Lý Luận Chung Về Mô Hình Nghiên Cứu Tác Động Của Mạng Lưới Giao Thông Đường Bộ Đến Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội .


sở cho việc ra quyết định và rút kinh nghiệm đối với các Vùng kinh tế trọng điểm khác trong cả nước, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ” làm luận án tiến sỹ của mình.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận án hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về mạng lưới giao thông đường bộ và mô hình nghiên cứu tác động của giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội, tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu có liên quan cũng như kinh nghiệm sử dụng các mô hình nghiên cứu tác động của một số nước trên thế giới, phân tích những ưu nhược điểm về mô hình các chỉ tiêu sử dụng để rút ra bài học cho Việt Nam. Dựa trên những căn cứ về lý luận đó để phân tích một số mô hình nghiên cứu có liên quan đến tác động giao thông đường bộ của Vùng KTTĐBB đã được thực hiện, nhìn ra những vấn đề trong thực tế nghiên cứu tác động của giao thông đường bộ vùng. Với những nhận xét đưa ra từ các mô hình nghiên cứu đã sử dụng và quy hoạch phát triển giao thông đường bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐBB làm căn cứ cho mô hình nghiên cứu tác động đề xuất phù hợp với điều kiện hiện có của vùng. Dựa trên mô hình đề xuất (mô hình kinh tế lượng phân tích số liệu mảng và hồi quy tương quan tuyến tính) là cơ sở để NCS tính toán thử nghiệm một số tác động đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐBB và sử dụng kết quả để đề xuất thay đổi một số khoản mục trong quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Vùng KTTĐBB phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội vùng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (một số chỉ tiêu cơ bản).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

(i) Phạm vi thời gian


Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội, đặc biệt là đường bộ (tập trung vào các con đường) theo lãnh thổ ở nước ta chưa thật đầy đủ, toàn diện và đồng nhất, chuỗi thời gian không đủ dài. Do đó, số liệu phải xử lý phục vụ vào việc nghiên cứu của đề tài là rất lớn và được cập nhật, tính toán chủ yếu trong giai đoạn 2000-2010.

(ii) Phạm vi không gian

Do đặc điểm thay đổi về không gian địa lý của vùng nên không gian nghiên cứu được phân chia thành các kịch bản nghiên cứu ( sẽ đề cập rõ hơn ở mục 3.2), sau khi sử dụng mô hình biến giả xem xét kịch bản phù hợp nhất cho mục tiêu nghiên cứu tác động, luận án đã tập trung nghiên cứu 7 tỉnh của Vùng KTTĐBB bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên các đánh giá về các mô hình được sử dụng cho nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, luận án đã áp dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, khung thể chế và nguồn dữ liệu tính toán của vùng để đề xuất mô hình hỗn hợp nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Quá trình nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tư duy biện chứng, lịch sử và quan điểm tổng hợp liên ngành cho một lãnh thổ.

- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích hồi quy tương quan và mô hình kinh tế lượng để lựa chọn mô hình nghiên cứu tác động và áp dụng để tính toán thử nghiệm một số tác động bằng mô hình kinh tế lượng phân tích số liệu mảng và hồi quy tuyến tính và nhận định, phân tích thống kê một số tác động khác chưa định lượng được trong tính toán thử nghiệm.


- Để bổ sung thông tin, phân chia các phương án theo thay đổi vùng địa lý, tác giả đã dành thời gian tham khảo ý kiến các chuyên gia để lựa chọn phạm vi không gian nghiên cứu chung cho vùng gồm 7 tỉnh để đề xuất mô hình hỗn hợp nghiên cứu tác động có thể định lượng. Từ một số kết quả tính toán thử nghiệm, tác giả đưa ra kiến nghị về phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐBB và áp dụng cho các vùng KTTĐ khác của cả nước.

5.2. Nguồn số liệu

- Số liệu thứ cấp: số liệu báo cáo từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục thống kê...); Ban điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, từ các cơ quan quản lý và nghiên cứu, tư vấn, Viện Chiến lược & Phát triển GTVT, ALMEX, TEDI… nghiên cứu sinh phân loại và tổ chức sàng lọc, thành lập bộ số liệu đồng nhất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tác động Vùng kinh tế trọng điểm đã đề ra, các kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện.

- Số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp của một số chương trình, dự án như dự án điều tra giao thông nông thôn được thực hiện bởi Anabel và các cộng sự, số liệu thô đếm xe của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, số liệu điều tra tiếp cận giao thông nông thôn của Robdinagen và các cộng sự, số liệu điều tra giao thông cho người khuyết tật của Trung tâm Môi trường và Tài nguyên, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, PCI của Tổng cục thống kê.

6. Những đóng góp của luận án

- Hệ thống hoá góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội

- Đánh giá một số mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội đã được thực hiện trong và ngoài nước.

- Mô hình lựa chọn cho nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường


bộ đến phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTTĐ

- Tính toán thử nghiệm một số tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ, đưa ra nhận định cho một số tác động chưa định lượng được từ tính toán thử nghiệm, từ đó kiến nghị về phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐBB.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục luận án có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1. Lý luận chung về mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội .

Chương 2. Tình hình sử dụng mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Chương 3. Mô hình lựa chọn nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ và tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội

Giao thông đường bộ nói chung và mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước và mở cửa ra nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ giữa mạng lưới giao thông đường bộ, tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, bằng trực giác chúng ta cũng thấy gần như là đương nhiên.[43] Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng còn đòi hỏi các điều kiện khác nữa như: môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân, khuôn khổ pháp lý ổn định, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh tế, sự điều hành và quản lý có hiệu quả của Nhà nước, hệ thống các mô hình bảo trợ xã hội ....Nhưng các điều kiện khác nhau đó còn cần một chính sách chủ động trong đầu tư phát triển giao thông đường bộ nhằm nâng cao tính hữu ích cũng như tính hiệu quả của nền kinh tế . [7]

Mạng lưới giao thông đường bộ một mặt, cung cấp những dịch vụ thiết yếu là nền tảng không chỉ đối với công tác xoá đói giảm nghèo mà cả đối với khả năng của từng cá nhân trong việc tạo ra các hoạt động sản xuất; Mặt khác, giao thông đường bộ còn tạo ra nhiều ngoại ứng tích cực quan trọng tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế trên cơ sở kết nối các cá nhân và thị trường tách biệt lại với nhau. Việc lên chương trình phát triển mạng lưới giao thông đường bộ cần thiết phải có sự đánh giá tác động đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà mạng lưới giao thông đường bộ đã đem lại, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có cái nhìn chi tiết về từng loại tác động để có giải pháp kịp thời điều chỉnh kế hoạch đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, thậm chí điều chỉnh cả chiến lược và chính sách dài hạn. [22] Đồng nghĩa với việc trả lời được câu hỏi “việc hình


thành các tuyến đường bộ sẽ có những tác động gì đến hoạt động kinh tế -xã hội và môi trường?”. Ví dụ như việc lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới giao thông đường bộ không nên tính theo (hay chỉ tính theo) số km đường bộ làm được, mà phải tính theo lợi ích của việc giao thương thuận lợi, của việc giảm chi phí vận tải, của những luồng hoạt động kinh tế có thể tạo được.... Nói khác đi, việc quyết định đầu tư của Nhà nước phải dựa trên cơ sở tính đến các tác động qua lại và sự phối hợp giữa các dự án định thực hiện, các dự án và hoạt động hiện có cũng như toàn bộ các chính sách và quy định của Nhà nước có thể tác động đến khả năng sinh lời của các dự án sẽ triển khai.[18]

Các đặc tính trên của giao thông đường bộ cho thấy ngoài việc đòi hỏi vốn lớn còn phải có sự can thiệp của Nhà nước một cách phù hợp trên phương diện quản lý (có thể uỷ quyền), kiểm tra, điều tiết, cung cấp vốn và thậm trí cả trợ cấp (cho việc kết nối hay chi trả dịch vụ thông qua việc thu phí) nhằm tạo ra và phân phối một cách công bằng các ngoại ứng khác nhau và nhằm bảo đảm cho giao thông đường bộ phục vụ được lâu dài [32]. Và để có sự quản lý tốt thì nhà nước rất cần có các mô hình hỗ trợ ra quyết định chính xác. Sự thành công hay thất bại của các dự phát triển án phát triển giao thông đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào việc có quan tâm đúng mức hay không đến các nhân tố mang tính thể chế này.[26] Nói khác đi, hiệu suất của cơ sở vật chất là do chất lượng các dịch vụ tạo ra quyết định. Bài học này vốn từng phải trả giá rất đắt trong những thập kỷ qua mới có đã được đặc biệt lưu ý trong Báo cáo toàn cầu năm 2010 về phát triển - Ngân hàng Thế giới (2010).

1.1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ

1.1.1.1. Khái niệm mạng lưới giao thông đường bộ

a. Mạng lưới giao thông vận tải

Mạng lưới GTVT là tập hợp hệ thống giao thông (giao thông động, giao thông tĩnh) và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại, chức năng của nó là đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng chủ yếu của khu vực nghiên cứu như: Khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu vui chơi giải trí... Các thành


Hệ thống GTVT

phần cơ bản của hệ thống giao thông vận tải của khu vực nghiên cứu có thể được mô tả trong hình 1.1.


Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông động

Hệ thống giao thông tĩnh

Hệ thống vận tải

Vận tải công cộng

Vận tải cá nhân

Vận tải chủ quản Vận tải đặc biệt

Nguồn: [12]

Hình 1.1. Mô phỏng hệ thống giao thông vận tải


Hoạt động chính của hệ thống giao thông vận tải là quá trình di chuyển của phương tiện nhằm vận chuyển hàng hoá và hành khách theo không gian và thời gian. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống nhằm phục vụ hoạt động di chuyển của người, phương tiện và hàng hoá. Theo nghĩa này hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải gồm: Hệ thống giao thông động (hay còn gọi hệ thống tuyến đường giao thông), hệ thống giao thông tĩnh, hệ thống quản lý giao thông vận tải, hệ thống khác. Hình 1.2 thể hiện các thành phần của cơ sở hạ tầng giao thông


Hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT









Mạng lưới giao thông (Hệ thống giao thông động)


Hệ thống giao thông tĩnh


Hệ thống tổ chức quản lý và vận tải


Hệ thống khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Mô hình nghiên cứu tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 4

Nguồn: [12]

Hình 1.2. Các thành phần của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.


Hệ thống giao thông động là tập hợp các con đường, các tuyến vận chuyển, các công trình trên tuyến vận chuyển, các công trình khác. Cụ thể hơn đó là mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác. Các yếu tố của hệ thống giao thông động được trình bày trong hình 1.3. Vì vậy, nếu có hệ thống giao thông tốt mà không tổ chức vận tải tốt thì cũng vô nghĩa, tức là mạng lưới giao thông đường bộ cùng với tổ chức vận tải tốt sẽ cộng hưởng các tác động đến toàn bộ hệ thống GTVT.

Mạng lưới giao thông là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông là tập hợp các tuyến đường. Mạng lưới giao thông đường bộ là một phần của hệ thống giao thông động có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa khu vực cũng như giữa của khu vực nghiên cứu với khu vực khác trong không gian.

Mạng lưới giao thông (hệ thống giao thông động) là tập hợp các con đường, các tuyến vận chuyển, các công trình trên tuyến vận chuyển, các công trình khác. Cụ thể hơn đó là mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác. Mạng lưới đường giao thông là một phần của hệ thống giao thông có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển trong không gian.

Hệ thống các công trình trên đường: Các công trình trên đường nhằm đảm bảo quá trình liên tục của các công trình đường giao thông. Các công trình giao thông trên đường bao gồm: Cầu, cống, đập tràn, các hệ thống cọc tiêu, báo hiệu...



Mạng lưới giao thông (Hệ thống giao thông động)








Mạng lưới đường giao thông


Các công trình trên


đường


Các công trình


khác


Hình 1.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông động.

Nguồn: [12]

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 02/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí