Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 15

Để phát huy dân chủ, làm cho dân chủ trở thành nguồn lực phát triển, phải bảo đảm hai điều kiện: thứ nhất, tạo cơ hội cho mọi người được học tập, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí; thứ hai, thực hiện quyền lợi làm chủ của nhân dân thông qua các thiết chế bảo đảm dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương, xây dựng xã hội hài hòa, đoàn kết, gắn bó và nhân văn [55].

* *

*

Để đạt được mục tiêu: đảm bảo tốc độ TTKT cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hải Dương phải nghiêm túc thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm chung sức BVMT; tăng cường quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện thể chế và pháp luật về BVMT; quy hoạch chi tiết các KCN, CCN, khu đô thị, vùng nông thôn; tăng cường nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để giảm thiểu ONMT; đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT; triển khai và quán triệt đầy đủ các chính sách phát triển… Thực hiện tốt những giải pháp này Hải Dương sẽ sớm biến mục tiêu thành hiện thực, PTKTBV và hướng đến PTBV trong tương lai không xa.

Cốt lòi của sự thành công trong công tác bảo vệ MTST để PTKTBV ở Hải Dương là có sự tham gia của cộng đồng và vai trò quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp về môi trường. Người dân phải nhận thức được trách nhiệm của họ với môi trường, có ý thức trong việc giữ gìn, BVMT. BVMT là vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách không phải của riêng ai. Chúng ta cần củng cố và duy trì hoạt động này có kế hoạch, thường xuyên, toàn diện, rộng khắp. Tất cả những điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong sự nghiệp PTKT của đất nước nói chung và Hải Dương nói riêng.

KẾT LUẬN


1. Việt Nam là một nước đang phát triển, công cuộc CNH, HĐH đang diễn ra với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị và các vùng dân cư nông thôn đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Nhưng, cùng với những thay đổi đó là sự suy giảm về MTST. TNTN đang dần cạn kiệt do khai thác không hợp lý, ONMT ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Đó là một thách thức lớn đối với sự PTKTBV trong tương lai. Do vậy, một vấn đề quan trọng được đặt ra là đi đôi với việc PTKT phải giảm tốc độ ô nhiễm, tiến tới kiểm soát được ONMT và BVMTST. Thông thường, việc áp dụng các biện pháp BVMT sẽ làm tăng chi phí cho các dự án PTKT - XH, nhưng hậu quả hủy hoại môi trường (nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ) còn lớn hơn nhiều so với các chi phí khắc phục hậu quả khi xảy ra các vấn đề liên quan đến môi trường. Từng cá nhân, từng doanh nghiệp, từng địa phương và toàn xã hội hãy hành động vì một môi trường Xanh - Sạch - Đẹp của chính chúng ta. Hãy kịp thời ngăn chặn sự suy thoái môi trường, khai thác có kế hoạch nguồn TNTN, nghiên cứu, triển khai việc áp dụng công nghệ “sản xuất sạch” thân thiện với môi trường, nghiêm túc thực hiện các quy chế, luật định và các biện pháp BVMT cũng chính là làm giảm chi phí cơ hội về môi trường.

2. Hải Dương nằm ở trung tâm vùng kinh tế phát triển: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, trong những năm vừa qua với chính sách thu hút đầu tư, nền kinh tế của Hải Dương liên tục phát triển với tốc độ khá cao, đã chuyển biến cơ bản từ một tỉnh thuần nông có CCKT nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trở thành một tỉnh công nghiệp có CCKT công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp… Tuy vậy, PTKT vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa thực sự gắn với bảo vệ MTST. “Tình trạng ONMT (nguồn nước, không khí, khói bụi, tiếng ồn, rác thải, nước thải…) diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh, một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng chậm được xử lý và giải quyết dứt điểm” [24, tr.43]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến MTST trong đó không thể coi nhẹ yếu tố nào. Có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa PTKT với BVMTST, nhưng kinh nghiệm ấy cần được nghiên cứu và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hải Dương.

3. PTKT gắn với bảo vệ MTST, hướng tới PTKTBV là một vấn đề đang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

được đặt ra không chỉ đối với tỉnh Hải Dương mà còn đối với cả đất nước ta. Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ MTST đảm bảo PTKT nhanh, bền vững, trong giai đoạn tới Hải Dương cần xây dựng được một chiến lược cụ thể PTKT - XH gắn với BVMTST; có kế hoạch thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các giải pháp: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm chung sức BVMT; tăng cường quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện thể chế và pháp luật về BVMT; quy hoạch chi tiết các KCN, CCN, khu đô thị, vùng nông thôn; tăng cường nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại để giảm thiểu ONMT; đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT; triển khai và quán triệt đầy đủ các chính sách phát triển... làm cho PTKT hiện tại phải đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển của các thế hệ sau, bù đắp cho tương lai những tác hại do các hoạt động kinh tế của thế hệ hiện tại gây ra.

4. Từ thực trạng MTST trong PTKT ở Hải Dương và những hạn chế trong quá trình PTKT gắn với bảo vệ MTST, tác giả luận văn xin mạnh dạn kiến nghị đối với tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh một số vấn đề sau:

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 15

- Hàng năm dành tỷ lệ phù hợp (tương đương 1% chi ngân sách địa phương trở lên) từ nguồn ngân sách địa phương phục vụ công tác quản lý và BVMT.

- Phân công trách nhiệm cụ thể trong quản lý nhà nước giữa các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các sở, ban, ngành trong công tác quản lý và phối hợp BVMT.

- Tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục đối với tất cả các đối tượng trong cộng đồng và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, kiến thức và ý thức trách nhiệm về BVMT cho mọi người.

- Xây dựng chương trình BVMT tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (xác định ưu tiên các dự án phải đầu tư thực hiện về phòng ngừa ô nhiễm, dự án xử lý các điểm nóng bức xúc về môi trường khu vực cộng đồng).

- Tăng cường kiểm tra đột xuất, quan trắc chất lượng môi trường định kỳ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh khắc phục phòng tránh các sự cố có nguy cơ gây ONMT.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật BVMT và các quy định của UBND tỉnh, cưỡng chế đình chỉ các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng kéo dài không đầu tư xử lý đạt Quy chuẩn môi trường cho phép theo tiến độ quy định

của UBND tỉnh Hải Dương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đàm Nhân Ái (2005), MTST trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội.

2. Thuận An (21/4/2005), Suy thoái môi trường phải được tính vào GDP, Vnexpress.

3. Hoàng Anh (2006), Quan hệ giữa TTKT và BVMT tự nhiên với sự PTBV ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Triết học, Hà Nội.

4. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Vò Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và PTBV, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Hà Huy Bắc (2006), Phát triển công nghiệp gắn với BVMT ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ Kinh tế phát triển, Hà Nội.

6. Ban Khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục môi trường (2003), BVMT và PTBV ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Trần Thanh Bình (15/2/2006), Những con số về môi trường đáng sợ, thanhnien Online.

9. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.

10. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Đại học mở Hà Nội (1995), Kinh tế môi trường, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE/01/021, Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Môi trường trong PTBV, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001, Hà Nội.

15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (1993), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Hà Nội.

17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Các quy định pháp luật về môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc, Hà Nội.

19. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

(2003), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

21. Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong thế kỷ XXI - Ban hành theo Quyết định 153/2004-QĐ/TTg ngày 17/8/2004, Hà Nội.

22. GS.TS Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên môi trường và PTBV ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Vũ Bảo Dương (26/12/2008), Dự án Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và BVMT tỉnh Hải Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, haiduongdost.gov

24. Trần Thị Thùy Dương (2008), Bảo vệ MTST trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Hà Nội.

25. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (9/2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, Hải Dương.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Hùng (2006), Vấn đề môi trường trong phát triển ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Khiển (2001), Môi trường và phát triển, Nxb. Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

31. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư (2004), Khoa học môi trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

32. Lê Văn Khoa, Đoàn Văn Tiến (2009), Môi trường và PTBV, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

33. Trần Thanh Lâm (2005), Quản lý môi trường địa phương trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.

34. Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hồng Minh (21/1/2010), Quảng Ninh phát triển kinh tế gắn với BVMT, vfej.vn

37. Kiều Minh (24/4/2005), BVMT Việt Nam sẽ từ ngọn, Vietnamnet.

38. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Kinh tế phát triển, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

39. Nguyễn Hữu Sở (2009), PTKT bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Kim Thái (2003), Sinh thái học và BVMT, Nxb. Xây dựng, Hà Nội.

41. Vò Thuận (2003), “Ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất: vẫn là một thử thách”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, (39).

42. Nguyễn Thị Thu Thủy (21/7/2010), BVMT trong hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh, quangninh.gov.vn

43. Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), MTST vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Trung tâm Từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

45. Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (2005), Xung đột giữa PTKT và ONMT, Hà Nội .

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch PTKT - XH năm 2010 và kế hoạch năm 2011, Hải Dương.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên & Môi trường (2008),

Báo cáo về hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương và những vấn đề môi

trường bức xúc của tỉnh, Hải Dương.

48. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên & môi trường (2011), Đề án giải quyết tình trạng ONMT ở nông thôn, Hải Dương.

49. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Phòng (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, Hải Phòng.

50. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, Quảng Ninh.

51. Việt Nam Agenda 21 (2004), Quy hoạch để phát triển bền vững các khu công nghiệp, khu chế xuất, Hà Nội.

52. Website: http://cema.gov.vn

53. Website: http://www.cpv.org.vn

54. Website: htttp://www.haiduongdost.gov.vn

55. Website: http://www.haiduong.gov.vn

56. Website: http://www.haiphong.gov.vn

57. Website: http://www.industry.gov.vn

58. Website: http://www.pcda.org.vn

59. Website: http://www.quangninh.gov.vn

60. Website: http://www.tnmthaiduong.gov.vn

61. Website: http://vi.wikipedia.org.vn

62. Website: http://vietbao.vn

63. Website: http://vovnews.vn

64. Website: http://suckhoedoisong.vn

65. Website: http://www.vfej.vn

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí