Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Vấn Đề Chung:


Về mặt tài chính, Hợp tác xã này được chính quyền địa phương tài trợ. Theo chính sách của URENCO, các lái xe sẽ được trả 1.000.000 VNĐ/tháng, lao công thu gom là 600.000 VNĐ/tháng, trong khi các lao động khác thường được thuê với mức giá 500.000 VNĐ/tháng.

3. Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề chung:

Khi được hỏi về mức độ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, phần lớn những người trả lời phỏng vấn cho biết họ được thông tin đầy đủ về các vấn đề của địa phương. Nhận thức về các vấn đề địa phương được phản ánh qua các pháp lệnh và quyết định của chính quyền, sự tồn tại của các nhóm cộng đồng, nhận thức về các vấn đề cư dân nói chung, về con người và sự tham gia vào tổ chức địa phương. Hơn 90% cư dân ở Minh Khai khi được hỏi tự tin rằng họ cảm thấy mình được thông tin đầy đủ, tỉ lệ này cao hơn là ở Nhân Chính và Thành Công. Chỉ có 60% người người được hỏi ở Thành Công nói họ được thông tin về các vấn đề địa phương, trong khi 30% nói rằng họ không biết gì cả. (bảng 18A)

Bảng 17 Kết quả điều tra các hộ gia đình về mức độ tham gia cộng đồng

Câu hỏi

Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

A. Bạn thấy mình được thông tin đầy đủ về các vấn đề địa phương? (%)




91,7

83

60,4

Không

4,2

10,6

33,3

Không chắc chắn/từ chối trả lời

4,2

6,4

6,3

B. Quyết định được đưa ra trong cộng đồng như thế nào?




Chính quyền địa phương ra quyết định

rồi thông báo cho người dân

16,3

30,4

78,7

Lãnh đạo cộng đồng tham khảo ý kiến của một nhóm người rồi mới quyết định

59,2

45,7

10,6

Một nhóm cộng đồng thảo luận rồi

cùng ra quyết định

20,4

13

2,1

Không chắc chắn/từ chối trả lời

4,1

10,9

8,5

C. Bạn có tham gia vào các tổ chức, đoàn thể nào sau đây không?




Hội đồng nhân dân

0

3

1

Ủy ban nhân dân

0

0

1

Đảng viên

31

9

7

Hội phụ nữ

2

6

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 9



Hội cựu chiến binh

6

2

1

Đoàn thanh niên

2

0

2

Công đoàn

11

1

2

Hội người cao tuổi

30

9

7

Hội nông dân

11

2

0

Hợp tác xã

10

2

0

Các tổ chức, đoàn thể khác

9

4

1

Không tham gia

0

27

29

Nguồn: David W. Richardson Theo một số người được phỏng vấn, cách phổ biến nhất để thu nhận các thông tin địa phương là loa truyền thanh hoặc các phương tiện thông báo công cộng. Những thông báo được công chúng đến xem. Thêm vào đó, còn có các bảng thông báo được dán ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân. Theo một người dân, tivi, đài báo cũng là các nguồn thông tin quan trọng. Tuy nhiên, các nguồn này thường không có các thông tin về các vấn đề của từng địa phương mà thường là thông tin ở cấp độ rộng hơn như tỉnh, thành phố, và dành cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hơn nữa, việc phản hồi của cộng đồng cho thấy cách phổ biến nhất để thu nhận thông tin thường là truyền miệng, các phương tiện truyền thông không chính thống như qua bạn bè, hàng xóm láng giềng ở nhà hay ở nơi làm việc.

Khi được hỏi quyết định trong cộng đồng được đưa ra như thế nào, các câu trả lời thường rất đa dạng. Khoảng 60% người dân ở Minh Khai cho rằng các quyết định có ảnh hưởng đến họ được lãnh đạo địa phương hỏi ý kiến các thành viên trong các nhóm cộng đồng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng (Bảng 18B). Các cuộc thảo luận ngoài lề cho thấy sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định thường được dựa trên kết quả của các cuộc thảo luận cộng đồng, chủ đề của các cuộc họp đa dạng và không phải tất cả các cá nhân trong cộng đồng đều tham gia các buổi họp đó. Tuy nhiên, các cá nhân cảm thấy họ có thể đóng góp ý kiến vào quyết định có ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Cần lưu ý rằng nhiều quyết định được đưa ra từ các cấp quản lý cao hơn, như Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chẳng hạn, hoặc các cơ quan lập pháp và do đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các quyết định này rất hạn chế. Thêm vào đó, 20% số người được


hỏi ở Minh Khai tin rằng cộng đồng có trách nhiệm đối với việc ra quyết định. (Bảng 18B)

Mặc dù cư dân trong phường Nhân Chính đưa ra các câu trả lời tương đối giống nhau với ở phường Minh Khai, 30% nghĩ các quan chức chính quyền địa phương ra quyết định và thông tin cho cộng đồng, cảm thấy sự tham gia vào các quyết định của cộng đồng rất hạn chế. (Bảng 18B) Tuy nhiên, 45% lại cho rằng họ đã đóng góp ý kiến vào việc ra quyết định, và ở các cuộc họp cũng được tổ chức như ở xã Minh Khai, nơi người dân được tham gia thảo luận về các quyết định có thể ảnh hưởng đến họ. Ngược lại, người dân ở phường Thành Công cho hầu hết (79%) cho rằng lãnh đạo địa phương là những người ra quyết định và thông báo cho cộng đồng về quyết định của họ. Chỉ có 10% số người được hỏi cho rằng họ có đóng góp vào quyết định của cộng đồng, và 2% cho biết họ thấy quyết định được đưa ra bởi một nhóm người sau khi đã thảo luận.

Sự tham gia vào các đoàn thể địa phương thể hiện sự liên quan tới mức độ tham gia của người dân vào các quyết định cộng đồng. Có sự khác biệt rõ rệt ở xã Minh Khai so với hai cộng đồng còn lại. Đặc biệt, các cư dân trong xã tham gia ít nhất 1 đoàn thể trong khi ở Nhân Chính và Thành Công là 27% và 29% cho biết họ không có liên quan đến các tổ chức. (Bảng 18C). Khoảng 31% và 30% người được hỏi ở Minh Khai là Đảng viên và thành viên hội Cực chiến binh. Trong khi đó, ở Nhân Chính và Thành Công là 9% và 7%. Do đó, không có gì lạ khi 10- 11% số người được hỏi ở Minh Khai khẳng định họ là thành viên của hội nông dân và hợp tác xã trong khi ở hai phường kia là dưới 2%. Theo quan sát, có một sự tương quan nhất định giữa việc là thành viên của một tổ chức địa phương với việc tham gia vào quá trình ra quyết định tập thể.

Cuộc khảo sát cũng đặt yêu cầu nêu ra 3 vấn đề chung nổi cộm trong cộng đồng ở một cuộc họp Đảng và họp dân (bảng 19). Khoảng 10 đến 18 người dân trong mỗi cộng đồng thể hiện nhận thức hạn chế về vấn đề môi trường địa phương và coi đó là một vấn đề quan trọng, được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Vấn đề thứ hai có lẽ được quan tâm nhất là sự không hợp lý về thời gian thu gom rác. Các vấn đề khác có thể thấy trong bảng 19.

Bảng 18 Những vấn đề chung trong cộng đồng được đưa ra



Hãy kể ra 3 vấn đề mà bạn cho là nổi cộm trong cộng đồng bạn sống trong năm qua?


Minh Khai

Nhân

Chính

Thành Công

Tăng dân số

9

6

5

Thiếu không gian cho việc chôn lấp hiện tại cũng như hạn chế đất cho chôn lấp mới

18

0

0

Các cư dân trong cộng đồng thường vứt rác không đúng giờ, do đó, người

thu gom thường phải đến hôm sau mới chuyển rác đi được

11

8

16

Những người thu gom thường không nhặt rác (lá rơi trên đường), thỉnh thoảng cũng không chịu quét đường

5

12

8

Các cống rãnh không có nắp đậy, nước thải bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều ruồi muỗi

5

2

4

Các cống rãnh thường bị tắc, nước bị

dồn ngược lại các hộ gia đình

16

4

0

Khối lượng rác trong các hộ gia đình ngày càng nhiều (nhất là nhựa và nilon)

17

2

5

Xe rác kém chất lượng

1

2

0

Giếng nước sạch cho cộng đồng

6

8

9

Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đến các vấn đề môi trường như thiếu bãi chôn lấp mới và nắp cống rãnh

4

2

1

Nhận thức của cư dân về vấn đề môi trường còn hạn chế

18

14

10

Các khu đất chung đang xây dựng dở dang hay bị bỏ hoang thường tập trung nhiều rác, mọi người vứt rác ở đó và

không ai dọn dẹp

0

11

0

Nhà máy cao su Sao Vàng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, nhất là khi đốt cao su gây mùi khó chịu

0

6

0

Chợ bẩn và mất vệ sinh do những người thu gom không chịu dọn dẹp


10

0

Phố xá bẩn, bụi do nhiều đường chưa

lát bê tông, việc thu gom rác gặp khó khăn


0

14

Đường tồi tàn và có nhiều ổ gà, vũng nước, tập trung nhiều vi khuẩn gây

bệnh


0

10



Rác thường không được thu gom đúng thời gian


4

20

Điện không phải lúc nào cũng có


0

8

Nguồn: David W. Richardson Sáng kiến về quản lý rác thải dựa trên cơ sở cộng đồng cũng có tác động trực tiếp đến điều kiện môi trường của địa phương. Điều này thể hiện rõ trong mối quan hệ hợp tác giữa những người hàng xóm láng giềng trong khi thu gom. Có thể thấy trong bảng 20, 80% người được hỏi ở Minh Khai và Nhân Chính cho biết họ tham gia vào các hoạt động này 1-2 lần trong năm ngoái nhận thức các vấn đề môi trường như trong bảng 19.

Mặc dù 63% người được hỏi ở Thành Công cho rằng họ có tham gia 1 lần vào việc xác định các vấn đề chung, chỉ có 26% nói họ đã từng làm các hoạt động tương tự. Khi được hỏi về phương pháp cộng đồng tiến hành xác định và giải quyết các vấn đề địa phương, phần lớn người dân trong các cộng đồng khẳng định họ có liên hệ với các thành viên trong Ủy ban nhân dân. Điều thú vị là 17% và 20% ở Nhân Chính và Thành Công cho rằng họ có liên hệ với giới truyền thông khi họ muốn giải quyết vấn đề.

Mặc dù có 42% số người được hỏi ở Minh Khai cho biết cộng đồng là nơi họ giám sát những người khác, 37,5% không nghĩ như vậy và 20% từ chối trả lời (bảng 20A). Ngược lại, hơn 70% số người được hỏi ở Nhân Chính và Thành Công nói rằng họ có giám sát những người khác trong cộng đồng.

Bảng 19 Trao đổi giữa mọi người trong cộng đồng


Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

A. Có thể nói cộng đồng là nơi hàng

xóm láng giềng “trông chừng” nhau?




Đúng

41,7

68,8

66,7

Sai

37,5

14,6

27,1

Không biết/ từ chối trả lời

20,8

16,7

6,3

B. Trong vòng 6 tháng qua, bạn cư xử rất thiện chí với hàng xóm của mình?




Đúng

89,6

77,1

91,5

Sai

2,1

16,7

8,5

Không biết/ từ chối trả lời

8,3

6,3

0

C. Trong vòng 6 tháng qua, hàng






xóm của bạn cư xử rất thiện chí với bạn?




Đúng

79,2

68,8

80,9

Sai

6,3

20,8

19,1

Không biết/ từ chối trả lời

14,6

10,4

0

Nguồn: David W. Richardson Hơn 75% số người nói trong vòng 6 tháng qua, họ có nói chuyện, liên lạc với hàng xóm, trong khi đó 68% khẳng định hàng xóm của họ cũng liên hệ với họ (bảng 20A, B)

4. Nhận thức của cộng đồng về các sáng kiến quản lý chất thải cộng đồng Việc quản lý rác thải trên cơ sở cộng đồng được tạo dựng từ nỗ lực phát triển cộng đồng. Cần đặc biệt lưu ý rằng ở xã Minh Khai cũng như các tổ chức cộng đồng khác, Hội phụ nữ địa phương, một phần nào đó, chịu trách nhiệm xây dựng và tài trợ cho việc quản lý rác thải như một sáng kiến cộng đồng. Tuy nhiên, nếu điều đó không đúng khi áp dụng ở Nhân Chính và Thành Công. Thực tế cho thấy mô hình quản lý rác thải ở Nhân Chính được công ty URENCO thực hiện dưới sự hướng dẫn của tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tiến hành với hi vọng rằng với hiệu quả đã được chứng minh, việc nhân rộng mô hình này ra toàn thành phố Hà Nội như một sáng kiến hiệu quả. Ở phường Thành Công, Đảng ủy Phường chịu trách nhiệm xây dựng tổ chức tư nhân để quản lý rác thải. Tuy vậy, các phản hồi về vấn đề môi trường và quản lý chất thải cho thấy cư dân ở cả ba cộng đồng đều tin rằng hình ảnh môi trường địa phương, dù là nhân tạo hay tự nhiên, đều quan trọng hoặc rất quan trọng. (bảng 21) Chỉ 4,5% số người ở Nhân Chính thờ ơ và không có ai nói hình ảnh môi trường không quan trọng.

Bảng 20 Quan điểm cộng đồng về môi trường & quản lý rác cộng đồng


Minh Khai

Nhân Chính

Thành Công

A. Bạn có nghĩ hình ảnh môi trường cộng đồng là quan trọng?

Rất quan trọng

87,2

36,4

57,7

Quan trọng

12,2

59,1

42,2

Bình thường

0

4,5

0

Không quan trọng

0

0

0

B. Bạn có nghĩ rác thải, việc quản lý và thu gom rác thải quan trọng với cộng đồng?

Rất quan trọng

85,7

58,3

84,8

Quan trọng

14,3

35,4

15,2



Bình thường

0

6,3

0

Không quan trọng

0

0

0

C. Bạn nghĩ các tổ chức quản lý rác thải có ý nghĩa thế nào với gia đình bạn?

Rất quan trọng

81,6

45,8

82,9

Quan trọng

16,3

50

8,5

Bình thường

2

4,2

8,5

Không quan trọng

0

0

0

Nguồn: David W. Richardson Khi được hỏi về quản lý và thu gom rác thải có quan trọng không, chỉ 6,3% người ở Nhân Chính bàng quan về hệ thống hay tổ chức này. Số còn lại cho rằng đây là một vấn đề rất quan trọng trong cộng đồng. Có 86% và 85% người ở Minh Khai và Thành Công cho biết họ thấy vấn đề này rất quan trọng nhưng chỉ có 60% ở Nhân Chính thấy quan trọng. Xu hướng này có vẻ giống như khi các ứng viên được hỏi về mức độ quan trọng của các tổ chức đối với gia đình họ, cũng như mức độ quan trọng của cộng đồng nói chung. Trên 80% người dân Minh Khai và Thành Công trả lời rằng các tổ chức quan trọng với hộ gia đình, từ 2% đến 8,5% không thấy sự ảnh hưởng, tuy nhiên, không ai nói rằng các tổ chức không quan trọng đối với gia đình họ.


Minh Khai (%)

Nhân Chính (%)

Thành Công (%)


0

1-25

26-

50

51-

75

76-

100

0

1-

25

26-

50

51-

75

76-

100

0

1-

25

26-

50

51-

75

75-

100

A. Theo bạn hệ thống quản lý rác thải ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực sau? (%)

Sức khỏe

10,2

8,2

18,4

286

34,7

19,1

29,8

12,8

19,1

19,1

40,8

36,7

12,2

4,1

6,1

Nông nghiệp

52,1

27,1

20,8

0

0

22,5

20

17,5

20

20

21,3

57,4

14,9

2,1

4,3

Đất đai

61,2

16,3

16,3

6,1

0

42,9

22,9

8,6

2,9

22,9

41,7

41,7

12,5

2,1

2,1

Hình ảnh cộng

đồng

0

27,1

50

22,9

0

9,5

21,4

28,6

11,9

28,6

30

50

14

0

6

B. Theo bạn, hệ thống này ảnh hưởng thế nào đến chi phí của mỗi gia đình (VND/$)? (%)

Duy trì

chung/Sơn, tân

trang (tường, rào..)

45,8

35,4

18,8

0

0

38,1

33,3

16,7

2,4

9,5

62,5

33,3

4,2

0

0

Giặt giũ (quần

áo)

62,5

35,4

2,1

0

0

46,5

34,9

4,7

2,3

11,6

54,2

41,7

2,1

0

2,1

Quét dọn (sân,

ngõ, đường phố)

10,2

53,1

36,7

0

0

37

15,2

17,4

21,7

8,7

34,9

44,2

18,6

2,3

0

Giảm bụi và mùi

(hôi thối)

41,7

37,5

20,8

0

0

43,5

23,9

8,7

6,5

17,4

43,2

27,3

15,9

9,1

4,5

Bảng 21 Lợi ích và tác động kinh tế của quản lý rác thải cộng đồng

Các quy định về thu gom và vận chuyển rác thải do các tổ chức cộng đồng đưa ra có thể tác động bền vững tới môi trường địa phương. Nó có thể tăng cường hiệu quả của cộng đồng, tăng giá trị tài sản cá nhân và cải thiện sức khỏe cũng như thể trạng cho cư dân trong cộng đồng. Khoảng 35% cư dân ở Minh Khai tin rằng


từ khi áp dụng, các quy định này cải thiện sức khỏe cho họ (bảng 22). Người dân cảm nhận được họ sẽ không phải ngửi mùi khó chịu (do việc đốt rác gây ra). Thêm vào đó, có vẻ như ít rác thải trên đường phố hơn, ít chuột và các động vật mang mầm bệnh hơn. Hơn nữa, mọi người không tháy rác thải vứt bừa bãi trên phố cũng cảm thấy tự hào hơn về cộng đồng của mình, điều đó phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của họ - lợi ích cộng đồng này chiếm 1 đến 25%. Đáng lưu ý, 40% người trả lời ở Thành Công cho thấy hệ thống quản lý chất thải không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Có vẻ như hệ thống quản lý chất thải ít có tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia cầm. Mặc dù ở Minh Khai, các hộ dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, hơn 50% trả lời rằng không một quy định nào gây ảnh hưởng đến công việc của họ, hơn nữa, 47% cho biết nó ảnh hường dưới 50%. Một nông dân cho biết trước khi hệ thống này ra đời, các túi nilon luôn bay đầy các thửa ruộng của anh, khiến anh phải dừng công việc và đi nhặt chúng. Cũng tương tự, một nông dân khác cho biết trước đây, mọi người thường vứt hoặc chôn rác trên các thửa ruộng, điều này khiến các nông dân phải thu gom rác. Giờ thì anh ít phải bận tâm đến việc này nữa.

Cuối cùng, người dân cảm thấy hình ảnh của cộng đồng được cải thiện đến 50% kể từ khi hệ thống này ra đời. Đáng kể là 28% cư dân ở Nhân CHính cảm thấy mức cải thiện này lên đến 76-100%.

5. Mức độ tham gia của người dân vào việc ra quyết định về hệ thống quản lý chất thải trên cơ sở cộng đồng.

49% người dân ở Minh Khai cảm nhận tích cực về khả năng ảnh hưởng tới quyết định về hệ thống quản lý chất thải (bảng 23). Một người dân cho biết vì cộng đồng tương đối nhỏ nên các thành viên trong cộng đồng có thể thường xuyên đến tham dự các cuộc họp của các tổ chức trong cộng đồng và từ đó, có thể tham gia một cách chủ động vào việc thảo luận các vấn đề cộng đồng. Cô giải thích hệ thống này bắt đầu khi có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, mà thời gian thì hạn chế nên sẽ phải có nhiều cuộc họp, qua mỗi buổi, vấn đề sẽ đần được tháo gỡ. Hệ thống này sẽ dần dần hoàn thiện từng phần vì sự có mặt và sự tham gia thảo luận của mỗi người về hệ thống và cả về cộng đồng nữa. Xu hướng tương tự cũng xảy

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí