ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÙI XUÂN ANH
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÙI XUÂN ANH
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS CHU VĂN CẤP
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp và giá trị của luận văn 5
7. Kết cấu luận văn 5
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ MÔI
TRƯỜNG ĐẦU TƯ 6
1.1 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - hình thức đầu tư quốc tế 6
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI 9
1.2 Môi trường đầu tư 19
1.2.1 Môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành 19
1.2.2 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút FDI 33
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI
ĐOẠN 2005 –2010 37
2.1 Những lợi thế của Hải Dương trong việc thu hút FDI 37
2.1.1 Thái độ chính trị trong việc tiếp nhận đầu tư và sự ổn định xã hội 37
2.1.2 Nguồn lực tự nhiên 39
2.1.3 Nguồn nhân lực 41
2.1.4 Cơ sở hạ tầng 44
2.1.5 Quy mô và tiềm năng của thị trường 49
2.1.6 Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính 50
2.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 58
2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 58
2.2.2 Tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,
du lịch, xuất nhập khẩu 61
2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách 64
2.3 Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương dưới tác động của môi trường đầu tư 65
2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 65
2.3.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài 68
2.3.3 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương và những vấn đề đặt ra 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HẢI DƯƠNG 80
3.1 Mục tiêu và phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 80
3.1.1 Bối cảnh thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020 80
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020 81
3.2 Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI ở Hải Dương 85
3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch 86
3.2.3 Nhóm giải pháp về cải thiện kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90
3.2.4 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại 95
3.2.5 Nhóm giải pháp khác 100
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
Tên | Trang | |
Sơ đồ | ||
1.1 1.2 | Các loại hình vốn đầu tư quốc tế Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI | 7 20 |
Bảng | ||
1.1 | Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam 2006 – 2009 | 12 |
1.2 | Vị trí của FDI trong xuất khẩu | 16 |
2.1 | Trình độ văn hóa của lao động Hải Dương và một số địa phương | 42 |
khác 2009 | ||
2.2 | Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của lao động Hải Dương và một | 43 |
số địa phương khác 2009 | ||
2.3 | Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của lao động Hải Dương | 43 |
2.4 | Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy một số tỉnh | 46 |
Đồng bằng sông Hồng | ||
2.5 | Hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp của UBND Tỉnh | 54 |
Hải Dương 2001 – 2006 | ||
2.6 | Mức thưởng cho các cá nhân, tổ chức vận động được các dự án | 55 |
đầu tư vào khu công nghiệp | ||
2.7 | Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hải Dương, Đồng bằng sông Hồng và | 59 |
cả nước giai đoạn 2001 - 2009 | ||
2.8 | Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2010. | 59 |
2.9 | Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương 2010 | 62 |
2.10 | Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 1990 – 2009 | 66-67 |
2.11 | Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1990 đến 2009 phân theo | 69-70 |
đối tác đầu tư chủ yếu. | ||
2.12 | Tình hình đầu tư trong các khu công nghiệp tại Hải Dương | 71 |
giai đoạn 1990 – 2009. | ||
Hình | ||
2.1 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngànhTỉnh Hải Dương giai đoạn | 60 |
2005 – 2010 | ||
2.2 | Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo thành phần kinh tế tại Hải | 61 |
Dương giai đoạn 2005 - 2010 | ||
2.3 | Giá trị sản xuất công nghiệp | 62 |
2.4 | Tổng giá trị xuất khẩu năm 2009 – 2010 | 63 |
Có thể bạn quan tâm!
- Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 2
- Vai Trò Của Fdi Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Môi Trường Đầu Tư Và Các Yếu Tố Cấu Thành
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA ASEAN BOT BT CCN ĐTNN EPZ FDI GDP HDI KCN KH-ĐT MNEs ODA PCI TNCs UBND
UNCTAD WTO
Khu vực mậu dịch tự do Asean Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao Xây dựng – Chuyển giao
Cụm công nghiệp Đầu tư nước ngoài Khu chế xuất
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số phát triển con người Khu công nghiệp
Kế hoạch – đầu tư Công ty đa quốc gia
Hỗ trợ phát triển chính thức Chỉ số năng lực cạnh tranh Công ty xuyên quốc gia
Ủy ban nhân dân
Diễn đàn thương mại và phát triển liên hiệp quốc Tổ chức thương mại thế giới
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, do đó cần rất nhiều vốn [vốn trong nước và vốn nước ngoài (FDI, ODA…)]. Hơn 20 năm qua thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã thu hút được hàng ngàn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến ngày 20 – 10 – 2010 đã có 12.213 dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 109 tỷ USD, tăng khoảng 600 lần so với năm 1988. Trong đó vốn pháp định là 63 tỷ USD. Sự tăng trưởng FDI do đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó có sự cải thiện môi trường đầu tư .
Để tận dụng cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang gia tăng, Hải Dương đã và đang không ngừng xây dựng một hình ảnh tốt đẹp hơn thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư nói chung và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nói riêng. Trong thời gian gần đây Hải Dương đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc cải thiện môi trường đầu tư và thông qua đó đạt được một số kết quả đáng kể trong việc thu hút FDI. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 2210 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 5163,3 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1895,3 triệu USD, bằng 36,7% tổng vốn đăng ký. Tuy vậy, vốn FDI vào Hải Dương chưa xứng với tiềm năng, và khả năng thu hút đầu tư của Hải Dương còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân liên quan đến môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Vì thế việc nghiên cứu môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương là cần thiết, cấp bách nhằm tìm các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, thúc đẩy, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của Hải Dương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy vấn đề: “Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với hoạt động đầu tư (trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) nên đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau.
* Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2008, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội.
4. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH – HĐH ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Bộ kế hoạch và đầu tư (4/2003), Chính sách đầu tư nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu hội thảo quốc tế, Hà Nội
7. TS Lê Xuân Bá (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
* Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư
- Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư nói chung:
+ PGS.TS Nguyễn Khắc Thân – PGS.TS Chu Văn Cấp (1996), “Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.