Tập Đoàn Thực Hiện Được Chỉ Tiêu, Kế Hoạch Đề Ra

ngạch xuất khẩu là 28,7 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch 5 năm và nộp ngân sách nhà nước trên 16,5 tỉ USD, bằng 134% kế hoạch 5 năm.

1.2.2.3. Về công nghiệp khí điện

Hệ thống đường ống dẫn khí Rạng Đông – Bạch Hổ, Nam Côn Sơn được vận hành an toàn và có hiệu quả, đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Trong gian đoạn 2006 – 2008, Tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào vận hành một số công trình như dự kiến: đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau, Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2…; cung cấp 18,74 tỉ m3 khí khô, bằng 52% kế hoạch 5 năm, đạt tổng doanh thu từ sản phẩm khí giai đoạn này là xấp xỉ 45 nghìn tỷ đồng.

Về cơ bản thì Tập đoàn đã đáp ứng đủ sản lượng khí khô cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước, đạt 110% kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2006 – 2008 (18,74 tỷ m3 so với kế hoạch là 16,94 tỷ m3). Tiến độ đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực khí điện về cơ bản được đảm bảo, ngoại trừ dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn bị chậm tiến độ. Nguyên nhân là do gặp khó khăn

trong việc lựa chọn tuyến ống, đàm phán giá khí.

1.2.2.4. Công nghiệp chế biến dầu khí

Nhà máy đạm Phú Mỹ được vận hành an toàn, ổn định, hàng năm đáp ứng khoảng 35% nhu cầu phân đạm trong nước, góp phần tích cự ổn định giá phân đạm trong những năm qua và hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất ông nghiệp trong nước.

Tiến độ thi công các dự án trọng điểm của Nhà nước, của Ngành về lĩnh vực chế biến khí đang được Tập đoàn tích cực đẩy mạnh. Tiến độ đầu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất được đảm bảo.

Tập đoàn đảm bảo tối đa công suất nhà máy đạm, đạt 105% kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2006 – 2008, kết hợp với xuất khẩu đạm để duy trì và bình ổn giá bán đạm trong nước.

1.2.2.5. Phát triển dịch vụ dầu khí

Các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ dầu khí đã được chấn chỉnh và phát triển phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển của ngành. Doanh số thực hiện từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ dầu khí giai đoạn 2006 – 2008 đạt gần 140 nghìn tỷ đồng, bằng 20% tổng doanh thu toàn ngành.

Các lĩnh vực: Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, dịch vụ khoan dầu khí, dịch vụ xây lắp dầu khí, dịch vụ tài chính, bảo hiểm… có tốc độ tăng trưởng khá tốt, hàng năm đạt mức tăng trưởng trên 20%. Hiện nay tập đoàn đang tích cực đầu tư nâng cao năng lực dịch vụ dầu khí (đầu tư phát triển cảng tổng hợp và lĩnh vực cơ khí, chế tạo các công trình dầu khí như: giàn khoan, tàu khoan, giàn khai thác…) để nâng cao tỷ trọng doanh thu tịch vụ trong tổng doanh thu của tập đoàn.

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dầu khí đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra; việc triển khai các dự án đầu tư và thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia vào phát triển các lĩnh vực dịch vụ dầu khí được triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, giá dầu thô tăng cao nên chỉ tiêu doanh thu dịch vụ so với tổng doanh thu toàn Tập đoàn phản ánh chưa tương xứng với tốc độ phát triển lĩnh vực này trong thời gian qua.

1.2.2.6. Công tác quản lý, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ

Tập đoàn tập trung ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy và công tác tổ chức cán bộ, xây dựng quy chế phối hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc của Tập đoàn, điều chỉnh lại các quy chế hoạt động cũ không còn phù hợp, thực hiện các công tác sắp xếp và tổ chức lại một số đơn vị thuộc công ty thành viên, điều chỉnh và bổ sung chức năng nhiệm vụ của các đơn vị. Công tác quy hoạch, luân chuyển và trẻ hóa đội ngũ cán bộ tiếp tục được Tập đoàn thực hiện tại khu vực bộ máy điều hành cơ quan Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển giai đoạn trước mắt và lâu

dài. Hoàn thiện chiến lược quy hoạch xây dựng nguồn nhân lực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Tổ chức cho gần 10 nghìn lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cả ở trong nước và ngoài nước. Tổng số lao động trong Tập đoàn hiện nay là gần 26 nghìn người (25.691 người), cơ cấu là 51,39 cán bộ có trình độ trên Đại học, Đại học, Cao đằng và 43,34% lao động trung cấp, 5,27% lao động phổ thông.

Tổ chức nghiệm thu trên 40 đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, triển khai thực hiện đề án chuyển đổi Viện dầu khí thành đơn vị khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định 115/2005-NĐ-CP. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật ngành Dầu khí phát triển vượt bậc, thay thế được nhiều chức danh trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác, công nghiệp khí và dịch vụ mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện. Hiện tại, Tập đoàn đang triển khai thực hiện các phần việc cần thiết để sớm đưa trường Đại học Dầu khí vào hoạt động.

Sau đây là kết quả cụ thể 3 năm trong từng lĩnh vực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:

Bảng 1: Kết quả thực hiện năm 2006-2008



STT


Danh mục


Đơn vị tính


Kế hoạch 2006-2010

Thực hiện 2006-2008

2006

2007

2008

Tổngcộng




Thực

hiện

%

1

Gia tăng trữ lượng

Triệu tấn

quy đổi

175

39

40

35

114

65,143

1

Khai thác dầu khí

Triệu tấn quy đổi

134,72

24,25

22,77

22,8

69,82

51,83


Dầu

thô+Condensate

Tr.Tấn

93,6

17,25

15,91

15,3

48,46

51,774


Khí

Tỷ.m3

41,12

7

6,86

7,5

21,36

51,946

2

Sản xuất kinh

doanh khác









Urea

Ng.Tấn

4720

617

767

740

2124

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Mô hình tập đoàn kinh tế - hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 và xu hướng phát triển - 8



Điện

TỷKWH

15


0,68

4,73

5,41

36,067


Dầu mỡ/nhờn

Tấn

6758

1400

1450

1500

4350

64,368


LPG

Ng.Tấn

1664

338

308

200

846

50,841


Condesate

Ng.Tấn

357

110

80

70

260

72,829

3

Kinh doanh dầu

khí






0



Xuất khẩu dầu thô‌

Tr.tấn

76,6

16,98

15,72

14,68

47,38

61,854


Khí thô

Tỷ m3

35,96

5,69

6,09

6,96

18,74

52,113


Kinh doanh sản

phẩm dầu

Tr.tấn

11,21

1,5

2,15

2,5

6,15

54,862

4

Doanh thu

Tỷ đồng

669300

180118

213400

295435

688953

102,9


Ngoại tệ

Triệu USD

21025

8628

8801

11307

28736

136,68


Nội tệ

Tỷ đồng

335006

42304

72597

11000

125901

37,582

5

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

203408

80060

85950

107245

273255

134,3


Ngoại tệ

Triệu USD

10293

4510

4617

6100

15227

147,94


Nội tệ

Tỷ đồng

39754

8489

12079

7080

27648

69,548

7

Kế hoạch đầu tư

Tỷ đồng

165911

39549

54800

68050

162399

97,88


Vốn CSH

Tỷ đồng

73274

19870

16700

52435

89005

121,47


Vay + khác


92637

19679

38100

15615

73394

79,228

Nguồn: Báo cáo sơ kết 2 năm mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam


IV. Đánh giá về hoạt động của tập đoàn dầu khí những năm đầu mới thành lập (2007 – 2008)

1. Thành tích

Kể từ khi thành lập đến nay, ngành dầu khí Việt Nam khong ngừng phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau đây là thành tích chủ yếu của ngành:

1.1. Tập đoàn thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra

Tập đoàn đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và đã hoàn thành trước thời hạn 2 năm so với kế hoạch 2006 -2010 về chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu.

Doanh thu toàn Tập đoàn trên 689 nghìn tỉ đồng, bằng 103% kế hoạch 5 năm. Trong đó doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 tăng 18% so với năm 2006, năm 2008 dự tính tăng 38% so với năm 2007.

Nộp ngân sách toàn tập đoàn 273 nghìn tỉ đồng, bằng 134% kế hoạch 5 năm. Trong đó năm 2006 tăng 27% so với năm 2005 (80/63 nghìn tỉ đồng), năm 2007 tăng 7% so với năm 2006 (86/80 nghìn tỉ đồng) và ước tính năm 2008 tăng 25% so với năm 2007 (107/86 nghìn tỉ).

Sau đây là biểu đồ Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008:

Biểu đồ 4: Doanh thu và nộp ngân sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2000-2008



Tỷ đồng 300000


250000


200000


150000


100000


50000


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008



Doanh thu Nộp ngân sách


Bảng 2: Doanh thu và nộp ngân sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 2000-2008

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Doanh thu

54784

54549

61830

76157

114240

138000

180118

213400

295435

Nộp ngân sách

25926

27135

31152

35228

49294

50490

80060

85950

107245

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [4], [6], [7]

Trong vòng tám năm (từ 2000 đến 2008) doanh thu của Tập đoàn tăng từ 54 784 tỷ đồng lên 295 435 tỷ đồng, gấp gần 5,4 lần. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng mạnh hơn, có sự khác biệt rõ rệt so với những năm trước. Nộp ngân sách nhà nước tăng theo doanh thu hàng năm, chiếm khoảng 30% đến 50% tổng doanh thu. Dầu khí luôn là ngành đóng góp lớn vào Ngân sách nhà nước. Tỉ lệ đóng góp thường chiếm 20% tổng ngân sách. Điều đó thể hiện rõ ràng rằng Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, góp phần tích cực quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kinh ngạch xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch 5 năm 2006-2010. Trong đó, năm 2006 tăng 13% so với năm 2005 (8,6/7,4 tỉ USD); năm 2007 tăng 2% so với năm 2006 (8,8/8,6 tỷ USD) và ước tính năm 2008 tăng 28% so với năm 2007 (11,3/8,8 tỷ USD).

Sau đây là biểu đồ về tình hình khai thác và xuất khẩu dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008:

Biểu đồ 5: Khai thác và xuất khẩu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 2000-2008


Triệu tấn

25


20


15


10


5


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Khai thác Xuất khẩu

Bảng 3: Khai thác và xuất khẩu của tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 2000-2008

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Khai thác

15,86

17,01

17,097

17,62

20,4

18,5

24.25

22.77

22.8

Xuất khẩu

15,423

16,83

16,864

17,18

19,5

17,55

16,98

15,72

14,68

Đơn vị: Triệu tấn

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn [4], [6], [7]

Nhìn trên biểu đồ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về sản lượng khai thác, xuất khẩu giữa giai đoạn năm 2000 đến năm 2005 so với giai đoạn từ 2006 đến năm 2008. Từ năm 2000 đến năm 2005 thì sản lượng khai thác và xuất khẩu sấp xỉ bằng nhau. Nguyên nhân là do ngành Dầu khí Việt Nam chủ yếu tập trung vào khâu thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí). Khâu trung nguồn (vận chuyển, tàng trữ dầu khí) và khâu hạ nguồn (xử lý, chế biến dầu thô và khí tự nhiên, kinh doanh và phân phối các sản phẩm cũng như dịch vụ khí) chưa phát triển. Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ (hơn 30 năm). Thêm vào đó là điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta còn lạc hậu chưa cho phép phát triển khâu trung nguồn và hạ nguồn. Dầu khí khai thác là được đưa đi xuất khẩu. Đây cũng là một nghịch lý đối với Việt Nam. Một nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại phải nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu với giá cao, thị trường dầu Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới. Người dân chưa có sản phẩm từ lọc dầu, hóa dầu của đất nước mình. Nhưng từ năm 2006 đến năm 2008, giai đoạn 3 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, Ngành dầu khí Việt Nam đã có sự thay đổi đánh kể giữa sản lượng khai thác và xuất khẩu. Lượng dầu khí khai thác ra được giữ lại khá nhiều trong nước. Nguyên nhân là do các dự án của Tập đoàn để phát triển khâu trung nguồn đã bắt đầu đi vào hoạt động. Ngày 22/2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cho ra dòng sản phẩm xăng dầu thương mại đầu tiên của Việt Nam và đã chính thức được đưa ra thị trường. Đây là dấu mốc lịch sử của ngành công nghiệp lọc dầu Việt Nam cũng như chiến lược an ninh năng lượng quốc gia.

Các dự án trọng điểm Nhà nước đã được xúc tiến để đảm bảo đúng tiến độ. Các dự án đã đi vào hoạt động như: Nhà máy chế biến Condensate ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhà máy sản xuất DOP ở Đồng Nai, Nhà máy Đạm Phú Mỹ ở Vũng tàu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất Poly-propylen ở Quảng Ngãi. Các dự án đang tiến hành xây dựng: nhà máy Đạm Cà Mau. Các dự án này đều là 100% vốn của PVN. Các dự án sẽ hoàn thành trong vòng 2 năm tới. Đầu năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Tuy rằng dự án có chậm hơn so với dự kiến vài tháng vì sự cố về thủ tục đầu tư. Nhưng hiện nay nhà máy đã hoạt động tốt và cho ra dòng dầu đầu tiên mang thương hiệu của Việt Nam.

1.2. Tập đoàn có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của đất nước

Ngoài việc đóng góp vào ngân sách nhà nước, vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tâp đoàn Dầu khí có tác động tích cực khi triển khai các dự án lớn, tầm cỡ. Các dự án này được triển khai không những phát triển ngành dầu khí Việt Nam sâu rộng mà có ý nghĩa xã hội tích cực. Các dự án phát triển đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. Nó là động lực để thu hút các nhà đầu tư khác, tạo nên những khu đô thị về công nghiệp, phát triển hạ tầng cơ sở. Từ đó phát triển công nghiệp địa phương, nâng cao đời sống của người dân. Nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã làm thay đổi bộ mặt của cả huyện. Trước kia huyện Bình Sơn là huyện thuần nông nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi. Đến nay, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được hoàn tất và đi vào sản xuất đã biến huyện Bình Sơn thành khu công nghiệp sầm uất. Nhà máy đã tạo nhiều việc làm cho người dân, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân địa phương.

1.3. Khoa học công nghệ

Dựa vào quy mô và nguồn lực dồi dào, Tập đoàn kinh tế chính là cửa ngõ để khoa học công nghệ đi vào đất nước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn chú trọng nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để ứng dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022