Định Hướng Thị Trường Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch


năm 2003 doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình đạt 119.9 tỷ đồng, theo tính toán của tác giả giai đoạn 2003-2009 tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch Quảng Bình đạt 20,3%/năm.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2003-2009(20,3%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 1998-2009(26%). Theo tác giả thì lấy tốc độ phát triển doanh thu của giai đoạn 2003-2009 làm căn cứ dự báo cho tốc độ phát triển của doanh thu du lịch Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 là một căn cứ hợp lý, dự báo của tác giả cao hơn so với mục tiêu phát triển doanh thu du lịch theo quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 (18%-19%). Tuy nhiên tác giả còn mong muốn, kỳ vọng là tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đoạn 2010-2020 còn cao hơn con số 20,3%/năm.

Về lượng khách du lịch: Quan điểm của tác giả vẫn chọn mốc thời gian là giai đoạn 2003-2009, với các số liệu phân tích làm căn cứ cơ sở cho dự báo của lượng khách du lịch đến Quảng Bình trong giai đoạn tương lai 2010-2020 vì từ năm 2003 du lịch Quảng Bình mới thực sự bước vào giai đoạn quan trọng, cột mốc phát triển có ý nghĩa về sự ổn định cho tình hình du lịch Quảng Bình.

Theo Bảng 3.2. tốc độ tăng bình quân một năm khách du lịch của giai đoạn 2003-2009 là: tốc độ tăng tổng lượng khách 8.51%/năm; tốc độ tăng khách quốc tế 23,42%/năm; tốc độ tăng khách nội địa 8,24%/năm.

Lấy tốc độ tăng giai đoạn 2003-2009 làm căn cứ, tác giả dự báo lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 như sau:

Bảng 4.2. Dự báo khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 của tác giả



2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng lượng

khách


652551


708083


768341


833727


904677


981665

Quốc tế

17461

21550

26597

32827

40515

50003

Nội địa

635090

687421

744065

805376

871739

943570


2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng lượng khách


1065205


1155854


1254217


1360951


1476767


1602440

Quốc tế

61714

76167

94006

116022

143194

176730

Nội địa

1021320

1105477

1196568

1295166

1401887

1517403

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 11

(Nguồn: tính toán dự báo của tác giả)

Nhận xét, dự báo của tác giả về lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 cao hơn so một chút với mục tiêu phát triển của tỉnh trong quy hoạch phát


triển kinh tế tỉnh Quảng Bình đến 2020. Tuy nhiên tác giả vẫn kỳ vọng du lịch Quảng Bình sẽ còn đạt được kết quả, thành tựu khả quan hơn cả dự báo của tác giả.

4.1.3. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch

- Coi trọng thị trường khách trong nước, phát triển thị trường du lịch nước ngoài từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, trong đó chú trọng vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan.

- Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng, đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái – hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, săn bắn, vui chơi thể thao…

4.1.4 Tổ chức không gian du lịch:

Từng bước hình thành 4 trung tâm du lịch của tỉnh: Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũng Chùa-Đảo Yến (Quảng Trạch), Đồng Hới – Đá Nhãy (Bố Trạch) và khu phía Nam tỉnh ( chùa Non, núi Thần Đinh – Bang, đền thờ - lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bàu Sen, Hải Ninh)

- Các tuyến, điểm du lịch chủ yếu:

Tuyến du lịch quốc gia và quốc tế:

+ Con đường di sản miền Trung;

+ Đường Hồ Chí Minh huyền thoại;

+ Tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông – Tây.

Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Đồng Hới – Phong Nha – Đá Nhãy;

+ Đồng Hới – Phong Nha – Vực Quành;

+ Đồng Hới – Phong Nha – Hang 8 thanh niên xung phong – du lịch cộng đồng thôn Chày Lập;

+ Đồng Hới – Đá Nhãy – Vũng Chùa – Đảo Yến – Hoành Sơn Quan;

+ Đồng Hới – Chùa Non, núi Thần Đinh – Bang;

+ Tuyến nội thành Đồng Hới.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Phong Nha-Kẻ Bàng, Đồng Hới và các du lịch khác của tỉnh; Đầu tư bảo tồn các quần thể du tích đường Hồ Chí Minh ở phía Nam tỉnh như: ngã 3 Thạch Bàn, Bang, Bộ Tư lệnh 559 ở suối Bang và ở Hiền Ninh, Bộ chỉ huy mặt trận đường 9 Nam Lào, phà Long Đại, Tổng trạm thông tin A72…


4.2. Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Quảng Bình

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan đến du lịch, marketing du lịch ở chương 2; căn cứ vào hiện trạng du lịch Quảng Bình, thực trạng hoạt động marketing du lịch Quảng Bình, các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe dọa ở chương 3; căn cứ vào kết quả thống kê khảo sát lấy ý kiến khách du lịch, chuyên gia và các đơn vị kinh doanh du lịch mà một phần được đưa vào chương 4 còn toàn bộ kết quả xữ lý ở phần phụ lục; và căn cứ vào mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình ở mục 5.1. của chương 5 tác giả đưa ra các giải pháp marketing du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình như sau:

4.2.1. Giải pháp marketing du lịch tỉnh Quảng Bình

4.2.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.

Muốn làm tốt công tác quảng bá du lịch, trước tiên cần phải có một bộ phận chuyên trách để nghiên cứu thị trường. Bộ phận này chịu trách nhiệm:

- Tiến hành phân loại thị trường để nghiên cứu thị hiếu, tâm lý, tập quán tiêu dùng của các thị trường đó để có những sản phẩm dịch vụ phù hợp. Các thị trường cần nghiên cứu có thị trường khách du lịch trong nước và thị trường khách du lịch nước ngoài:

Thị trường trong nước:

+ Thị trường Bắc bộ, trọng điểm là Hà Nội;

+ Thị trường Bắc trung bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tỉnh

+ Thị trường Nam trung bộ từ Bình thuận đến Huế, trọng điểm là Quảng Nam-Đà Nẵng-Huế.

+ Thị trường Nam bộ, trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường nước ngoài:

+ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ trong đó chú trọng thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan, thị trường các nước trong Asean; các nước trong khu vực hành lang Đông Tây như Lào, Campuchia, Thái Lan.

- Tiến hành nghiên cứu nội dung, thời gian tổ chức các sự kiện du lịch của các tỉnh, thành phố trong nước đang cạnh tranh với Quảng Bình trong việc thu hút khách để sắp xếp kế hoạch tổ chức các sự kiện sao cho không bị trùng lắp. Nghiên cứu các sự kiện du lịch của các tỉnh, thành phố có tác dụng thu hút khách du lịch đến với địa phương họ đồng thời cũng đến với Quảng Bình trong chuyến hành trình du lịch. Ví dụ,


một số khách du lịch từ khu vực Nam bộ ra tham gia Festival Huế, nhân tiện đó đi ra thăm quan Động Phong Nha ở Quảng Bình hay khách quốc tế đến Hà Nội nhân dịp 1000 năm Thăng Long hay tham gia Festival Huế cũng ghé thăm Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng của Quảng Bình. Việc nghiên cứu này cũng giúp Quảng Bình học tập những điểm tốt trong công tác tổ chức của các địa phương khác để tìm ra những nét độc đáo, khác biệt của Quảng Bình tạo ra nét riêng cho sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả nghiên cứu thị trường nên công bố rộng rãi cho các đơn vị kinh doanh du lịch. Việc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn so với các công ty du lịch tự tiến hành và còn tiết kiệm hơn vì không bị trùng lắp trong việc nghiên cứu thị trường của các công ty du lịch.

4.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang tính chất đặc thù của Quảng Bình

Đặc thù của du lịch Quảng Bình, nét độc đáo nhất mà không điểm du lịch nào của Việt Nam bằng được đó là du lịch Hang Động. Du lịch Hang động là thế mạnh nổi trội nhất nhưng ngoài ra Quảng Bình còn có những thuận lợi để phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình du lịch khác.

Du lịch hang động

Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi.

Động Phong Nha, dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét mới lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Từ phía trên, nhũ đá nhỏ xuống trông như những giọt sương khổng lồ đang tan chảy… Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200m, theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột đá xanh ngọc bích

Đặc trưng của khu vườn quốc gia mênh mông này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Động Phong Nha có 7 cái nhất:

1. Hang nước dài nhất (Hang Vòm-28km)

2. Cửa hang cao và rộng nhất

3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất

4. Hồ ngầm đẹp nhất


5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất

6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)

7. Hang khô rộng và đẹp nhất.

Du lịch sinh thái

Ngoài sản phẩm du lịch hang động độc đáo, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn là một địa điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người.

Du khách có thể dạo chơi rừng nguyên sinh và đầm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh của Suối nước Mọoc nơi đây.

Khu du lịch Vực Quành cũng là một điểm đến thú vị của sản phẩm du lịch sinh thái lịch sử. Nơi đây tái hiện lại toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt chiến đấu của người dân Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ sẽ là điểm đến thú vị cho những ai thích tìm hiểu, khám phá về lịch sử Quảng Bình trong chiến đấu.

Du lịch biển

Biển Quảng Bình rất đẹp, sạch và trong với các bãi biển nổi tiếng như biển Bảo Ninh, biển Quang Phú, biển Đá Nhãy, biển Nhật Lệ. Trong đó biển Đá Nhãy sát bên đèo Lý Hòa nơi được mệnh danh là cái “eo” của Việt Nam, nơi mà núi gần với biển nhất, đã tạo cho bãi biển này một nét đẹp độc đáo riêng như hình ảnh “ đá nhãy trên biển” bởi đá nhô lên rất nhiều từ lòng biển, biển kề núi, núi trong biển tạo nên một cảnh quan rất đẹp, mà du khách đến đây không thể không chụp lấy những tấm hình kỷ niệm.

Biển Nhật Lệ nổi tiếng với bờ cát dài và rộng, nước biển cạn và trong, cát rất mịn và êm mà mỗi du khách đến tắm biển Nhật Lệ đều cảm nhận được sự khác biệt này.

Để có thêm nhiều hoạt động trên biển cần tạo ra nhiều khu vui chơi trên biển hơn như các khu vui chơi thể thao trên biển cũng như trên bãi biển đặc biệt ở biển Nhật Lệ và Đá Nhãy.

Du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh

Quảng Bình là vùng đất giàu văn hóa lịch sử, du khách có thể tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Quảng Bình thông qua các sản phẩm du lịch về lễ hội, tham quan các di tích lịch sử cũng như leo lên núi Thần Đinh thắp hương cầu an.

- Các lễ hội cần được cân nhắc để tổ chức và quảng bá trở thành sản phẩm du lịch thường xuyên phục vụ du khách đến Quảng Bình như:


+ Lễ Cầu ngư của cư dân vùng biển

+ Lễ hội rằm tháng giêng ở các phường trong thành phố Đồng Hới

+ Lễ hội chèo cạn, múa bông

+ Lễ hội đập trống của tộc người Ma Coong

+ Lễ hội chợ tình ở vùng rẻo cao Minh Hóa vào rằm tháng ba âm lịch hàng năm.

+ Lễ hội đua thuyền ngoài tổ chức mạnh ở Sông Kiến Giang nên tổ chức ở trên Sông Nhật Lệ vì ở đây du khách đến và lưu trú nhiều.

Du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh

Với ưu điểm có suối nước nóng khoáng bang trên 105oC, Quảng Bình đang thu hút đầu tư và triển khai xây dựng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh ở suối khoáng Bang. Với mục tiêu du khách tới khu du lịch để nghỉ dưỡng, thư giản, chữa bệnh với các loại hình tắm suối nước nóng, tắm bùn, tham quan nghỉ ngơi.

Ngoài ra Sun Spa Resort ở trung tâm thành phố Đồng Hới, bên bờ biển Bảo Ninh cũng là một điểm đến cho những khách hạng sang nghỉ ngơi, thư giản và tham gia các loại hình du lịch biển ở đây.

Du lịch MICE

MICE là chữ viết tắt của 4 từ: Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/Conference (hội nghị/hội thảo), Exhibition (triển lãm). MICE được xem như là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.

Đây là loại hình du lịch mang lại giá trị trị cao, là loại thị trường mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch vì đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao ( cao gấp 6 lần chi tiêu của khách du lịch thông thường). Khách du lịch của MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách nên sẳn sàng chi trả để hưởng được dịch vụ cao cấp.

Hiện tại du lịch MICE đang còn rất hạn chế ở Quảng Bình, trong thời gian tới cần có sự ưu tiên đầu tư về hạ tầng cơ sở ( như địa điểm, phòng tổ chức hội nghị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn..) để để hình thức du lịch này phát triển hơn ở Quảng Bình.

Sản phẩm du lịch của tỉnh đa dạng phục vụ cho các loại thị trường cũng như các loại sở thích du lịch của du khách trong nước và quốc tế. Để nhấn mạnh, quảng bá nhiều hơn nữa về các sản phẩm du lịch của tỉnh, các điểm đến, các hoạt động du khách nên tham gia khi đến với Quảng Bình, ta có thể xem xét đưa ra 10 điểm đến không thể


thiếu trong hành trình khám phá của du khách ở Quảng Bình, và giới thiệu, quảng bá về nó thông qua các sản phẩm quảng bá du lịch. Dưới đây là gợi ý của tác giả:

“10 điểm đến để du khách có cảm nhận trọn vẹn về Quảng Bình” hoặc

“10 điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch ở Quảng Bình”

1. Thăm Động Phong Nha

2. Hành trình đến suối Nước Mooc

3. Thăm Đường Hồ Chí Minh cùng các di tích lịch sử trên đường

4. Khu du lịch suối nước nóng khoáng Bang

5. Leo núi Thần Đinh

6. Thăm lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà tưởng niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp

7. Tour du lịch tham quan thành phố Đồng Hới

8. Thăm khu du lịch văn hóa-lịch sử Vực Quành

9. Thăm khu du lịch biển Bảo Ninh, đến Sunspa Resort 10.Xem hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ

4.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu của khách du lịch ngày càng nâng cao hơn. Để làm hài lòng khách du lịch, những sản phẩm du lịch không chỉ hấp dẫn mà còn phải luôn đảm bảo chất lượng. Do đó, tỉnh nên thành lập một nhóm chuyên trách để quan sát, kiểm tra các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, các điểm du lịch, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ các khách du lịch về chất lượng phục vụ, nghiên cứu những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm du lịch của các tỉnh, thành phố khác để tìm ra các biện pháp tăng cường chất lượng du lịch của tỉnh mình.

Với một hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hệ thống khách sạn nhà hàng kém phát triển hơn so với các tỉnh, thành phố lân cận như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nghệ An, đây là điểm yếu của Quảng Bình, do đó tỉnh cần đầu tư phát triển để không ngừng nâng cao nhiều hơn nữa về chất lượng dịch vụ.

Thu hút đầu tư, xây dựng thêm các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao ở thành phố Đồng Hới, ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và ở Khu du lịch Suối nước nóng khoáng Bang. Cải thiện, nâng cấp chất lượng của các khách sạn tư nhân hiện tại trên địa bàn thành phố Đồng Hới để nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh.

Ngoài hai khách sạn, resort 4 sao ở Đồng Hới thì phần lớn các khách sạn chưa phát triển mạnh về phong cách phục vụ và phương pháp quản lý. Do đó cần cải thiện


thái độ, phong cách phục vụ từ nhân viên đến ban quản lý, phải luôn mỉm cười tích cực, chào hỏi lịch sự và nhã nhặn. Cần thiết kế hệ thống phân phát dịch vụ từ khi khách hàng bước vào đến khi khách hàng ra khỏi khách sạn, khu du lịch để đưa lại sự hài lòng lớn nhất cho du khách ở mỗi nơi khách đến.

Tiện nghi phục vụ luôn phải được đảm bảo sử dụng tốt từ các chi tiết nhỏ, cần có biện pháp tập trung, hiện đại hóa các trang thiết bị để đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện trong sử dụng cho du khách. Các phòng phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo hệ thống ánh sáng, sự yên tĩnh và an ninh, an toàn.

Đảm bảo giá cả và chất lượng phù hợp với nhau, và cần có sự trung thực trong việc quảng cáo tuyên truyền. Nếu như đơn vị du lịch quảng cáo những tiện nghi và dịch vụ nào đó thì cần bảo đảm đáp ứng đầy đủ khi khách yêu cầu.

4.3.1.4. Xây dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Bình

Du lịch Quảng Bình cần có một thương hiệu nhằm hỗ trợ cho việc quảng bá, tuyên truyền cho du lịch Quảng Bình được sâu rộng và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn mạnh mẽ, thu hút du khách tò mò đến với Quảng Bình nhiều hơn.

Quảng Bình có thế mạnh là có di sản thiên nhiên thế giới, nên việc định vị hình ảnh và tập trung xây dựng hình ảnh du lịch cần gắn liền với di sản thiên nhiên thế giới này.

Thương hiệu của du lịch Quảng Bình gắn liền với thương hiệu của di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Du lịch Quảng Bình cần nghiên cứu để đưa ra khẩu hiệu du lịch phù hợp, hấp dẫn, độc đáo thể hiện thương hiệu du lịch của tỉnh, để dùng khẩu hiệu đó quảng bá cho điểm đến Quảng Bình. Như nhắc tới Huế người ta nghĩ tới thành phố của Festival, nói đến Quảng Bình, du khách nghỉ ngay đến Động Phong Nha, đối với du khách nước ngoài thì cái tên Động Phong Nha còn được biết đến nhiều hơn là cái tên Quảng Bình vì Động Phong Nha đã được quảng bá nhiều hơn ở thị trường này.

Khẩu hiệu du lịch có thể theo gợi ý của tác giả như:

Quảng Bình - Vương quốc Hang động

Quảng Bình - Quê hương của Di sản thiên nhiên thế giới

Quảng Bình – Không chỉ là quê hương của Di sản thiên nhiên thế giới

4.3.1.5. Giải pháp tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Bình

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Quảng Bình thời gian qua còn nhiều hạn chế, mang tính chất nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao do chưa có bộ phận chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023