Mở Rộng Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại


Việc phân loại các hình thức cho vay nhằm mục đích quản lí các khoản vay mang lại hiệu quả nhất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lí của Ngân hàng, cho vay khách hàng cá nhân được phân loại theo những cách khác nhau.

Căn cứ vào mục đích cho vay:

- Cho vay tiêu dùng: Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống như mua nhà đất, mua ô tô, mua sắm vật dụng trang thiết bị gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học…

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: khoản vay này đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động và vốn cố định thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào thời hạn cho vay

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2013, trang 95), phân loại theo thời hạn cho vay gồm:

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống;

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

năm


Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 3

Căn cứ vào phương thức cho vay

Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động cho vay được phân loại

theo một số hình thức như sau:

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng : Tổ chức tín dụng và khách


hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất đình.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Căn cứ vào biện pháp bảo đảm khoản vay:

Theo Nguyễn Minh Kiều (2011, trang 178), theo tiêu thức này, cho vay KHCN được chia thành các loại sau:

- Cho vay không có tài sản bảo đảm ( Cho vay tín chấp) là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3

1.2. MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân

10


Mở rộng cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng cho vay. Việc mở rộng cho vay đối với một khách hàng không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay mà còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng.

Từ những phân tích trên, ta có khái niệm về việc mở rộng cho vay KHCN như sau: “Mở rộng cho vay KHCN là việc ngân hàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình như vốn, hệ thống mạng lưới, công nghệ,… nhằm gia tăng hoạt động cho vay đối với KHCN cả về qui mô và chất lượng”.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay khách hàng cá nhân

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay KHCN. Các chỉ tiêu này bao gồm: dư nợ cho vay KHCN, số lượng các hình thức cho vay KHCN, số lượng khách hàng, chất lượng cho vay KHCN, lợi nhuận từ cho vay KHCN.

1.2.2.1. Dư nợ cho vay KHCN

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cho vay đối với KHCN tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá hoạt động mở rộng cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng đạt kết quả tốt, đồng thời phản ánh uy tín của Ngân hàng, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng và phong phú. Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện Ngân hàng không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, cho vay đối với KHCN còn chưa tốt.

Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay cá nhân thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân. Mức tăng trưởng dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng phục vụ được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; chất lượng tín dụng


của Ngân hàng cao và ngược lại, mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay

cá nhân

(Dư nợ tín dụng cá nhân năm (t + 1)

=

Dư nợ tín dụng cá nhân năm (t)


x100%

Tỷ lệ này được so sánh giữa các năm (năm trước với năm sau), giữa chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện được trong từng năm, giữa kết quả thực hiện được tại chi nhánh so với toàn ngân hàng và so với các ngân hàng khác.

1.2.2.2. Số lượng các sản phẩm cho vay KHCN

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm cho vay tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

1.2.2.3. Số lượng khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng cá nhân là tổng số KHCN thực hiện giao dịch với ngân hàng trong một thời kỳ thường là một năm. Trong cho vay KHCN, số lượng khách hàng thể hiện thông qua số khoản vay mà ngân hàng cấp cho khách hàng.


12


Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa lượng KHCN năm t với số lượng KHCN năm (t-1).

Công thức tính:

Mức tăng, giảm số

=

lượng KHCN

Số lượng KHCN năm t

Số lượng KHCN

-

năm (t-1)

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm phản ánh việc phát triển quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Dựa vào việc so sánh số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm qua các năm ta sẽ thấy được xu hướng mở rộng hay thu hẹp cho vay KHCN của ngân hàng. Mở rộng cho vay KHCN là ngân hàng vừa phải giữ vững lượng khách hàng trong hiện tại vừa phải không ngừng làm nó gia tăng.

1.2.2.4. Chất lượng cho vay KHCN:

Chất lượng cho vay đối với KHCN được xem là đảm bảo khi được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được các mục tiêu cho vay, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn. Để đánh giá chất lượng cho vay dưới góc độ của Ngân hàng thì chúng ta có thể xem xét các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, mức độ trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng, vòng quay vốn tín dụng.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng.


Tỷ lệ NQH =

Tổng dư NQH cho vay KHCN Tổng dư nợ cho vay KHCN

X 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi bên vay

không đủ tiền trả và cũng không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Tuy nhiên, nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác chất lượng


tín dụng nếu số nợ đó vẫn có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này thấp biểu hiện chất lượng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng có độ an toàn cao (mức độ rủi ro thấp) và ngược lại.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo định nghĩa nợ xấu của các tổ chức tín dụng thế giới, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Tại Việt Nam, nợ xấu gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ nghi ngờ và các khoản nợ có khả năng mất vốn.

Mở rộng cho vay KHCN phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng cho vay. Chất lượng cho vay một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu - đánh giá khả năng thu hồi nợ.

Tổng dư nợ xấu cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Tỷ lệ nơ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng hay dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí không bằng tiền mặt, mục tiêu của khoản mục này là để che dấu đi một phần lợi nhuận của Ngân hàng, tránh bị đánh thuế và chuẩn bị cho những khoản vay có vấn đề.

14


Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2103 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về phân loại nợ, dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

- Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ đã được phân loại để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

-Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:

+ Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5%

+ Nhóm 3: 20%

+ Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Mức độ trích lập và dự phòng rủi ro trong cho vay KHCN càng cao chứng tỏ cho vay KHCN đang có nhiều nợ xấu, mức độ phát triển cho vay KHCN càng thấp và ngược lại

Chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng KHCN

Doanh số thu nợ tín dụng KHCN Chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân tín dụng KHCN


Đây là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng ngắn hạn (thường là 1 năm). Hệ số này cao phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao.

1.2.2.5. Lợi nhuận từ cho vay KHCN

Lợi nhuận từ cho vay KHCN bao gồm các khoản thu từ lãi các khoản vay và các khoản thu khác từ cho vay KHCN như phí định giá, phí giải ngân, phí duy trì hạn mức. Cho vay KHCN càng phát triển thì thu nhập từ cho vay KHCN càng cao và ngược lại.

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả của việc mở rộng cho vay KHCN. Mở rộng cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì hoạt động mở rộng cho vay này mới được coi là đạt hiệu quả.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố trong đó không những chịu ảnh hưởng bởi đường lối chính sách điều hành của Đảng và nhà nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tế. Hơn nữa, nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ chế chính sách điều hành hoạt động của chính ngân hàng đó. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay KHCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự mở rộng cho vay KHC. Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay KHCN bao gồm:

1.3.1. Nhân tố chủ quan


16

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2023