Môi Trường Đầu Tư Và Các Yếu Tố Cấu Thành


phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm... với giá cao hơn mặt bằng quốc tế.‌

+ Trong số các nhà đầu tư nước ngoài không phải không có những trường hợp cố tình hoạt động tình báo gây rối an ninh, chính trị… [21, tr.16]

1.2 Môi trường đầu tư

1.2.1 Môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành

1.2.1.1 Quan niệm về môi trường đầu tư

Có rất nhiều cách định nghĩa về môi trường đầu tư:

Theo Vũ Chí Lộc – Giáo trình “Đầu tư nước ngoài” – NXB Giáo dục: “Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan tác động đến hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước ngoài”.

Theo GS-PTS Ngô Xuân Dân – “Quan hệ kinh tế quốc tế (Lý thuyết và thực tiễn) ”: “môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, tâm lý của nước tiếp nhận đầu tư nhằm bảo vệ sự an toàn và khả năng sinh lợi tối đa của nguồn vốn đầu tư bên ngoài.”

Theo WB – “Vietnam Development Report 2006”: “môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất .” [14,tr.23]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Theo Nguyễn Thị Liên Hoa – “Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam” thì môi trường thu hút FDI và thị trường thu hút vốn FDI là các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI.


Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 4

Sơ đồ 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Môi trường thu hút FDI

FDI



Thị trường thu hút vốn FDI

Thị trường tiềm năng

Thị trường lao động

Chính sách

kinh tế

Hệ thồng pháp

luật

Ổn định chính trị

Tập quán văn hóa

– xã hội


Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu môi trường đầu tư theo nghĩa chung nhất là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư song theo nhiều nhà kinh tế, môi trường đầu tư có thể chia ra thành:

(1) – Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng giao thông (đường xá, cầu cảng…), hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, hệ thống khu, cụm công nghiệp…

(2) – Môi trường mềm: hệ thống dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (nhất là các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại), hệ thống các dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán, bảo hiểm.. Môi trường mềm còn bao gồm cả các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế,…


1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành

Mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng là để thu lợi nhuận và các lợi ích khác nếu có. Vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là môi trường đầu tư có hiệu quả đầu tư cao và mức độ rủi ro thấp. Điều này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:

- Chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà.

- Điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng kinh tế.

- Mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính – pháp lý.

- Sự ổn định chính trị - xã hội và nền kinh tế vĩ mô.

- Độ mở của nền kinh tế.

- Sự phát triển của hệ thống thị trường.

… Các nhân tố nếu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư, nhất thiết phải xử lý đồng bộ các yếu tố nêu trên.

Dưới đây là sự phân tích một số yếu tố cấu thành môi trường đầu tư.

* Một là, môi trường chính trị - xã hội và sự ổn định kinh tế vĩ mô

Khi xem xét môi trường chính trị xã hội, các nhà đầu tư thường quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: sự ổn định chính trị xã hội và thái độ chính trị của địa phương nhận đầu tư với việc thu hút đầu tư nước ngoài.

- Ổn định chính trị - xã hội là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi lẽ tình hình chính trị không ổn định, nhất là thể chế chính trị không ổn định (và đi liền với nó là luật pháp, chính sách thay đổi)… sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội mà nhà đầu tư nước ngoài cũng phải gánh chịu một phần.

Tiêu chí của sự ổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự bền vững của chính phủ, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính


trị, sự hoạt động của các đảng phái và các tôn giáo, sắc tộc. Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi thì chính trị càng ổn định và độ tin cậy càng cao thì càng hấp dẫn đầu tư tư nhân [16,tr.41]

Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận và giảm rủi ro đến mức thấp nhất là mong muốn của bất kỳ nhà đầu tư nào muốn làm ăn lâu dài. Nếu không có môi trường chính trị - xã hội ổn định thì các điều kiện khác dù có thuận lợi đến đâu, các chính sách ưu đãi có rộng rãi đến đâu cũng không thể “níu chân”, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như trường hợp của Thái Lan. So với các nước trong khu vực Asean, Thái Lan là quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, từ lâu Thái Lan đã chú ý nhiều đến cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song từ cuối năm 2008 đến nay, Thái Lan luôn đặt trong tình trạng bất ổn chính trị kéo dài. Các doanh nhân nước ngoài đang làm ăn tại Thái Lan lo ngại bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ bùng phát trở lại và có khả năng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kế hoạch làm ăn. Các dự án FDI ở nước này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Điều này cho thấy, một quốc gia, một địa phương có sự ổn định chính trị

- xã hội, không có xung đột, không có các vấn đề về tôn giáo, sắc tộc cũng như không tồn tại hoặc tồn tạn rất hạn chế tệ nạn và vấn đề xã hội,

- Thái độ chính trị của địa phương nhận đầu tư với việc thu hút đầu tư Thái độ chính trị của địa phương nhận đầu tư với việc thu hút đầu tư là

mong muốn tiếp nhận các dự án đầu tư hay vốn đầu tư của địa phương đó thể

hiện ở các chủ trương, quan điểm về thu hút đầu tư. Ngoài ra nó còn thể hiện ở thái độ hợp tác chân thành, thiện chí của Chính phủ, chính quyền địa phương, người dân với nhà đầu tư. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: một mặt nó chính là động lực để địa phương đó cải thiện môi trường đầu tư, mặt khác nó tạo cho nhà đầu tư sự tin cậy, yên tâm khi đầu tư tại địa phương đó.


Ở Việt Nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt Nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương.

Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rò ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư.

Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò củamình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.


Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương. Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết định đối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nước ngoài.

Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương. Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị những phương tiện và năng lực cần thiết. Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dưỡng đầu tư nói riêng.

Như vậy, chính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thực hiện chính sách đạt kết quả như mong đợi.

- Ổn định kinh tế vĩ mô: là yếu tố quan trọng tròn việc thu hút FDI và là yếu tố đầu tiên đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực tế cho thấy, kinh tế và mọi mặt của đời sống đất nước không ổn định thì đất nước không thể phát triển. Không thể có chất lượng tăng trưởng tốt (điều mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm) nếu không có ổn định kinh tế vĩ mô.

Ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện ở: đảm bảo tăng trưởng kinh tế (GDP) với tốc độ hợp lý và ổn định, kìm chế và giảm lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách.

* Hai là, độ mở của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia

- Độ mở của nền kinh tế


Các thước đo độ mở của nền kinh tế thường được sử dụng bao gồm: tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP (EXP) và tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu trên GDP (IMP), tỷ trọng FDI trên tổng đầu tư (FI) và tỷ trọng của khu vực nước ngoài trong GDP (FS). Các thước đo này thường có tính không ổn định nên tồn tại hiện tượng sai số phép đo. EXP và IMP là những thước đo cơ bản nhất thường sử dụng cho độ mở cửa của nền kinh tế.

Độ mở của nền kinh tế có thể góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua việc thúc đấy dòng nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cũng như kinh nghiệm quản lý kinh tế của nước ngoài vào nền kinh tế trong nước qua thu hút FDI. Độ mở của nền kinh tế lớn thì FDI vào nhiều. Ví dụ, năm 2007, GDP cả nước tương đương 71,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,387 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 60,783 tỷ USD. Do đó, EXP là 67%, IMP là trên 83%. FDI thu hút được là 20,3 tỷ USD tăng 69,1% so với năm 2006 [22, tr.31,34,43]. Tuy vậy, cũng cần nhận thấy độ mở của nền kinh tế càng lớn, đi kém với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thương mại quốc tế của Việt Nam.

- Năng lực cạnh tranh quốc gia

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEP) đã đưa ra cách đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia bằng cách sử dụng các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp (thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường, sự sẵn sàng về kỹ thuật, trình độ kinh doanh, đổi mới và sáng tạo) và chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) bao gồm ba thành tố cơ bản: chỉ số xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô, chỉ số về thể chế công, chỉ số xếp hạng về công nghệ. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến thu hút FDI, vì thực tế cho thấy các nhà đầu tư thường dựa vào kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định nên đầu tư vào quốc gia nào.


* Ba là các nguồn lực cho sự phát triển và sự hấp dẫn FDI

- Nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là khoáng sản)

Nhà đầu tư nào cũng luôn quan tâm đến vị trí địa lý của nơi mình định đầu tư. Vị trí địa lý thuận lợi ( thuận tiện trong giao thông, gần các thị trường nguyên nhiên liệu, gần các thị trường tiêu thụ lớn) là ưu thế của địa phương đó trong việc thu hút đầu tư bởi nó tạo điều kiện cho nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất từ đó tăng lợi nhuận. Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển trong thời kỳ 1980-2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa [23,tr.13]

Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản cũng là điểm quan tâm của các nhà đầu tư. Không phải bất cứ nhà đầu tư nào, cũng không phải bất cứ lúc nào và ở đâu nhà đầu tư đứng trước quyết định đầu tư của mình đều xem xét tiềm năng khoáng sản của địa phương định đầu tư. Tuy nhiên, nếu một quốc gia có độ ổn định kinh tế, chính trị cao, chính sách tài chính rò ràng thì tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chất lượng và trữ lượng tốt sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều MNEs trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí