Các Hoạt Động Khách Du Lịch Tham Gia Khi Đến Quảng Bình


Bình, không có hình dung, ấn tượng gì về Quảng Bình trước khi đặt chân du lịch đến Quảng Bình.

Tỷ lệ khách du lịch chưa biết đến Quảng Bình trước khi đến còn tương đối cao, cũng liên quan mật thiết với tỷ lệ khách du lịch tiện đường ghé Quảng Bình nghỉ ngơi, thăm quan trong hành trình du lịch của du khách đến các địa điểm du lịch nổi tiếng hơn.

3.2.2.4. Khách du lịch ở đâu khi đến Quảng Bình

Biều 3.14. Chổ lưu trú của khách du lịch đến Quảng Bình


Khách nội địa Khách quốc tế

40.0%

35.0%

30.0%

25.0%

20.0%

15.0%

10.0%

5.0%

0.0%

37.9%37.1%

28.6%

30.7%

12.9%

12.4%

12.1%

13.3%

5.7%

5.7%

2.9%

0.7%

Khách sạn 4 - 5 Khách sạn 1 - 2 Nhaà khách

Nhà người thân,

bạn bè

Ở chổ khác Không lưu trú

sao

sao


Khách sạn 1-2 sao là lựa chọn của phần lớn khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế khi đến với Quảng Bình, chiếm tỷ lệ 37.9% đối với khách nội địa và 37.1% đối với khách quốc tế. Sự lựa chọn ưu tiên tiếp theo đối với khách quốc tế là khách sạn 4-5 sao, chiếm tỷ lệ 28.6%, trong khi ở địa chỉ lưu trú hạng sang này thì chỉ có 12.9% tỷ lệ khách du lịch nội địa lựa chọn. Khách du lịch nội địa cũng ưu tiên lựa chọn nhà nghỉ, nhà khách làm nơi lưu trú khi đến Quảng Bình, chiếm tỷ lệ 30.7%, khách quốc tế ở các cơ sở lưu trú này chiếm tỷ lệ 12.4%.


3.2.2.5. Các hoạt động khách du lịch tham gia khi đến Quảng Bình

Bảng 3.16. Các hoạt động du khách tham gia khi đến Quảng Bình




Khách nội địa


Khách quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

94.0%

92.4%

Suối Nước Khoáng Nóng Bang

12.0%

1.9%

Khu Du lịch sinh thái Vực Quành

5.3%

1.0%

Suố Nước Moọc

15.3%

0.0%

Tắm biển, ngắm bình minh

37.3%

19.0%

Làng du lịch Bảo Ninh

10.0%

6.7%

Khu du lịch Vũng chùa - đảo Yến

4.0%

1.0%

Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo

6.7%

1.0%

Đi mua sắm, thăm quan chợ

16.0%

12.4%

Tham quan Thành phố Đồng Hới

50.0%

46.7%

Đi thăm người thân, bạn bè

14.0%

2.9%

Đi công tác, hội họp

15.3%

3.8%

Tham gia sự kiện văn hoá địa phương

2.7%

1.9%

Đường Hồ Chí Minh

30.7%

15.2%

Hoạt động khác

7.3%

5.7%

Total

320.7%

211.4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 9

( Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Khi đến Quảng Bình, mục đích chính của khách du lịch lần đầu tiên đến Quảng Bình thường là đến thăm Động Phong Nha. Theo số liệu thống kê khách du lịch đến Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng của Vườn thì khách du lịch đến Vườn chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình. Ở kết quả khảo sát trên đây, tỷ lệ này trên 90% đối với khách du lịch trong nước và quốc tế vì tác giả chọn khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là địa điểm quan trọng để khảo sát, lấy ý kiến khách du lịch.

Theo số liệu thống kê ở trên, ta thấy ngoài điểm đến là Động Phong Nha thì khách du lịch chọn thăm quan thành phố Đồng Hới với tỷ lệ 50% khách nội địa, 46.7% khách quốc tế tham gia hoạt động này, tiếp theo nữa là hoạt động tắm biển, ngắm bình minh và tham quan đường Hồ Chí Minh lịch sử.

Nhìn chung khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Bình, đi thăm ít điểm du lịch khác trong tỉnh ngoài Động Phong Nha, và cũng ít tham gia vào các hoạt động du lịch khác. Hầu hết ở các hạng mục liệt kê ở bảng trên thì tỷ lệ tham gia của khách du lịch phần lớn là dưới 15%, đây là một tỷ lệ quá thấp cho thấy các điểm đến du lịch khác của Quảng Bình chưa có sức hút đối với khách du lịch, Quảng Bình ngoài Động


Phong Nha ra cũng có nhiều điểm tham quan khác dành cho du khách tuy nhiên khách du lịch có rất ít thông tin, và hầu như không biết đến những địa điểm này do đó việc đến thăm quan, du lịch ở các địa điểm du lịch này còn thấp là một điều hiển nhiên. Cũng như việc tham gia các hoạt động còn quá ít cho thấy các hoạt động vui chơi ở Quảng Bình còn thiếu về số lượng và cả chất lượng.

Qua khảo sát cũng cho thấy khách du lịch nội địa đến Quảng Bình năng động hơn, tham gia nhiều hoạt động hơn, thăm nhiều điểm du lịch hơn so với khách du lịch Quốc tế. Tỷ lệ tham gia các hoạt động, đến các điểm vui chơi của khách du lịch nội địa đều cao hơn so với khách du lịch quốc tế. Cho thấy rằng ngoài việc thăm quan, đến với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng thì hầu như khách quốc tế rất ít tham gia các hoạt động khác hơn khách du lịch nội địa.

3.2.2.6. Đánh giá của khách du lịch về Quảng Bình

Bảng 3.17. Đánh giá của khách du lịch về Quảng Bình

Thang điểm: 1: tuyệt vời; 2: tốt; 3: trung bình; 4: kém; 5: rất kém



Điểm trung bình Khách nội địa

Điểm trung bình Khách quốc tế

Cảm nhận chung của du khách về QB

1.96

2.06

Đánh giá về phong cảnh tự nhiên ở QB

1.42

1.38

Đánh giá về thông tin và dịch vụ cho khách du lịch

3.05

2.88

Đánh giá về sự thân thiện, tử tế của người QB

2.18

2.02

Nhận xét về ngôn ngữ

2.7

3.52

Đánh giá về đường sá, phương tiện đi lại

2.85

2.89

Nhận xét về các khu du lịch

2.68

2.37

Đánh giá về chổ ở, khách sạn

2.73

2.47

Nhận xét về hàng hóa và các điểm mua sắm

3.23

2.94

Nhận xét về chi phí sinh hoạt, giá cả

2.84

2.53

Nhận xét về sự đa dạng các hoạt động vui chơi

3.47

2.75

Nhận xét về ẩm thực, nhà hàng

2.87

2.65

Nhận xét về vệ sinh, môi trường

2.73

2.35

Nhận xét về cơ sở hạ tầng

3.15

2.71

Nhận xét về mức độ an toàn cho du khách

2.53

2.24

Nhận xét về các khía cạnh khác

2.79

2.73

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Về cảm nhận chung của khách du lịch về Quảng Bình thì cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đều có cảm nhận, ấn tượng tốt đẹp về Quảng Bình khi đến đây, điểm trung bình của khách nội địa là 1.96, của khách quốc tế là 2.06.


Qua bảng 3.17. ở trên, khách quốc tế đánh giá, nhận xét tốt về Quảng Bình ngoại trừ yếu tố ngôn ngữ (3.52 điểm) vì lý do ngoại ngữ giao tiếp đặc biệt là tiếng Anh của người Quảng Bình nói chung và các lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở Quảng Bình nói riêng còn rất kém, chưa đáp ứng nhu cầu giao tiếp, ứng xữ với khách du lịch quốc tế. Cũng ở mục này, khách du lịch trong nước có ấn tượng tốt với ngôn ngữ giao tiếp của người Quảng Bình, cụ thể là ấn tượng tốt về giọng nói Quảng Bình (2.7 điểm).

Phong cảnh tự nhiên của Quảng Bình là điểm để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng du khác trong và ngoài nước đến với Quảng Bình. Với điểm số trung bình của khách du lịch trong nước ở mục này là 1.42 và của khách quốc tế là 1.38, đánh giá của khách du lịch là hơn tốt và gần với quan điểm đánh giá phong cảnh tự nhiên của Quảng Bình là tuyệt vời.

Khía cạnh sự thân thiện, tử tế của người Quảng Bình và sự an toàn cho du khách khi đến Quảng Bình là những khía cạnh được cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đánh giá cao, có ấn tượng tốt.

Khách du lịch trong nước đánh giá thấp, có ấn tượng chưa tốt về Quảng Bình ở các khía cạnh như: thông tin và dịch vụ cho khách du lịch (3.05), hàng hóa và các điểm mua sắm (3.23), sự đa dạng của các hoạt động vui chơi (3.47), cơ sở hạ tầng (3.15).

Qua khảo sát, hầu hết ở các khía cạnh, mức độ đánh giá về Quảng Bình của khách du lịch quốc tế cao hơn, tốt hơn so với mức độ đánh giá của khách du lịch trong nước. Điều này cũng có liên kết một phần với lý do vì khách nội địa khi đến Quảng Bình thì năng động hơn, đi thăm quan nhiều điểm du lịch hơn, tham gia nhiều hoạt động ở Quảng Bình hơn, yêu cầu đòi hỏi nhiều hơn đến các hoạt động vui chơi giải trí và cũng qua đó thì thấy được Quảng Bình còn thiếu thốn nhiều thứ, chưa đáp ứng thỏa mãn được họ nên đánh giá của họ về các yếu tố, khía cạnh này là thấp. Còn khách quốc tế thì chủ yếu đến Quảng Bình để đến tìm hiểu Động Phong Nha, và việc Động Phong Nha làm hài lòng, thỏa mãn được họ thế là đủ chứ họ chưa có nhiều nhu cầu tham gia các hoạt động khác ở Quảng Bình.


3.2.2.7. So sánh với các trung tâm du lịch khác

Bảng 3.18 So sánh du lịch Quảng Bình với các điểm du lịch khác

Thang điểm: 1: tuyệt vời hơn; 2: tốt hơn; 3: bằng nhau; 4: yếu hơn; 5: rất yếu hơn



Các yếu tố so sánh


Điểm số so với

Hà Nội


Điểm số so với

Huế


Điểm số so với

Đà Nẵng


Điểm số so với

Nha Trang

So sánh về Quan điểm chung

3.47

3.5

3.53

3.76

So sánh về cảnh đẹp tự nhiên

2.04

2.33

2.53

3.06

So sánh về thông tin và dịch vụ cho khách

3.92

3.75

3.9

3.92

So sánh về cơ sở hạ tầng

4.16

3.88

4.19

4.05

So sánh về chi phí sinh hoạt

2.48

2.73

2.65

2.65

So sánh về chổ ở khách sạn

3.63

3.35

3.62

3.62

So sánh về các hoạt động vui chơi

4.17

3.9

4.03

4.2

So sánh về Ẩm thực

3.66

3.71

3.41

3.43

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Nha Trang đã là những trung tâm du lịch lớn của cả nước, qua bảng 3.18. ta thấy du lịch Quảng Bình còn thua xa du lịch của 4 thành phố này. Ở 8 mục so sánh thì chỉ có 2 mục so sánh Quảng Bình được du khách đánh giá tốt hơn so với các trung tâm này: Cảnh đẹp tự nhiên của Quảng Bình được du khách đánh giá tốt hơn so với 3 thành phố du lịch là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và vẫn xếp sau cảnh đẹp tự nhiên của Nha Trang. Chi phí sinh hoạt ở Quảng Bình được đánh giá là rẽ hơn so với 4 thành phố trên.

Còn các yếu tố còn lại như quan điểm chung, thông tin dịch vụ cho khách du lịch, hoạt động vui chơi, cơ sở hạ tầng, chổ ở khách sạn, ẩm thực thì Quảng Bình đều được đánh giá yếu hơn so với Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Nha Trang.

3.2.2.8. Nhận xét, suy nghĩ của du khách sau chuyến du lịch Quảng Bình

Bảng 3.19. Tỷ lệ khách du lịch hài lòng, quay lại và giới thiệu về Quảng Bình



Tỷ lệ % khách


Khách nội địa


Khách quốc tế

Hài Lòng

92.7%

99%

Không

7.3%

1%

Quay lại

90%

50.5%

Không

10%

49.5%

Giới thiệu

95.3%

97.1%

Không

4.7%

2.9%

( Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Khi được hỏi du khách có hài lòng với chuyến du lịch đến Quảng Bình không? Thì có đến 99% khách du lịch quốc tế trả lời là họ hài lòng, chỉ có 1% không hài lòng,


tỷ lệ hài lòng ở khách nội địa thấp hơn 92.7% hài lòng và 7.3% là không được hài lòng với chuyến du lịch đến Quảng Bình.

Tuy tỷ lệ hài lòng của khách nội địa thấp hơn so với khách quốc tế nhưng hầu hết những người hài lòng thì có suy nghĩ sẽ quay trở lại Quảng Bình, tỷ lệ dự định quay lại của khách nội địa là 90%, trong khi đó tỷ lệ khách quốc tế có suy nghĩ quay lại Quảng Bình là 50.5%. Điều này cũng dễ lý giải vì khách quốc tế thì ở xa, nên việc đến Quảng Bình lần 2 là khó khăn hơn.

Tuy chỉ có 92.7% khách du lịch nội địa hài lòng với chuyến du lịch đến Quảng Bình nhưng có đến 95.3% khách du lịch sẽ giới thiệu Quảng Bình cho người thân bạn bè, vậy là có những người tuy không hài lòng với chuyến đi nhưng họ vẫn giới thiệu về Quảng Bình như là điểm đến nên đến trong hành trình du lịch. Có 97.1% khách du lịch quốc tế được hỏi trả lời sẽ giới thiệu về Quảng Bình cho người khác, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ khách hài lòng về chuyến đi (99%), chứng tỏ có những khách du lịch quốc tế hài lòng về chuyến đi, đánh giá tốt về Quảng Bình nhưng không có ý định giới thiệu cho người khác.

3.2.2.9. Những lĩnh vực cần cải tiến sữa đổi

Bảng 3.20 Những lĩnh vực cần cải tiến, sữa đổi



Tỷ lệ % trên khảo sát

chuyên gia

Tỷ lệ % trên khảo sát

công ty

Đầu tư vào ngành du lịch

76.5%

71.4%

Quảng bá ngành du lịch

82.4%

50.0%

Quản lý nhà nước ngành du lịch

47.1%

7.1%

Quản lý môi trường cảnh quan

58.8%

28.6%

Phối hợp các Sở ban ngành và Ủy ban với các đơn vị du lịch


52.9%


21.4%

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

100.0%

35.7%

Quản lý trật tự xã hội phục vụ du lịch

23.5%

14.3%

Chính sách khác

23.5%

7.1%

Tổng

464.7%

235.7%

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.20. ta thấy ở tất cả các lĩnh vực, mức chuyên gia nhận xét cần cải tiến, sữa đổi cao hơn so với các công ty hoạt động lĩnh vực du lịch. Yếu tố phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch thì 100% chuyên gia nhận xét là cần phát triển, cần đào tạo, cải thiện nhân lực phục vụ du lịch vì hiện tại lao động du lịch còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn. Trong khi đó chỉ có 35.7% đơn vị được hỏi trả lời là cần cải thiện nhân lực lao động hiện tại của đơn vị, vì họ nghĩ rằng với tình hình hiện tại


thì nhân lực của họ đã đủ đáp ứng cả về chất và về lượng. Tuy khảo sát có hạn chế ở chổ tác giả chỉ khảo sát được các khách sạn, nhà hàng là chủ yếu nhưng kết quả khảo sát cũng nói lên được phần nào nhận thức của các khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh nhỏ về việc cải thiện nhân lực phục vụ du lịch của đơn vị mình là rất thấp. Bản thân các đơn vị kinh doanh thấy lao động của mình đã đạt tiêu chuẩn phục vụ, không phải đào tạo, huấn luyện thêm về các kỹ năng, trình độ, thì đây là một sự cản trở lớn trong việc cải thiện chất lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

Quảng bá vào ngành du lịch cũng là yếu tố mà 82.4% chuyên gia cho là nên đầu tư, cải tiến để thu hút khách du lịch đến với Quảng Bình, tiếp theo đó là tỷ lệ đầu tư vào ngành du lịch chiếm 76.5%.

3.3. Phân tích SWOT về marketing du lịch Quảng Bình

3.3.1. Điểm mạnh

Trong các cuộc khảo sát của tác giả đối với khách du lịch, các chuyên gia và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đều có khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với du lịch Quảng Bình. Kết quả khảo sát có sự tương đồng lớn giữa các đối tượng khách du lịch, các chuyên gia và các doanh nghiệp về nhận xét đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này. Thông qua đó tác giả tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng tốt thành điểm mạnh, các yếu tố có ảnh hưởng xấu thành điểm yếu của du lịch Quảng Bình hiện nay.

Thứ nhất cũng là điểm mạnh nhất của du lịch Quảng Bình là tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo là cơ sở cho việc phát triển mạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch biển… quan trọng nhất là Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, đây là điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm, khám phá hang động ở Việt Nam. Vì vậy du lịch Quảng Bình có thể phát triển theo cách riêng của mình với nhiều nét đặc trưng có thể quảng bá để thu hút du khách quốc tế cũng như nội địa.

Thứ hai, an ninh và trật tự xã hội tốt: mang lại cảm giác an toàn cho du khách khi đến với Quảng Bình. Con người Quảng Bình vốn tính hiền lành, thân thiện đã tạo nên hình ảnh Quảng Bình là “Điểm đến an toàn”, ít có điểm du lịch nào an toàn, hiếm có tệ nạn trộm cắp, cướp giật như các điểm du lịch ở Quảng Bình. Qua cuộc khảo sát ở


các khách sạn, nhà hàng trên bãi biển Nhật Lệ cho thấy, du khách, người dân yên tâm vui chơi, tắm biển mà không phải lo lắng về tình trạng của tài sản như xe máy, các vật dụng cá nhân ở trên bờ. Ví dụ: chiếc xe máy để hoài hiên nhà, gần bãi biển suốt đêm mà vẫn an toàn không bị lấy cắp. Mặc dù an ninh tốt, nhưng người dân cũng như du khách không được lơ là, chủ quan tránh tình trạng kẻ xấu ít nhưng vẫn có nhân cơ hội lấy mất.

Thứ ba là tính hiếu khách của người Quảng Bình: với sự hiền lành, thân thiện của mình, người Quảng Bình để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng du khách. Đức tính mến khách cũng như là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng của vùng miền thì Quảng Bình cũng có lợi thế trong việc xây dựng tốt sản phẩm du lịch cộng đồng như du lịch Homestay ở Chày Lập. Người Quảng Bình cũng có thể là một điểm nhấn trong hình ảnh quảng bá du lịch của Quảng Bình đến với bạn bè trong nước.

Thứ tư là đường sá và các phương tiện đi lại: Ở vị trí tương đối trung tâm của các luồng khách du lịch chính ở Việt Nam và các tuyến đường du lịch chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ Hồ Chí Minh, Hành lang Kinh tế Đông Tây, du khách đến và đi khỏi Quảng Bình đều rất thuận lợi bằng các phương tiện giao thông khác nhau:

Đi đường bộ thì có quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh.

Đi đường sắt thì có đường sắt Bắc Nam, ga Đồng Hới ngay trong Thành Phố Đồng Hới là ga ưu tiên dừng của tất cả các chuyến tàu Bắc Nam qua đây mỗi ngày.

Đi đường hàng không thì hiện tại có sân bay Đồng Hới cũng ngay trong Thành phố Đồng Hới với 2 tuyến Quảng Bình – Hà Nội, Quảng Bình – TP.Hồ Chí Minh và ngược lại thuận tiện cho những du khách đến và đi từ hai thị trường này có nhu cầu đi bằng máy bay.

Đi đường thủy thì Quảng Bình có cảng Hòn La ở trong Khu kinh tế Hòn La. Với quy hoạch phát triển đến năm 2020, xây dựng Khu kinh tế Hòn La thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại ở Bắc miền Trung. Ưu tiên phát triển kinh tế gắn với cảng, dịch vụ và du lịch, thì đây cũng sẽ trở thành lợi thế lớn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Quảng Bình.

Thứ năm, chi phí dịch vụ du lịch thấp: nhìn chung mức thu nhập trung bình còn thấp, nên đời sống chi tiêu ở Quảng Bình thấp hơn so với mặt bằng của cả nước, do đó khách du lịch đến Quảng Bình chi tiêu cảm giác thấy ở đây giá rẻ hơn. Đây là một thế mạnh quan trọng, nhưng qua nó ngành du lịch cần có biện pháp để tăng chi tiêu của du

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí