Căn Cứ Theo Nguyên Nhân Tạo Ra Dòng Chảy Vốn Đầu Tư


nguồn nhân lực...

Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động: thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền...

Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư: các yếu tố phá sản hoặc giải thể...

Hoạt động kinh doanh

Kết thúc hoạt

động kinh doanh

Giải thể

Phá sản

Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp...

Vốn FDI

Nhà đầu tư nước ngoài

Tiếp cận thị trường

An

ninh

chính trị-xã hội

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Xuất nhập cảnh

Minh bạch, công khai chính sách đầu tư

Thuế

Xuất nhập khẩu

Tuyển dụng lao động

Đất đai

Yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Ngoại hối

Khiếu kiện

Chuyển tiền

Bảo hộ tài sản của nhà đầu tư

Lĩnh vực được phép kinh doanh

Giải quyết tranh chấp

Minh bạch, công khai

Cơ sở hạ tầng....

Theo giai đoạn hình thành, thực hiện của hoạt động đầu tư, môi trường FDI bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản DN FDI. Môi trường FDI theo cách tiếp cận này được quan niệm là: “Tổng thể các yếu tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản của DN nước đi đầu tư”. Các yếu tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị… ở nước tiếp nhận đầu tư.





Nguồn: UNCTAD [63].

Sơ đồ 1.3. Môi trường đầu tư nước ngoài


Khi nhà đầu tư quyết định tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư thì vấn đề đầu tiên họ sẽ gặp phải đó là thủ tục thành lập và cấp


phép đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh vực đầu tư được phép hoạt động, nguồn nhân lực…. đây được coi là “nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư”. Sau khi thành lập, nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ gặp phải các yếu tố có liên quan đến thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền… đây được gọi là “nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động”. Sau khi tiến hành hoạt động trong một thời gian nhất định nếu nhà đầu tư không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc bị phá sản thì sẽ liên quan đến các yếu tố: phá sản, giải thể… đây được coi là “nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư”. Sơ đồ 1.3. minh họa môi trường đầu tư theo cách tiếp cận từng giai đoạn đầu tư.

1.1.3.6. Căn cứ theo nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư

Yếu tố đẩy: Các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của nước đi đầu tư.

Yếu tố kéo: Các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư.

Nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư giữa các quốc gia là do các yếu tố đẩy và yếu tố kéo. Yếu tố đẩy là các yếu tố của nước đi đầu tư như thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ, quy mô thị trường, … Yếu tố kéo là yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư như tình hình chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hoá xã hội. Sự khác biệt về yếu tố kéo giữa các quốc gia, làm cho lượng vốn thu hút giữa các quốc gia sẽ khác nhau.

1.1.3.7. Căn cứ theo hình thái vật chất

Theo hình thái vật chất, môi trường đầu tư có thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm.

Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàng không, cảng biển...), hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng...


Môi trường mềm bao gồm hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại); hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng, kế toán và kiểm toán...

1.1.3.8. Căn cứ vào nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư (theo WIR 1998)

Bảng 1.2. Môi trường đầu tư nước ngoài


Môi trường đầu tư nước ngoài

Khung chính sách FDI

Nhóm nhân tố kinh tế

Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh

Thị trường

Tài nguyên/tài sản

Hiệu quả

Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định

Quy định liên quan đến thành lập và hoạt động

Chính sách đối với chức năng và cấu trúc thị trường (chính sách cạnh tranh và sáp nhập DN)

Gia nhập các điều ước quốc tế về FDI

Chính sách tư nhân hoá

Chính sách thương mại (thuế quan và phi thuế quan)

Chính sách thuế

Dung lượng thị trường và thu nhập

bình quân

đầu người.

Tăng trưởng thị trường

Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới

Sở thích của người tiêu dùng

Cấu trúc thị trường

Nguyên nhiên vật liệu sản xuất

Chi phí nhân công thấp

Trình độ lao

động cao

Thừa nhận và bảo hộ tài sản công nghệ, thương hiệu

Cơ sở hạ tầng (cảng, đường, điện, viễn thông)

Chi phí đầu vào (vận chuyển, viễn thông) và chi phí của hàng

hoá trung gian.

Gia nhập

các Hiệp

định khu vực và thế giới để thiết lập mạng lưới hợp tác.

Xúc tiến đầu tư (bao gồm xây dựng hình ảnh, các hoạt động quảng bá đầu tư và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầu tư)

Biện pháp

khuyến khích

đầu tư.

Chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính

Các dịch vụ giải trí cho người nước ngoài.

Dịch vụ sau đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 5

Nguồn: UNCTAD [63, trang 91].

Theo nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố chính sau:

Khung chính sách đối với hoạt động FDI

Nhóm nhân tố kinh tế

Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh


1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế nào phụ thuộc phần lớn vào loại và lượng FDI. Những yếu tố thuộc môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút FDI. Vai trò của các yếu tố này đối với việc thu hút FDI cũng thay đổi theo thời gian. Các yếu tố của môi trường đầu tư như quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, chất lượng lao động, chi phí lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và thuế quan, độ mở của chính sách chính phủ, hiệu quả của bộ máy hành chính... ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, từ đó có tác động tới ý định và hành vi của nhà ĐTNN và tác động tới dòng chảy vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển.

1.2.1. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,… của một vùng nhất định. Các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư theo ngành tại một vùng nhất định. Nếu quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể thu hút vốn đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản. Quốc gia có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động không, có các tuyến giao thông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không. Quốc gia có vị trí như vậy được hưởng lợi từ các dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá. Với nhà đầu tư, các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn.

Chính tài nguyên thiên nhiên là lợi thế sẵn có so với vùng khác, quốc gia khác, là cơ sở để xây dựng định hướng phát triển ngành của một vùng, một quốc


gia. Nhiều nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng có những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản nhưng lại có sức mạnh kinh tế. Do đó, tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn để phát triển kinh tế.

1.2.2. Môi trường chính trị

Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư. Nhà ĐTNN chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra. Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà ĐTNN. Đó là việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động ĐTNN, tạo ra sự phát triển ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội.

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán và chính sách bất ổn định. Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị đe doạ. Hoặc ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, chiến lược xuất nhập khẩu…) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.

1.2.3. Môi trường pháp luật

Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư. Môi trường pháp lý đối với hoạt động ĐTNN bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến


pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng xây dựng hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Hệ thống các chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần... Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương và hành động cụ thể. Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế, giám sát hoạt động của các DN và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế. Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.

Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật là: Thứ nhất, có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Hai là, qui chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại; Ba là, các qui định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nếu như các qui định về mặt pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn ĐTNN càng cao.

1.2.4. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đó, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI của nhà đầu tư. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP/ đầu người, hệ thống tài chính...


1.2.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài). Tăng trưởng kinh tế cao, và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn ĐTNN, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn ĐTNN sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút nhà đầu tư.

1.2.4.2. Quy mô thị trường

Một quốc gia có dân số đông, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với nhà ĐTNN. Quy mô thị trường càng lớn thì càng hấp dẫn nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường. Chẳng hạn, Trung quốc là một trong những quốc gia thu hút được lượng vốn FDI lớn nhất trên thế giới bởi một lợi thế mà các quốc gia khác khó có được là với quy mô dân số lớn, hơn 1 tỷ người.

1.2.4.3. Nguồn lao động

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và giá cả sức lao động. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động… Chất lượng lao động có ảnh hưởng tới thu hút vốn ĐTNN, tới cơ cấu ĐTNN, tới đầu tư vào lĩnh vực cụ thể. Nếu chất lượng lao động cao và chi phí lao động thấp thì môi trường đầu


tư càng hấp dẫn, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để có lực lượng lao

động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề…

1.2.4.4. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc. Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo ra môi trường cho hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ chu chuyển đồng vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Khi cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và tạo ra rào cản cho hoạt động đầu tư. Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà ĐTNN, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao. Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Đặc biệt với ngành logistics thì cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định đối với chi phí và lợi nhuận.

Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục. Các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

Mạng lưới giao thông góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu là cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết, giảm chi phí vận chuyển.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí