Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp Việt Nam thịnh vượng - 1


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---oOo---


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. TRẦN THỊ THÙY LINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI NGUYÊN HÀ

MÃ SINH VIÊN : A16169

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại ngân hàng.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Thăng long đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong những năm qua để em có được nền tảng kiến thức ngày hôm nay. Đặc biệt em xin cảm ơn ThS. Trần Thị Thùy Linh đã tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và có cách nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!


Sinh viên

Bùi Nguyên Hà

LỜI MỞ ĐẦU

Sự ổn định tài chính của nền kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng không cao thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chiều sâu; nợ công tăng nhanh; thị trường tài chính bất ổn định… Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó phải kể đến khối DNVVN. Hiện nay, số lượng các DNVVN chiếm 97% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội lượng hàng hóa lớn, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương trên các vùng của cả nước.

Nhằm trợ giúp các DNVVN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, nghị định (như công văn 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, Luật doanh nghiệp…) nhằm tạo ra một môi trường tốt hơn để các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay. Tuy vậy, hoạt động của các DNVVN ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự phát huy được tiềm năng to lớn của khu vực doanh nghiệp này. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mặt khác do cơ chế của Nhà nước, tuy đã có những văn bản pháp luật về các chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng các chính sách, biện pháp này chưa đồng bộ trong việc thực hiện. Do đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNVVN, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan chuyên trách phải giải quyết, trong đó có vấn đề hỗ trợ vốn phát triển. Thực tế cho thấy hầu hết các DNVVN đều thiếu vốn cũng như việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng còn rất hạn chế.

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng luôn nỗ lực tìm ra rất nhiều giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN, nhưng với đặc thù là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế.

Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chính quy chuyên ngành tài chính – ngân hàng tại trường Đại học Thăng Long, xuất phát từ nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” để làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn góp phần tổng kết và khái quát lý luận từ thực tiễn, phục vụ cho việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng và các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung.


Kết cấu khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm ba chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận của việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng .

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1

1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.2. Ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2

1.1.3. Nhược điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế 4

1.1.5. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 5

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 7

1.2.2. Nguyên tắc tín dụng 7

1.2.3. Các hình thức tín dụng đối với DNVVN 8

1.3. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng 9

1.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 9

1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng với DNVVN 10

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 16

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng VPBANK 16

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển 16

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 16

2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng VPBank 17

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng với DNVVN tại Ngân hàng VPBANK 25

2.2.1. Tỷ trọng mở rộng đối tượng khách hàng là DNVVN 25

2.2.2. Doanh số cho vay và thu nợ đối với khách hàng là DNVVN 26

2.2.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 28

2.2.4. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rông tín dụng 30

2.3. Đánh giá chung 32

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 32

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 34

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 39


3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động của VPBank trong thời gian tới 39

3.1.1. Định hướng chung của VPBank 39

3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng với DNVVN 40

3.2.Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại VPBANK 41

3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 41

3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn 41

3.2.3. Giải pháp về thị phần tín dụng 42

3.2.4. Giải pháp về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh doanh 44

3.3. Một số kiến nghị 46

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 46

3.3.2. Đối với NHNN 48

3.3.3. Đối với Ngân hàng VPBANK 48

3.3.4. Đối với các DNVVN 49

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ


Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức VPBank 17

Bảng 1. Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP 2

Bảng 2. Tỷ trọng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 6

Bảng 3. Hoạt động huy động vốn 18

Bảng 4. Kết quả hoạt động kinh doanh 24

Bảng 5. Tình hình cho vay và thu nợ đối với DNVVN 26

Bảng 6. Dư nợ với DNVVN theo kỳ hạn vay 29

Bảng 7. Dư nợ theo loại hình DNVVN 30

Bảng 8. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rộng tín dụng DNVVN 31

Bảng 9. Kế hoạch kinh doanh năm 2013 39

Biểu đồ 1. Tình hình huy động vốn 3 quý đầu năm 2013 20

Biểu đồ 2. Tình hình cho vay giai đoạn 2010-2013 21

Biểu đồ 3. Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng 23

Biểu đồ 4. Số lượng khách hàng là DNVVN 25

Biểu đồ 5. Doanh số cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn 27

Biểu đồ 6. Doanh số thu nợ đối với DNVVN theo kỳ hạn 28

Biểu đồ 7. Tỷ trọng doanh thu từ mở rộng tín dụng đối với DNVVN 31

Biểu đồ 8. Tỷ trọng lợi nhuận từ mở rộng tín dụng DNVVN 32


DANH MỤC VIẾT TẮT


Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNNNN Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NSNN Ngân sách Nhà nước

VPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng TMCP Thương mại cổ phần

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

Tùy theo từng cách tiếp cận người ta phân chia thành nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau:

- Theo quy mô về vốn và lao động: gồm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Theo hình thức sở hữu: gồm DNNN, DNNNN và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Theo ngành kinh tế: gồm doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ…

- Theo tính chất hoạt động: gồm doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Theo Điều 3, Khoản 1 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN, DNVVN được định nghĩa như sau:

“DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

DNVVN bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, Hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể.

Nghị định còn ghi rõ: Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.

Trong điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ được ban hành ngày 30/6/2009 có định nghĩa DNVVN như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”.


Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1. Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP



Quy mô / Khu vực

Doanh nghiệp

siêu nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa

Số

lao động

Tổng

nguồn vốn

Số

lao động

Tổng nguồn

vốn

Số

lao động

Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người

Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến

300 người

Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 46 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp Việt Nam thịnh vượng - 1

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

1.1.2. Ưu điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế đã buộc các thành phần kinh tế đó phải có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng không nằm ngoài quy định chung của các tổ chức. Đặc điểm chung của các DNVVN nước ta trong những năm qua là:

- Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường: Vì người quản lý thường là chủ sở hữu hoặc là người có vốn lớn nhất nên họ được quyền đưa ra các quyết định. Cũng do quy mô nhỏ nên họ được tự do hành động, có khả năng tự quyết, có thể chớp lấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi.

- Cơ cấu quản lý linh hoạt: Các DNVVN thường phù hợp với những cơ cấu tổ chức đơn giản, số lượng nhân viên ít và các nhân viên này thường phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng như các chủ doanh nghiệp của loại hình này vừa phải đảm nhận vai trò quản trị vừa phải đảm nhận vai trò lãnh đạo, có toàn quyền quyết định ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng trình độ của mình cũng như nhu cầu của thị trường. Mặc dù quy mô hoạt động nhỏ bé song

đó dường như là một lợi thế cho các DNVVN tăng vòng quay vốn. nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tiết kiệm được các chi phí: Do bộ máy quản lý gọn nhẹ và linh hoạt nên các DNVVN có thể tiết kiệm được chi phí cố định và chi phí sản xuất hàng hóa. Do doanh nghiệp tiết kiệm dược chi phí hơn nên lợi thế cạnh tranh về giá của các sản phẩm dịch vụ được nâng cao.

1.1.3. Nhược điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù vậy, các DNVVN cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:

- Khả năng tài chính hạn hẹp: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD).Tuy nhiên các DNVVN ở Việt Nam có quy mô rất khiêm tốn. Phần lớn có vốn (vốn tự có, vốn điều lệ...) rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động không có... Doanh nghiệp vừa có số vốn từ 20 - 100 tỷ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) sử dụng cao nhất 300 lao động; còn doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn nhiều nhất 20 tỷ đồng, sử dụng nhiều nhất 200 lao động.Năng lực tài chính hạn chế khiến các doanh nghiệp bị động trong việc sử dụng vốn, thường xuyên thiếu hụt vốn lưu động chi trả các khoản cần thiết dẫn đến việc thiếu linh hoạt trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, làm giảm lợi nhuận,hạn chế quy mô sản xuất.… Vốn là khó khăn lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Trình độ công nghệ sản xuất vẫn ở mức trung bình:Do phần lớn là các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận được khoa học, công nghệ nước ngoài thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu. Trình độ công nghệ thấp làm giảm năng xuất, chất lượng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm. Trong thời buổi hiện nay, sự cạnh tranh thị phần giữa các doanh nghiệp là vô cùng khốc liệt, buộc các doanh nghiệp phải tự mình vận động thay đổi công nghệ sản xuất, có như vậy mới hi vọng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN vẫn còn khá lao đao trong vấn đề này.

- Trình độ tay nghề của người lao động không cao: Điều này một phần xuất phát từ phía doanh nghiệp khi không tạo ra được sự hấp dẫn đối với các lao động có tay nghề cao, một phần là do chất lượng lao động của nước ta còn thấp khi lao động được đào tạo trong các trường dạy nghề có giáo trình theo tiêu chí của Bộ Giáo dục&Đào tạo, còn doanh nghiệp lại cần công nhân phục vụ cho chuyên ngành sản xuất của mình, bởi vậy công nhân khi được tuyển dụng phải mất một thời gian dài mới hòa nhập được với công việc.


- Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém:Đội ngũ chủ doanh nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.

- Môi trường sản xuất kinh doanh chưa thuận lợi: Hầu hết các DNVVN có quy mô nhỏ với vài ba chục công nhân đều nằm xen kẽ trong các khu dân cư, nên không thể ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài, muốn mở rộng để phát triển cũng không thể vào ngay các khu công nghiệp vì chưa đủ lực. Đây cũng chính là nguyên nhân quyết định đến việc doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không. Bên cạnh đó, các DNVVN phân bổ không đều ở tất cả các ngành kinh tế, các vùng miền, trên 70% các DNVVN tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Một trong những điểm yếu khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là mối liên kết rất hạn chế. Điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có thể mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Ngoài ra, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này... cũng rất hạn chế.


1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế

Thứ nhất, DNVVN tạo điều kiện thu hút lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước (NNN) với quy mô vốn đầu tư không nhiều có thể dễ dàng thành lập bởi một số cá nhân, gia đình hay một số tổ chức, cùng với việc sử dụng kĩ thuật sản xuất cần tương ứng nhiều lao động vì đây là nơi cung cấp việc nhanh nhất, giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có quy mô lớn. Những năm gần đây, cùng với số lao động được giải quyết việc làm bằng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước

Xem tất cả 46 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí