Tình Hình Dư Nợ Tín Dụng Của Các Nhtm Trên Địa Bàn Tp.hcm


Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tình hình dư nợ tín dụng của các ngân

hàng thươ ng mại sau:

đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa được thể hiện trong bảng

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP.HCM


Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng dư nợ tín

dụng

406.352

502.687

695.500

699.800

753.800

821.300

Dư nợ tín dụng

đối với DNNVV

167.011

212.637

322.712

384.890

412.849

446.374

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM - 10

Nguồn: Cục Thống kê Tp Hồ Chí Minh

Căn cứ vào bảng trên, ta có sự thay đổi về dư nợ tín dụng so với năm trước của các ngân hàng trên địa bàn được thống kê như sau:


Bảng 2.6: Sự thay đổi dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP.HCM


Đơn vị tính: Tỷ đồng



Năm

+/­ Tổng dư nợ

+/­ Dư nợ đối với DNNVV

Số tăng/giảm

tuyệt đối

Tỷ lệ tăng/giảm

(%)

Số tăng/giảm

tuyệt đối

Tỷ lệ tăng/giảm

(%)

2008

96.335

23,71%

45.626

27,32%

2009

192.813

38,36%

110.075

51,77%

2010

4.300

0,62%

62.178

19,27%

2011

54.000

7,72%

27.959

7,26%



2012

67.500

8,95%

33.525

8,12%

Nguồn: Cục Thống kê Tp Hồ Chí Minh

So với các năm thì năm 2009 có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất, nguyên nhân chính là Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế mà chủ yếu là chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các DNNVV đã kích thích các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng (tăng 38,3% so đầu năm) phản ánh quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế khá trôi chảy, các cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để duy trì và phát triển sản xuất. Trong năm, NHNN đã có chính sách điều hành thị trường thích hợp. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp, sau đó có điều chỉnh tăng nhẹ đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Hoạt động dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển, hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã hoàn thiện và phát triển. Việc ứng dụng công nghệ cho phép tổ chức tín dụng kết nối và tập trung

dữ liệu, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Cấp tín dụng cho DNNVV

được thực hiện đối với mọi loại hình doanh nghiệp thuộc khắp các lĩnh vực ngành nghề hoạt động: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty cổ phần, …; sản

xuất

gia công chế biến, nông lâm nghiệp, thương

mại, xây dựng, dịch vụ, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khách sạn nhà hàng,


Tuy nhiên, càng về sau, từ năm 2010 trở lại, tình hình tăng tưởng tín dụng có chiều hướng giảm sút. Trong đó, năm 2011­2012 là năm đầy khó khăn đối với DNNVV cũng như các NHTM, tuy nhiên mức dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng so với kỳ trước, điều này cho thấy mối quan tâm rất lớn đối với nhóm khách hàng DNNVV của các NHTM. Thời gian gần đây, các NHTM đang phải bước vào giai đoạn tái cơ


cấu, hợp nhất, sáp nhập, đổi mới và sàng lọc lại bộ máy hoạt động, đáp ứng các tiêu chuẩn trong hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Thời gian này cũng có nhiều biến cố xảy ra liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên mà ngân hàng cần tập trung giải quyết. Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch thực hiện mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

2.4. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV‌


2.4.1. Những kết quả đã đạt được‌


Mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt được những kết quả rất khả quan, tình hình dư nợ tín dụng năm sau thường tăng so với năm trước về giá trị và tỷ trọng, điều này cho thấy các ngân hàng thương mại đang chú trọng và phát triển đối tượng cho vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủng loại sản phẩm cho vay được thiết kế khá đa dạng, với nhiều tên gọi, nhiều phương thức, nhiều điểu kiện cho vay được mở rộng hơn. Đối tượng khách hàng của ngân hàng khá đa dạng, bao gồm mọi đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ trương mở rộng tín dụng đối với DNNVV của NHTM đã góp phần tăng trưởng lợi nhuận cho các ngân hàng. Mở rộng TDNH đối với DNNVV cũng giúp các NHTM nâng cao được thị phần, uy tín, tạo lập được hình ảnh đối với khách hàng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Việc mở

rộng tín dụng đối với DNNVV không chỉ

góp phần gia tăng thu

nhập từ hoạt động tín dụng mà còn làm gia tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Các khách hàng DNNVV đến vay vốn tại ngân hàng, bên cạnh đó họ cũng có nhiều nhu cầu khác về các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Ngoài việc thiết lập quan hệ tín dụng, những khách hàng này cũng sử dụng rất nhiều loại sản phẩm dịch vụ đa dạng như: gửi tiết kiệm, thanh toán tiền lương, thanh toán hóa đơn hàng,


dịch vụ tư vấn tài chính, … Ngược lại, để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của

DNNVV, các NHTM phải thiết kế, nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ thích hợp và đảm bảo mang lại tiện ích nhất cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục sản phẩm của ngân hàng.

Mở rộng cung tín dụng đối với DNNVV tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng đối tượng khách hàng, tăng trưởng tín dụng, phân tán rủi ro trong hoạt động

đầu tư tín dụng. Bởi khách hàng DNNVV chiếm số lượng đông đảo, đa dạng ở

khắp các lĩnh vực ngành nghề, giá trị khoản vay thường không quá lớn và chủ yếu là những món vay ngắn hạn, giúp phân tán rủi ro theo đối tượng khách hàng.

Thị phần huy động và cho vay của các NHTM tương đối ổn định, lĩnh vực ngành nghề cấp tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá đa dạng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông hiện đại vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, đã được các NHTM quan tâm, từ đó đã cũng cấp cho khách hàng những sản phẩm rất tiện ích. Đi cùng với công tác

mở rộng tín dụng, các NHTM đồng thời cũng mở

rộng hệ

thống mạng lưới chi

nhánh, ATM, phòng giao dịch khắp các quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tục vay vốn ngày càng được tinh gọn, thời gian làm thủ tục ngày càng nhanh, nhân viên tín dụng ngày càng niềm nở với khách hàng.

Đối với các DNNVV, mở

rộng tín dụng của NHTM là nguồn tài trợ

có ý

nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc mở rộng tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV sản xuất kinh doanh được trôi chảy, liên tục và có hiệu quả cao. Đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho một số lượng lớn lao động trong các DNNVV.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế tài chính quy mô trong cả nước, mức độ tập trung các NHTM lớn và trụ sở hoạt động tại chỗ, tạo điều kiện


thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Những kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã góp phần gia tăng uy tín, từng nước nâng cao vị trí, vai trò của các NHTM đối với sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Đặc biệt, việc mở rộng tài trợ vốn cho các DNNVV giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn kịp thời, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngày càng phát huy vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế.

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân‌


2.4.2.1. Về phía các NHTM

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổng số DNNVV rất lớn, nhu cầu vốn vay cao, tuy nhiên tỷ lệ DNNVV được tiếp cận được nguồn vốn TDNH vẫn còn

thấp. Tỷ

lệ số

doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do lãi suất cao chiếm số

lượng lớn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng: đáng quan tâm nhất là lãi suất

cao, tiếp sau là thủ

tục còn phiền hà, không có thế

chấp, phải trả thêm phụ

phí,

không có vốn đối ứng,... Nhiều doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Không ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số DNNVV được vay.

Thực tế các NHTM chưa đáp ứng đủ nhu cầu

vay vốn

của

các DNNVV

trên địa bàn. Các điều kiện vay vốn trở nên dần khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao liên tục trong một thời gian dài đã làm không ít doanh nghiệp rơi vào đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số doanh nghiệp không thể trụ nổi thì rơi vào tình trạng buộc phá sản, giải thể.


Ngân hàng còn hạn chế trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các

DNNVV. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn mặc dù đã được gia tăng qua các năm nhưng tốc độ gia tăng chưa nhanh và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách về vốn trung và dài hạn để mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất của các DNNVV. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn nên khả năng cho vay trung và dài hạn bị hạn chế.

Thực tế hiện nay các NHTM vẫn e ngại khi cho vay đối với các DNNVV vì các doanh nghiệp này thiếu tài sản đảm bảo, cầm cố, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, tình hình tài chính không minh bạch và thiếu chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ thấp, … nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hiệu quả cao. Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ gặp khó khăn trong tài chính khi có sự cố trong kinh doanh như: khách hàng trì hoãn nợ kéo dài, hàng hóa chưa bán được,….

Tỷ lệ DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các NHTM vẫn còn ở mức thấp là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

NHTM khá thận trọng khi xem xét năng lực, hiệu quả trong hoạt động kinh

doanh của các DNNVV. Tình trạng tài chính của các doanh nghiệp này dễ rơi vào khó khăn khi có biến cố trong kinh doanh như: các cú sốc kinh tế, giá cả đầu vào tăng

cao, các khoản phải thu

gia tăng và kéo dài, … Vốn tự

có của DNNVV thường

thấp, công tác kế toán còn chưa được chú trọng đúng mức, các báo cáo tài chính thiếu độ tin cậy.

DNNVV thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Một số tài sản của DNNVV vẫn đảm bảo tính pháp lý nhưng không đủ điều kiện theo qui định của ngân hàng để

đảm bảo cho khoản vay.

Giấy tờ chứng minh tài sản

chỉ có hợp

đồng

mua nhà,

mua đất dự án, nên không được ngân hàng chấp thuận cho vay. Trong khi đó giá trị


của nhà xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường do tính chất xuống cấp dưới ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là các công nghệ, dây chuyền sản xuất càng về sau thì càng mất giá do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh chóng. Các loại động sản này khó thanh lý, hoặc thanh lý với giá thấp, không đảm bảo cho thu hồi nợ. Tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản là động sản thường không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Phần lớn DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trang thiết bị công

nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu

điều

kiện

đầu

tư mở rộng sản

xuất. Do đó làm cho

năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu thị

trường. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

Các DNNVV còn gặp khó khăn trong vấn đề thời gian khi mà quá trình xét duyệt cho đến lúc giải ngân kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư

cũng như tiến trình thực hiện

các kế

hoạch,

dự án của doanh nghiệp. Tính chất

kéo dài về mặt thời gian đôi lúc đã làm cho doanh nghiệp thoái lui, và lựa chọn hình thức tài trợ khác để đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh.

Việc chấp hành quy trình tín dụng của ngân hàng chưa được cán bộ ngân

hàng coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp nên có trường hợp món vay ngân hàng không dựa vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà căn cứ vào mối qaun hệ nhân thân, phát sinh tiêu cực trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với cán bộ ngân hàng.

Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không phát hiện kịp thời để xử lý khi có dấu hiệu rủi ro.


Thực trạng hiện nay ở một số NHTM, cán bộ ngân hàng lợi dụng sự khó khăn của doanh nghiệp vay vốn trong việc hoàn trả lãi và vốn gốc, đã thực hiện việc giải

chấp, đáo hạn cho doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiền của cá nhân cho doanh

nghiệp vay vốn với lãi suất khá cao để trả nợ ngân hàng, sau đó doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục vay vốn để lấy tiền trả lại cho các cá nhân đã cho doanh nghiệp vay.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tồn tại trên là do tính chủ quan và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

2.4.2.2. Về phía các DNNVV

Vấn đề năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Chủ doanh nghiệp không có những hiểu biết cơ bản về kinh tế, quản lý kinh doanh sẽ khó có khả năng đưa ra một phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể nên chưa đủ tính thuyết phục đối với ngân hàng. Chính điều này một phần hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Chưa kể là những doanh nghiệp mà chủ/người quản lý hoạt động trái ngành nghề. Phần lớn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo bài bản nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý sẽ dễ dẫn đến sự phá sản của các kế hoạch kinh doanh mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

NHTM gặp khó khăn khi hiệu quả trong việc đánh giá tình hình tài chính

doanh nghiệp chưa cao do khả năng cung cấp đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy các số liệu báo cáo của doanh nghiệp còn kém. Hạn chế trong cung cấp báo cáo tài chính của doanh nghiệp xuất phát từ hai yếu tố chính là: công tác kế toán chưa được quan tâm đúng mực và tư tưởng chưa xem trọng việc thực hiện đầy đủ kịp thời các báo

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí