Phân Tích Tác Động Của Các Nhân Tố Đối Với Mở Rộng Tín Dụng‌


Beta = ­0.163

Từ chối cấp tín dụng

(TUCHOI)



Tiếp tục cấp tín Beta = 0.137

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 14

Sig. = 0.003



dụng (TIEPTUC)

Sig. = 0.006




Mở rộng tín dụng

(MORONG)

Khó khăn khi giao dịch tín dụng

(KHOKHAN)

Beta = ­0.051

Sig. = 0.383

Bác bỏ


Beta = 0.398

Chất lượng dịch vụ tín dụng

(CHATLUONG)

Sig. = 0.000





Beta = ­0.164

Giá cả tín dụng (GIACA)



Sig. = 0.001


Nguồn: Kết quả khảo sát


Hình 3.2: Các hệ số hồi quy của mô hình


3.6. Phân tích tác động của các nhân tố đối với mở rộng tín dụng‌


Các kết quả điều tra thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy việc từ chối cấp tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng và giá cả tín dụng có liên quan với mở rộng tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chưa đủ bằng chứng để có thể đưa ra đánh giá về mối liên hệ giữa các vấn đề khó khăn khi giao dịch tín dụng với mở rộng tín dụng.


Bảng 3.14: Mức độ quan trọng của các nhân tố đối với mở rộng tín dụng



Nhân tố

Hệ số chuẩn hóa Beta

Mức độ quan trọng

(số càng nhỏ càng quan trọng)

Từ chối cấp tín dụng (TUCHOI)

­0.163

3

Tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC)

0.137

4

Chất lượng dịch vụ tín dụng

(CHATLUONG)


0.398


1

Giá cả tín dụng (GIACA)

­0.164

2

Khó khăn khi giao dịch tín dụng (KHOKHAN)

­0.051

5 (bị loại bỏ)

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 7)


Chất lượng dịch vụ tín dụng: Căn cứ vào kết quả hồi quy, chất lượng dịch vụ tín dụng có tác động tích cực đến mở rộng tín dụng. Kết quả này là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong chương trước. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần chất lượng (β = 0.398) tại giá trị sig. = 0.000 cho thấy khi những cảm nhận về chất lượng dịch vụ tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ mở rộng tín dụng sẽ tăng lên 0.398 đơn vị. Các NHTM cần chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng để phục vụ khách hàng DNNVV tốt hơn. Bởi vì khi chất lượng phục vụ tốt hơn, nó sẽ giúp cho việc mở rộng tín dụng của NHTM đối với các khách hàng này được thuận lợi hơn.

Giá cả tín dụng: Giá cả tín dụng có tác động nghịch đối với mở rộng tín

dụng. Giá cả càng tăng sẽ càng làm suy giảm mức độ mở rộng tín dụng. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong


chương trước. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần giá cả tín dụng (β = ­0.164) tại giá trị sig. = 0.001 cho thấy khi mức giá cả tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ mở rộng tín dụng sẽ giảm xuống 0.164 đơn vị. Vì vậy, các NHTM cần đưa ra các mức lãi suất, mức phí giao dịch tín dụng phù hợp với bối cảnh thị trường và với từng nhóm khách hàng được phân loại. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với những khách hàng có tiềm năng lớn, nhóm khách hàng thân thiết, nhóm khách hàng được đánh giá tốt, …

Từ chối cấp tín dụng: Việc từ chối cấp tín dụng có tác động nghịch đối với mở rộng tín dụng. Từ chối cấp tín dụng càng nhiều sẽ càng làm suy giảm khả năng mở rộng tín dụng. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong chương trước. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần từ chối cấp tín dụng (β = ­0.163) tại giá trị sig. = 0.003 cho thấy khi yếu tố từ chối cấp tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ mở rộng tín dụng sẽ giảm xuống 0.163 đơn vị. Phần lớn các đối tượng được khảo sát đều đạt được thỏa thuận cấp tín dụng và đi đến giao kết thực hiện bằng hợp đồng. Quyết định cấp tín dụng này đã làm gia tăng mức độ mở rộng tín dụng. Vì vậy, DNNVV cần căn cứ vào các tiêu chuẩn yêu cầu của NHTM để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Các ngân hàng cũng cần đưa ra những khuyến nghị, giải đáp vướng mắc cho khách hàng trong quá trình xem xét cấp tín dụng. Nếu những tiêu chuẩn này được đảm bảo, các vướng mắc được giải quyết sẽ góp phần làm gia tăng mở rộng tín dụng.

Tiếp tục cấp tín dụng: Nhân tố tiếp tục cấp tín dụng có tác động tích cực đến mở rộng tín dụng. Tiếp tục cấp tín dụng càng nhiều sẽ càng làm gia tăng mức độ mở rộng tín dụng. Kết quả này là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong chương trước. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần tiếp tục cấp tín dụng (β = 0.137) tại giá trị sig. = 0.006 cho thấy khi quyết định tiếp


tục cấp tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ mở rộng tín dụng sẽ tăng lên 0.137 đơn vị. NHTM căn cứ vào những biểu hiện khả quan tốt hơn của khách hàng để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định tiếp tục cấp tín dụng. Các doanh nghiệp cần cải thiện tình trạng của mình nếu muốn tiếp tục nhận tài trợ tín dụng từ NHTM. Bởi lẽ việc giải quyết vấn đề tài trợ vốn cho các doanh nghiệp hiện đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thường thuận lợi hơn nhiều so với những doanh nghiệp không được tiếp tục cấp tín dụng và phải bắt đầu lại công việc tìm kiếm tài trợ từ nơi khác.

Khó khăn khi giao dịch tín dụng: Thành phần khó khăn khi giao dịch tín

dụng không có ý nghĩa thống kê đối với mở rộng tín dụng (Sig. = 0.383 >0.05). Điều này có nghĩa những khó khăn này không có ảnh hưởng đáng kể đến mở rộng tín dụng. Các giao dịch tín dụng diễn ra không quá khó khăn (giá trị trung bình = 2.685). Thông tin rõ ràng, dễ hiểu; việc tiếp cận thông tin thuận lợi; các hướng dẫn giao dịch khá cụ thể, chi tiết.


Các kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng cho thấy có bốn thành phần tác động đến mở rộng tín dụng. Để thực hiện mở rộng tín dụng, các nhà quản lý nên tập trung giải quyết các vấn đề theo thứ tự như sau: (1) Chất lượng dịch vụ tín dụng, (2) Giá cả tín dụng, (3) Vấn đề về từ chối cấp tín dụng, (4) Tiếp tục cấp tín dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3‌


Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, nghiên cứu cũng đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các yếu tố tác động đến mở rộng tín dụng thông qua công cụ Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Đồng thợi thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy và thực hiện đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành của mở rộng tín dụng. Kết quả kiểm định cho thấy, các giả thuyết H1, H2, H4, H5 đều được chấp nhận. Riêng giả thuyết H3 bị bác bỏ do hệ số Sig. không có ý nghĩa thống kê.

Chương 4 sẽ tiếp tục trình bày các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG 4‌

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH‌


4.1. Định hướng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn Tp. HCM‌

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân

hàng, trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh hạ lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay đối với các khoản nợ cũ, tiếp tục cho vay mới với mức lãi suất hợp lý trong đó mức lãi suất cho vay tối đa đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm : Nông nghiệp nông thôn, các dự án sản xuất ­ kinh doanh hàng xuất khẩu, lĩnh vực phục vụ sản xuất ­ kinh doanh của DNNVV, và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ được ưu tiên vay với lãi suất tối đa không quá 13% năm. Các DNNVV hiện nay đang rất khát vốn, thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế càng làm gia tăng áp lực về vốn của DNNVV. Do vậy, để các DNNVV phát huy tốt vai trò của mình thì việc đưa ra những định hướng và chính sách phát triển hệ thống tín dụng hỗ trợ cho các DNNVV Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là điều hết sức cần thiết. Vào ngày 17/3/2010, Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế ODA, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 17 định chế tài chính là các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần đã tiến hành ký kết thỏa thuận về cho vay lại Dự án Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (SMEFP III) với tổng số vốn tín dụng là 15 tỷ Yên. Dự án SMEFP do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). SMEFP III có số vốn khá lớn so với 2 giai đoạn trước đó; số các định chế tài chính đủ điều kiện tham gia cũng được gia tăng từ 9 tổ chức lên


17 tổ chức. Mục tiêu chính của dự án là thông qua các định chế tài chính kể trên để cung cấp vốn vay trung và dài hạn cho các DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Dự án cũng góp phần tăng cường năng lực tài trợ DNNVV cho các định chế tài chính này. Trên cơ sở đó, thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tồn tại một hệ thống mạng lưới số lượng các NHTM khá đông đảo, với chính sách và cách thức hoạt động đặc thù cho mỗi ngân hàng, mỗi phân khúc thị trường, mỗi vùng khu vực trên địa bàn. Định hướng hỗ trợ phát triển các DNNVV của một số NHTM có qui mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu như sau:

 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra kế hoạch phát triển hoạt động tín dụng, trong đó bao gồm các mảng như: thường xuyên phân tích đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm phương án, dự án, các khách hàng tốt. Đẩy mạnh cho vay đối với các chương trình tín dụng mục tiêu của VietinBank bao gồm: cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, đảm bảo đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra. Qua đó cho thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV được coi là định hướng chương trình mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

 Tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, định hướng hoạt động tín dụng đưa ra là: duy trì cơ cấu tín dụng hợp lý, cân đối với khả năng nguồn vốn; chủ động đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, lựa chọn tìm kiếm các phương án, dự án, khách hàng vay tốt. Ưu tiên cho vay các chương trình tín dụng phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế cho vay phi sản xuất. Là một ngân hàng hàng đầu Việt Nam


hiện nay, trong định hướng hoạt động tín dụng của mình, Vietcombank cũng đã chỉ rõ một trong những mục tiêu ưu tiên hoạt động cho vay của mình cũng nhằm vào đối tượng các DNNVV.

 Ngân hàng TMCP Á Châu: Danh mục sản phẩm của ACB tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, trong đó bao gồm DNNVV. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ.

 Tại ngân hàng An Bình đã dành ra hạn mức 15.000 tỷ đồng để tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển, tăng nguồn thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng là cho ngân hàng.

 Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Tài trợ (cho vay, bảo

lãnh và cung cấp các dịch vụ ngân hàng) cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nhiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp xuất khẩu toàn bộ đầu ra sản xuất trong khu công nghiệp. Áp dụng mức ưu đãi trên cơ sở cân đối lợi ích BIDV và khách hàng như: Giảm lãi suất vay, chiết khấu; Miễn giảm tối đa 20% phí dịch vụ thanh toán lương, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, bảo lãnh, ngân hàng điện tử… Cung ứng sản

phẩm dịch vụ

ngân hàng trọn gói, hỗ

trợ

hoạt động sản xuất kinh doanh của

DNNVV trong một số lĩnh vực ngành nghề sản xuất– kinh doanh – thương mại; Sản phẩm dịch vụ trọn gói, khép kín cho doanh nghiệp xuất khẩu theo chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng điều kiện cấp tín dụng hiện hành của BIDV. Mức ưu đãi theo quy định từng thời kỳ của BIDV đối với từng trường hợp cụ thể, miễn giảm lãi suất cho vay/chiết khấu và phí dịch vụ liên quan tối thiểu

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí