động lên quyết định lựa chọn của họ. Nhiều nhóm người tham gia thị trường không có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định phù hợp gọi là hiện tượng thông tin bất cân xứng hay thông tin không đầy đủ. Giao dịch với thông tin không đầy đủ tạo ra một lượng phúc lợi xã hội bị tổn thất hay mất đi. Ngoài ra, hậu quả sau đó là thị trường chỉ có hàng hóa xấu, dịch vụ không tốt, và thị trường mất đi.
Trên thị trường chứng khoán, khi một bên tham gia giao dịch (ban lãnh đạo công ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có được thông tin sớm hơn, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với bên còn lại (nhà đầu tư nhỏ). Thông tin bất cân xứng là hiện tượng thông tin không được cung cấp đầy đủ, kịp thời, đủ tin cậy, không tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Hiện tượng này là biểu hiện của việc không minh bạch thông tin trên TTCK. Nhà đầu tư trong tình trạng bất cân xứng thông tin sẽ thỏa thuận mức giá trung bình cho cả cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu. Các công ty niêm yết có cổ phiếu tốt sẽ không chấp nhận mức giá này vì họ cho rằng giá trị cổ phiếu của công ty là cao hơn. Công ty niêm yết có cổ phiếu xấu chấp nhận giá; kết quả là nhà đầu tư thua lỗ do đánh giá cao cổ phiếu này. Khi tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra thường xuyên trên TTCK sẽ làm nhà đầu tư rơi vào thế lựa chọn bất lợi trong giao dịch. Cổ phiếu xấu có giá trị thấp hơn giá nhà đầu tư sẳn sàng trả chiếm ưu thế trong giao dịch trên TTCK và điều này có thể làm TTCK sụp đổ.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử dụng giải thích việc công bố thông tin tốt trên TTCK để giúp nhà đầu tư phân biệt cổ phiếu tốt với cổ phiếu xấu của các CTNY. Lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng đề cập đến mối quan hệ giữa thông tin của công ty niêm yết và thị trường chứng khoán. Kyle (1985) đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng trên thị trường vốn như sau “thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi có một hoặc nhiều nhà đầu tư có được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại”. Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi một hay nhiều nhà đầu tư sở hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty niêm yết. Trường hợp khác là khi người quản lý công ty niêm yết có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Thông tin bất cân xứng trên TTCK sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến là sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế và có thể dẫn đến thất bại thị trường. Những hoạt động giao dịch cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK, thông tin bất cân xứng xảy ra khi các bên tham gia giao dịch cố tình che giấu các thông tin liên quan dẫn đến lựa chọn bất lợi xuất hiện trong giao dịch. Ngoài ra, hiện tượng rủi ro đạo đức trong giao dịch cổ phiếu, trái phiếu phát sinh
khi hành vi sai trái bị che giấu sau khi giao dịch thành công, xảy ra sau khi nhà đầu tư đã mua cổ phiếu, trái phiếu của công ty niêm yết.
2.2.2 Lý thuyết tín hiệu
Lý thuyết tín hiệu được xây dựng do Spence (1973) phát triển từ lý thuyết bất cân xứng thông tin của Akerlof, và lý thuyết này đã được Ross (1977) sử dụng để giải thích công bố thông tin trên báo cáo của công ty niêm yết. Lý thuyết tín hiệu mô tả hành vi một bên nắm thông tin từ đó phát ra tín hiệu cho thị trường và một bên nhận- sử dụng thông tin đó. Các công ty niêm yết hoạt động kinh doanh hiệu quả muốn tránh hiện tượng “thị trường những quả chanh” có thể phát tín hiệu bằng cách công bố thông tin của công ty ra cho những nhà đầu tư, cổ đông. Những nhà quản trị công ty niêm yết có thể công bố thông tin về công ty để cho người khác sử dụng và đánh giá tình hình hoạt động công ty một cách phù hợp. Theo lý thuyết tín hiệu, các nhà quản lý là những người mong đợi một tín hiệu tăng trưởng cao trong tương lai sẽ có động cơ phát tín hiệu này tới các nhà đầu tư. Công bố thông tin là một trong những phương tiện phát tín hiệu, nơi các công ty niêm yết công bố nhiều thông tin hơn để báo hiệu cho các nhà đầu tư là công ty niêm yết do nhà quản lý tốt hơn so với các công ty niêm yết khác trên thị trường. Theo lý thuyết này, ban giám đốc trong các công ty niêm yết hoạt động tốt sẽ sử dụng báo cáo công bố thông tin dưới dạng tự nguyện để chỉ ra hoạt động quản lý công ty tốt nhất, qua đó làm tăng tính minh bạch và thu hút đầu tư (Merkl-Davies and Brennan, 2007).
Trong nghiên cứu của Miller and Modigliani (1961), Gordon (1962), lý thuyết tín hiệu được các nhà quản trị công ty sử dụng truyền tải thông tin đến nhà đầu tư để giảm thông tin bất cân xứng giữa hai bên về khả năng phát triển của công ty thông qua công bố thông tin tốt (thông tin cổ tức). Chất lượng của thông tin được công bố là một yếu tố quan trọng trong tín hiệu phát ra từ công ty niêm yết. Hà Thị Ngọc Hà (2008) kết luận cần cải thiện chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính của công ty niêm yết để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Đặng Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Xuân Hưng và Phạm Quốc Thuần (2016), Hau and Danh (2017) kết luận yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin công bố trên báo cáo tài chính là công ty kiểm toán độc lập. Công ty niêm yết công bố loại công ty kiểm toán lớn (Big4), hoặc không có ý kiến bác bỏ, loại trừ trên báo cáo tài chính để thông báo đến nhà đầu tư chất lượng thông tin công bố của công ty là tin cậy.
2.2.3 Cơ chế sàng lọc thông tin
Trên nền tảng lý thuyết phát tín hiệu của Spence (1973), Stiglitz (1975) đã phát triển lý thuyết cơ chế sàng lọc khi nghiên cứu thị trường lao động. Theo Stiglitz (1975), bất cứ loại hàng hóa nào cũng có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại trước khi sử dụng. Việc sàng lọc phân nhóm người lao động là việc cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả tốt hơn cho xã hội. Cơ chế lý thuyết sàng lọc được vận dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong đó việc sử dụng thông tin công bố để đánh giá tiềm năng phát triển và rủi ro công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng trở nên vô cùng quan trọng, và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Thông tin bất cân xứng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém trong điều kiện TTCK Việt Nam. Theo các nghiên cứu về thị trường chứng khoán, thông tin bất cân xứng tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, gây thiệt hại cho một số nhóm nhà đầu tư tham gia giao dịch và có thể dẫn tới sự thất bại của TTCK Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3
- Cơ Sở Lý Luận Và Tổng Quan Tài Liệu
- Cơ Sở Về Mối Quan Hệ Giữa Công Bố Thông Tin Và Hiệu Quả Tài Chính
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Của Các Công Ty Niêm Yết
- Ảnh Hưởng Của Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Đến Hiệu Quả Tài Chính Công Ty Niêm Yết
Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.
2.2.4 Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện (Agency theory) được đề cập lần đầu tiên bởi Ross (1973); và được thể hiện cụ thể hơn trong nghiên cứu của Linsley and Shrives (2000). Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, trong đó bên được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý công ty, thực hiện các công việc được ủy nhiệm. Lý thuyết đại diện giả định rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều tối đa hoá lợi ích của mình. Khi bên được ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm. Các mâu thuẫn này tồn tại do sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty. Hai vấn đề chính liên quan đến cơ chế quản trị công ty là rủi ro đạo đức và sự thông tin bất cân xứng của người đại diện. Rủi ro đạo đức liên quan trực tiếp với nhà quản trị công ty do những hành động của họ phải vì lợi ích của cổ đông và xứng đáng với chi phí trả cho nhà quản lý; thông tin bất cân xứng gắn với hiện tượng nhà quản lý có nhiều thông tin về công ty mà họ không cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các bên có liên quan, và điều này tạo cơ hội cho nhà quản lý có các lựa chọn ngược nhằm đạt lợi ích cá nhân. Những vấn đề này làm phát sinh chi phí đại diện. Chi phí đại diện là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác.
Jensen and Meckling (1976) đã đưa ra một trong những nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết đại diện liên quan đến hành vi quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu. Theo Jensen and Meckling (1976), chi phí đại diện xuất phát từ việc tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, phát sinh khi ban giám đốc công ty thực hiện những hoạt động nhằm mục đích mang lại lợi ích riêng cho họ thay vì những hoạt động có lợi cho các cổ đông, chính là những người sở hữu công ty. Những lợi ích từ quyết định này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Chi phí đại diện là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí cơ hội.
Chi phí giám sát là những chí phí do người chủ sở hữu trả để đo lường, giám sát, kiểm tra hoạt động của người đại diện có đúng như cam kết không. Chi phí giám sát bao gồm chi phí hoạt động kiểm tra, ký kết hợp đồng bồi thường, chi phí sa thải người đại diện. Theo Fama and Jensen (1983) đây là chi phí người đại diện gánh chịu vì các khoản tiền công, tiền thưởng, ưu đãi khác của chính họ sẽ bị điều chỉnh để bù đắp loại chi phí này.
Chi phí liên kết là những chi phí thiết lập bộ máy để hạn chế hành vi không mong muốn của nhà quản trị như là tài cấu trúc bộ máy quản lý, bổ nhiệm thành viên độc lập vào ban điều hành công ty. Người đại diện thiết lập bộ máy quản trị hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông hoặc chịu bồi thường khi vi phạm các điều của hợp đồng đại diện, chi phí thiết lập và đảm bảo bộ máy quản trị công ty hoạt động tốt gọi là chi phí liên kết.
Chi phí cơ hội là chi phí phát sinh khi người chủ sở hữu thuê người đại diện và đưa ra các hạn chế những thiệt hại có thể phát sinh từ người đại diện. Trong hoạt động công ty niêm yết, vẫn tồn tại những thiệt hại do vấn đề người đại diện phát sinh từ mâu thuẩn lợi ích của hai bên, những thiệt hại này được gọi là chi phí cơ hội.
Ngoài ra, chi phí đại diện còn có thể phát sinh bởi cổ đông. Những cổ đông của các công ty có quá nhiều tiền mặt thường yêu cầu chi trả cổ tức thay vì tái đầu tư. Do vậy, bên cạnh chi phí đại diện được đề cập bởi Jensen and Meckling (1976) thì Easterbrook (1984) đã kết luận chi phí đại diện phát sinh từ thái độ e sợ rủi ro của ban giám đốc. Thái độ e ngại với rủi ro bắt nguồn từ việc ban giám đốc lo sợ kết quả kinh doanh của công ty kém sẽ ảnh hưởng đến vị trí công việc của họ, nên họ có xu hướng chọn những dự án an toàn.
Chi phí đại diện sẽ được tối thiểu hoá bằng cách cung cấp những ưu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của cả hai bên thông qua hợp đồng hiệu quả (là kết quả thương thuyết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu).
Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm được tối thiểu hoá do lợi ích của hai bên được cân bằng. Theo quan điểm của lý thuyết đại diện, vấn đề của người đại diện phát sinh khi bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm có sự bất cân xứng về thông tin cũng như lợi ích. Người ủy nhiệm không thể chắc chắn về động cơ khiến người được ủy nhiệm hoạt động và công bố thông tin vì lợi ích tốt nhất của người ủy nhiệm chứ không phải vì lợi ích của riêng họ. Do đó, vấn đề của người ủy nhiệm liên quan trực tiếp đến nội dung các báo cáo của người được ủy nhiệm, trong đó có công bố thông tin liên quan đến công ty. Vấn đề đại diện xảy ra do việc tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm soát công ty và được phóng đại bởi các vấn đề bất cân xứng thông tin từ các nhà quản lý có kiến thức tốt hơn về giá trị tương lai của công ty so với các cổ đông và chủ nợ. Chi phí đại diện xuất phát từ giả định rằng hai bên, người quản lý và cổ đông của công ty có mâu thuẫn về lợi ích. Để hạn chế chi phí đại diện, công bố thông tin được sử dụng như là một phương tiện hữu hiệu giúp cổ đông giám sát các quyết định của nhà quản lý và giảm thiểu các vấn đề đại diện. Vấn đề đặt ra là công bố thông tin được thực hiện như thế nào để đến các cổ đông và giảm các xung đột lợi ích giửa các bên. Theo lý thuyết đại diện, trong phần lớn các công ty hoạt động có quy mô lớn, các mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm là rất lớn vì người điều hành công ty thường chỉ sở hữu một phần nhỏ cổ phần. Do đó, để hạn chế chi phí đại diện, người điều hành cần phải công bố thông tin nhiều hơn đến các cổ đông. Như vậy, lý thuyết đại diện đã góp phần giải thích ảnh hưởng của nhân tố quy mô đến việc công bố thông tin. Ngoài ra, lý thuyết đại diện góp phần làm rõ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận kinh doanh đến việc công bố thông tin, vì đối với những công ty có lợi nhuận cao, nhà quản lý muốn công bố thông tin nhiều hơn để thể hiện khả năng quản lý của mình. Một số đặc điểm công ty có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin có liên quan đến lý thuyết đại diện là công ty kiểm toán, thành phần hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị, quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Nghiên cứu của Agarwal et al., (2014) kết luận do sự khác biệt về lợi ích và mục tiêu của các nhà quản lý và cổ đông, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát có thể gây những tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các công ty. Một cách để khắc phục vấn đề này là giám sát thông qua cổ đông sở hữu tập trung, do ảnh hưởng sở hữu phân tán làm việc giám sát nhà quản lý công ty yếu đi. Các cổ đông sở hữu tập trung có động lực để thực hiện giám sát chặt chẻ hơn. Một số cơ chế có thể giảm bớt xung đột do vấn đề đại diện là tăng tỷ lệ sở hữu của người quản lý, bổ sung các thành viên hội đồng quản trị độc lập đại diện cho cổ đông
các tổ chức, các chủ sở hữu lớn để tăng cường sự giám sát nhà quản lý và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, bổ sung sự giám sát của các bên cho vay. Khi chi phí đại diện của công ty giảm xuống sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của công ty được cải thiện.
Nghiên cứu của Zogning (2017) kết luận lý thuyết đại diện đã đưa ra những vấn đề về sự phân lập quyền lực, nhận thức khác nhau về tối đa hóa lợi nhuận, khái niệm về quyền tài sản, và sự bất cân xứng của thông tin theo mô hình phát triển của Chong (2007). Lý thuyết đại diện phát triển các ứng dụng phù hợp với sự phát triển của các hoạt động quản trị kinh doanh ở giai đoạn mới và cung cấp cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn và phản ánh thực tế nền kinh tế hiện đại. Nghiên cứu làm nổi bật sự đa dạng về lợi ích trong kinh tế và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp doanh nghiệp.
Nghiên cứu sự cân bằng lý thuyết đại diện và lý thuyết người quan lý trong quản trị công ty, Schillemans and Bjurstrom (2020) kết luận các công ty có thể cải thiện vấn đề quản trị công ty bằng các biện pháp: xác định các lợi ích chung, điều hành hoạt động doanh nghiệp trên cơ sở công bằng, thực hiện các hoạt động quản trị dựa trên sự chia sẽ trách nghiệm, và thưởng, khen ngợi cho các hiệu quả quản trị tốt. Mô hình quản trị tối ưu được đặc trưng bởi sự kết hợp hai cách tiếp cận lý thuyết: sự kết hợp của kiểm soát và tin cậy, sự hợp tác giữa nhiều đối tác bình đẳng và trách nhiệm. Ngày nay, các vấn đề đại diện cần quan tâm là quyền tiếp cận thông tin công bố của chủ sở hữu và người quản lý; khuyến khích tinh thần hợp tác kinh doanh, nhưng không khuyến khích hành vi cơ hội; giảm sự bất cân xứng về thông tin với sự tham gia của giám đốc điều hành cấp cao trong việc nắm giữ cổ phần chi phối; sự bất cân xứng về thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn.
2.2.5 Lý thuyết quan hệ người quản lý
Mô hình lý thuyết này chỉ ra rằng người quản lý tốt là những người sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của các chủ sở hữu (Donaldson and Davis, 1991). Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết quan hệ người quản lý dựa trên tâm lý xã hội, trong đó tập trung vào hành vi của giám đốc điều hành. Lý thuyết quan hệ người quản lý cho thấy một mối liên hệ chặt giữa các nhà quản lý và sự thành công của công ty. Những người quản lý bảo vệ và tối đa hóa sự giàu có của cổ đông thông qua kết quả cuối cùng. Một người quản lý cải thiện hiệu suất thành công, đáp ứng hầu hết các nhóm có lợi ích liên quan trong tổ chức sẽ làm tăng sự giàu có của tổ chức (Davis et al., 1997). Lý thuyết đại diện lập luận rằng lợi ích của các ông chủ (cổ
đông) cần phải được bảo vệ bằng cách tách biệt vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành thì lý thuyết quan hệ người quản lý cho rằng lợi ích của của cổ đông sẽ được tối đa hóa nếu có sự kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc điều hành của chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng giám đốc điều hành sẽ tăng quyền lực và giúp họ ra các quyết định dễ dàng, nhanh chóng, giảm chi phí chuyển giao thông tin giữa các cấp lãnh đạo và làm tối đa hóa lợi ích công ty. Lý thuyết này giải thích việc kiêm nhiệm giúp tăng cường sự giám sát công bố thông tin và thực thi làm giảm các sai sót trong điều hành. Khi vị trí Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch được điều hành bởi một người duy nhất, số phận của tổ chức và sức mạnh để xác định chiến lược là trách nhiệm của một người duy nhất. Trọng tâm của lý thuyết quan hệ người quản lý là tạo lập các điều kiện thuận lợi và trao quyền chứ không phải là theo dõi và kiểm soát. Lý thuyết quan hệ người quản lý có một cái nhìn thoáng hơn trong việc tách biệt vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành, và tạo điều kiện bổ nhiệm một người duy nhất cho vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành. Lý thuyết này giúp giải thích sự khác biệt về đặc điểm quản trị và hiệu quả kinh doanh đến kiểm soát công bố thông tin giữa các công ty niêm yết.
2.2.6 Lý thuyết chi phí giao dịch
Lý thuyết chi phí giao dịch được đề xuất bởi Williamson (1979) xem chi phí giao dịch là một trọng tâm của nghiên cứu kinh tế. Chi phí giao dịch là một lý thuyết giải thích rằng hầu hết mọi thứ có thể được hợp lý hóa bằng cách trả một chi phí giao dịch được chỉ định phù hợp. Các yếu tố được xem xét chung là: (1) cơ hội là một khái niệm trọng tâm trong nghiên cứu chi phí giao dịch, (2) cơ hội đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh tế liên quan đến đầu tư cụ thể vào giao dịch có vốn con người và vật chất; (3) xử lý thông tin hiệu quả khi giao dịch là một khái niệm quan trọng và có liên quan; (4) đánh giá chi phí giao dịch là quy trình so sánh ra quyết định. Khi chi phí giao dịch không đáng kể, việc tổ chức hoạt động kinh tế là không liên quan, vì bất kỳ lợi thế nào, một phương thức tổ chức dường như nắm giữ một phương thức khác sẽ chỉ bị loại bỏ bởi hợp đồng không tốn kém.
2.2.7 Cơ sở về mối quan hệ giữa công bố thông tin, chi phí vốn chủ sở hữu
Theo Easterbrook (1984) các mệnh đề 1, 2, 3, 4 của lý thuyết đại diện đã cung cấp lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa người chủ sở hữu, người đại diện, công bố thông tin và chi phí vốn chủ sở hữu, hiện quả tài chính. Các mệnh đề đó là: (1) khi hợp đồng giữa người chủ sở hữu và người đại diện dựa trên kết quả, người đại
diện có nhiều khả năng hành xử vì lợi ích của người chủ sở hữu; (2) khi người chủ sở hữu có đủ thông tin để xác minh hành vi của người đại diện, người đại diện có nhiều khả năng hành xử vì lợi ích của người chủ sở hữu; (3) hệ thống công bố thông tin có liên quan tích cực đến các hợp đồng dựa trên hành vi, và liên quan tiêu cực đến các hợp đồng dựa trên kết quả giữa người chủ sở hữu và người đại diện; (4) sự không chắc chắn về kết quả có liên quan tích cực đến các hợp đồng dựa trên hành vi và liên quan tiêu cực đến các hợp đồng dựa trên kết quả giữa người chủ sở hữu và người đại diện.
Mệnh đề (1) cho thấy công bố thông tin của công ty niêm yết từ người đại diện nhằm để thông báo đến người chủ sở hữu là các hoạt động của họ chủ yếu vì mục đích đem lại lợi ích cho cổ đông. Mệnh đề (2) cho biết khi thông tin được công bố rộng rãi, minh bạch làm cho người chủ sở hữu công ty niêm yết có thể xác minh hành vi của người đại diện thực chất v́ lợi ích của người chủ sở hữu. Mệnh đề (3)
cho biết hệ thống công bố thông tin là giải pháp hữu hiệu giảm bất cân xứng
thông tin giữa người chủ sở hữu và người đại diện, và có ảnh hưởng tích cực đến sự kiểm soát hành vi của người đại diện, ảnh hưởng tiêu cực đến các hợp đồng dựa trên kết quả; làm giảm chi phí đại diện (chi phí giám sát, chi phí cơ hội) từ đó làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Bebczuk (2003) kết luận công bố thông tin là giải pháp làm giảm chi phí giám sát sau khi ký hợp đồng giao dịch. Chi phí giám sát là chi phí phát sinh do bất cân xứng thông tin giữa hai bên giao dịch (người chủ sở hữu và người đại diện). Người chủ sở hữu bắt buộc giám sát hoạt động kinh tế của người đại diện và làm phát sinh chi phí giám sát (ví dụ: chi phí thuê kiểm toán thực hiện giám sát). Công bố thông tin là giải pháp hữu hiệu giảm bất cân xứng thông tin giữa hai bên, và làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu.
Cheynel (2013) đã cung cấp một lý thuyết liên hệ giữa công bố thông tin và chi phí vốn chủ sở hữu. Các kết luận quan trọng rút ra như sau: (i) khi sức ép công bố thông tin lớn, các công ty công bố thông tin có chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn so với các công ty không công bố thông tin. Nhưng khi công bố thông tin tự nguyện tăng lên sẽ làm tăng chi phí vốn chủ sở hữu của cả các công ty công bố thông tin và không công bố thông tin; (ii) chi phí vốn chủ sở hữu của công ty công bố thông tin sẽ giảm do đặc điểm dòng tiền kỳ vọng của công ty; (iii) sự gia tăng sức ép về công bố thông tin đưa đến sự gia tăng tổng đầu tư kinh tế; (iv) các nền kinh tế có sức ép công bố thông tin cao đề cao việc đầu tư quá mức, trong khi những nền kinh tế có sức ép công bố thông tin tin thấp chú trọng việc đầu tư dưới mức; (v) các nhà đầu tư không đủ khả năng và nếu áp lực công bố thông tin cao