Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Và Điều Chỉnh Hệ Thống Bôi Trơn

làm mát tăng lên. Khi lực cản vượt quá độ chênh lệch áp suất đã được điều chỉnh bởi lò xo, van sẽ mở. Dầu không qua két làm mát mà vào mạch dầu chính.

Thay cho van nhiệt hoặc phụ thêm với van, ở một số động cơ có khoá ngắt đường dầu ra két làm mát trong mùa lạnh.

Trong các hệ thống bôi trơn mà toàn bộ dầu được đẩy vào mạch dầu chính đều đi qua két làm mát thì cần có van nhiệt. Còn ở hệ thống bôi trơn trong đó két làm mát được gài song song với mạch dầu chính và dầu từ một nhánh bơm riêng biệt được cung cấp vào két làm mát thì không có van nhiệt.

d. Van xả

Van xả 8 (hình 1.8) có nhiệm vụ giữ áp suất quy định trong mạch dầu chính. Van chịu tác dụng một bên là áp suất tạo nên trong mạch dầu chính, còn một bên là lực lò xo đã được điều chỉnh ở áp suất quy định. Dầu thừa được xả qua van xuống cácte. Trong thời gian làm việc ở động cơ mới hoặc động cơ hao mòn ít, van xả luôn luôn mở.

1.1.4 Két làm mát dầu

Khi động cơ làm việc, dầu được làm mát để không bị giảm độ nhớt quá mức và để làm chậm quá trình ôxi hoá. Muốn vậy trong hệ thống bôi trơn có bộ phận làm mát kiểu ống gọi là két làm mát dầu (hay két dầu).

Két làm mát dầu của động cơ D-240 được bắt phía trước két nước. Nó gồm hai thùng và két ở giữa tạo nên bằng hai hàng ống thép phẳng bố trí nằm ngang, đầu của những ống này đặt lọt vào trong những lỗ của thùng và được hàn lại. Các ống được làm mát bằng dòng không khí do cánh quạt hệ thống làm mát tạo ra.

Mỗi thùng được ngăn thành ba ngăn, nhờ đó dòng dầu đi qua két làm mát thay đổi chiều chuyển động năm lần. Việc tăng đường đi và thời gian dầu đi qua két làm mát sẽ tạo điều kiện làm mát có hiệu quả hơn, làm nhiệt độ dầu giảm thấp đến 100150C.

1.1.5 Các bộ phận phụ kiện khác

Các bộ phận phụ kiện khác của hệ thống bôi trơn gồm: các thiết bị đo và báo nhiệt độ (nhiệt kế) và áp suất dầu (áp kế), các đường dầu khoan trong thân động cơ, trong trục khuỷu và một số chi tiết khác và các ống dẫn dầu.

Để theo dõi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn trong quá trình làm việc ở 1

Để theo dõi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn trong quá trình làm việc ở động cơ D-12 có lắp phao báo dầu cấu tạo như hình vẽ (hình 1.9).


Hình 1.9. Phao báo dầu động cơ D-12

1-ống dầu về; 2-chụp nhựa; 3-núm nhựa; 4- trụ đẩy; 5-lò xo; 6-píttông


Ở một số động cơ khác người ta thường sử dụng một cảm biến áp suất dầu lắp trên đường dầu chính, từ đó tín hiệu truyền lên đồng hồ báo bố trí trên bảng. Một số hệ thống bôi trơn còn được trang bị thêm đồng hồ báo nhiệt độ dầu. Hơn nữa để kịp thời thông báo về sự cố, trục trặc trong hệ thống bôi trơn hoặc hết dầu người ta thường bố trí thêm đèn báo hiệu màu đỏ.

1.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn

Những sai hỏng nghiêm trọng nhất thường kèm theo hiện tượng giảm đột ngột áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn. Để tránh hư hỏng phải tắt ngay động cơ. Khi động cơ đang làm việc không nên khắc phục sai hỏng.

Những nguyên nhân làm giảm áp suất dầu đột ngột thường thấy là: hỏng áp kế, rò rỉ dầu qua những ống dẫn bị hư hại, nút ở đáy cácte hoặc bình lọc bị lỏng, bơm dầu bị gãy.

Áp kế hỏng có thể do áp suất dầu thấp hoặc cao quá. Trường hợp này cần kiểm tra áp suất thực trong mạch dầu chính bằng áp kế kiểm tra. áp suất thấp có thể do thiếu dầu trong đáy cácte, bẩn lưới thu dầu, lò xo van thoát áp hoặc van xả bị gãy hoặc điều chỉnh sai, các chi tiết bơm dầu bị hao mòn.

Hiện tượng rò rỉ dầu qua những vòng đệm làm khí ở đầu trục khuỷu xảy ra khi các vòng đệm này bị mòn và dầu rò rỉ mạnh hơn nếu áp suất hơi đốt trong cácte tăng lên do các sợi rối bầu thông hơi quá bẩn. Khắc phục sự rò rỉ dầu ở những chỗ khác bằng cách siết chặt chỗ lắp ghép, thay đệm...

Nếu khi rửa rôto bình lọc li tâm thấy trong đó có ít cặn thì chứng tỏ số vòng quay rôto không đủ. Nguyên nhân bình lọc li tâm làm việc kém có thể do: lưới và ổ phun bẩn, kẹt rôto trên trục, rò rỉ dầu qua đệm bị hỏng giữa thân và cốc rôto.

1.3 Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh hệ thống bôi trơn

1.3.1 Kỹ thuật bảo dưỡng

Một trong những điều kiện cơ bản để động cơ làm việc lâu dài và chắc chắn là phải chăm sóc kỹ rhuật hệ thống bôi trơn động cơ một cách đúng đắn.

Quy tắc chăm sóc kỹ thuật:

Dầu đổ vào động cơ phải theo đúng chỉ dẫn về chăm sóc kỹ thuật máy kéo, đúng chủng loại qui định.

Cần thường xuyên theo dõi độ kín khít ở những chỗ nối, không được để rò rỉ dầu. Trong thời gian động cơ làm việc cần thường xuyên theo dõi áp suất và nhiệt độ của dầu. Nếu áp suất dầu thấp hơn cho phép phải dừng động cơ để phát hiện và khắc phục sai hỏng. Nhiệt độ dầu trong các động cơ làm mát bằng nước không vượt quá 1000C còn ở động cơ làm mát bằng không khí không quá 1100C.

Trước khi động cơ bắt đầu làm việc cần kiểm tra mức dầu, nếu dưới quy định phải bổ sung thêm. Khi động cơ tiêu hao quá nhiều dầu, cần kiểm tra định kỳ mức dầu trong quá trình làm việc. Chỉ có thể kiểm tra mức dầu sau khi dừng động cơ khoảng 2030 phút để dầu từ các chi tiết chảy xuống đáy cácte.

Hàng kíp kiểm tra sự làm việc của bình lọc dầu li tâm. Muốn vậy cho động cơ nóng làm việc ở số vòng quay mà hệ thống bôi trơn chỉ áp suất bình thường, sau đó dừng động cơ. Rôto tiếp tục quay theo quán tính, tạo thành một tiếng rú nhẹ, nghe rõ không dưới 30 giây sau khi dừng động cơ.

Khi chăm sóc số 2 nếu không có chỉ dẫn đặc biệt của nhà máy chế tạo, cần phải thay dầu trong hệ thống đồng thời rửa rôto bình lọc li tâm hoặc thay thế các phần tử lọc. Xả dầu khỏi đáy cácte ngay. Sau khi dừng động cơ nóng, rửa rôto bình lọc li tâm và nút lỗ xả, làm sạch thêm nút nam châm và lưới thu dầu (nếu có). Lắp lại các chi tiết đã tháo ra, lau sạch lỗ đổ dầu và đổ dầu mới vào đến mức vạch trên của thước đo dầu. Khởi động động cơ và kiểm tra áp suất dầu trong hệ thống.

Nếu có thiết bị rửa thì trước khi đổ dầu mới cần phải nối động cơ vào thiết bị rửa trong khoảng 15 phút để rửa hệ thống bằng dầu được hâm nóng đến 50600C, hoặc hỗn hợp gồm 80% nhiên liệu điêzen và 20 % dầu động cơ, định kỳ dùng tay quay trục khuỷu. Sau khi rửa hệ thống, dùng máy nén khí thổi hoàn toàn dung dịch rửa.

Khi chăm sóc số 3 đồng thời với việc thay dầu, cần rửa lưới cổ đổ dầu và sợi rối của bầu thông hơi.

Làm sạch bình lọc li tâm: Tuđộng cơ (trừ D-240) để làm sạch cần phải nhấc rôto bình lọc li tâm ra và tháo nó một cách cẩn thận. Dùng que gỗ cạo hết cặn lắng và rửa cẩn thận các chi tiết của rôto bằng nhiên liệu điêzen. Dùng dây đồng thông sạch các rãnh, nhưng không tháo ổ phun và thổi bằng không khí nén.

Khi lắp rôto cần kiểm tra tình trạng khít, bôi trơn vòng cao su và bảo đảm cho các dấu trùng nhau để không phá hoại độ cân bằng của rôto, sau đó lồng cốc rôto lên thân. Siết đai ốc rôto với lực nhỏ đủ để lắp cốc rôto dễ dàng.

Trước khi lắp rôto lên trục, phải lau sạch trục cẩn thận, không để có vết xây sát trên các cổ trục, sau khi lắp dùng tay kiểm tra độ quay của rôto. Kiểm tra đảm bảo đệm đặt dưới nắp chụp tốt, bởi nếu bề dầy đệm không đều có thể dẫn đến làm cong trục do nắp chụp bị lẹch dẫn đến làm kẹt rôto.

Tháo rôto bình lọc li tâm động cơ D-240 không cần nhấc ra khỏi trục. Muốn vậy, tháo nắp chụp dùng tuốc nơ vít đặt giữa đáy và thân để hãm rôto. Rửa cốc và làm sạch các rãnh trong phần trên trục giữa rồi lắp rôto theo trình tự ngược lại. Nếu thấy cần phải tháo thân rôto thì nâng thân trên trục, dùng cờ lê vặn trục ra khỏi thân bình lọc dầu rồi vặn nắp rôto ra, nhấc thân rôto khỏi trục.

Sau khi rửa rôto, cần kiểm tra số vòng quay của rôto bằng dụng cụ cộng hưởng. Muốn vậy, hâm nóng động cơ cho nhiệt độ dầu khoảng 800C, tháo đai ốc mũ khỏi trục rôto, lắp dụng cụ cộng hưởng vào đó, kiểm tra số vòng quay theo chỉ dẫn. Nếu số vòng quay dưới 4000 vòng/phút lại phải tháo bình lọc li tâm và khắc

phục sai hỏng (ổ phun hoặc lưới bị bẩn, kẹt rôto do đệm...).

Trường hợp không sử dụng dụng cụ cộng hưởng, có thể kiểm tra sự làm việc của bình lọc li tâm sau khi rửa bằng cách nghe tiếng rôto kêu.

1.3.2 Sửa chữa và điều chỉnh hệ thống bôi trơn

b. Bơm dầu

Hư hỏng do bị hao mòn làm tăng khe hở giữa bạc và trục bơm, giữa mặt bên bánh răng với nắp, đầu răng với mặt trong thân bơm, khe hở ăn khớp giữa các bánh răng, bề mặt lắp ghép giữa thân và nắp bên bị biến dạng cong vênh.

Kiểm tra sửa chữa: Bơm dầu được rửa sạch bên ngoài sau đó đưa lên bàn đo chuyên dùng để kiểm tra lưu lượng và áp suất của bơm. Nếu không đảm bảo thì tháo ra kiểm tra, sửa chữa từng chi tiết:

- Thân bơm dầu: đúc bằng gang, kiểm tra nứt, vỡ bằng phương pháp từ. Sửa chữa những chỗ nứt, vỡ không quan trọng thì sửa chữa bằng phương pháp đắp chất dẻo hoặc hàn điện, hàn hơi. Nếu nứt vỡ những chỗ quan trọng thì loại bỏ, thay mới.

Kiểm tra mặt lắp ghép giữa thân với nắp: kiểm tra bằng cách đưa lên bàn mát có phấn màu. Nếu không đảm bảo độ phẳng thì cạo rà hoặc mài trên máy mài mặt phẳng nhưng lượng mài rất ít.

Mặt trong thân: Dùng thước lá đo khe hở. Nếu không mòn quá giới hạn cho phép thì sửa chữa bằng phương pháp hàn đắp rồi phay tiện tròn lại hoặc người ta khoét rộng rồi ép bạc hoặc dùng phương pháp đắp chất dẻo có pha bột Fe.

Đối với lỗ lắp bạc của trục chủ động và lỗ lắp trục chốt bánh răng phụ động thì người ta sửa chữa bằng cách khoét doa rộng rồi ép bạc.

Nắp bơm: mòn bề mặt tiếp xúc với đầu bánh răng thì sửa chữa bằng mài hoặc phay. Yêu cầu sau khi sửa chữa độ nhẵn bề mặt >6.

- Trục chủ động: làm bằng thép 45 và được tôi cao tần để có độ cứng 45 HRC, bị mòn ở chỗ tiếp xúc bạc, rãnh then, bị biến dạng cong, nứt. Nếu mòn chỗ tiếp xúc bạc thì người ta không sửa chữa trục mà sửa chữa bạc. Rãnh then bị mòn thì hàn đắp. Biến dạng cong, nứt thì thay mới.

- Bánh răng: hao mòn bề mặt bên, đỉnh răng và prôpin răng, ngoài ra còn bị tróc rỗ. Sửa chữa tuỳ theo điều kiện để sửa như láng lại đầu răng để đảm bảo khe hở giữa thân và bánh răng đảm bảo được áp suất nhưng lưu lượng giảm và giảm độ ăn khớp dẫn đến bơm làm việc có tiếng ồn.

c. Bình lọc

- Bình lọc sơ: Bộ phận làm việc là các lưới lọc, hư hỏng thường bị rách, bẩn làm cho dầu không được lọc sạch. Làm sạch các lưới lọc trong dung dịch nước nóng (trong điêzen) sau đó thử nghiệm. Yêu cầu thời gian t = 1040 giây.

- Bình lọc tinh: Làm sạch toàn bộ bình lọc li tâm sau đó kiểm tra từng chi tiết, khe hở giữa trục và bạc yêu cầu < 0,05 mm. Khắc phục các vết nứt trên nắp rôto bằng hàn đắp sau đó gia công để cân bằng.

Sau đó lắp và thử nghiệm bằng bàn điều chỉnh chuyên dùng hoặc lắp ngay trên động cơ cùng với áp kế. Cho bơm làm việc với áp suất và số vòng quay bình thường. Quan sát áp kế lắp trước và sau bình lọc. Đem giá trị đó so sánh với giá trị quy định. Tắt bơm để kiểm tra thời gian rôto quay tự do (hoặc kiểm tra số vòng quay của rôto).

Kiểm tra và điều chỉnh các van của bình lọc.

Khắc phục các khe nứt và chỗ vỡ bằng phương pháp hàn đắp rồi làm sạch các mối hàn. Các lỗ ren bị chờn hoặc cháy ren thì hồi phục bằng cách cắt ren đến kích thước sửa chữa hay hàn đắp rồi cắt ren.

Làm sạch các đường dẫn dầu bằng dầu hoả hoặc bằng dung dịch nóng xút ăn da (NaOH). Các vết nứt trong ống thì hàn bằng que hàn cứng. Thay mới các đầu nối ống bị hỏng. Sau khi sửa chữa, các ống dẫn dầu cần cđược thử nghiệm độ kín khít bằng không khí nén ở áp suất 0,4 MPa (4 kG/cm2) trong 2 phút.

d. Điều chỉnh áp suất dầu

Áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn ở số vòng quay bình thường của trục khuỷu và khi động cơ nóng (động cơ D-240) cần phải là 0,20,3 MPa (ở một số động cơ khác theo quy định của nhà sản xuất). Nếu áp suất dầu khi số vòng quay bình thường của trục khuỷu nhỏ hơn 0,1 MPa, nên dừng động cơ để phát hiện và khắc phục nguyên nhân làm áp suất dầu giảm xuống.

Áp suất dầu được điều chỉnh khi động cơ nóng bằng nút điều chỉnh của van xả của bình lọc dầu. Nếu áp suất dầu không tăng lên khi siết chặt hoàn toàn van xả thì tháo đáy cácte dầu của động cơ, rửa lưới của bầu thu dầu và siết chặt nút điều chỉnh của van giảm áp của bơm dầu. Khi động cơ làm việc hơn 5000 giờ, áp suất dầu bị giảm có thể là do cổ và gối đỡ của trục khuỷu động cơ bị mòn. Trong trường hợp này phải sửa chữa nhóm biên-tay quay.


Bài 6: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Trình bày Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

- Sử dụng đúng, hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

- Tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng, và sữa chữa được những hư hỏng của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng theo đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo an toàn.

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó.

Nội dung của bài:


1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 1.1- Nhiệm vụ.

Lọc sạch không khí, nhiên liệu đảm bảo cung cấp cho động cơ một lượng hỗn hợp đúng về thành phần, đủ về số lượng phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

Dự trữ một lượng nhiên liệu đảm bảo cho động cơ làm việc được trong thời gian nhất định.

- Thải sạch sản vật cháy ra ngoài đảm bảo ô nhiễm môi trường cũng như gây ồn ở mức thấp

nhất.


1.2. Yêu cầu

- Nhiên liệu phải được hoà trộn đồng đều với toàn bộ lượng khí có trong buồng cháy (hỗn hợp

cháy phải đồng nhất).

- Hỗn hợp cháy được coi là đồng nhất khi nó có thành phần như nhau tại mọi khu vực trong buồng cháy, để đạt được trạng thái này, nhiên liệu phải bốc hơi hoàn toàn và hoà trộn đều với lượng không khí trong xylanh.

Các biện pháp để nâng cao tính đồng nhất của hỗn hợp cháy thường được sử dụng là:

- Sấy nóng đường ống nạp để xăng hoá hơi nhanh.

- Phun xăng thành những thành hạt có kích thước nhỏ.

- Tạo vận động rối của môi chất công tác trong đường ống nạp và xylanh bằng cách thiết kết đường ống nạp, buồng cháy có kết cấu hợp lý.

- Thành phần hỗn hợp cháy phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.


2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống

2.1. Cấu tạo

Hình 1 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng 1 Thùng xăng 7 Phao 13 2


Hình 1: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng.


1. Thùng xăng

7. Phao

13. Vòi phun

2. Ống dẫn xăng

8. Buồng phao

14. Bướm ga

3. Bầu lọc

9. Ống thông hơi

15. Ống hút

4. Bơm xăng

10. Bầu lọc khí

16. Ống xả

5. Gíclơ chính

11. Bướm gió

17. Ống giảm âm

6. Van kim ba cạnh

12. Họng khuếch tán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.


2.2. Nguyên lý hoạt động

- Khi động cơ làm việc xăng đuợc bơm hút từ thùng xăng, qua bầu lọc và đa tới bộ chế hoà khí.

- kì nạp pittông đi xuống tạo sự giảm áp trong xi lanh. Do chênh áp không khí được hút qua bầu lọc khí vào bộ chế hoà khí hút xăng từ BCHK hòa trộn. Tại đây xăng và không khí hoà trộn với nhau tạo thành hoà khí. Hoà khí theo đờng ống nạp vào xi lanh động cơ.

Muốn động cơ chạy nhanh, ta mở lớn bướm ga cho hòa khí vào nhiều, muốn chạy chậm mở bướm ga nhỏ hòa khí vào ít, muốn dừng động cơ ta tắt công tắt máy.


3. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

- Động cơ khởi động nhưng không nổ do hết xăng trong bình chứa xăng, tắc lọc xăng, kẹt kim ba cạnh không có xăng trong buồng phao.

- Động cơ khó khởi động do mức xăng trong buồng phao quá thấp hoặc tắc gíc lơ chính.

- Động cơ nổ có nhiều khói đen tiêu hao nhiều xăng do mức xăng trong buồng phao lớn hoặc gíc lơ chính mòn rộng.

- Động cơ nổ không ổn định ở chế độ chạy không do điều chỉnh chế độ không không đúng.

4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống

4.1. Trình tự tháo, lắp

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí