trách đảm nhiệm công việc này. Việc ra đời của Trung tâm thông tin, xúc tiến du lịch Quảng Bình cuối năm 2009 là một bước đi hoàn toàn đúng đắn của sở Thể thao – Văn hóa và Du lịch tỉnh Quảng Bình.
Vừa mới thành lập không được bao lâu nhưng Trung tâm đã có những hoạt động rất đáng khích lệ, tổ chức được một số sự kiện du lịch trong tỉnh cũng như tham gia sự kiện du lịch của tỉnh bạn, thu hút sự chú ý của các báo đài viết bài nhiều hơn về du lịch tỉnh kết quả đạt được sáu tháng đầu năm 2010, lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó lượng khách quốc tế tăng gần 57%. Tuy nhiên để làm tốt sứ mạng của mình với du lịch tỉnh nhà, trong thời gian tới trung tâm cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình thông qua các hoạt động cụ thể như:
- Cần có chiến lược tuyên truyền, quảng bá du lịch một cách khoa học và phù hợp từng giai đoạn cụ thể, phù hợp mục tiêu phát triển chung của ngành. Chiến lược này sẽ là căn cứ định hướng cho những hoạt động xúc tiến của Trung tâm trong thời gian tới.
- Chủ động phối hợp với các tỉnh bạn tiến hành xây dựng những chương trình quảng bá lớn, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có hiệu quả cao hơn so với tổ chức các chương trình riêng lẻ, cụ thể có thể phối hợp trước với các tỉnh trong Con đường di sản miền Trung.
- Phối hợp với ngành Hàng không Việt Nam, các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tổ chức gặp gỡ giao lưu, giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam cũng như du lịch Quảng Bình, đặc biệt ở các thị trường trọng điểm.
- Xây dựng chuyên mục thông tin hướng dẫn du lịch qua đường bưu điện, tổ chức văn phòng thông tin du lịch miễn phí tại các thành phố lớn, tại các hãng hàng không. Các hoạt động chi tiết hơn:
a. Tổ chức các sự kiện du lịch cũng như tích cực và chủ động tham gia sự kiện du lịch, hội chợ, triển lãm du lịch ở các tỉnh, thành phố khác trong nước cũng như ở nước ngoài.
- Xác định thị trường nào cần hình thức tổ chức nào để tổ chức các sự kiện du lịch sao cho có hiệu quả cao, tránh lãng phí.
- Tham gia các sự kiện, hội chợ, triển lãm du lịch ở địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm đồng thời nhằm tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về vẽ đẹp cũng như văn hóa, con người Quảng Bình, nên tập trung quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái – hang động, du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh của Quảng Bình với các công ty lữ hành đến tham dự.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hoạt Động Khách Du Lịch Tham Gia Khi Đến Quảng Bình
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Xấu Đến Du Lịch Quảng Bình
- Định Hướng Thị Trường Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
- Kiến Nghị Với Ubnd Tỉnh, Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Quảng
- Du Khách Đã Đến Quảng Bình Bằng Phương Tiện Gì?
- Nơi Sinh Sống Của Khách Du Lịch Trong Nước Đến Quảng Bình
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Tập trung vào việc tổ chức và hoạt động tại các gian hàng bằng hình thức như tặng quà, trao thưởng các kỷ vật nêu lên đặc trưng du lịch của Quảng Bình. Hình thức này rất tốt mà chi phí lại không cao.
Tổ chức các chương trình trao đổi, cập nhật thông tin về du lịch Quảng Bình, phát các ấn phẩm, tặng quà lưu niệm, giới thiệu gian hàng, biểu diễn văn nghệ, quảng cáo trên catalogue nhằm quảng bá hình ảnh Quảng Bình cho bạn bè trong nước và quốc tế.
Chủ động gặp gở trao đổi làm việc với giới báo chí, cung cấp thông tin để họ viết bài giúp quảng bá thông tin du lịch tỉnh.
b. Tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.
Tăng cường về số lượng:
- Phủ sóng, giới thiệu nhiều hơn về du lịch Quảng Bình, về các điểm đến hấp dẫn của Quảng Bình, về con người, văn hóa lịch sử Quảng Bình trên kênh truyền hình của tỉnh, kênh truyền hình quốc gia, cũng như kênh truyền hình của các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các thị trường mục tiêu.
- Quảng bá hình ảnh Quảng Bình, Động Phong Nha trên các báo, tạp chí du lịch thông qua các bài viết chuyên đề.
- Xây dựng và quảng bá các chương trình du lịch hấp dẫn trên các kênh truyền hình cũng như trên báo chí.
- Giữ mối quan hệ tốt với các báo, đài quốc tế đã đến Quảng Bình tìm hiểu viết bài, quay phim giới thiệu về Quảng Bình để họ tiếp tục giới thiệu nhiều hơn, giúp Quảng Bình quảng bá hình ảnh ở các thị trường quốc tế này như Truyền hình ITV Studios của Anh, Hãng truyền hình NHK của Nhật, Truyền hình Yap Films Ltd – Canada, tạp chí nổi tiếng National Geogrephic và Báo Los Angeles Times của Mỹ.
- Chủ động tìm kiếm, kết nối, xây dựng thêm quan hệ tốt với các báo, đài trong nước cũng như quốc tế để họ viết bài, đăng bài giới thiệu, quảng bá cho du lịch Quảng Bình.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình thông qua các website du lịch trong nước và quốc tế như www.lonelyplanet.com, www.dulichvietnam.com.vn
…
Tăng cường về chất lượng:
- Chú trọng trong việc cung cấp hình ảnh cũng như nội dung có chất lượng cho các báo đài, phương tiện truyền thông về du lịch Quảng Bình. Kiểm tra chất lượng các
sản phẩm quảng bá nhằm kiểm soát, loại bỏ những bài viết, hình ảnh chưa đạt tiêu chuẩn về du lịch Quảng Bình.
- Nâng cấp và thường xuyên cập nhật thông tin cho các website về du lịch trong nước cũng như quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu truy cập mạng ngày càng tăng của du khách. Hình thức trình bày và chất lượng bài viết bằng tiếng nước ngoài cần được cải tiến sao cho hấp dẫn và thú vị hơn.
- Xây dựng website bằng nhiều thứ tiếng đặc biệt như Việt, Anh, Nhật, Hoa đầy đủ mọi thông tin liên quan đến hoạt động du lịch, nhấn mạnh về tiềm năng du lịch, có phần dành riêng cho du khách, cho nhà đầu tư tìm hiểu.
c. Tăng cường tổ chức các famtrip cho các nhà điều hành tour, giới báo chí trong nước và quốc tế tham dự.
Đây là cách thức rất hiệu quả để quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh. Với chuyến đi thực tế đến Quảng Bình, tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch hấp dẫn của tình, tìm hiểu văn hóa, con người Quảng Bình thì những vị khách đặc biệt này sẽ có ấn tượng tốt về Quảng Bình từ đó họ sẽ viết bài, đưa hình ảnh và thông tin về Quảng Bình vào các brochure, website của mình hay kết nối, mở tour du lịch đến Quảng Bình. Do đó cần tích cực mời các nhà điều hành tour, giới báo chí đến tham quan khảo sát ở Quảng Bình.
4.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng then chốt trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là trong ngành du lịch, ngành mà hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ xãy ra đồng thời cùng một lúc, đây là ngành của giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách hàng. Do đó trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giap tiếp của nhân viên trong ngành là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân khách sạn, nhân viên phục vụ nhà hàng… Do vậy để phát triển toàn diện ngành du lịch thì có được nguồn lao động trẻ, dồi dào, chịu khó là chưa đủ mà nguồn nhân lực cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Trong bối cảnh hội nhập với xu thế chung của thế giới, du lịch Quảng Bình phục vụ khách du lịch trong nước cũng như tiếp đón ngày càng nhiều hơn một lượng khách quốc tế do đó đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngành cũng phải được nâng lên đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và thế giới.
Điểm yếu quan trọng của du lịch Quảng Bình là lao động trong lĩnh vực du lịch còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp xã hội, khả năng giao tiếp ngoại
ngữ, các kiến thức về văn hóa, du lịch chung của toàn ngành cũng như riêng của Quảng Bình.
Để thu hút cũng như nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch nhiều hơn tỉnh cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh Quảng Bình.
- Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Du lịch của trường Đại Học Quảng Bình, chú trọng đào tạo các chuyên ngành như Hướng dẫn viên du lịch, Quản lý khách sạn nhà hàng, Chuyên gia ẩm thực, nâng cao trình độ của đội ngủ giảng viên của trường. Có như vậy thì trường mới cung cấp cho ngành du lịch tỉnh một đội ngũ lao động nhiều hơn và có trình độ chuyên môn cao hơn.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên và lao động hiện đang làm việc và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh.
- Khai thác tối ưu các lớp tập huấn về các kỹ năng của các tổ chức nhiều kinh nghiệm hoạt động du lịch của nước ngoài đang làm việc taị Quảng Bình đặc biệt ở Phong Nha-Kẻ Bàng tương tự như khóa tập huấn về kỹ năng quản lý du khách cho hướng dẫn viên của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tháng 6/2010.
- Tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn, lớp đào tạo ngắn hạn đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc phù hợp với công việc hiện tại của tất cả các lao động trong ngành du lịch tỉnh.
- Kết hợp các giáo viên có kinh nghiệm, các chuyên gia từ các trường chuyên ngành ở các nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Pháp… đến giảng dạy cho các lớp đào tạo ngắn hạn.
- Tổ chức các khóa học về ẩm thực, cung cách phục vụ từng đối tượng khách khác nhau với đặc trưng văn hóa khác nhau.
- Tạo điều kiện cho các đội ngũ làm công tác du lịch có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với những người cùng ngành ở các địa phương hay các quốc gia khác thông qua các sự kiện du lịch, hội thảo, hội chợ du lịch…
- Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần mở một số lớp tập huấn về chuyên đề du lịch ( kiến thức tổng quát, cung cách chào hỏi, cung cách phục vụ…), trao đổi về ngoại ngữ cho các đối tượng làm việc trong ngành du lịch.
- Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch tỉnh.
- Xây dựng hệ thống thông tin chung và chuẩn về ngành du lịch nhằm giúp cho các nhà quản lý kinh doanh du lịch dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin du lịch.
4.2.3. Giải pháp thu hút đầu tư
- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch: Nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Ngoài việc giao trách nhiệm cho các ngành, các huyện và thành phố Đồng Hới xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của ngành, địa phương mình, cần dành quỹ đất thích hợp xây dựng các khu du lịch kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và quốc tế, các thương nhân, cộng đồng dân cư đầu tư phát triển du lịch.
- Trung tâm thông tin, Xúc tiến Du lịch Quảng Bình chủ động phối hợp cùng với Trung tâm Tư vấn Xúc tiến Đầu tư của Sở Kế hoạch Đầu tư, trong công tác giới thiệu về tiềm năng du lịch cũng như tiềm năng kinh tế của Quảng Bình đến các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế, nâng cao nhiều cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư để thu hút, kêu gọi đầu tư.
- Nâng cao nhận thức, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư.
- Phát huy nội lực, mở rộng huy động vốn trong dân vào đầu tư bằng các hình thức như: phát hành công trái, tín phiếu, trái phiếu, tranh thủ huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước, của hệ thống ngân hàng thương mại.
- Chú trọng phổ biến thông tin về đầu tư các dự án có hiệu quả, đẩy mạnh và nâng cao công tác vận động xúc tiến đầu tư để thu hút mọi nguồn vốn tham gia.
- Thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án đã đi vào hoạt động và các dự án đang triển khai tại các khu du lịch, điểm du lịch đảm bảo chất lượng và hiệu quả
hoạt động của dự án, đây cũng là cơ sở để thu hút nhà đầu tư đầu tư thêm nữa vào Quảng Bình.
4.2.4. Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
- Tài nguyên, môi trường là yếu tố quyết định sống còn đối với các hoạt động du lịch; vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) du lịch, tại các tuyến, điểm, khu du lịch, nhất là ở Trung tâm Du lịch Sinh thái Văn hoá Phong Nha.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại bãi biển Nhật Lệ
- Quang Phú, Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng và một số tuyến điểm du lịch khác trong tỉnh. Có các biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác, nước thải tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường của các hoạt động du lịch, nhất là những nơi nhạy cảm về môi trường như Phong Nha - Kẻ Bàng, Bang, các bãi biển.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ văn hoá truyền thống và các giá trị của di sản. Hưởng ứng tuần lễ môi trường du lịch hàng năm, động viên mọi người quan tâm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.
- Cần có sự cải tạo, xây dựng mới nhà vệ sinh trong hệ thống nhà hàng, quán cafe, các khu du lịch, điểm du lịch. Qua khảo sát ở khu vực thành phố Đồng Hới thì hầu hết các nhà hàng nhỏ, quán café nhất là những cơ sở được xây dựng trước năm 2005 thì nhà vệ sinh hầu như mất vệ sinh, vệ sinh rất không đảm bảo, rất dơ và nhiều nơi còn không có, điều này sẽ mang lại cho khách hàng một cảm giác vô cùng khó chịu, do đó việc cải thiện tình hình, cải thiện và xây dựng mới nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn cũng như giữ gìn nó sạch sẽ thường xuyên là việc làm nhỏ nhưng quan trọng.
- Có giải pháp hữu hiệu chấm dứt nạn ăn xin, tình trạng chèo kéo, ép khách du lịch để bán hàng hoá làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh.
4.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch
Trước tiên phải tạo được niềm tự hào về tiềm năng du lịch Quảng Bình trong mỗi người dân Quảng Bình. Cho người dân thấy được những lợi ích thông qua việc tỉnh khai thác các tiềm năng này để phát triển du lịch, đó là việc nâng cao đời sống của người dân, tạo việc làm cho con em địa phương… và có gì tự hào hơn nếu khách du
lịch biết nhiều đến Quảng Bình, đến thăm Quảng Bình và ra về có ấn tượng tốt đẹp về mãnh đất, con người nơi đây.
Việc nâng cao nhận thức cần có ở tất cả mọi người dân, mọi thế hệ, lứa tuổi đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai thì cần được được nâng cao nhận thức càng sớm càng tốt, ngay khi đang là học sinh tiểu học các thầy cô, gia đình đã có thể kể cho các em nghe về đất nước Việt Nam, cũng như mãnh đất Quảng Bình và các tiềm năng du lịch của tỉnh. Có như vậy, cùng với quá trình đào tạo thì chắc chắn sẽ tạo ra được một đội ngũ kế cận phục vụ, hoạt động trong lĩnh vực du lịch chuyên nghiệp, đảm bảo sự am hiểu về du lịch cũng như đáp ứng các kỹ năng giao tiếp với du khách một cách tự nhiên và hài hòa.
Để nâng cao nhận thức của người dân về du lịch thì tỉnh đặc biệt Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần có những chương trình hoạt động cụ thể với chiến lược tuyên truyền lâu dài nhằm tạo ra ngày càng nhiều con người của du lịch, cộng đồng du lịch ở Quảng Bình.
- Tỉnh cần phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng thời lượng phát sóng, giới thiệu tới đông đảo người dân về tiềm năng du lịch, về cảnh đẹp, về các điểm đến hấp dẫn trong tỉnh cũng như giới thiệu những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về du lịch.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về du lịch ở nhiều tầng lớp, địa điểm như ở các trường học cấp 1, cấp 2, cấp 3, Đại học, ở các cơ quan ban ngành… với trình độ am hiểu tương ứng để ngày càng nâng cao nhận thức về du lịch của tỉnh trong dân.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ, nhạc, hội họa …tác phẩm hay về đề tài du
lịch.
- Tổ chức các buổi tọa đàm trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề tài du
lịch, cũng như đề tài bảo tồn và phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình…
4.3.6. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình
Để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch đúng hướng và có hiệu quả, trước hết các doanh nghiệp cần làm tốt công tác dự báo số lượng khách, nhu cầu về lao động, nhu cầu vốn đầu tư…
Trên cơ sở những dự báo này đưa ra những chiến lược kinh doanh vừa phù hợp với chiến lược chung của toàn ngành vừa khai thác hiệu quả các cơ hội hiện có.
Để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, cần tập trung vào 2 hoạt động chủ yếu sau:
Tổ chức lại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch:
- Chỉ giữ lại và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch có đủ điều kiện phát triển, có quy mô tương đối lớn, có tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật, có đủ khả năng tạo ra những sản phẩm du lịch cao cấp, có thị trường trong và ngoài nước.
- Chỉ nên ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn, tạo ra được sản phẩm du lịch cao cấp, các loại hình du lịch mới, hấp dẫn, còn các dự án quy mô tương đối nhỏ, hoặc các loại hình du lịch trong nước đủ điều kiện phát triển thì ưu tiên cho vốn đầu tư trong nước.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động, xữ lý dứt
điểm các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu có.
Tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch:
Theo Hồ Đức Hùng (2005, p.92) Nhu cầu của con người ngày càng tăng, không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian, do đó để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch thì cần có sự liên kết của các doanh nghiệp trong việc xây dựng các loại hình du lịch.