Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 2


+ Trần Thị Thu Hương (2005), Hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (10), tr.3-12.

+ Trần Tuế (2005), Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn một trong những giải pháp không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Giáo dục lý luận, (10), tr.56-58.

+ GS.TS Dương Thị Bình Minh – Ths Nguyễn Thanh Thủy (7/2009), Cải thiện môi trường đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở một số nước châu Á và các bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế (225), tr.23-25.

- Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư ở Hải Dương và các địa phương khác:

+ Sở Kế hoạch và đầu tư - UBND Tỉnh Hải Dương (2007), “ 20 năm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương”, Hải Dương.

+ Trần Việt Hưng (2007), Giải pháp nâng cao khả năng vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006

– 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

+ Trần Quang Nam (2006), Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh: Kết quả mang lại và một số giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo (3), tr.50-52.

Các công trình nghiên cứu ấy đã đề cập khá rò về đầu tư trực tiếp nước ngoài và gắn liền với những vấn đề khác nhau, khía cạnh khác nhau về môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương những năm gần đây dưới độ khoa học kinh tế chính trị chưa có nhiều. Vì vậy, đề tài luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư và tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng


môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương; đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Dương.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày lý luận về môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI.

- Phân tích thực trạng môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) ở Hải Dương trong thời gian qua.

- Đề xuất một số phương hướng và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Dương thời gian đến năm 2015.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận vănmôi trường đầu tưtrong mối liên hện với đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị.

* Giới hạn nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI

- Thời gian: từ 2005 đến 2010 – là thời gian để thu thập số liệu, tài liệu phục vụ việc đánh giá thực trạng môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, các phương pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn địa phương và phương pháp thu thập


thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.

6. Những đóng góp và giá trị của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ thêm lý luận về môi trường đầu tư, vai trò của nó đối với đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội ở Hải Dương nhanh và bền vững.

Kết quả nghiên cứu của luận có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến đề tài của luận văn.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.

Chương 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư.

Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư và tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương.


Chương 1‌‌

LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ


1.1 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - hình thức đầu tư quốc tế

* Vài nét về đầu tư nước ngoài (quốc tế)

Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm thu lợi nhuận và các lợi ích khác ở các nước nhận đầu tư.

Đầu tư nước ngoài là tất yếu khách quan do có sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm địa điểm đầu tư có lợi cho các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa bên đầu tư và nhận đầu tư…

Đầu tư nước ngoài mang đặc điểm của đầu tư nói chung: tính sinh lời, tính rủi ro, chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yêu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.

Đầu tư nước ngoài có các hình thức chủ yếu:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Invesment)

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài ( FPI - Foreign Portfolio Investment) – là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, nó chỉ các hoạt động: viện trợ phát triển chính thức (ODA)

- Mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác (gọi tắt là đầu tư gián tiếp – FII) thông qua thị trường chứng khoán và hình thức tín dụng quốc tế.

Vốn đầu tư quốc tế như sơ đồ dưới đây


Vốn đầu tư quốc tế

Sơ đồ 1.1 Các loại hình vốn đầu tư quốc tế



Đầu tư trực tiếp

Đầu tư của tư nhân

Đầu tư gián tiếp

Trợ giúp phát triển chính CP và các tổ chức quốc tế



ỗ trợ dự án

Hỗ trợ phi dự án

Tín dụ thươ

mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 2

Tín dụng thương mại

H


ng ng

* Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc các công ty nước này vào nước khác bằng cách thức lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ chức sản xuất để thu lại lợi ích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

So với đầu tư gián tiếp, hình thức FDI tạo cho nước chủ nhà có nhiều khả năng tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của chủ đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các chủ đầu tư nước ngoài (ở một mức độ nhất định) có thể tham gia điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra. Ngoài ra hình thức FDI còn tránh được nguy cơ trục lợi về chính trị, bị trói buộc vào vòng ảnh hưởng của các nước cho vay khi huy động vốn bằng hình thức tiếp nhận đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, FDI sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu nước chủ nhà không có một quy hoạch đầu tư cụ thể khiến đầu tư tràn


lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và “vô tình” trở thành “bãi thải” công nghệ lạc hậu, độc hại do các nước đầu tư chuyển sang.

Chính vì những ưu và nhược điểm đã phân tích trên đây mà đa số các nước đang phát triển coi FDI là “chìa khoá” để mở cánh cửa phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi các hình thức hút vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán chưa ra đời thì FDI càng có ý nghĩa quan trọng

* Các hình thức FDI

Hiện nay ở Việt Nam có các hình thức FDI chủ yếu sau:

1. Doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp này do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại.

2. Xí nghiệp/công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp nước ngoài để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam (với mức vốn tối thiểu là 30% vốn) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ đóng góp của mỗi bên vào vốn pháp định.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm


kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Đầu tư phát triển kinh doanh.

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:

Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;

Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI

1.1.2.1 Đặc điểm của FDI

- Thứ nhất, các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định theo quy định của luật đầu tư của từng quốc gia. Ví dụ, Điều 16 Luật đầu tư Việt Nam 2005 quy định: Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận.

- Thứ hai, chủ đầu tư có quyền trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của xí nghiệp; quyền này phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư đó.


Ví dụ: nếu chủ đầu tư nước ngoài đóng góp 100% vốn thì họ có toàn quyền quản lý, kinh doanh.

- Thứ ba, lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc kết quả hoạt động sản xuất kinh doành và tỉ lệ góp vốn.

So với các hình thức đầu tư khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những thế mạnh và đặc trưng riêng có:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy vẫn chịu sự chi phối của chính phủ của nước nhận đầu tư nhưng lệ thuộc ít hơn vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên hơn so với hình thức tín dụng quốc tế.

- Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của xí nghiệp nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư.

- Do quyền lợi của nhà đầu tư gắn chặt với dự án cho nên họ có thể lựa chọn kỹ thuật công nghệ thích hợp, luôn tích cực nâng cao trình độ quản lý, tay nghề công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn luôn muốn giành được lợi nhuận cao nhất, họ sành sỏi trong kinh doanh nên nếu luật ở nước nhận đầu tư chưa chặt chẽ thì có thể gây ra một số tác động tiêu cực về môi trường, kinh tế - xã hội. Bài học nhãn tiền ở Việt Nam là trường hợp Vedan đã xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải

– Đồng Nai và toàn hệ thống sông Đồng Nai nói chung, gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường và cộng đồng dân cư. Đồng thời, do không thể chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lãnh thổ nên các nước nhận đầu tư khó có thể chủ động trong việc này. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc phát triển không cân đối giữa các ngành, nghề, các khu vực và địa phương – là mầm mống cho những bất ổn về kinh tế, chính trị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022