Thang Đo Thành Phần Khó Khăn Khi Giao Dịch Tín Dụng


3.2.2. Thang đo tiếp tục cấp tín dụng


Thang đo thành phần tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC) cũng được xây dựng dựa trên thảo luận nhóm theo phương pháp chuyên gia. Thành phần này được đo bằng 05 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TIEPTUC1 đến TIEPTUC5, trong đó có 03 biến quan sát đánh giá theo tiêu chí hướng về doanh nghiệp, 01 biến quan sát đánh giá quan hệ giữa doanh nghiệp và NHTM, 01 biến quan sát đánh giá hướng về NHTM. Cụ thể các biến quan sát được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 3.2: Thang đo thành phần tiếp tục cấp tín dụng


Ký hiệu

Câu hỏi các biến quan sát

TIEPTUC

Tiếp tục cấp tín dụng

TIEPTUC1

Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn

TIEPTUC2

Doanh nghiệp có lịch sử giao dịch tín dụng tốt

TIEPTUC3

Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt

TIEPTUC4

Có quan hệ tín dụng tốt hơn

TIEPTUC5

Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 12

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)


3.2.3. Thang đo khó khăn khi giao dịch tín dụng‌


Để đo lường khó khăn khi giao dịch tín dụng, ký hiệu KHOKHAN, nghiên

cứu sử

dụng 05 biến quan sát, từ

biến quan sát mã số

KHOKHAN1 đến

KHOKHAN5. Thang đo này được xây dựng căn cứ theo các nội dung gồm: mối quan hệ cá nhân, thủ tục khó khăn, vấn đề về tài sản đảm bảo, mức độ hiểu rõ yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ, khả năng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Các biến quan sát và mã số tương ứng được trình bày như bảng dưới đây:


Bảng 3.3: Thang đo thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng


Ký hiệu

Câu hỏi các biến quan sát

KHOKHAN

Khó khăn khi giao dịch tín dụng

KHOKHAN1

Doanh nghiệp không có quan hệ cá nhân với ngân hàng

KHOKHAN2

Thủ tục vay vốn khó khăn

KHOKHAN3

Tài sản đảm bảo không đủ

KHOKHAN4

Doanh nghiệp không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng

KHOKHAN5

Hồ sơ thủ tục doanh nghiệp cung cấp chưa đầy đủ

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)


3.2.4. Thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng‌


Từ thang đo SERVQUAL của Parasuraman (1988) và sau khi nghiên cứu định

tính, nghiên cứu sơ

bộ, thang đo thành phần

chất lượng dịch vụ

tín dụng

(CHATLUONG) đã được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với loại hình dịch vụ tín dụng ngân hàng. Thang đo cho thành phần CHATLUONG được đo bằng 06 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CHATLUONG1 đến CHATLUONG6, bao gồm các biến quan sát như sau:


Bảng 3.4: Thang đo thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng


Ký hiệu

Câu hỏi các biến quan sát

CHATLUONG

Chất lượng dịch vụ tín dụng

CHATLUONG1

Thời gian xem xét, quyết định cho vay nhanh và thuận tiện

CHATLUONG2

Các thông báo thay đổi chính sách tín dụng gửi cho doanh




nghiệp kịp thời

CHATLUONG3

Chủng loại sản phẩm tín dụng đa dạng

CHATLUONG4

Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng rất hiện đại

CHATLUONG5

Văn phòng, trụ sở giao dịch của ngân hàng khang trang

CHATLUONG6

Hệ thống mạng lưới ngân hàng nhiều và rộng khắp

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)


3.2.5. Thang đo giá cả tín dụng‌


Thành phần giá cả tín dụng (GIACA) được đánh giá dựa trên cảm nhận một cách chủ quan, xem xét trên khía cạnh là chi phí sử dụng vốn tín dụng. Thành phần này được đo lường bằng 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số GIACA1 đến GIACA3, trong đó gồm 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí ban đầu, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí trong tháng, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí chi trả cho toàn bộ giao dịch.

Bảng 3.5: Thang đo thành phần giá cả tín dụng


Ký hiệu

Câu hỏi các biến quan sát

GIACA

Giá cả tín dụng

GIACA1

Mức lãi suất/phí giao dịch tín dụng được thỏa thuận ban đầu là khá cao

GIACA2

Số tiền lãi/phí giao dịch tín dụng hàng tháng khá lớn

GIACA3

Tổng mức chi trả cho mỗi giao dịch tín dụng khá cao.

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)


3.2.6. Thang đo mở rộng tín dụng‌


Nghiên cứu sử

dụng một thang đo để

đo lường

mở rộng tín dụng

(MORONG) bao gồm 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số MORONG1 đến MORONG3, được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Thang đo mở rộng tín dụng


Ký hiệu

Các phát biểu

MORONG

Mở rộng tín dụng

MORONG1

Anh/chị sẽ tiếp tục và gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượt (tần suất) sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ

MORONG2

Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượng sản phẩm dịch vụ sử dụng

MORONG3

Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giá trị của khoản giao dịch

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)


3.3. Thông tin mẫu nghiên cứu‌


Khảo sát được thực hiện thông qua phát bảng câu hỏi trực tiếp và thu lại sau khi trả lời xong, song song với khảo sát qua mạng. Sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu có được với số lượng 290, được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Các NHTM có cán bộ tín dụng được khảo sát gồm: Agribank, Eximbank, BIDV,

Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, ACB, SouthernBank, MHB, HDbank, SCB, SHB, Techcombank, MB, MaritimeBank, VIB, VPBank, VietABank.


Trong số 290 người trả lời khảo sát, có 153 người là nam với tỷ lệ 52,8%; 137 người là nữ với tỷ lệ 47,2%. Như vậy tỷ lệ về giới tính không có sự chênh lệch lớn. Xét theo độ tuổi, có 36 người dưới 25 tuổi (chiếm tỷ lệ 12,4%), chiếm đa số là tỷ lệ người trong độ tuổi từ 25­35 với số lượng 225 người (chiếm 77,6%), 20 người trong độ tuổi từ 36­45 (chiếm 6,9%) và có 9 người có tuổi đời trên 45 (chiếm 3,1%). Theo công việc hiện tại, có 216 người là nhà quản lý/chủ sở hữu DNNVV (chiếm

74,5%), còn lại là các cán bộ (xem Phụ lục 3).

tín dụng ngân hàng (74 người, chiếm tỷ lệ 25,5%)


3.4. Kiểm định mô hình đo lường‌


Các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này cần phải được kiểm định lại để đảm bảo tính chất phù hợp với bối cảnh và điều kiện nghiên cứu. Để kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần trong thang đo, công cụ Cronbach Alpha được áp dụng trong đề tài này. Sau đó, toàn bộ các biến

quan sát được đưa vào phân tích nhân tố

khám phá (EFA), để

khám phá cấu trúc

thang đo các thành phần. Đồng thời, các thang đo về mở rộng tín dụng cũng được kiểm tra, đánh giá thông qua các bước tương tự. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong chương 2 bằng phương pháp hồi quy đa biến.


3.4.1. Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo‌


Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach Alpha của chương trình SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần và tương quan giữa các biến quan sát. Khi Cronbach Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh


nghiên cứu thì Cronbach Alpha được đề nghị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong trường hợp đề tài nghiên cứu này được xem như mới với người trả lời nên các kết quả Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 đều được chấp nhận. Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ hơn 0,3 đều bị loại. Trước đó, nghiên cứu sơ bộ cũng đã tiến hành thảo luận định tính và khảo sát sơ bộ 140 đối tượng để điều chỉnh thang đo phù hợp.

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (xem phụ lục 4). Cụ thể: thang đo từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) có Cronbach Alpha là 0.886; thang đo tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC) có Cronbach Alpha là 0.768; thang đo khó khăn khi giao dịch tín

dụng (KHOKHAN) có Cronbach Alpha là 0.800; thang đo chất lượng dịch vụ tín

dụng (CHATLUONG) có Cronbach Alpha là 0.891; thang đo giá cả tín dụng

(GIACA) có Cronbach Alpha là 0.698; thang đo mở rộng tín dụng (MORONG) có Cronbach Alpha là 0.773. Các hệ số tương quan giữa biến – tổng của các thang đo đều cao hơn mức cho phép ( > 0.3), do đó tất cả các thang đo đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong bước tiếp theo.

Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các thang đo


STT

Thang đo

Số biến

quan sát

Cronbach Alpha

Hệ số tương quan

biến – tổng nhỏ nhất

1

Từ chối cấp tín dụng

(TUCHOI)

6

0.886

0.636

2

Tiếp tục cấp tín dụng

(TIEPTUC)

5

0.768

0.507

3

Khó khăn khi giao dịch

tín dụng (KHOKHAN)

5

0.800

0.514

4

Chất lượng dịch vụ

tín dụng

6

0.891

0.673




(CHATLUONG)




5

Giá cả tín dụng

(GIACA)

3

0.698

0.459

6

Mở rộng tín dụng

(MORONG)

3

0.773

0.570

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 4)


3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)‌


Tất cả các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn dữ liệu và tính toán độ tin cậy (Sig) của các biến quan sát nhằm đánh giá mức độ quan hệ chặt chẽ với nhau giữa các biến. Có 05 tiêu chuẩn được quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:

(1) Hệ số KMO2 (Kaiser­Meyer­Olkin) ≥ 0.5

(2) Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05

(3) Hệ số tải nhân tố3 ­ Factor loading > 0.4; nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại.

(4) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue

> 1 (Gerbing & Anderson, 1998).

(5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al­Tamimi, 2003).


2 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp khi 0.5

≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, p.262).

3 Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0.4 được xem là quan trọng và ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng đưa ra khuyến nghị rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0.75.


3.4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các nhân tố thành phần


Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy tất cả 25 biến quan sát của các thang đo trong 05 thành phần được sắp xếp thành 05 nhân tố. Các thành phần đo lường vẫn giữ nguyên 01 nhân tố với số lượng biến quan sát không đổi gồm: thành phần CHATLUONG (06 quan sát), thành phần KHOKHAN (05 quan sát), thành phần GIACA (03 quan sát). Riêng biến TIEPTUC4 trong thành phần TIEPTUC

được sắp xếp vào thành phần TUCHOI. Vậy, thành phần TUCHOI có tất cả 07 quan sát, thành phần TIEPTUC giảm xuống còn 04 quan sát (xem phụ lục 6).

Sau khi sắp xếp lại các quan sát trong thành phần TUCHOI và thành phần TIEPTUC, Cronbach Alpha sẽ được kiểm định lại lần nữa đối với hai thành phần này. Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu. Cụ thể: thang đo từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) có Cronbach Alpha là 0.730; thang đo tiếp tục cấp tín dụng (TIEPTUC) có Cronbach Alpha là 0.734. Hệ số tương quan biến – tổng đều có độ lớn cao hơn 0.3 (xem phụ lục 5).

Kết quả EFA cho thấy hệ số KMO = 0.908 nên EFA phù hợp với dữ liệu và

thống kê Chi­Square của kiểm định Bartlett đạt giá trị 3648.496 với mức ý nghĩa

0.000, vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được là 62,264% thể hiện rằng 05 nhân tố được rút ra giải thích 62,264% biến thiên của dữ liệu, hệ số Eigenvalue = 1.147. Từ đó cho thấy các thang đo rút ra là chấp nhận được. Kết quả hệ số Cronbach Alpha sau khi sắp xếp lại các quan sát cũng đạt yêu cầu.

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), các thang đo thành phần được chia ra thành 05 nhân tố với 25 biến quan sát. Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí