghiên cứu về nguyên nhân tạo ra dòng chảy FDI. Phần này chỉ đề cập tới một số lý thuyết về ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI.

1.4.1. Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết chiết trung hay lý thuyết OLI (ownership–location–internalization) của Dunning cho rằng một công ty thực hiện hoạt động FDI khi hội đủ ba lợi thế. Ba


lợi thế đó là lợi thế sở hữu-lợi thế O (ownership), lợi thế địa điểm-lợi thế L (location) và lợi thế nội hóa-lợi thế I (internalization). Lợi thế sở hữu của công ty được hiểu là công ty đang sở hữu những lợi thế so với công ty khác như công nghệ, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, kỹ năng quản lý. Lợi thế sở hữu là tiền đề cho hoạt động FDI. Lợi thế địa điểm có được khi công ty đầu tư tại một địa điểm. Lợi thế địa điểm tạo ra từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, quy mô thị trường lớn, chi phí các yếu tố của quá trình sản xuất thấp, môi trường kinh doanh thân thiện... Lợi thế địa điểm là lý do tại sao một số quốc gia lại hấp dẫn hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác. Lợi thế nội hóa là sự tương tác giữa hai lợi thế với nhau. Nhờ nội hóa hoạt động tại một địa điểm làm giảm chi phí giao dịch thay vì cấp phép hoặc xuất khẩu công nghệ như chi phí ký kết và thực hiện hợp đồng.

Theo lý thuyết chiết trung, lợi thế địa điểm hay lợi thế của quốc gia, địa phương nhận đầu tư có ảnh hưởng tới thu hút và thực hiện FDI. Đây là lợi thế mà quốc gia nhận đầu tư có thể chủ động thay đổi để thu hút được nhiều FDI.

1.4.2. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên

Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên cho rằng FDI chảy từ nước có lợi nhuận cận biên thấp đến nước có lợi nhuận cận biên cao. Mac Dougal-Kempt đưa ra lập luận lợi nhuận cận biên của vốn giảm dần khi lượng vốn tăng lên. Lý thuyết này dựa trên giả định thị trường hoàn hảo, không có rủi ro, nên lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư. Do đó, một quốc gia có vốn dồi dào thì có mức lợi nhuận cận biên về vốn thấp hơn so với quốc gia khan hiếm vốn. Chênh lệch lợi nhuận cận biên sẽ tạo ra dòng chảy của vốn từ quốc gia có lợi nhuận cận biên thấp sang quốc gia có lợi nhuận cận biên cao, làm cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia có chiến lược thu hút ĐTNN theo ngành và vùng khác nhau, mỗi quốc gia có lợi thế khác nhau nên có thể vừa thu hút FDI, lại vừa đầu tư ra nước ngoài. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên chưa giải thích được việc nhiều quốc gia vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vừa thu hút FDI. Với góc


độ nhà đầu tư, để tối đa hóa lợi nhuận thì nhiều nhà đầu tư vẫn đầu tư sang nước khác để tránh các rào cản thương mại dù lợi nhuận cân biên không cao hơn. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cần biết cũng cho thấy quốc gia nào mang lại lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư.

1.4.3. Lý thuyết quy mô thị trường

Lý thuyết này cho rằng quy mô thị trường của một nước có ảnh hưởng đến lượng FDI mà nước đó có thể tiếp nhận. Quy mô thị trường được đo lường bằng lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ các TNCs, hoặc GDP của từng nước.

Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng nhập khẩu. Balassa (1966) cho rằng, quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm, từ đó có thể đạt đến việc giảm chi phí và vốn đầu tư để bảo đảm lợi nhuận cận biên [51]. Do vậy, khi một nước đã phát triển đến trình độ cho phép khai thác lợi thế về quy mô thị trường đủ lớn để chuyên môn hoá các yếu tố sản xuất và tối thiểu hoá của chi phí thì trở thành nước có tiềm năng thu hút FDI.

Tuy vậy, lý thuyết này cũng không giải thích được trường hợp FDI hướng vào xuất khẩu mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, đặc khu Hồng Kông đã thu hút được FDI mặc dù ở đó quy mô thị trường không đủ lớn. Một số nghiên cứu lập luận rằng, không chỉ là quy mô thị trường, hay độ lớn của GDP, mà là tốc độ tăng trưởng của GDP và việc mở rộng thị trường trong nước, mở cửa đối với thị trường nước ngoài là các yếu tố giải thích dòng chảy FDI vào một nước.

1.4.4. Lý thuyết lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823) cho rằng mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào một số ngành hoặc một số lĩnh vực có lợi thế so sánh so với quốc gia khác thì các quốc gia đều có lợi. Lợi thế so sánh có được khi các quốc gia chuyên môn hóa, tập trung sản xuất và trao đổi những mặt hàng có lợi nhuận lớn nhất hoặc mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất thì các quốc gia đều có lợi hơn khi sản xuất mọi mặt hàng. Các quốc gia có thể có lợi thế tuyệt đối cao hơn hoặc thấp hơn so với

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí