Thành Phần Cư Dân Trong 3 Cộng Đồng (Theo Nghề Nghiệp)


Xã Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội, nằm ở phía Tây Nam thành phố. Theo số liệu khảo sát tháng 7/2002, xã có 127 hộ gia đình và khoảng 1200 cư dân. Trung bình mỗi hộ gia đình có 5 nhân khẩu và diện tích đất ở khoảng 49m2. Cư dân ở đây đều là dân định cư. Rất nhiều gia đình sống trong một tầng, với khoảng 2-3 gian nhà bê tông có một mảnh sân nhỏ liền kề với nhiều loại cây ăn quả, vườn rau hay đôi khi nuôi gia cầm và có một khu chôn lấp tự đào. Nhiều khu chung cư mới xây không có sân hay vườn. Các hộ gia đình trong cộng đồng thường có tường xi măng cao 2-3m bao quanh, nhiều nhà có các mảnh thuỷ tinh hay các vật sắc nhọn phủ trên các bờ tường nữa. Các hộ gia đình cũng có cổng và thường khoá vào tối và đêm. Hệ thống cống rãnh ngầm đơn giản và nhiều hộ gia đình thoát chất thải lỏng thẳng ra hệ thống mở này dọc theo các đường phố công cộng. Nhiều người phàn nàn hệ thống thoát nước cũ kĩ và thường bị tắc.

Hầu hết các hộ gia đình sở hữu nhà, chỉ có một số ít là thuê trọ. Những người thuê nhà chủ yếu là sinh viên đến từ các trường đại học gần đó. Cũng có vài cơ sở kinh doanh, chủ yếu là các cửa hàng nhỏ bán thực phẩm và một vài nhà hàng hay quán ăn. Có trường học và bệnh viện, nhưng không có chợ lớn và người dân vẫn phải đi vào trung tâm thành phố để buôn bán.

b. Phường Nhân Chính:

Nhân Chính là phường nằm gần trung tâm Hà Nội, thuộc quận Thanh Xuân, đông dân hơn Minh Khai. Với 18.000 cư dân, trung bình mỗi hộ gia đình có 68 m2. Hầu hết các hộ đều có nhà 2-5 tầng, theo kiểu hình ống, khá phổ biến ở các đô thị ở Việt Nam. Tuy tổng dân số có cao hơn xã Minh Khai, nhưng mỗi gia đình thường chỉ có 4 nhân khẩu. Nhiều nhà cũng có cây ăn quả và vườn rau, nhưng cũng có nhiều quán ăn và các cửa hàng thực phẩm hơn ở Minh Khai. Thêm vào đó, phường có chợ riêng buôn bán hoa quả từ vùng ngoại thành chuyển vào.

Nhân Chính không nằm biệt lập với các quận, phường còn lại của Hà Nội mà được bao quanh bởi các xã phường lớn, trao đổi thông thương cũng phát triển hơn. Hệ thống cống rãnh thoát nước còn tương đối mới và bền vững hơn. Dọc theo các ngõ, hệ thống này được phủ xi măng giúp hạn chế mùi. Phần đông


(85,7%) cư dân sở hữu nhà trong khi 14,3% còn lại là đi thuê, chủ yếu là sinh viên các trường đại học cao đẳng trong khu vực. Phường có trường học, bệnh viện cũng như nhà máy cao su thu hút lao động địa phương cũng như bên ngoài.

c. Phường Thành Công:

Phường Thành Công, Đống Đa có số dân 10.000 người và khoảng 1.200 hộ dân với khoảng 7 nhân khẩu mỗi hộ. Diện tích nhà ở trung bình là 43 m2, khá khiêm tốn so với các phường khác. Hầu hết là nhà nhiều tầng, rất ít nhà cấp 4. Với cư dân ít và vị trí trung tâm ở Hà Nội, cộng đồng này có nhiều đặc trưng kinh tế xã hội đa dạng so với các khu dân cư khác. Có nhiều trường học, một trung tâm y tế và nhiều cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ từ các cửa hàng bách hóa, thực phẩm, quán ăn đến các salon làm đẹp, cửa hàng băng đĩa nhạc, cắt tóc, cửa hàng sửa chữa, các nhà máy nhỏ và các garage sửa chữa ô tô, xe máy. Khoảng 92% dân cư sở hữu nhà, trong khi 8% còn lại là thuê. Mặc dù có trường đại học gần đó nhưng những người thuê trọ trong khu vực không có sinh viên. Ở khu vực này, bờ tường cũng được phủ bởi các mảnh thủy tinh và các vật sắc nhọn để chống trộm. Điều thú vị là ở Thành Công và Nhân Chính, hầu hết cửa của các hộ gia đình đều được khóa kín suốt cả ngày, chỉ được mở khi có ai đó từ bên trong đi ra hoặc có chìa khóa mở.


Bảng 15 Thông tin về các hộ gia đình trong 3 cộng đồng

Các chỉ tiêu

Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

Dân số ước tính

12.000

18.000

10.000

Tỷ lệ nam/nữ

54,5/45,5

41,4/58,6

46,3/53,7

Tình trạng nhà ở (%)




Chủ hộ

91,8

85,7

92

Đi thuê, ở trọ

8,2

14,3

8

Số nhân khẩu trong hộ

5

4

7

Diện tích nhà ở

25

68,3

43,1

Diện tích đất canh tác (m2/năm)

1800

1400

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nguồn: David W. Richardson


Khi được hỏi về nghề nghiệp, có một sự khác biệt khá lớn trong câu trả lời của các hộ gia đình ở Minh Khai và hai cộng đồng còn lại. 53% số người trả lời khẳng định hình thức thu nhập của họ chủ yếu từ nông nghiệp. Mặc dù số liệu thu thập không phản ánh các loại sản xuất nông nghiệp, các cuộc phỏng vấn cho thấy các hộ chủ yếu trồng lúa, nhiều hộ còn làm 2-3 vụ một năm. Nhiều người trồng cây ăn quả và rau trái rồi đem bán ở chợ cóc hay trong làng. Cũng có nhiều hộ nuôi cả gia cầm để bán hoặc tiêu thụ trong gia đình. Điều đặc biệt là có một nông dân ở phường Nhân Chính nói ông phải đi rất xa mới tới được mảnh đất canh tác của mình. Nhiều người ở các phường Nhân Chính và Thành Công cũng có hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Quan sát cho thấy vẫn có những khu đất trống hoặc những nơi trồng cây, đất sản xuất nông nghiệp quanh hai phường này, tuy nhiên, những khoảng đất trống hay khoảng không chung cho cộng đồng đó lại bị biến thành nơi vứt rác, túi nhựa, kim loại hay các đồ dùng vỡ. Nhiều người cũng cho biết họ là lao động, một số từ Minh Khai phải di chuyển đến các khu vực trong nội thành Hà Nội hoặc các phường đang phát triển để xin việc. Họ có thể được thuê làm phụ xây hay ở những tòa nhà mới nổi như khách sạn, cửa hàng, quán ăn... Một vài người ở hai phường Thành Công và Nhân Chính được phỏng vấn cho biết họ là những người đã nghỉ hưu. Đa số đều khẳng định có một sự liên kết xã hội giữa các gia đình, và những người nghỉ hưu thì thường muốn sống độc lập. Cũng có một số người là chủ cửa hàng, công nhân, chủ nhà hàng, thợ máy, giáo viên và thư kí ở xã Minh Khai và con số này ở Nhân Chính cao hơn Thành Công. Ngoài ra, ở Minh Khai và Thành Công, không thấy kết quả phỏng vấn nào cho thấy có công nhân máy.

Bảng 16 Thành phần cư dân trong 3 cộng đồng (theo nghề nghiệp)

Nghề nghiệp chính của gia đình bạn là? (%)


Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

Nông nghiệp

53,0

2,0

0

Lao động chân tay

22,4

32,6

47,7

Nghỉ hưu

6,1

20,4

20,4

Chủ cửa hàng nhỏ

6,1

18,3

11,4

Dịch vụ giáo dục

4,1

0

0



Nội thất

6,1

0

0

Xuất khẩu

2,0

0

0

Công nhân xưởng

0

0

0

Chủ nhà hàng ăn

0

6,8

6,8

Thợ sửa máy

0

0

0

Giáo viên

0

6,8

6,8

Thư ký

0

6,8

6,8

Nguồn: David W. Richardson

Điều kiện kinh tế xã hội đa dạng trong tiêu chí những người được phỏng vấn bao gồm vị trí trong gia đình, số nhân khẩu, diện tích nhà ở, việc sử dụng và diện tích đất nông nghiệp cũng như nghề nghiệp trong cả ba cộng đồng trên, đã có một tác động không nhỏ đến quan niệm về điều kiện môi trường trong cộng đồng cũng như trách nhiệm cá nhân và cộng đồng đối với môi trường.

2. Mô hình tổ chức quản lý rác thải ở 3 phường:

Trong mô hình quản lý chính quyền ở các xã phường, ta có thể thấy trong sơ đồ:


Hình 14 Sơ đồ tổ chức ban quản lý xã, Phường

Chính quyền địa phương thường gồm Ủy ban nhân dân Hội đồng Nhân dân Ban 1

Chính quyền địa phương thường gồm: Ủy ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Ban mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, các hội/ tổ chức khác (như Hội nông dân, Hội khuyến học…). Mô hình tổ chức quản lý rác thải cộng đồng ở Việt Nam thường có liên hệ mật thiết và được xây dựng từ hoặc trực thuộc các đơn vị quản lý trên.


a. Minh Khai:

Ở xã Minh Khai, cộng đồng sẽ bầu ra một người đại diện và chịu trách nhiệm tổ chức cộng đồng, các hiệp hội, đoàn thể thì được tổ chức bởi chính quyền địa phương. Những người đại diện này được coi như quan chức địa phương và được hưởng lương 100.000 VNĐ/tháng do chính quyền địa phương chi trả.

Số lượng người đại diện không hạn chế, và nhiệm vụ của họ là tham gia vào các buổi thảo luận tổ chức, thay mặt cho tổ chức khi thảo luận với chính quyền địa phương, một người cử tri khi cư dân trong cộng đồng muốn bày tỏ quan điểm hay ý kiến của họ về các vấn đề trong cộng đồng. Những ý kiến và gợi ý được đưa ra trong mỗi tổ chức có thể được trình lên chính quyền địa phương để thảo luận thêm. Từ đó, các chính sách của chính quyền địa phương sẽ được chuyển tải tới cộng đồng thông qua người đại diện này. Một vài việc khác như duy trì hệ thống loa truyền thanh phường, duy trì phòng họp hội đồng, thông báo các cuộc tiếp xúc cử tri và các tiến trình hội thảo bên ngoài các cuộc họp Đảng...

Để được bầu, họ phải đạt tối thiểu 51% tổng số phiếu bầu. Không có một chiến dịch tranh cử chính thức nào cả. Ứng cử viên được lựa chọn dựa trên mối quan hệ với cộng đồng. Có thể bầu theo từng cá nhân hoặc theo hộ gia đình, do đó không đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong cộng đồng.

Hình 15 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Minh Khai

Người đại diện cho cộng đồng này cũng chính là người chịu trách nhiệm 2

Người đại diện cho cộng đồng này cũng chính là người chịu trách nhiệm với nhóm quản lý chất thải trong cộng đồng gồm 5 người, bao gồm chủ tịch và phó chủ tịch hội phụ nữ. Người đứng đầu sẽ có quyền chính thức để đưa ra bất


cứ chính sách hay quyết định nào trong cộng đồng và ở các buổi họp cộng đồng nếu thấy phù hợp. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận sâu hơn, nếu như họ cảm thấy cộng đồng bị ảnh hưởng bởi quyết định đó, một buổi họp cộng đồng sẽ được tổ chức. Ngoài ra, nếu quyết định nhỏ như phân công tuyến thu gom sẽ được thảo luận riêng giữa 6 thành viên trong nhóm. Các cuộc họp cần có sự tham gia của cả cộng đồng thường được tổ chức khi tiến hành dự án, và thường được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần.

Chủ tịch hội phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động thu gom rác hàng ngày của công nhân thu gom. Người này sẽ đảm bảo việc nhân công hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng tuyến và thời gian quy định. Cả chủ tịch và phó chủ tịch hội phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hệ thống thu gom rác thải, đưa ra ý kiến về việc phân loại rác hữu cơ và vô cơ cũng như thảo luận các vấn đề về thực trạng môi trường địa phương.

Các công nhân vệ sinh sẽ đi thu gom, quét dọn đường phố, thu dọn cành lá cây hay thỉnh thoảng sơn lại các công trình tôn giáo trong cộng đồng. Cư dân trong cộng đồng biết chính xác thời gian thu gom và khi lao công này đánh kẻng, họ sẽ mang rác ra đổ vào xe thu gom. Dù không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, những lao công thu gom cũng sẽ quét lá cây hay rác thải trên đường vì họ biết sẽ không có ai làm việc đó cả. Nếu có cư dân nào đó không hài lòng hay phàn nàn thì các lao công này sẽ phản ánh lại với chủ tịch hội phụ nữ. Nếu vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa, chủ tịch hội thu gom sẽ phải lên tiếng. Việc thu gom rác không thể coi là nguồn thu nhập chính của họ mà chỉ là phần phụ thêm. Thường thì mỗi lao công sẽ được trả 150.000 VNĐ/tháng từ tiền thu gom rác thu từ các hộ gia đình.

b. Nhân Chính:

Mô hình tổ chức ở phường Nhân Chính lại gồm 18 người. Bao gồm một tổ trưởng, 2 tổ phó và 15 nhân công thu gom. Tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm về việc giám sát các tổ phó và đội ngũ lao công. Những vấn đề phát sinh liên quan đến các lao công hay dịch vụ sẽ được phản ánh trực tiếp đến tổ trưởng. Nếu họ không


thể tự giải quyết thì tổ trưởng sẽ phải đưa ra quyết định cuối cùng. Lao công thực hiện việc thu gom rác hàng ngày và quét dọn đường phố.

Hình 16 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Nhân Chính

Các thành viên trong tổ được lựa chọn từ các nhóm cư dân lớn hơn trong cộng 3

Các thành viên trong tổ được lựa chọn từ các nhóm cư dân lớn hơn trong cộng đồng. Đảng Ủy địa phương sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn thành viên. Thành viên trong nhóm tình nguyện này cũng là các thành viên của các hội khác như hội phụ nữ, hội thanh niên...

Trong tổ quản lý chất thải, tổ trưởng và hai tổ phó sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên thu gom. Tổ thu gom ở phường tập hợp toàn bộ là phụ nữ từ hội phụ nữ. Do là công việc toàn thời gian nên mức thu nhập trung bình 550-600.000 VNĐ/tháng, chiếm tới 90% lượng phí thu gom thu được, 10% phí còn lại là phí quản lý cho tổ trưởng và tổ phó. Công ty URENCO cũng đã tài trợ chi phí mua 8 xe thu gom, chi phí cho 10 xe còn lại và các công cụ hỗ trợ như găng tay, khẩu trang, chổi, xẻng... đều được lấy từ phí thu gom rác.

c. Thành Công:

Hợp tác xã vệ sinh môi trường được thành lập từ quyết đinh 0012HTX của chính phủ, nằm dưới Ủy ban nhân dân phường từ tháng 12/2000. Hợp tác xã gồm một Ủy ban điều hành, ban lao động và ban hoạt động. Ủy ban điều hành gồm một chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm. Có 1 ban lập kế hoạch riêng. Ban lao động gồm có 12 lái xe tải vận chuyển rác cùng với 8 lao công thu gom rác. Có khoảng 20 lao động hỗ trợ tại các điểm chuyển giao. Họ không nằm trong biên chế của hợp tác xã Thành Công, nhưng là đội ngũ hỗ trợ việc chuyển giao từ các xe thu gom rác đẩy tay vào xe chuyên vận chuyển rác đến các bãi chôn lấp và có quyền thu gom rác thải có khả năng tái chế có giá trị. Cần phải lưu ý răng, theo quan sát


ban đầu, quy mô của hợp tác xã Thành Công khá lớn; tuy nhiên, số lượng người điều hành và các ban hoạt động ban đầu là do chính quyền thuê, nên dự án Hợp tác xã vệ sinh môi trường Thành Công chỉ thực hiện được một phần khối lượng công việc hàng ngày của họ. Nhiều công nhân do Ủy ban nhân dân thuê. Các lao công chủ yếu là công nhân của công ty URENCO và làm việc toàn thời gian dưới sự chỉ đạo của Hợp tác xã.


Hình 17 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Thành Công Các quyết định trong 4

Hình 17 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Thành Công

Các quyết định trong ủy ban được đưa ra theo nguyên tắc nhất trí, đồng thuận giữa các thành viên điều hành. Các ý kiến từ các phòng ban khác không phổ biển cho lắm, tuy nhiên, các khúc mắc hay đề xuất thường bắt đầu từ các thành viên trong ban lập kế hoạch. Khi đã được chấp thuận hay được xem là hợp lý, các quyết định này sẽ được trình lên lãnh đạo, chủ nhiệm hợp tác xã và các phó chủ nhiệm. Lúc này, chủ nhiệm có thể tổ chức một cuộc gặp mặt các thành viên trong ban điều hành để đưa ra quyết định. Vào thời điểm năm 2000, Ban điều hành bao gồm thành viên của Ủy ban nhân dân, công ty URENCO Hà Nội và Sở khoa học công nghệ thành phố lựa chọn người lãnh đạo. Vị trí này sẽ được duy trì mãi mãi.

Nếu như cư dân trong phường có ý kiến hay đề xuất với hợp tác xã, họ có thể truyền đạt với những người lao công thu gom rác, hoặc các thành viên trong Ban điều hành. Ngoài ra, hội phụ nữ cũng đóng một vai trò nhất định trong Ban điều hành, và họ chịu trách nhiệm tìm lao công và xã viên cho hợp tác xã từ cộng đồng địa phương. Do đó, nếu muốn, cư dân trong cộng đồng cũng có thể phản ánh ý kiến với các thành viên trong Hội phụ nữ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022