Thang Đo Từ Chối Cấp Tín Dụng‌


cáo theo dõi hoạt động doanh nghiệp của bộ phận lãnh đạo DNNVV:


Tại nhiều DNNVV, hệ thống thông tin báo cáo tài chính, sổ sách kế toán chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu chính xác, minh bạch, cụ thể như cơ sở lập báo cáo không rõ ràng, không có giải trình thậm chí là xây dựng các báo cáo chỉ cho có để đáp ứng đủ thủ tục, điều kiện của ngân hàng. Vì vậy, nguồn số liệu để ngân hàng phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là không đủ độ tin cậy, công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp thường chỉ thuê kế toán thời vụ để thực hiện báo cáo tài chính định kỳ, nên không theo dõi xuyên suốt quá trình diễn biến hoạt động cũng như những thay đổi của doanh nghiệp, và không giải thích được những biến động trong kỳ, giảm độ tin cậy của NHTM về tình hình tài chính ở DNNVV.

Yếu tố có tác động rất lớn đến chất lượng của báo cáo tài chính là bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp. Khi mà ban lãnh đạo chưa có nhận định nghiêm túc trong vấn đề thực hiện báo cáo tài chính sẽ xuất hiện tư tưởng làm cho có, hình thức, chất lượng thông tin cung cấp không phù hợp với thực tế. Sự thay đổi, sửa chữa số liệu tùy thích dẫn đến sự nghi ngờ, thiếu thuyết phục đối với ngân hàng dẫn đến kết quả thẩm định tài chính doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao, không thể hiện đúng bản chất và tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các DNNVV, việc xây dựng và thiết lập phương án kinh doanh, kế hoạch trả nợ dựa trên cơ sở chưa khả thi, khó mang lại hiệu quả, nên hồ sơ vay vốn bị ngân hàng đánh giá là chưa đạt yêu cầu và từ chối cho vay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khá nhiều trường hợp các doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng thực hiện mang lại lợi nhuận cao nhưng do năng lực chuyên môn, khả năng lập dự án của đội ngũ quản lý và lãnh đạo còn hạn chế nên phương án kinh doanh được xây

dựng thiếu tính thuyết phục để

ngân hàng có thể

quyết định cấp tín dụng. Các


phương án này được xây dựng sơ sài, thiếu tài liệu chứng minh do giao dịch không có hợp đồng kinh tế, khi thanh toán tiền hàng thường ít sử dụng hóa đơn, chứng từ nên ngân hàng khó có cơ sở đánh giá và thẩm định tín dụng, mặc dù thực tế đơn vị hoạt động có uy tín, có hiệu quả.

Việc khai báo thông tin của các DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn chưa trung thực, che giấu các thông tin bất lợi và lịch sử không tốt trước đây của doanh nghiệp. Tình trạng thu chi ngoài sổ sách kế toán vẫn còn phổ biến gây khó khăn cho công tác thẩm định tín dụng của NHTM. Ngân hàng thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp đi vay vốn. Sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn chú trọng tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.

Ngoài ra, một thông tin về các sản

số doanh nghiệp còn chưa biết đến hoặc chưa nắm bắt kỹ phẩm tín dụng của NHTM, đến khi giao dịch với ngân hàng,

các DNNVV mới bắt đầu đặt câu hỏi tìm hiểu.


2.4.2.3. Các vấn đề khác

Tình trạng thông tin bất cân xứng gây bất lợi cho NHTM trong công tác phân tích, thẩm định DNNVV, làm kéo dài thời gian xem xét đưa ra quyết định cấp tín dụng. Dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhưng nhìn chung, nguồn lưu trữ tổng hợp và cung cấp thông tin chưa đầy đủ xuyên suốt, thông tin ít ỏi và không có sự liên kết liên tục, thường các cán bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc các mối quan hệ quen biết cá nhân để khai thác. Thiếu thông tin, các số liệu điều tra, thống kê về các hoạt động sản xuất kinh doanh


còn hạn chế cơ hội để các DNNVV có thể tiếp cận, nắm bắt thị trường. Đối với các NHTM, ngoài việc mất nhiều thời gian để thẩm định hồ sơ, bất cân xứng thông tin còn làm cho các NHTM khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thông tin thị trường, thông tin về tình hình lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về các đối tác có liên quan trong quan hệ sản xuất kinh doanh với DNNVV.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2‌


Chương 2 đã phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với số liệu thu thập từ năm 2007 đến năm 2012. Phân tích rút ra được những mặt tích cực, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhâ.

Chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết với các thông tin khảo sát thu thập được.


CHƯƠNG 3‌

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHTM‌


3.1. Thiết kế nghiên cứu‌


Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể hai giai đoạn thực hiện nghiên cứu được trình bày cụ thể dưới đây:


3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ‌


Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp – nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm phát hiện những yếu tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng, xây dựng lý thuyết phù hợp với mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận với 8 cán bộ tín dụng và người quản lý/chủ sở hữu DNNVV để tìm hiểu các yếu tố, từ đó xây dựng nên thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước (xem Phụ lục 1).

Bước tiếp theo, nghiên cứu định lượng được thực hiện khảo sát khoảng 140 đối tượng theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo. Kết quả của bước này là xây dựng đực một bảng câu hỏi khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).


3.1.2. Nghiên cứu chính thức‌


Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ (bảng khảo sát chính thức), nghiên cứu này tiến hành khảo sát mẫu nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng khảo sát là các chủ sở hữu hoặc người quản lý DNNVV tại TP HCM và các cán bộ công tác ở bộ phận tín dụng tại các NHTM trên địa bàn TP HCM.

Mẫu nghiên cứu


Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998).

Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường là số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:

n ≥ 8k + 50


Trong đó, n là kích cỡ mẫu

k là số biến độc lập của mô hình

Mặt khác, mẫu nghiên cứu cũng được chọn lựa trong khu vực địa lý của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp thuận tiện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 290 quan sát. Phương pháp thu thập


dữ liệu bằng bảng câu hỏi, trực tiếp phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi trả lời xong. Đồng thời tiến hành khảo sát qua mạng.

Bảng câu hỏi do đối tượng nghiên cứu tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi gồm 28 phát biểu, trong đó có 6 phát biểu về từ chối cấp tín dụng, 5 phát biểu về tiếp tục cấp tín dụng, 5 phát biểu về khó khăn khi giao dịch tín dụng, 6 phát biểu về chất lượng dịch vụ tín dụng, 3 phát biểu về giá cả tín dụng và 3 phát biểu về mở rộng tín dụng. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu năm 2013. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, sẽ tiếp tục chọn lọc những mẫu trả lời hữu ích nhất để phân tích dữ liệu với chương trình SPSS for Windows 16.0.

Phương pháp phân tích dữ liệu


Nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (factor loading) và các phương sai trích được. Sau đó sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.


3.2. Xây dựng thang đo‌


Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trương Quang Thông (2010) cho thấy trong số các nguyên nhân ngân hàng từ chối cho doanh nghiệp vay vốn thì lý do không có tài sản thế chấp, bảo lãnh chiếm tỷ lệ cao nhất

38,1%; xếp thứ

hai là lý do không đủ

khả

năng soạn thảo phương án vay vốn

(chiếm 24,6%); lý do báo cáo tài chính không đầy đủ không minh bạch chiếm 21,6%;


do ngân hàng gặp khó khăn nguồn vốn chiếm 9,7%; còn lại 6% là các nguyên nhân khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy những nguyên nhân ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV: ngân hàng cho vay lãi suất cao hơn (18,4%), doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn (8%), có quan hệ tín dụng tốt hơn (21,6%), ngân hàng cho vay dễ hơn (6,4%), ngân hàng cho vay linh hoạt hơn (23,2%), do các mối quan hệ cá nhân (16%), 6,4% là ý kiến khác.

Các hình thức đảm bảo mà doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng thường chọn nhất đó là cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh cá nhân và gia đình. Hình thức đảm bảo này được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chiếm tới 79,6% số doanh nghiệp có tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Đối với đánh giá từ phía ngân hàng về những khó khăn của DNNVV khi quan hệ tín dụng ngân hàng, kết quả cho thấy các DNNVV thường gặp khó khăn trong các trường hợp sau: báo cáo tài chính không đầy đủ minh bạch (39,4%), không có tài

sản thế chấp hoặc không có bảo lãnh (34,6%), việc không có đủ

khả

năng soạn

thảo phương án sản xuất kinh doanh cũng là một trở ngại của các DNNVV: tỷ lệ này chiếm đến 14,2% tổng số những khó khăn.


3.2.1. Thang đo từ chối cấp tín dụng‌


Thang đo nhân tố từ chối cấp tín dụng trong nghiên cứu này được xây dựng và điều chỉnh dựa vào nghiên cứu định tính phù hợp. Những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng của NHTM có liên quan đến vấn đề về tài sản thế

chấp, báo cáo tài chính, khả

năng soạn thảo phương án vay vốn, vốn tự

có của

doanh nghiệp, viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của


doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp thảo luận chuyên gia để đưa ra thang đo khảo sát sơ bộ.

Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ 140 đối tượng, nghiên cứu đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức với những bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên cơ sở mối liên hệ của chúng với việc đo lường nhân tố từ chối cấp tín dụng. Một thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn, với số càng lớn là càng đồng ý (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý).

Thành phần từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) được đo bằng 06 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TUCHOI1 đến TUCHOI6 được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Thang đo thành phần từ chối cấp tín dụng


Ký hiệu

Câu hỏi các biến quan sát

TUCHOI

Từ chối cấp tín dụng

TUCHOI1

Doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, bảo lãnh

TUCHOI2

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ hoặc thiếu minh bạch

TUCHOI3

Doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn

TUCHOI4

Vốn tự có của doanh nghiệp thấp

TUCHOI5

Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan

TUCHOI6

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 11

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí