Kiến Nghị Với Ubnd Tỉnh, Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Quảng


1

2

3

4

Các doanh nghiệp (bộ phận) thông tin, quảng cáo, tư vấn du lịch

6

5

Các doanh nghiệp vận chuyển du lịch

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Hình 3: Sơ đồ mối liên kết giữa các đơn vị kinh doanh du lịch:


Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 13

Các doanh nghiệp lữ hành du lịch

Các doanh nghiệp vui chơi giải trí, thể thao, điều dưỡng…

9

7

Các doanh nghiệp lưu trú


Các doanh nghiệp thông tin, tư vấn du lịch sẽ tiếp xúc với khách du lịch, giới thiệu với khách du lịch về các địa điểm vui chơi, giải trí, các điểm đến hấp dẫn… Những doanh nghiệp này có vai trò kích thích nhu cầu nhu lịch và hướng những nhu cầu này vào những điểm du lịch ở Quảng Bình.

Sau đó các doanh nghiệp vận chuyển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành sẽ vận chuyển những khách du lịch này đến các điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí… Do đó cần có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thông tin, quảng cáo du lịch với các doanh nghiệp vận chuyển, lữ hành (1,2) và giữa các doanh nghiệp vận chuyển, lữ hành với các doanh nghiệp kinh doanh các khu vui chơi, giải trí, thể thao, điều dưỡng (3,4) để từ đó chủ động trong việc đưa đón, vận chuyển và tiếp đón phục vụ khách du lịch, tạo cho khách sự thoải mái ngay từ lúc xuất phát chuyến đi cho đến hết chuyến du lịch.

Giữa các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp lữ hành cũng cần có sự phối hợp với nhau (5) nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình vận chuyển khách. Khi khách


du lịch đã đến các điểm du lịch, để có thể làm hài lòng khách thì các doanh nghiệp vui chơi, giải trí… sẽ có vai trò chính làm thỏa mãn nhu cầu của khách bằng các dịch vụ du lịch đặc trung, còn các doanh nghiệp lưu trú sẽ thỏa mãn nhu cầu kèm theo như ăn, ở, giặt, là… Cả hai doanh nghiệp này sẽ phải phối hợp với nhau chặt chẽ nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách du lịch kịp thời và hiệu quả.

Tuy nhiên đối với những khách du lịch tự tổ chức chuyến đi bằng phương tiện gia đình thì sẽ không có sự tham gia của các doanh nghiệp vận chuyển và lữ hành. Lúc này một mối liên hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp thông tin, quảng cáo, tư vấn du lịch và các doanh nghiệp vui chơi, giai trí… là cần thiết (6).

Ngoài ra, sự phối hợp giữa các donah nghiệp lưu trú với các doanh nghiệp vận chuyển và lữ hành là cần thiết để có thể tạo ra một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh cho khách du lịch (8,9).

Với sự phối hợp chặt chẽ trên giữa các công ty kinh doanh du lịch, ta sẽ có được những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và có thể chủ động trong việc phục vụ khách du lịch, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách từ điểm xuất phát cho đến điểm tham quam du lịch, tạo được sự thoải mái, tin tưởng và hài lòng cho khách.

Bên cạnh đó, vấn đề có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là nhanh chóng hoàn thiện và sớm ban hành hệ thống văn bản pháp lý, quy trình đầu tư, thủ tục đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.

4.3. Tóm tắt chương 4

Tóm lại chương 5 có 3 phần chính, phần 1 nêu định hướng phát triển du lịch của tỉnh về quan điểm, mục tiêu phát triển, thị trường và tổ chức không gian du lịch, tác giả cũng nêu lên dự báo về doanh thu và lượt khách du lịch đến Quảng Bình đến 2020, so sánh dự báo của tác giả với mục tiêu của tỉnh.

Phần 2 của chương nêu lên các giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Bình, nhấn mạnh nhóm giải pháp marketing du lịch để nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của du lịch Quảng Bình cũng như để thu hút khách du lịch. Ngoài ra để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, cũng như để nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing du lịch của tỉnh, tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ liên quan như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp thu hút đầu tư, giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân về du lịch, giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.


CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả rút ra một số kết luận chính, quan trọng, bao quát toàn bộ đề tài:

Kết luận 1: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Để du lịch đạt được hiệu quả, mức độ phát triển cao thì việc nâng cao chất lượng hoạt động marketing du lịch là cần thiết quan trọng.

Kết luận 2: Quảng Bình là vùng đất giàu tiềm năng, giàu tài nguyên du lịch, phù hợp để phát triển thành một trung tâm du lịch lớn với đầy đủ các loại hình, sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng với điểm nhấn chính là du lịch hang động, tuy nhiên mức độ phát triển của ngành du lịch Quảng Bình hiện nay còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của nó.

Kết luận 3: Du lịch Quảng Bình chưa phát triển là do cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn thiếu chất lượng; các hoạt động marketing, quảng bá, cung cấp thông tin về mãnh đất, con người Quảng Bình còn ít về số lượng và chất lượng chưa cao; nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp; thiếu những điểm hoạt động vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm có quy mô và chất lượng để giữ chân du khách lâu hơn ở Quảng Bình.

Kết luận 4: Đề tài trên cơ sở nhìn nhận đánh giá thực trạng qua khảo sát thực tế, phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đã đưa ra một số giải pháp marketing du lịch cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. Nhóm giải pháp marketing bao gồm giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường; giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang tính đặc thù; giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình và tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch. Ngoài ra để hỗ trợ cho hoạt động marketing nói riêng cũng như hoạt động của toàn ngành du lịch nói riêng đạt hiệu quả, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch cũng như nâng cao nhận thức của người dân về làm du lịch và phát triển du lịch.



Bình

5.2. Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng


- Để du lịch phát triển đúng hướng và đạt kết quả như mong muốn thì trước tiên

tỉnh phải có Quy hoạch phát triển tổng thể ngành du lịch đến năm 2015, 2020, trên cơ sở đó các khu du lịch, điểm du lịch cũng có quy hoạch phát triển tương ứng phù hợp mục tiêu phát triển chung của ngành. Quy hoạch phát triển ngành du lịch là cơ sở chính để ngành làm công tác chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch, là căn cứ để phối hợp hoạt động với các ban ngành, các cơ quan chức năng liên quan để triển khai đồng bộ các nội dung quy hoạch đề ra để mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội, kinh tế của tỉnh.

- Việc phát triển du lịch, thu hút du khách đến Quảng Bình không phải là trách nhiệm của riêng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch mà là công việc của toàn cộng đồng bao gồm dân chúng địa phương, các cấp chính quyền địa phương, các Sở Ban Ngành, Hiệp hội du lịch, đặc biệt là sự chỉ đạo về quan điểm phát triển cũng như các ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư từ Đảng bộ và UBND tỉnh Quảng Bình. Trong đó Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch có vai trò là nhà lãnh đạo chính có trách nhiệm kết nối, triển khai các hoạt động đồng bộ giữa các thành phần để đạt được hiệu quả du lịch cao nhất theo quy hoạch đề ra.

- Hoàn thiện và nâng cao dần công suất cũng như chất lượng hoạt động của ngành hàng không của tỉnh, từ đó nâng cao dầ số lượng chuyến bay đến Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và ngược lại từ 3 chuyến mỗi tuần hiện tại lên một chuyến mỗi ngày sau đó là nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đi lại thăm quan du lịch, làm ăn kinh tế từ các thị trường lớn này. Đồng thời nghiên cứu mở rộng kết nối thêm đường bay từ Quảng Bình đến các thị trường trọng điểm ở các tỉnh, thành phố lớn khác nơi có lượng khách du lịch lớn như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Đà lạt… để khai thác lượng khách hàng cao cấp có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.

- Nghiên cứu đưa ra 10 điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch ở Quảng Bình sau đó tuyên truyền quảng bá hình ảnh của 10 điểm đến hấp dẫn này bên cạnh hình ảnh trung tâm là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Để du khách khi đến Quảng Bình biết được là mình cần đến nhiều nơi thăm quan hơn để khám phá tìm hiểu chứ không chỉ riêng thăm quan Động Phong Nha và tắm biển Nhật Lệ, từ đó gia tăng được ngày khách lưu trú ở lại Quảng Bình, đồng thời tăng chi tiêu cho hoạt động của du khách ở đây.


- Theo khảo sát lý do đến Quảng Bình du lịch của du khách thì có trên 60% du khách trả lời là đến để thăm Động Phong Nha. Động Phong Nha là trung tâm, là cái nhân quan trọng của du lịch Quảng Bình. Với vị trí và diện tích Vườn rộng lớn có thể đầu tư để xây dựng một khu du lịch liên hoàn đầy đủ các hoạt động thăm quan, vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú nghỉ ngơi tại chổ nên cần thiết nhanh chống thu hút đầu tư và triển khai dự án để Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ngày càng phát huy được sức mạnh du lịch, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho tỉnh.

- Việc thu hút đầu tư triển khai các dự án du lịch còn tương đối chậm, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch , Hiệp hội du lịch cần có chương trình phối hợp cụ thể hàng năm và cho cả một giai đoạn phát triển chiến lược, thường xuyên tạo cầu nối chia sẽ thông tin giữa các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà đầu tư tiềm năng để từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như kêu gọi vốn đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập dễ dàng vào việc phát triển kinh doanh du lịch theo quy hoạch được duyệt.

- Thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cũng như nhân viên. Mở các lớp: bồi dưỡng kiến thức du lịch tổng thể, nâng cao ý thức văn minh giao tiếp mang văn hóa riêng của người Quảng Bình cho lái xe taxi, nhân viên làm việc trong khách sạn, nhà hàng, nhân viên bán hàng ở các cửa hàng lưu niệm, các chủ thuyền, chèo thuyền ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng…, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ cho bảo vệ khách sạn, khu du lịch, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên tiếp xúc với du khách nước ngoài, tuyên truyền về văn minh giao tiếp đối với khách du lịch trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư ở gần các điểm du lịch, khu du lịch.

- Duy trì thẩm định và tái thẩm định chất lượng cơ sở lưu trú, phối hợp các sở, ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục vụ, đủ khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế.

- Chủ động tham gia liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố bạn đặc biệt các tỉnh trong Con đường Di sản Miền Trung để cùng nhau tăng cường việc quảng bá, tuyên truyền về điểm đến hấp dẫn, khai thác các tuyến, tour du lịch cũng như học hỏi kinh nghiệm làm marketing của các tỉnh, thành phố bạn như Huế, Đà Nẵng.


- Quản lý tốt việc niêm yết giá cả và công khai trên web giá cả tại các nơi cung cấp dịch vụ nhằm tạo ra một sự yên tâm khi chi tiêu cho các dịch vụ từ khách du lịch. Trên 80% chi tiêu của khách du lịch đến Quảng Bình là dành cho ăn uống và ngủ nghỉ, do đó việc ổn định giá cả và chất lượng dịch vụ của ăn uống, lưu trú từ nhà hàng, khách sạn là việc làm cần thiết để mang lại sự hài lòng cho du khách khi ở Quảng Bình.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch với chiến lược giá cả hợp lý nhằm thu hút khách du lịch:

Hiện tại hầu hết khách du lịch đến Quảng Bình là để thăm quan Động Phong Nha, thêm một lượng khách khác có kết hợp tắm biển Nhật Lệ, ngoài ra hiếm tham gia các hoạt động du lịch khác dẫn đến thời gian lưu trú ở Quảng Bình thấp và ấn tượng về du lịch Quảng Bình không được sâu sắc ngoài hình ảnh của Động Phong Nha.

Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu vào 4 tháng hè trong năm, còn lại các tháng khác thì lượng khách du lịch rất thưa thớt, cơ sở lưu trú bị bỏ trống nhiều làm hao tổn kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó cần thiết việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, 10 điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đến Quảng Bình là một gợi ý, đồng thời phải tạo ra được ít nhất một trung tâm vui chơi, giải trí có quy mô lớn ở TP.Đồng Hới để du khách đến đây vui chơi, tham gia các hoạt động. Việc xây dựng và quảng bá cho sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh ở suối khoáng Bang cũng là một trong những cách để gia tăng thời gian khách ở lại Quảng Bình, và không tập trung vào mùa cao điểm của du lịch ở đây. Du lịch MICE cũng là một hướng đi tốt cho việc thu hút du khách thường xuyên trong năm, nhưng cần thiết tỉnh phải có được cơ sở hạ tầng vật chất cũng như nhân sự đáp ứng yêu cầu cho các cuộc hội nghị, hội họp lớn tầm cở quốc gia, quốc tế.

Sở cần có bộ phân lưu trữ, cập nhật thường xuyên các thông tin cũng như số liệu của ngành du lịch như thông tin về khách hàng, số lượng lượt khách biến động qua các tháng trong năm, số lượng khách đến mỗi điểm du lịch, khu du lịch, doanh thu của các đơn vị du lịch, lợi nhuận của các đơn vị du lịch, đầu tư vào ngành du lịch… Các số liệu này cần được thống kê và quản lý một cách khoa học để trên cơ sở đó phân tích tình hình biến động của thị trường khách hàng, của bản thân ngành du lịch để có những phản ứng kịp thời với các thay đổi cũng như là cơ sở để xây dựng chiến lược hoạt động của ngành.


5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một số số liệu thứ cấp như thống kê về lợi nhuận của ngành du lịch nói chung và các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng, số liệu về đầu tư vào ngành du lịch không thu thập được do các số liệu này chưa được thống kê, quản lý, do đó đề tài chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh, chưa có được cái nhìn về thực trạng du lịch Quảng Bình trọn vẹn và hoàn chỉnh.

Đề tài nghiên cứu, khảo sát ý kiến của khách du lịch, công ty hoạt động lĩnh vực du lịch với số lượng còn thấp, 150 khách du lịch nội đia, 105 khách du lịch quốc tế, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên không thể phản ánh đầy đủ và chính xác về các yếu tố khảo sát lấy ý kiến.

Số liệu thu thập thống kê, khảo sát tương đối lớn tuy nhiên trong phạm vi của đề tài tác giả chỉ mới dùng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê, mô tả các yếu tố cơ bản như tần suất, tỷ lệ %, trị trung bình.. chứ chưa phân tích được mối liên quan, tác động qua lại giữa các biến với nhau.

Với những hạn chế của đề tài được nêu trên, cũng như các giá trị của số liệu sơ cấp khảo sát thu thập chưa được khai thác xữ lý hết, hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nhà quản trị ngành du lịch tỉnh Quảng Bình là khai thác, xữ lý tiếp các mối liên quan qua lại giữa các yếu tố tác động đến hành vi và suy nghĩ của khách du lịch để có những định hướng, sách lược, chiến lược marketing, quảng bá về hình ảnh Quảng Bình tốt hơn đến các thị trường khách du lịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Nguyễn Thị Doan (1994), Giáo trình Marketing KS - du lịch, ĐH Thương mại, Hà Nội.

- Lê Mạnh Hà (2007), Định hướng chiến lược marketing du lịch Dalat-Lâm đồng đến năm 2020, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

- Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch Bền vững. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

- Chủ nhiệm GS.TS.Hồ Đức Hùng (2005), Thực Trạng và giải pháp marketing du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài nghiên cứu cấp bộ - MS:B2005-22-83.

- Nguyễn Đông Phong, Trần Thị Phương Thùy (2008), Marketing du lịch địa phương thực trạng và giải pháp, Nxb Lao động.

- Nguyễn Đông Phong - Bùi Thanh Tráng (2008), Phát triển dịch vụ quảng cáo ở

thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động.

- Trần Thị Kim Phương (2010), Tác động của dịch vụ hậu mãi chủ động đến sự hài lòng của khách hàng: nghiên cứu trường hợp thị trường ôtô Việt nam, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

- Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nxb. Đại học quốc gia Tp.HCM.

- Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

- Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb.Thống kê, Tp.HCM.

- Luật du lịch (2005), Quốc hội nước CH.XHCN Việt nam khóa XI, kỳ 7, Hà nội.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (2008),

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

- Quy hoạch phát triển Du lịch bền vững khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2009), công ty tư vấn tài nguyên du lịch.

- Du lịch Quảng Bình Visitors Guide (2008), Nxb Hồng Đức.

- Robert Languar, Robert Hollier (2002), Marketing du lịch, Nxb.Thế giới, Hà Nội

- Philip Kotler, Michael Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H.Haider (2002), Marketing Asean Places: Attracting Investment, Industry and Tourism to Cities, States and Nations, John Wiley&Sons (Asia) Pte Ltd.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023