Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 13


II. Từ phía các làng nghề tái chế

1. Xây dựng tổ chức, cơ cấu lại hoạt động

Bản thân rác thải đã đủ sức tạo ra giá trị để trao đổi. Cung và cầu thị trường cũng đã có. Hoạt động trao đổi, buôn bán cũng đã diễn ra, tuy còn lén lút, nhỏ lẻ. Thu nhập đem lại còn thấp, điều kiện làm việc khó khăn và vị thế xã hội còn không được coi trọng. Bản thân các làng nghề này cần nhận thức lợi thế cũng như bất lợi của mình để phát triển. Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất, các làng nghề rác tái chế cần được nâng cao năng lực, kĩ năng chuyên môn, hiểu biết về sản phẩm cũng như các kĩ năng kinh doanh khác như marketing, bán hàng, truyền thông...

Mô hình hoạt động ở các làng nghề còn nhỏ lẻ, manh mún, cần phải chuyển dần từ tự phát sang tự giác, hoạt động có tổ chức, quy củ hơn, có quy tắc vệ sinh an toàn lao động cũng như tiêu chuẩn sản phẩm, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu vào, bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra. Cạnh tranh diễn ra giữa các làng nghề tuy có nhưng chưa nhiều. Việc sáng tạo và đa dạng hóa mặt hàng tái chế còn chưa được chú trọng. Các làng nghề cần chủ động trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và sáng tạo nhiều mẫu mã hơn cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm tái chế.

2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm tái chế

Sản phẩm sản xuất ra vẫn chỉ theo “tiêu chuẩn làng” mà không có tiêu chuẩn chung, vì thế, việc tiêu thụ còn nhỏ lẻ. Ngay cả sản phẩm đầu vào cũng chỉ là theo “mắt thường” của những người thu gom quy ước với nhau, như loại nhựa này, sắt này thì sẽ mua, còn loại khác thì không. Tiêu chuẩn này cũng không gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh sản phẩm chính thống, khiến việc trao đổi còn hạn chế. Việc xây dựng quy chuẩn về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra vừa phù hợp với tiêu chuẩn chính thống, lại vừa đảm bảo việc trao đổi dễ dàng, thuận tiện giữa các làng nghề và mạng lưới những người thu gom sẽ khiến hệ thống thu gom, buôn bán, kinh doanh rác tái chế phát triển mạnh mẽ.

3. Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động

Lao động trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện vệ sinh và thu nhập. Những người thu gom thường là phụ nữ và trẻ em hay người


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

lang thang, vì thế, giải quyết vấn đề này không chỉ là vấn đề lao động đơn thuần mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội như quyền trẻ em, bình đẳng giới, người vô gia cư, đô thị hóa… Người lao động cũng thường đổ xô về các thành phố lớn hoặc gần khu vực các bãi rác để kiếm việc, vì thế sẽ tạo ra gánh nặng cho đô thị, xã hội. Đảm bảo điều kiện làm việc cho họ cũng bao gồm việc quan tâm đến cải thiện thu nhập, chú trọng điều kiện ăn ở, sinh hoạt của họ và gia đình. Chú trọng tạo công ăn việc làm ổn định tại địa phương của họ - tại các làng nghề tái chế, để hướng tới phát triển bền vững.

4. Tăng tính linh hoạt, mềm dẻo, chủ động trong kiểm soát nguyên liệu đầu vào và tìm kiếm thị trường đầu ra.

Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 13

Đây chính là kết quả của việc nâng cao năng lực của các làng nghề tái chế, kiểm soát hiệu quả nguồn lực đầu vào, duy trì ổn định và chất lượng rác thải nhập vào, tránh nhập các loại rác thải độc hại, tránh tình trạng đổ xô đi lấy kim loại, vàng, bạc… trong các sản phẩm điện từ từ các lô rác nhập khẩu từ nước ngoài, nếu không sẽ biến Việt Nam thành bãi rác thải của thế giới.

Các làng nghề cũng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm đầu ra của mình. Muốn vậy, việc tái chế không chỉ đảm bảo chu trình vệ sinh khi chế biến mà sản phẩm đầu ra cũng cần đảm bảo chất lượng, phù hợp tiêu chuẩn chung, đa dạng hóa về mẫu mã, đẹp về hình thức thể hiện, tiến tới phổ biến trên nhiều kênh thông tin để đến với khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm tái chế phù hợp, hướng xuất khẩu là điều hoàn toàn có thể nghĩ tới.

Tại các làng nghề này, các NGOs cũng có thể hỗ trợ các hoạt động như lắp đặt các cơ sở tái chế (trung tâm tái chế...), cho phép họ xử lý và khôi phục một lượng lớn những nguyên vật liệu có thể tái chế (tập trung các hoạt động tái chế trong các hộ gia đình vào một cơ sở chung) và lắp đặt các thiết bị quản lý ô nhiễm công cộng trong ngành tái chế.

Khi tính toán kế hoạch quản trị, phải cân nhắc thật kĩ lưỡng và tuân theo một số nguyên tắc. Các hoạt động tái chế rác thải cần phải được thực hiện bởi khu vực tư nhân dựa trên cơ chế thị trường, chứ không phải theo quy định pháp luật, bởi chính các nguyên vật liệu có khả năng tái chế này mang trong chúng đủ giá trị để tái chế. Vấn đề chung gặp phải trong các hoạt động tái chế là các nguyên vật liệu


thu gom được đã không được sử dụng đầy đủ cho nhu cầu đang thiếu. Đây là một trong những lí do mang tính kinh tế khiến giảm việc tái sử dụng và khôi phục nguồn lực. Trong trường hợp này, khu vực công cộng cần phải tham gia trong hoạt động tái chế để tăng cầu, thường xuyên sử dụng các quy định pháp luật và các hướng dẫn, chỉ đạo cho cả khu vực tư nhân và công đồng.

Cần phải đưa vào cách nhìn mang tính quy tắc, pháp lý, phương pháp tiếp cận bắc cầu giữa khu vực tư nhân và khu vực công để nâng cao tính thị trường (marketability) cho rác tái chế, các chiến lược chỉ đạo các phương án hiệu quả về mặt chi phí cho việc tái sử dụng và khôi phục nguồn lực, và chiến lược khôi phục chi phí và kích cầu cho việc tái chế, chuyển vào công thức trong kế hoạch hành động.

III. Về phía cộng đồng

1. Nâng cao năng lực, trao quyền quản lý nhiều hơn cho các cộng đồng địa phương

“phép vua thua lệ làng”, cần phải sử dụng hiệu quả chính các tổ chức xây dựng trên cơ sở cộng đồng để tiếp cận với người dân, xây dựng hệ thống quản lý trên chính nguyện vọng của họ. Khi người dân nhận thức đầy đủ và cảm thấy “cần phải làm vậy”, họ sẽ tuân thủ các nguyên tắc do chính họ xây dựng nên. Người dân trong cộng đồng “làng xóm láng giềng” cũng có thể dựa trên mối quan hệ thân tình này mà khuyên răn nhau. Do vậy, các tổ chức cơ sở cần được trao quyền nhiều hơn, nâng cao năng lực và nhận thức hơn để đưa vấn đề môi trường, vấn đề rác thải mà cụ thể là phân loại rác thải tại nguồn đến người dân.

2. Thành lập các nhóm, tổ chức, hiệp hội hỗ trợ về tài chính, tín dụng và hoạt động sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, hoặc liên quan đến kinh doanh rác thải

Tại các cộng đồng nhỏ, người dân có thể có nhiều sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của mình hoặc của doanh nghiệp, của làng. Vấn đề họ gặp phải thường là thiếu vốn, thiếu năng lực quản trị để thực hiện ý tưởng. Vì thế, cộng đồng cần hỗ trợ về mặt tổ chức, tài chính để cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng tới sản xuất sạch hơn thân thiện với môi trường.


3. Tăng cường trao đổi thông tin trong cộng đồng

Chính việc trao đổi thông tin trong cộng đồng có thể tăng cường tinh thần gắn kết, chia sẻ và nâng cao nhận thức cho người dân. Hệ thống thông tin cần được cải thiện, tận dụng triệt để các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, như hệ thống loa truyền thanh, bảng thông tin xã phường, các buổi họp dân, họp cử tri… đồng thời có thể sử dụng các hình thức mới hơn như các buổi tập huấn nâng cao nhận thức, các chiến lược truyền thông, các buổi tuyên truyền trực tiếp… để đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận thông tin giữa các cá nhân trong cộng đồng. Các hoạt động cộng đồng lôi kéo được sự tham gia của đông đảo cư dân cũng cần được thực hiện thường xuyên, định kì, nâng cao “niềm tự hào dân tộc” của mỗi cá nhân, đồng thời kết nối được các thành viên trong cộng đồng khi tham gia giải quyết các vấn đề chung. Ví dụ: việc tổng vệ sinh cuối tháng, cuối tuần, định kì, nhân dịp lễ tết…

4. Xây dựng thí điểm mô hình làng sinh thái

Các NGOs có thể hỗ trợ cộng đồng xây dựng mô hình thí điểm làng sinh thái và định hướng phát triển bền vững tại một vài xã, phường, sau đó nhân rộng lên. Có thể năng lực của cộng đồng được cải thiện, nhưng nếu không được tập huấn cơ bản về bảo vệ môi trường, về phát triển bền vững, định hướng phát triển có thể bị lệch lạc thì mọi nỗ lực, cố gắng cũng sẽ đổ sông đổ biển. Trong xây dựng cộng đồng sinh thái phải luôn kiên định với tiêu chí “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khái niệm và phương pháp thiết kế cũng cần được thống nhất trong cộng đồng, để từ đó mọi người dân nhận thức được vị trí, vai trò và có những cố gắng, nỗ lực cần thiết để xây dựng mô hình thành công.

5. Tăng cường vai trò của người dân vào các tổ chức xây dựng trên cơ sở cộng đồng, tăng cường nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn

Các tổ chức xây dựng trên cơ sở cộng đồng vừa cần cải thiện hoạt động, tăng tính hiệu quả, đồng thời cũng nên xây dựng trên cơ chế mở, thu hút sự tham gia của người dân. Các hoạt động cũng nên đa dạng hóa, hấp dẫn và tiến hành thường xuyên, công bố thông tin rộng rãi để mọi người dân có thể chủ động sắp xếp thời gian và tham gia, thể hiện được khả năng của mình cũng như đóng góp cho cộng đồng. Đặc biệt, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn cần phải được thực hành nhiều, và không nên dừng lại trên sách vở mà cần nhiều hoạt động thực tế. Có thể tổ chức các cuộc thi giữa các gia đình, hoặc lồng ghép vào các chương trình Quốc tế thiếu nhi, các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, Hội nông dân… hay trong các chương trình chung của cộng đồng.


KẾT LUẬN


Rác thải là một thứ hàng hoá vô cùng đặc biệt, có giá trị riêng, có tính thị trường và hoàn toàn có thể kinh doanh được.

Qua nghiên cứu thực tế ở Việt Nam (mà cụ thể là Hà Nội) có thể thấy có rất nhiều mô hình quản lý và kinh doanh rác thải đã và đang tồn tại. Qua phân tích từng mô hình, em nhận định việc phát triển riêng rẽ của mỗi mô hình ít nhiều đem lại hiệu quả, nhưng chưa đạt mức kì vọng của xã hội hoặc chưa đi tới mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam nên là một hệ thống hợp tác và chia sẻ dựa trên cơ sở phân loại rác thải tại nguồn giữa 3 khu vực: khu vực công, khu vực tư nhân, khu vực xã hội dân sự, đứng trên 5 góc nhìn kinh tế: hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước, hoạt động tự do cạnh tranh và kinh doanh có lãi của các doanh nghiệp, sự phát triển của các làng nghề tái chế, nhận thức về việc tiêu dùng hàng hóa của cộng đồng và sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức phi chính phủ, trong đó tính thị trường và hiệu quả về mặt môi trường, xã hội đều cần được đánh giá đúng.

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, cũng như sự hiểu biết hạn chế, chắc chắn bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ của các thầy cô để bài khóa luận hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Luật Bảo vệ Môi trường, số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

2. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Tổng quan, chương II, Chất thải rắn.

3. Nghị định 59/2007/ND-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn.

4. SLC - Sudokwon landfill site management corp., Bãi chôn lấp rác vùng thủ đô hướng đến Dream Park (tờ rơi), Triễn lãm quốc tế sản phẩm sinh thái, tháng 3/2008.

5. G-project, Kobunaki Ecovillage (tờ rơi), tháng 2/2004.

6. Eco-Community for Asia (tờ rơi), G-project, Triển lãm quốc tế sản phẩm sinh thái, tháng 3/2008.

7. Tiến sĩ Danh Sơn, Kinh tế chất thải và Quản lý tổng hợp chất thải, Viện chiến luợc và chính sách khoa học và Công nghệ, bộ Khoa học và công nghệ, Quảng Ninh, ngày 4-6/6/2004. (lớp tập huấn về Quản lý tổng hợp chất thải)

8. Giáo sư, tiến sĩ Trần Hiếu Nhuệ, Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Quảng Ninh, tháng 6/2004.

9. Giáo sư Murry Haight, Trường Quy hoạch Đại học tổng hợp Waterloo, Khung chương trình cho quản lý chất thải tổng hợp, tháng 6/2004.

10. Tổng hợp thông tin dự án: Nâng cao năng lực quản lý đô thị, tháng 12/2003, Hiệp hội các đô thị Việt Nam.

11. Thạc sỹ Nguyễn Trọng Nhân, sở Tài nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh, Báo Người lao động, 13/09/2007.


Tài liệu Tiếng Anh

1. David W. Richardson, Community – based solid waste management systems in Hanoi, Viet nam, A research paper submitted to the Falcuty of Forestry, University of Toronto, Ontario, Canada, ngày 10/1/2003.


2. Nippon Koei Co., Ltd., Engineering Consulting Firms Association, Japan, Development of Recycling Network and establishment of recycling – based society : Cases of Hanoi and Jakarta study, Study report, tháng 12/2003.

3. A.P. Gomes, M.A. Matos, I.C. Carvalho, Separate collection of the biogegradable fraction of Management Solid Waste : an economic assessment, ngày 13/8/2007.

4. Ostrom, năm 1990, Governing the Commons, The Evolution of Institutions for Collective Action, Cambridge University Press, USA.

5. Ostrom, năm 1992, Crafting Institutions for Self-governing irrigation Systems, ICS Press, San Francisco.

6. Sen, năm 1973, Behaviour and the Concept of Preference. Economic XL (159), 241-259.

7. Sen, năm 1982, “Rational Fools: A critique of the Behavioral Foundations of Economic Theory”.

8. ANU – the Australian National University, Guideline for Minimising Waste at the Australian National University, 2007 (tờ rơi).

9. UNFPA, State of world population 2007, press summary

10. Irina Kostova & Ivanka Todorova, Pentachlorophenol degradation in landfill drainage models , Sofroekt, Sofia, Bulgaria, ngày 12/8/1999.

9. Shunji MATSUOKA và Akifumi KUCHIKI, viện nghiên cứu Các nền kinh tế phát triển (Institute of Developing Economies – IDE), JETRO, tháng

3/2003, Social Capacity Development for Environmental management in Asia (báo cáo của công ty Môi trường Nhật Bản - Japan's Environmental Cooperation sau hội nghị thượng đỉnh Johannesburg 2002).

10. Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Dự án Waste-Econ (CIDA), năm 2004, “Vietnam Environment Monitor 2004 - SOLID WASTE”.

11. Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - Institute for International Cooperation), tháng 7/2005, “Supporting Capacity Development in Solid Waste Management in Developing

Countries towards improving solid waste management capacity of Entire Society”.


12. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc – UNEP, năm 2001, “State of Environment Vietnam 2001”.


Các website

1. Website 3R – HN: www.3r-hn.vn

2. Diễn đàn E&M: eandm@yahoogroups.com

3. Diễn đàn Môi trường: tinhnguyen@yahoogroups.com

4. Box Khoa học Công nghệ và Môi trường – diễn đàn TTVNOL: http://www.ttvnol.com/forum/ttx.ttvn

5. Từ điển Tiếng Việt: www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

6. Dương Thị Tơ và các cộng sự, Trung tâm Tư vấn, Đào tạo & chuyển giao Công nghệ môi trường, Phân loại rác thải tại nguồn: http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/04-2k7-24.htm

7. TS Mai Thanh Tuyết, ngày 21/4/2005, “Chất phế thải rắn ở Việt Nam”: http://www.khoahoc.net/baivo/maithanhtruyet/chatphethairanovietnam.htm

8. http://gliving.tv/news/gaviotas-the-world%E2%80%99s-first-eco-village/


8. Sách "Cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản": http://f-network.net

9. Nozomi, ngày 10/8/2003, “Vấn đề xử lý rác thải ở Nhật, một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam”: http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=4 15

10.Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Waste

11. Website chất thải nguy hại nguy hại: http://www.chatthainguyhai.net

12. Báo khoa học Việt Nam: http://www.khoahoc.com.vn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí