Kết Quả Thực Tế Từ Hệ Thống Quản Lý Rác Thải Cộng Đồng


ra ở Nhân Chính khi 22% người dân nói hào hứng tham gia việc ra quyết định. Khoảng hơn một nửa (53%) người dân khẳng định dù họ cảm thấy không thể tham gia vào quá trình ra quyết định thì họ vẫn cảm thấy hạnh phúc khi có dịch vụ thu gom và thấy không cần thiết phải tham gia quá trình ra quyết định. Ngược lại, hơn một nửa (63%) số người ở Thành Công không cảm thấy vậy.

Bảng 22 Kết quả điều tra quan điểm cộng đồngvề QLCT


Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

A. Nhìn chung, bạn đánh giá sự hào hứng tham gia vào việc ra quyết định chôn lấp rác ở cộng đồng mình như thế nào?

Rất thấp (0-20%)

2

6,4

25,5

Thấp (21-40%)

8,2

17

38,3

Trung bình (41-60%)

36,7

53,2

31,9

Cao (61-80%)

24,5

17

4,3

Rất cao (81-100%)

24,5

6,4

0

B. Bạn có cho rằng cư dân trong cộng đồng có thể ảnh hưởng đến quyết định về quản lý rác thải khi đoàn kết nhau lại không?

Cực kì đồng tình

52,1

44,7

10,9

Đồng tình

43,8

42,6

16,5

Bàng quan

0

12,8

53

Phản đối

4,2

0

8,7

Kịch liệt phản đối

0

4,3

10,9

C. Khi quyết định đưa ra liên quan đến việc thu gom, thu phí và chôn lấp rác thải, toàn bộ cộng đồng được tham gia hay chỉ do một số lãnh đạo tự quyết?

Chính quyền địa phương ra quyết định rồi thông báo cho người dân

20,4

36,2

25

Lãnh đạo cộng đồng tham khảo ý kiến

của một nhóm người rồi mới quyết định

61,2

48,9

69,2

Một nhóm cộng đồng thảo luận rồi cùng ra quyết định

16,3

4,3

1,9

Không biết/từ chối trả lời

2

10,6

3,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 10

Nguồn: David W. Richardson Rõ ràng là nếu người dân không cảm thấy mình là một phần trong quá trình ra quyết định, họ sẽ thấy mình không cần thiết và không tin rằng các thành viên trong cộng đồng – những người chịu trách nhiệm sẽ đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. Họ hài lòng với các quy định về dịch vụ đó.

Hơn 95% cư dân ở Minh Khai cho biết họ nghĩ việc tập hợp mọi người trong cộng đồng có thể gây ảnh hưởng đến quyết định liên quan đến hệ thống quản lý


rác thải cộng đồng (bảng 23B). Ở Nhân Chính, tủ lệ này là 87%, ở Thành Công là 53%. Nhiều người ở Nhân Chính cũng cho biết họ muốn hệ thống này tự hoạt động hiệu quả, còn một vài người lại cho rằng họ muốn chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ thu gom hợp lý. Tóm lại, họ muốn người khác (chính quyền địa phương) tìm kiếm lợi ích tối ưu và đảm bảo một hệ thống thu gom hợp lý.

6. Kết quả:

Ở Minh Khai, người dân khi được hỏi ý kiến về hiệu quả làm việc của lãnh đạo tổ chức thu gom rất hài lòng. 90% tin rằng hệ thống quản lý hiệu quả hoặc rất hiệu quả (bảng 24). 47% trong số này cho rằng lãnh đạo đã làm tốt chức trách của mình. Ở Nhân Chính và Thành Công, tỷ lệ này là 91% và 95% cảm thấy lãnh đạo hiện tại ít nhất, ở một góc nào đó, là hiệu quả. Khoảng 30% cho rằng rất hiệu quả. 50% ở Minh Khai, 34% ở Nhân Chính và 71% ở Thành Công cho rằng hệ thống hiện tại hoạt động hiệu quả hơn trước kia (bảng 24). Do vậy, công ty URENCO trước dây chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác thải ở phường Thành Công có thể sẽ không phù hợp cho xã Minh Khai và Nhân Chính. Trước hệ thống này, các hộ gia đình tự lo chôn lấp rác gia đình mình. Việc chôn lấp bao gồm cả đót, chôn hoặc vứt rác ra các khu vực công cộng hoặc những mảnh đất bỏ hoang trong cộng đồng. Một số hộ đến nay vẫn kiên quyết là có thể tự xử lý được. Tuy nhiên, họ đều đồng tình rằng việc áp dụng hệ thống thu gom hiện tại đã cải thiện đáng kể bộ mặt cộng đồng.

Bảng 23 Kết quả thực tế từ hệ thống quản lý rác thải cộng đồng


Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

A. Hiệu quả của việc tổ chức mô hình quản lý rác thải hiện tại

Rất hiệu quả (67-100%)

46,9

31,9

35,6

Cũng có thể nói là hiệu quả (34-66%)

42,9

59,6

60

Hiệu quả rất hạn chế (1-33%)

10,2

8,5

4,4

B. Hệ thống hiện tại có khá hơn trước kia?

Hiệu quả hơn

55,8

34,8

71,1

Cũng vậy thôi

30,2

32,6

22,2

Kém hiệu quả hơn

2,3

4,3

6,7

Không biết

11,6

28,3

0

C. Theo bạn thì việc áp dụng mô hình cộng đồng quản lý giúp nâng cao nhận thức của bạn về các vấn đề môi trường (đất, nước, không khí, sức



khỏe…) thế nào? (%)

0

0

37

63

1-025

77,1

43,5

32,6

26-50

18,8

8,7

4,3

51-75

2,1

10,9

0

76-100

2,1

0

0

D. Theo bạn hình ảnh cộng đồng được cải thiện như thế nào sau khi áp dụng mô hình này?

0

4,2

29,5

20,8

1-25

33,3

31,8

43,3

26-50

43,8

13,6

6,3

51-75

18,8

20,5

25

76-100

0

4,5

4,6

Nguồn: David W. Richardson

Tuy nhiên, với một số người không tham gia hoạt động trong cộng đồng, rất khó để yêu cầu họ vứt rác đúng giờ. Có khi họ mang chúng ra ngoài từ sáng sớm trước khi đi làm, chó mèo hay động vật có thể lục lọi và đôi khi những người thu gom phải dọn dẹp lại. Một số người mặc dù cho rằng phí thu gom hiện tại còn tương đối thấp, họ vẫn không muốn tham gia hỗ trợ tài chính cho hệ thống này. Trong một số ví dụ, nhiều người cho rằng công việc của nhân công thu gom không đáng được trả tiền.

Phần lớn cư dân trong cộng đồng xã Minh Khai (77%) cảm thấy vậy kể từ khi hệ thống quản lý rác thải cộng đồng đi vào hoạt động, khi mà nhận thức và hiểu biết của họ về các vấn đề môi trường địa phương như ô nhiễm không khí, nước và đất được cải thiện. (bảng 24C) Thêm vào đó, nhiều người cho rằng dù có các cuộc thảo luận chính thống về các tác động tiêu cực đến sức khỏe do các phương pháp chôn lấp không phù hợp, nhiều người vấn cho rằng họ hiểu cần có không khí sạch hơn là đơn thuần chỉ có việc rác được đốt như trước kia. 63% cư dân ở Thành Công nói họ nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường địa phương so trước khi có hệ thống này. Có thể thấy rõ điều này trong bảng 8, với 40% cho rằng họ không nghxi hệ thống quản lý rác thải có bất kì ảnh hưởng nào đến sức khỏe của họ (bảng 22 và bảng 24).

Cuối cùng, chỉ có 4% số người được hỏi ở xã Minh Khai nói họ nghĩ hình ảnh thể chất của cộng đồng đã được cải thiện từ khi áp dụng hệ thống này (bảng 24D). Hầu hết số này tin rằng hình ảnh cộng đồng được cải thiện từ 26-50%


trong khi 19% nghĩ có thể cải thiện tới 51-75% (bảng 24D). Quan trọng hơn, gần 30%và 21% ở Nhân Chính và Minh Khai cho biết họ không nghĩ hình ảnh thể chất của cộng đồng đã được cải thiện một chút nào (0%). Ngược lại, 20-25% cho biết hình ảnh có thể cải thiện được 51-75%.

IV. Mô hình kinh doanh rác tái chế cá thể, tự phát – làng tái chế Minh Khai, Đa Hội, Dương Ô, Triều Khúc

"sản phẩm" trên thị trường, được nghiên cứu dưới góc độ cung – cầu và quy trình đầu vào – đầu ra gắn với giá thành sản xuất và lợi nhuận.

Các chủ thể tham gia chu trình tái chế rác gồm những người thu gom rác trong thành phố, những người thu gom rác ở các bãi chôn lấp, các làng nghề tái chế và các chủ thể khác.

Trước hết, chúng ta cùng có cái nhìn tổng thể về hoạt động tái chế rác thải ở Hà Nội. Sau đó sẽ xem xét cơ chế hoạt động và hiệu quả của các hoạt động này. Từ đó, sẽ có cái nhìn tổng thể về dòng thải và mô hình kinh doanh rác tái chế.

1. Các loại vật chất, nguyên liệu chính được tái chế:

Hoạt động thu gom liên quan đến các vật liệu tái chế từ rác thải có thể thấy ở mọi nơi, kể cả trong thành phố hay ở các vùng lân cận, cũng như những nơi hỗ trợ việc quản lý chất thải rắn chẳng hạn như cá bãi chôn lấp. Các vật liệu chủ yếu vẫn thường thấy trên cả nước, có thể kể đến như nhực, hộp kim loại, lọ thủy tinh, giấy, gỗ...

Ở các nước đang phát triển, các vật liệu tái chế như hộp kim loại, lọ thuỷ tinh, nhựa, và giấy được thu gom để tái chế mà không cần có yêu cầu từ hệ thống luật pháp liên quan. Những vật liệu này bản thân nó có đủ giá trị khiến thị trường sản phẩm tái chế phát sinh một cách tự nhiên. Việc tái chế một cách tự phát này là những lực lượng thị trường nhằm giảm lượng rác thải chuyển tới bãi chôn lấp.


Ở thủ đô Hà Nội, việc phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế trong ngành du lịch đã gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng rác thải rắn ở trong và xung quanh thành phố. Chức trách chính quyền thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường việc quản lý chất thải rắn, chẳng hạn như việc xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô lớn và nâng cao năng lực thu gom rác thải qua những hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các nguồn viện trợ từ các nước (như Nhật Bản).

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy hệ thống tái chế đang hoạt động ở Hà Nội, một trong những cách giảm thiểu lượng rác thải đến các bãi chôn lấp, có thể thấy trong nội thành và vùng ngoại thành. Theo nghiên cứu của công ty Nippon Koei, mỗi ngày có khoảng hơn 200 tấn vật liệu có giá trị được thu gom theo hệ thống này. Những thứ có giá trị như nhựa hay kim loại được thu gom ở các khâu khác nhau và ở những nơi khác nhau trên khắp thành phố. Một ngành công nghiệp về xử lý tại chỗ các vật liệu tái chế đã phát triển ở các làng quanh thành phố, một số làng còn được gọi là "làng nghề". Có một mức độ chuyên môn hoá cao ở các làng này. Chẳng hạn, một làng có thể kinh doanh tái chế về giấy, làng khác kim loại v.v...

2. Cơ chế hoạt động hệ thống tái chế hiện có:

Tuy nhiên, hệ thống tái chế rác thải hiện tại ở Hà Nội không có tính bền vững. Hệ thống này được duy trì bởi những người thu gom vật liệu tái chế xung quanh khu vực bãi rác Nam Sơn và các nhà máy nhỏ lẻ không được trang bị bảo hộ môi trường và sức khoẻ một cách phù hợp. Hệ thống này còn dễ bị tổn thương bởi sụt giảm giá cả của các vật liệu tái chế có thể phát sinh do sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế hay các quy định pháp luật về môi trường và việc bảo vệ sức khoẻ nghề nghiệp hay an toàn. Tất cả các vật liệu được thu gom trong hệ thống tái chế hiện tại có thể trở lại dòng rác nếu như hệ thống dựa trên định hướng thị trường thất bại. Nếu như điều này xảy ra, lượng rác thải tạo ra có thể vượt quá khả năng quản lý chất thải rắn của chính quyền thành phố Hà Nội.

a. Những người thu nhặt rác (scavenger) trong thành phố:

Có nhiều kiểu thu gom những thứ có giá trị trong thành phố. Một số người thu gom những vật liệu có giá trị từ các hộ gia đình hay các văn phòng công sở


thường sử dụng giỏ (basket) với sào (pole). Một số khác dùng các xe chở rác có tay đẩy (handcarts) nhưu cá nhân viên thu gom của URENCO. Có vẻ như chính các công nhân thu gom của URENCO đã tranh thủ làm thêm bằng việc thu gom rác tái chế này. Cũng có những người treo túi nhựa trên xe đẩy rác để cho những thứ còn giá trị vào.

Trong khu vực nội thành, những người nhặt rác là thường là những người mua các thứ có giá trị từ người dân, được gọi là những người mua lẻ. Ngoài ra còn có các nhà mua buôn nữa. Họ kiếm một chỗ trong chợ và buôn bán những rác còn giá trị hay buôn bán chúng trái phép ngay trên vỉa hè. Sau các giao dịch ở chợ, những người mua buôn thường đem những thứ còn giá trị này đến nơi khác và bán chúng như hàng hoá thông thường.

b. Những người thu gom rác ở các khu chôn lấp

Theo các công nhân trong Bãi chôn lấp Nam Sơn, hầu hết những người thu gom rác này đều là nông dân. Họ thu gom những thứ có giá trị và giữ chúng trong các ngôi làng gần bãi rác Nam Sơn. Rác thu gom và lưu trữ ở đây có giá rẻ hơn so với khu vực nội thành. Hầu hết các thứ có giá trị cao một chút như hộp nhựa sạch, hộp nhôm hay lọ thuỷ tinh đều đã được thu gom trong khu vực gần nguồn thải. Do đó, những người nhặt rác ở gần bãi chôn lấp phải thu gom những vật liệu khác như xương động vật và đai bánh xe, ngoài ra cũng có nhựa, lọ thuỷ tinh, kim loại khác... Họ cũng lượm nhặt cả các túi nhựa bẩn, phải giặt sạch trước khi đem bán.

c. Các "làng nghề"

Một số loại hình kinh doanh, tái chế rác thải đã phát triển tại các làng nghề xung quanh thành phố, chẳng hạn như làng tái chế nhựa ở Minh Khai, làng tái chế kim loại ở Đa Hội, làng tái chế giấy ở Dương Ô, vẫn thường được gọi là các "làng nghề". Các vật liệu tái chế được chuyên môn hoá hay tập trung tuỳ theo từng làng.

Trong mỗi làng nghề này lại có rất nhiều nhà máy sản xuất quy mô nhỏ. Các nhà máy này có thể thực hiện chu trình sản xuất khép kín trong một phạm vi nhỏ, nhưng các điều kiện tại nơi làm việc hoàn toàn không tốt. Ngoài ra, các chất gây ô nhiễm môi trường chẳng hạn như nước thải hay khói bụi có thể bị thải ra mà


không có biện pháp xử lý phù hợp. Điều này có thể gây ra những tác hại về sức khoẻ cũng như những vấn đề nghiêm trọng khác đến con người trong tương lai.

3. Hiệu quả hoạt động

a. Khu vực nội thành:

Khó mà đếm được chính xác có bao nhiêu người thu lượm rác đang hoạt động trong thành phố. Cũng không có bất kỳ số liệu thống kê nào về số người này. Có thể đoán có vô số người đi thu gom những thứ rác còn giá trị này để kiếm tiền vì họ ở khắp mọi nơi.

Có vẻ như không có tổ chức nào kiểm soát hoạt động của những người nhặt rác này. Họ thu gom rác đơn giản dựa trên lợi ích cá nhân. Thị trường cho các vật liệu tái chế diễn ra ngay tại các vỉa hè, lòng đường một cách trái phép. Do vậy, hệ thống công cộng không ủng hộ, hỗ trợ việc khôi phục những thứ còn giá trị từ rác thải và những người mua buôn phải trốn tránh ánh mắt nhòm ngó của công an, những người kiểm soát các hoạt động này.

Các "làng nghề" được xem xét ở đây gồm: Đa Hội, Dương Ô, Minh Khai, Triều Khúc.

Trong các làng nghề, sản phẩm cuối cùng có thể được sản xuất bằng việc sử dụng rác có khả năng tái chế làm nguyên liệu thô.

b. Trường hợp làng tái chế kim loại Đa Hội

Có hai bước lớn trong quá trình sản xuất. Một số xưởng chỉ tạo ra thép nguyên từ sắt thu gom được. Một số cơ sở sản xuất lại mua các loại thép nguyên này để tạo ra các sản phẩm khác như ván, cột trụ... Để nung thép, hàng ngày, một lượng lớn than đã được sử dụng để tạo ra đủ nhiệt lượng cho sản xuất. Nó đã gây ra ô nhiễm không khí ở một mức độ nào đó. Mặt khác, để làm nguội thép đã nung, một lượng lớn nước đã được sử dụng và thải ra ao, hồ chứa nước mà không được xử lý phù hợp.

Khảo sát ở làng Đa Hội về khía cạnh môi trường sản xuất tái chế cho thấy:

- 39 trong số 108 hộ gia đình tham gia vào hoạt động tái chế kim loại

- Mỗi cơ sở sản xuất thu hút khoảng 15-20 công nhân, nghĩa là có tổng cộng khoảng 600-750 lao động làm việc trong các xưởng tái chế. Rất nhiều


lao động phải di chuyển từ các làng phụ cận đến các cơ sở sản xuất này. Số lượng lao động trong các xưởng sản xuất có xu hướng tăng lên.

- Sắt vụn thu gom có giá trung bình từ 2.000-2.500 VND/kg từ những người mua lẻ hay mua buôn. Giá cả có thể dao động tuỳ theo điều kiện thị trường. Trong khi đó, giá bán ra các sản phẩm tái chế của làng thường ở mức 4.000-4.500 VND/kg.

c. Trường hợp làng tái chế nhựa Minh Khai

Ở làng tái chế nhựa Minh Khai, điều kiện làm việc thực sự rất khủng khiếp. Công nhân lao động trong một căn phòng rộng chừng 10 m2 để nung chảy các túi nhựa và các vật liệu thô để tạo ra bi nhựa (các hạt nhựa nhỏ, vụn) (pellet) được sử dụng trong chu trình sản xuất. Cũng cần một nhiệt lượng tương đối để nung nhựa. Các công nhân phải chịu ô nhiễm do việc thiêu, đốt nhiên liệu, và họ cũng phải chịu những chất thải ra quá trình phục hồi nhựa. Chu trình sản xuất dựa chủ yếu trên nhân công giá rẻ ở địa phương.

Các sản phẩm cũng khá đa dạng, thậm chí ngay cả trong cùng một làng. Một cơ sở sản xuất có thể tạo ra nhựa tấm, phiến (sheet), trong khi cơ sở khác có thể sản xuất nhựa dây, chuỗi (rope). Chất lượng của nguyên liệu thô thu gom từ rác cũng khác nhau, tuỳ theo cơ sở sản xuất. Để tạo nhựa tấm, họ sử dụng hầu hết là các túi nhựa trắng làm nguyên liệu thô. Thêm vào đó, đôi khi họ cho một số loại nhựa có chất lượng cao được sản xuất bởi các nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với nhựa dây, người ta chủ yếu sử dụng nhựa màu làm nguyên liệu đầu vào.

Kết quả khảo sát ở làng tái chế nhựa Minh Khai cho thấy:

- Trong làng có khoảng 70-80 cơ sở sản xuất. Hầu hết đều là các xưởng sản xuất quy mô hộ gia đình.

- Ngoài các sản phẩm kể trên, nhiều xưởng còn sản xuất áo mưa và các loại ghế thông thường

- Năng suất tái chế: nhựa tấm trung bình khoảng 1.000 kg/ngày, nhựa dây khoảng 200 kg/ngày.

d. Làng tái chế giấy Dương Ô

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí