Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh Huế - 8


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Kết luận


Vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Do đó, việc mở rộng huy động vốn trong thời gian tới là rất cần cần thiết. Qua đó nhằm tạo dựng nguồn vốn vững chắc cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn đã có những bước phát triển đáng kể, lượng vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho phát triển đất nước đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn nữa của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế cùng toàn thể hệ thống NHTM. Ngoài ra, sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và NHNN là hết sức cần thiết.

Qua quá trình nghiên cứu bằng những kiến thức đã được học, cộng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và những Anh (Chị) tại Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế - PGD Phú Hội, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã thực hiện được một số nhiệm vụ đặt ra sau:

- Nêu lên một số cơ sở lý luận về công tác huy động vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.


- Nghiên cứu tổng quát về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế trong thời gian từ năm 2009 – 2011.

Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh Huế - 8

- Khảo sát ý kiến khách hàng về sự hài lòng của họ đối với dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế.

- Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế.

Do có những giới hạn về thời gian, đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo cùng toàn thể các Anh (Chị) tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế để đề tài được hoàn thiện hơn.


3.2. Kiến nghị


3.2.1. Đối với Nhà nước


3.2.1.1. Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định:


Nhà nước thông qua các cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp cần xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ giữa Luật Ngân hàng với các bộ luật khác (Luật thương mại, Luật doanh nghiệp....). Việc ban hành như vậy không chỉ tạo niềm tin của dân chúng qua luật pháp, mà còn giúp các Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

3.2.1.2. Tạo môi trường tâm lý:


Yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hoá của từng dân tộc, từng đất nước có ảnh hưởng đến phương pháp tập trung huy động vốn, đây là những vấn đề cần phải được tính đến trong quá trình xây dựng các chính sách và xây dựng các biện pháp huy động vốn phù hợp. Chính vì vậy Nhà nước cần có chương trình giáo dục tuyên truyền với quy mô toàn quốc, nhằm làm thay đổi quan điểm của người dân đối với việc giữ tiền trong nhà, xoá bỏ tâm lý e ngại, thích tiêu dùng hơn tích luỹ của người dân. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng.

3.2.1.3. Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp:


Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn của các NHTM là từ phía các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Để giảm bớt khó khăn cho các NHTM, Nhà nước cần thực hiện kiểm soát quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó. Có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán.

3.2.1.4. Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định:


Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng.


Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu...


3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước:


3.2.2.1. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng cho các NHTM:


Luật NHNN Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1998, thay thế hai Pháp lệnh Ngân hàng ban hành từ năm 1990. Đến nay đã có hàng chục văn bản dưới luật: Nghị định, Quyết định, Thông tư, ... hướng dẫn thi hành hai Luật Ngân hàng đã được ban hành. Song một loạt cơ chế về lãi suất, tỷ giá, quản lý ngoại hối, các quy định về cho vay, thế chấp, bảo lãnh, ngoại tệ... vẫn còn những vướng mắc, bất cập, không phù hợp với thông lệ quốc tế cản trở việc huy động vốn, mở rộng tín dụng, đáp ứng yêu cầu cả vốn nội tệ và vốn ngoại tệ cho các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới NHNN cần thay đổi, ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể hoạt động của các NHTM.

3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM:


Thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng, làm cho các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Nhất là trong thời gian gần đây, tình hình nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng ngày càng cao. Việc chấp hành các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ chuyển hoán vốn của các Ngân hàng chưa được thực hiện đúng. Chính vì vậy cần có sự giám sát của NHNN. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm soát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin về tình hình hoạt động của Ngân hàng. Việc công khai thông tin một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các NHTM lành mạnh hơn, mặt khác giúp các khách hàng của Ngân hàng theo dõi được hoạt động của NHTM từ đó yên tâm đầu tư.


3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo hiểm tiền gửi:


Theo Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi ban hành ngày 01 tháng 9 năm 1999 có quy định: Các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống bảo hiểm tiền gửi, trong thời gian tới cần nâng số tiền bảo hiểm được trả của người gửi tiền (hiện nay tối đa là 30 triệu đồng Việt Nam cho tất cả các khoản tiền gửi của một cá nhân gồm cả gốc và lãi). Đồng thời giảm mức phí phải nộp của những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu:


Là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng ACB – CN Huế, do đó để giúp Chi nhánh thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Á Châu cần:

- Cần triển khai sớm công tác dự báo dài hạn giúp cho các Chi nhánh nắm được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

- Ngân hàng TMCP Á Châu cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển. Trên cơ sở đó, xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các Chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Qua mỗi chiến dịch huy động, cần tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm hay, hạn chế những thiếu sót của toàn hệ thống.

- Có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với bộ phận làm công tác huy động vốn.


- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của CN theo hướng tăng thêm PGD và mạng lưới HĐV.


- Trang bị công nghệ hiện đại và các phần mềm ứng dụng tiên tiến nhằm tăng

sức cạnh tranh của Chi nhánh, góp phần thế mạnh của hệ thống trên địa bàn.


- Có chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế

thị trường đối với các nhân viên Ngân hàng.


3.2.4. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế:


- Có chính sách dịch vụ khách hàng phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn hoạt động.

- Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ thông tin cho toàn Chi nhánh. Xây dựng và cụ thể hóa các chính sách khách hàng. Tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đơn giản hơn nữa các thủ tục, mở rộng mạng lưới huy động vốn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện xã hội hóa công tác NH nhằm tăng

hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, uy tín thương hiệu NH Á Châu trên địa bàn.


- Cần chú trọng công tác phân tích nguồn vốn: Quy mô cấu trúc nguồn vốn tối ưu là cơ sở quan trọng đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của NH. Cần phân tích sâu hơn mối quan hệ giữa cơ cấu HĐV và cơ cấu sử dụng vốn, nghiên cứu sự phù hợp của kỳ hạn huy động và sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro đồng thời đảm bảo hiệu quả


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. 1. Lý do chọn đề tài: 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu: 3

1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3

1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu: 5

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 7

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu: 7

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: 7

1.5. Kết cấu đề tài: 7

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại 8

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại: 8

1.1.2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường: 9

1.2. Vốn của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1. Khái niệm về vốn của NHTM: 11

1.2.2. Cơ cấu vốn của NHTM: 11

1.2.3. Vai trò của nguồn vốn: 14

1.2.4. Vốn tự huy động của NHTM: 16

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn: 17

1.3. Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng: 20

1.3.1. Khái niệm sự hài lòng: 20

1.3.2. Phân loại sự hài lòng của khách hàng: 21

1.3.3. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng: 22

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ huy động


vốn của Ngân hàng: 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 26

2.1. Khái quát về Ngân hàng Á Châu – CN Huế 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 26

2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh: 27

2.1.3. Cơ cấu tổ chức: 28

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2011: 31

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu – CN Huế 35

2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh: 35

2.2.2. Phân tích thực trạng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh: 37

2.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn: 42

2.3. Thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn của Chi nhánh: 46

2.3.1. Thành tựu đạt được: 46

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại: 49

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP Á CHÂU – CN HUẾ 52

3.1. Thông tin chung 52

3.1.1. Nguồn thông tin 52

3.1.2. Thông tin về thời gian khách hàng đã sử dụng sản phẩm ACB: 53

3.1.3. Thông tin về ý kiến của khách hàng: 54

3.1.4. Thông tin về mục đích của khách hàng: 55

3.1.5. Thông tin về uy tín Ngân hàng: 56

3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha 56

3.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Các hình thức huy động vốn” 57

3.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Lãi suất”: 57

3.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Chất lượng giao dịch”: 58

3.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Hệ thống mạng lưới”: 58


3.2.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Nhân viên”: 59

3.2.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Công tác quảng cáo, khuyến

mãi” 59

3.2.7. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Mức độ hài lòng chung”: 60

3.3. Phân tích nhân tố 60

3.3.1. Kiểm định KMO: 60

3.3.2. Phân tích nhân tố 61

3.3.3. Đặt tên và giải thích nhân tố 62

3.4. Phân tích hồi quy 63

3.4.1. Mô hình điều chỉnh: 63

3.4.2. Phân tích hồi quy đa biến: 65

3.4.3. Kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng. 67

3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng đối với từng nhân tố theo

đặc điểm cá nhân: 71

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP Á CHÂU – CN HUẾ 74

4.1. Định hướng nhiệm vụ của Chi nhánh trong thời gian tới: 74

4.1.1. Định hướng nhiệm vụ 2012 – 2017: 74

4.1.2. Kế hoạch của Chi nhánh năm 2012 76

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại CN 77

4.2.1. Tăng cường công tác Marketing: 77

4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 79

4.2.3. Mở rộng mạng lưới huy động: 81

4.2.4. Mở rộng hình thức mở tài khoản cá nhân: 82

4.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng: 82

4.2.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên Ngân hàng và đổi mới phong cách quản lý: 83

4.2.7. Phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn: 85

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

3.1. Kết luận 86


3.2. Kiến nghị 87

3.2.1. Đối với Nhà nước 87

3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: 88

3.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu: 89

3.2.4. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế 90


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1: Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng khách hàng của các Ngân hàng 22

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Huế 29

Sơ đồ 3.1: Mô hình điều chỉnh 63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin 52

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện thời gian khách hàng sử dụng sản phẩm ACB 53

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến khách hàng 54

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện mục đích của khách hàng 55

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng về uy tín ACB 56


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Tên bảng biểu Trang

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 32

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh 35

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 41

Bảng 2.4: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn 42

Bảng 2.5: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động 43

Bảng 2.6: Chỉ tiêu lãi suất đầu vào bình quân 44

Bảng 3.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Các hình thức HĐV” 57

Bảng 3.2: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Lãi suất” 57

Bảng 3.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Chất lượng giao dịch” 58

Bảng 3.4: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Hệ thống mạng lưới” 58

Bảng 3.5: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Nhân viên” 59

Bảng 3.6: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Công tác quảng cáo, khuyến

mãi” 59

Bảng 3.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến “Mức độ hài lòng chung” . 60

Bảng 3.8: Kiểm định KMO 60

Bảng 3.9: Phân tích nhân tố 61

Bảng 3.10: Đặt tên và giải thích nhân tố 62

Bảng 3.11: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 64

Bảng 3.12: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 64

Bảng 3.13: Phân tích hồi quy đa biến 65

Bảng 3.14: Kiểm định giá tị trung bình ý kiến đánh giá của KH về “Các hình thức HĐV” 68

Bảng 3.15: Kiểm định giá tị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng về “Chất lượng giao dịch” 68

Bảng 3.16: Kiểm định giá tị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng về “Hệ

thống mạng lưới” 69

Bảng 3.17: Kiểm định giá tị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng về “Nhân viên” 70

Bảng 3.14: Kiểm định giá tị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng về “Công

tác quảng cáo, khuyến mãi” 70

96

Bảng 3.19: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân 72

97

Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Huế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022