Yếu Tố Ảnh Hưởng Xấu Đến Du Lịch Quảng Bình


khách khi họ đến đây, vì họ sẳn sàng chi tiêu cao hơn để đạt được sự hài lòng hơn về chuyến đi của mình.

Thứ sáu, Quảng Bình có nhiều di tích văn hóa lịch sử: Là vùng đất địa linh nhật kiệt, vùng đất linh thiêng nơi sinh ra nhiều anh hùng, nhiều anh tài của dân tộc, nên qua thời gian trên vùng đất Quảng Bình đã in dấu nhiều chiến tích lịch sử quan trọng đặc biệt là các di tích để lại sau 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

Trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 22 trọng điểm được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong đó một số di tích đã được khai thác làm điểm tham quan du lịch như Hang Tám Cô, Khu di tích lịch sử Cha Lo-Cổng Trời, khu di tích lịch sử hang Lèn Hà.

Ngay trong địa bàn thành phố Đồng Hới cũng có nhiều di tích văn hóa, lịch sử quan trọng như Bến đò Mẹ Suốt, Cầu Nhật Lệ, Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Bàu Tró… trong tương lai có thể xây dựng và khai thác hiệu quả tour du lịch “Tham quan thành phố Đồng Hới kết hợp đến các điểm di tích văn hóa, lịch sử” để du khách hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của Quảng Bình qua thời gian.

Khu Lăng mộ của Thượng đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh, người con của Lệ Thủy, Quảng Bình, người có công khai phá, mở cỏi vùng Đất Phương Nam năm xưa cũng là một điểm đến ý nghĩa trong hành trình du lịch văn hóa, lịch sử của du khách ở Quảng Bình.

Thứ bảy, chính sách phát triển du lịch hiện tại của tỉnh: ý thức được thế mạnh, tiềm năng du lịch của mình, lãnh đạo của tỉnh ngày càng ưu tiên phát triển du lịch, chủ trương du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Do đó tỉnh hiện tại đã có những bước tiến trong chính sách phát triển du lịch, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước đến Quảng Bình nói chung và chú trọng đầu tư phát triển du lịch nói riêng, với nhiều sự hỗ trợ, chế độ ưu đãi.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch- Đầu tư và Phòng Thương mại, Công nghiệp Việt Nam, năm 2009, chỉ số Năng lực cạnh tranh của Quảng Bình tăng 13 bậc so với năm 2008, từ xếp hạng trung bình thấp (57/64) vào năm 2008, Quảng Bình đã tăng lên hạng khá và xếp thứ 44/64 tỉnh năm 2009. Trong đó một số hạng mục quan trọng của chỉ số Năng lực cạnh tranh ở tỉnh đạt khá cao như: Chỉ số gia nhập thị trường 8,72/10 điểm, chỉ số tiếp cận đất đai 6,77/10 điểm, tính minh bạch 5,72/10 điểm, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước 6,25/10 điểm.


Bảng 3.21. Yếu tố ảnh hưởng tốt đến du lịch Quảng Bình

Thang điểm: 1: ảnh hưởng rất tốt, 2: ảnh hưởng tốt, 3: ảnh hưởng khá, 4: ảnh hưởng xấu, 5: ảnh hưởng rất xấu

Yếu tố ảnh hưởng tốt đến du lịch Quảng Bình

Trị trung bình

Ảnh hưởng của cảnh quan và môi trường du lịch

1.82

An ninh và trật tự xã hội

1.94

Tính hiếu khách của người Quảng Bình

2.29

Ảnh hưởng đường sá và các phương tiện đi lại

2.82

Chi phí dịch vụ du lịch

2.82

Di tích văn hóa lịch sử

2.29

Chính sách phát triển du lịch hiện tại

2.94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 10

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát chuyên gia của tác giả)

3.3.2. Điểm yếu

Thứ nhất, thiếu hàng hóa và hệ thống mua sắm cho khách du lịch: khi đi du lịch, du khách không chỉ tận hưởng, khám phá vùng đất đó bằng mắt mà còn muốn lưu lại những kỷ vật mang dấu ấn về vùng đất mình đã tới, hoặc là để làm quà cho người thân, gia đình và bạn bè bằng cách mua về những đặc sản trong ăn uống hay quà lưu niệm đặc trưng của vùng đất đó. Tuy nhiên, hiện tại Quảng Bình chưa có được đặc sản đặc trưng riêng của tỉnh để làm sản phẩm du lịch giới thiệu cho du khách, chưa tạo ra và xây dựng được hình ảnh của các sản phẩm thủ công phục vụ cho khách du lịch mang dấu ấn chỉ riêng có ở Quảng Bình.

Hệ thống mua sắm cũng còn hạn chế về số lượng và chất lượng, Quảng Bình ngay ở thành phố Đồng Hới, trung tâm lớn nhất của cả tỉnh hiện vẫn chưa có Trung tâm Thương mại, Trung tâm mua sắm, siêu thị lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch cũng như của người dân trong tỉnh.

Thứ hai, Trình độ chuyên môn của lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn thấp. Mặc dù con người Quảng Bình hiền lành thân thiện, mộc mạc dễ gần để lại một số ấn tượng tốt trong du khách khi đến với Quảng Bình, tuy nhiên hầu như lực lượng nhân viên đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa được đào tào qua về du lịch. Chỉ một số ít các hướng dẫn viên du lịch làm việc ở các khu du lịch như Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hay các khách sạn, resort 4 sao thì được đào tạo bài bản về du lịch, nhưng ngay chính những đối tượng này vẫn thiếu chuyên nghiệp trong kỹ năng giao tiếp ứng xữ với du khách và trình độ ngoại ngữ hầu hết còn hạn chế gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với khách nước ngoài.


- Lực lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch còn ít và chất lượng thấp là khó khăn lớn đối với ngành du lịch tỉnh trong thời gian tới, khi tốc độ phát triển của du lịch ngày càng cao và đòi hỏi của du khách về tiêu chuẩn phục vụ ngày càng cao, cạnh tranh giữa các điểm du lịch ngày càng lớn.

Thứ ba, thiếu địa điểm vui chơi giải trí: Hiện tại ở Quảng Bình rất ít điểm vui chơi giải trí phục vụ cho người dân cũng như cho khách du lịch, đặc biệt ở thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế cũng như trung tâm du lịch, trung tâm lưu trú của cả tỉnh vẫn chưa có điểm vui chơi, giải trí có quy mô để phục vụ cho du khách trong thời gian họ lưu trú ở đây, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thời gian lưu trú của khách du lịch ở Quảng Bình thấp.

Thứ tư, loại hình dịch vụ du lịch chưa phong phú đa dạng: Quảng Bình giàu tiềm năng, giàu tài nguyên để phát triển phong phú, đa dạng các loại hình du lịch, tuy nhiên cho đến nay thì việc đầu tư, khai thác các loại hình du lịch này còn thiếu và chưa hiệu quả, nhiều điểm du lịch tiềm năng vẫn chưa được đi vào khai thác, hay khai thác còn chưa đến nơi đến chốn. Chủ yếu khách du lịch đến Quảng Bình, thì trong suy nghĩ của họ là “Đi thăm Động Phong Nha và tắm biển Nhật Lệ thế là đã biết hết Quảng Bình”, còn ngoài ra ở Quảng Bình không có gì thú vị hơn để khám phá, để tham quan nữa.

Thứ năm, công tác nghiên cứu thị trường còn bỏ ngỏ, hầu như du lịch Quảng Bình chưa chính thức thực hiện một cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường chính thức nào. Đối với mãng thị trường trong nước, là thị trường chủ chốt quan trọng vẫn chưa nắm được phân khúc của các thị trường này.

Thứ sáu, việc Quảng bá và cung cấp thông tin về du lịch Quảng Bình còn hạn chế: Du lịch Quảng Bình không có bộ phận marketing chuyên trách việc nghiên cứu thị trường và quảng bá hình ảnh của tỉnh. Việc du khách biết đến Quảng Bình trước đây hầu như là do “ Hữu xạ tự nhiên hương”, và do các đơn vị lữ hành, các tổ chức du lịch trong nước và thế giới tìm đến và viết bài, quảng bá về Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng giúp.

Việc cung cấp thông tin cho du khách từ xa cũng như ngay tại các địa điểm, các khu du lịch còn rất hạn chế vì số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm phục vụ việc quảng bá du lịch, cung cấp thông tin cho du khách còn kém.


Thứ bảy, thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu trú chất lượng theo tiêu chuẩn: cơ sở lưu trú tại Quảng Bình đang ở trong tình trạng thiếu cơ sở chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn đồng thời thừa cơ sở chất lượng thấp, dưới tiêu chuẩn.

Thứ tám, thiếu các hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp có trụ sở ở Quảng Bình. Hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch là tự phát và thiếu quy hoạch dài hạn và điều phối.

Thứ chín, Việc điều phối theo ngành vẫn còn yếu. Trách nhiệm và hợp tác phát triển du lịch giữa các cơ quan cấp quốc gia và cấp tỉnh, cộng đồng và khu vực tư nhân còn thấp và chưa đầy đủ. Nhân lực quản lý ngành du lịch của tỉnh còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, Quảng Bình thiếu đội ngủ quản lý và đội ngủ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt marketing du lịch có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm để giúp ngành đề ra những chính sách thiết thực cho từng giai đoạn, từng chặng đường phát triển giúp du lịch tỉnh phát triển một cách bền vững.

Thứ mười, thiếu hoặc chưa có quy hoạch quản lý du lịch thống nhất và tổng hợp, kể cả qui hoạch ở mọi cấp – cấp tỉnh, cấp vùng, cấp huyện và các điểm du lịch cụ thể.

Việc chưa có được quy hoạch phát triển, chưa có đường lối, chiến lược phát triển lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng phát triển một cách bột phát, không có hướng dẫn cụ thể, đến đâu tính đến đó, như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển cũng như chất lượng của ngành du lịch.

Thứ mười một, thiếu hoặc chưa có sự hỗ trợ để cộng đồng địa phương tham gia vào lĩnh vực du lịch. Việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa vào cộng đồng còn kém phát triển.

Bảng 3.22. Yếu tố ảnh hưởng xấu đến du lịch Quảng Bình

Thang điểm: 1: ảnh hưởng rất tốt, 2: ảnh hưởng tốt, 3: ảnh hưởng khá, 4: ảnh hưởng xấu, 5: ảnh hưởng rất xấu

Yếu tố ảnh hưởng xấu đến du lịch Quảng Bình

Trị trung bình

Hàng hóa và hệ thống mua sắm

3.88

Trình độ chuyên môn của nhân viên du lịch

3.82

Địa điểm vui chơi, giải trí

3.82

Loại hình dịch vụ du lịch phong phú

3.65

Sự Quảng bá và thông tin về du lịch Quảng Bình

3.35

Hệ thống lưu trú

3.00

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát chuyên gia của tác giả)


3.3.3. Cơ hội

Thứ nhất, Quảng Bình được kết nối chiến lược với luồng du khách lớn ở Việt Nam, đặc biệt là du khách đi từ Huế ra Hà Nội hoặc ngược lại. Với việc đi lại dễ dàng và ngày càng được biết đến nhiều hơn, tỉnh Quảng Bình ngày càng được kết nối với luồng du khách lớn hiện nay.

Quảng Bình nằm trong Hành lang Kinh tế Du lịch Đông Tây. Đây là một hành lang phát triển kinh tế rất quan trọng của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng vì nó nối liền ba nước - Thái Lan, Lào và Việt Nam. Có cửa khẩu Cha Lo, khách du lịch từ Thái Lan, Lào có thể đến với Quảng Bình thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thứ hai, Quảng Bình được Dự án Phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Mê Kông đầu tư triển khai trên địa bàn tỉnh. Dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua các hoạt động phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tổng mức đầu tư tại tỉnh Quảng Bình là 2.600.540 USD.

Thứ ba, Quảng Bình được đầu tư mạnh từ các nhà tài trợ (GTZ, KfW và ADB). Phần lớn các nhà tài trợ đầu tư tập trung vào hoạt động bảo tồn ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng , từ sáng kiến đào tạo đến phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, tỉnh Quảng Bình là một điểm đến trong hành trình tour du lịch Con

đường Di sản thế giới ở miền Trung.

3.3.4. Đe dọa

Thứ nhất, du lịch Quảng Bình có tính mùa vụ cao, do ảnh hưởng của khí hậu mùa hè nắng nóng, mùa đông rét mướt, mưa bão. Việc biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn với nền kinh tế thế giới nói chung và du lịch nói riêng. Với Việt Nam trong đó có Quảng Bình thì biến đổi khí hậu đe dọa đến sự phát triển của du lịch biển.

Thứ hai, tình hình thế giới và khu vực có những biến động khó lường. Du lịch lại là ngành bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài như chiến tranh, dịch bệnh…

Thứ ba, trong tương lai khi lượng khách du lịch đến Quảng Bình, đặc biệt là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tăng mạnh, thì tài nguyên du lịch và tài nguyên môi trường sẽ bị ảnh hưởng lớn. Việc giữ được vẽ hoang sơ, tự nhiên cho Vườn Quốc gia và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học của Vườn là một thách thức lớn.


Thứ tư, các ban ngành, những người làm việc trong lĩnh vực du lịch và cộng

đồng cư dân tỉnh đang thiếu nhận thức, ít quan tâm về phát triển du lịch bền vững.

Thứ năm, khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Bình còn hạn chế.

Thứ sáu, nhu cầu, đòi hỏi của khách du lịch ngày càng cao, càng nhiều tiêu chuẩn và khắt khe hơn tuy nhiên trình độ phục vụ du lịch, cũng như hạ tầng du lịch của tỉnh thì thiếu tiêu chuẩn, và mức độ, tốc độ cải thiện còn thấp.

Thứ bảy, rủi ro từ việc phê duyệt phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn có thể loại bỏ sự phát triển du lịch, đặc biệt là các giá trị tự nhiên, văn hóa và lịch sử của tỉnh.

Hình 2. Ma trận SWOT



MA TRẬN SWOT

CÁC CƠ HỘI (O)

O1: Đại lễ 1000 năm Thăng Long O2: Kết nối với luồng du khách lớn

O3: Dự án Phát triển Du lịch bền vững O4:Đầu tư mạnh từ các nhà tài trợ

O5: Một điểm đến trong hành trình tour du lịch Con đường Di sản thế giới ở miền Trung.

CÁC ĐE DỌA (T)

T1: Du lịch QB có tính mùa vụ T2: TG và khu vực biến động lớn

T3: Tài nguyên tự nhiên bị ảnh hưởng T4: Ít quan tâm về phát triển bền vững T5: Khả năng cạnh tranh của du lịch T6: Nhu cầu, đòi hỏi của khách du lịch T7: rủi ro từ việc phê duyệt phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn

CÁC ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Có tiềm năng du lịch tự nhiên S2: An ninh và trật tự xã hội tốt S3: Tính hiếu khách của người QB

S4: Đường sá và các phương tiện đi lại S5: Chi phí dịch vụ du lịch thấp

S6: Có nhiều di tích văn hóa lịch sử S7: Chính sách phát triển du lịch hiện tại của tỉnh

KẾT HỢP (S-O)

Khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội

Chiến lược đầu tư phát triển tổng thể du lịch, đặc biệt du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng.

KẾT HỢP ((S-T)

Phát huy thế mạnh, Hạn chế đe dọa

1. Quản lý kinh doanh du lịch có hiệu quả

2. Đổi mới và nâng cao vai trò quản lý nhà nước cho hoạt động du lịch

CÁC ĐIỂM YẾU (W)

W1: Hàng hóa và hệ thống mua sắm W2: Trình độ chuyên môn của lao động W3: Thiếu địa điểm vui chơi giải trí W4: Loại hình dịch vụ du lịch

W5: Công tác nghiên cứu thị trường W6: Quảng bá và cung cấp thông tin W7: Thiếu điều kiện lưu trú chất lượng W8: Các hoạt động kinh doanh du lịch W9: Điều phối theo ngành còn yếu.

W10: Quy hoạch quản lý du lịch W11: Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương

KẾT HỢP (W-O)

Hạn chế điểm yếu, chớp lấy cơ hội

Xây dựng chiến lược: 1.Marketing du lịch

2.Mở rộng hợp tác liên kết liên doanh kinh doanh du lịch trong nước và ngoài nước.

KẾT HỢP (W-T)

Khắc phục yếu kém, hạn chế đe doạ

1. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch

2. Quản lý chặt chẽ môi trường du lịch


3.4. Tóm tắt chương 3

Chương này chỉ ra Quảng Bình là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời nêu lên hiện trạng phát triển của du lịch Quảng Bình chưa tương xứng với tiềm năng của nó.


Thực trạng của du lịch Quảng Bình được khái quát thông qua việc thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu thứ cấp thu thập được về tình hình lượng khách du lịch đến Quảng Bình từ 1995-2009, biến động của doanh thu du lịch Quảng Bình từ 1998-2009, và các chỉ tiêu khác như thời gian lưu trú, công suất sử dụng phòng…

Trên cơ sở phân tích tình hình marketing du lịch Quảng Bình, phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp chương này nêu ra điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và đe dọa đối với du lịch Quảng Bình. Các điểm mạnh nỗi bật của du lịch Quảng Bình đó là tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, an ninh trật tự xã hội tốt, chi phí dịch vụ du lịch thấp. Các điểm yếu cần chú ý là trình độ chuyên môn của lao động trong ngành du lịch thấp, thiếu hàng hóa hệ thống mua sắm, thiếu địa điểm vui chơi giải trí và loại hình du lịch chưa phong phú đa dạng, sự quảng bá và thông tin về du lịch còn thiếu.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH


4.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Định hướng về phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình được tác giả trích từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

4.1.1. Về quan điểm:

Trên cơ sở tiền năng và lợi thế về du lịch sinh thái – hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh để phát triển du lịch phải thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội; gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4.1.2. Về mục tiêu phát triển:

Theo quy hoạch phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch thời kỳ 2011-2020 đạt 18-19%, trong đó thời kỳ 2011-2015 đạt 17-18%. Đến năm 2010, thu hút 0,8-0,9 triệu khách du lịch, trong đó có 30-32 ngàn khách quốc tế; Đến năm 2015, thu hút 1,1-1,2 triệu khách du lịch trong đó 60-70 ngàn khách quốc tế; Đến năm 2020, đón được 1,4-1,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 90-100 ngàn lượt khách quốc tế.

Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển lượt khách đến 2020:



2010

2015

2020

Tổng lượt khách (triệu)

0,8-0,9

1,1-1,2

1,4-1,5

Lượt khách quốc tế (ngàn)

30-32

60-70

90-100

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020)

Quan điểm của tác giả về tốc độ tăng doanh thu và lượt khách du lịch của tỉnh Quảng Bình từ 2010 đến 2020:

Về doanh thu du lịch: Qua nghiên cứu tình hình doanh thu du lịch Quảng Bình từ năm 1998 đến 2009 ở Bảng 3.6 trang 37, tổng doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình năm 1998 là 28.5 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng doanh thu du lịch tăng lên 363.67 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn 1998-2009 là 26%/năm. Trong giai đoạn này có một mốc thời gian quan trọng là năm 2003, năm mà du lịch Quảng Bình có VQG Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới,

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí