Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Học Sinh Trung Học Cơ Sở Nghiện Internet

sau khi được tập huấn về CTXH trong trường học do Sở Lao Động – TB & XH tổ chức họ cảm thấy cần phải có NVCTXH trong trường học. Cụ thể, một cô giáo kiêm nhiệm CTXH trong TH cho rằng: “Chúng tôi chỉ làm kiêm nhiệm theo sự phân công của Nhà trường để hỗ trợ HS giải quyết những khó khăn nhu bạo lực học đường, xâm hại, tình trạng học sinh nghiện chất hay nghiện internet, game trong nhà trường. Thực chất chúng tôi làm theo kinh nghiệm, không được đào tạo chuyên sâu về CTXH nên rất khó để hỗ trợ học sinh một cách khoa học. Từ khi được tập huấn về CTXH, tôi nghĩ rằng càng trường phải tuyển dụng các NVCTXHTH để hỗ trợ học sinh tốt hơn. Tôi rất ủng hộ nếu các trường làm được điều đó thì việc đào tạo của nhà trường sẽ tốt hơn rất nhiều” (T.T.D, Nữ, 32 tuổi, NV kiêm nhiệm CTXHTH – THCS Vân Canh).

3.3.2. Các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

3.3.2.1. Các hoạt động phòng ngừa đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

3.3.2.1.1. Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng mạng internet và hậu quả của nghiện internet cho HS nghiện internet và các bên liên quan

Truyền thông là một quá trình truyền đạt, chia sẽ thông tin, kiến thức, thái độ, cảm xúc, các kỹ năng thông qua ngôn ngữ, chữ viết, hình ảnh, màu sắc nhằm tác động động trực tiếp đến đối tượng người nhận. Trong trợ giúp HS nghiện internet thay đổi nhận thức, giảm thiểu hành vi sử dụng internet cũng như phòng ngừa khả năng tái nghiện internet thì việc thực hiện hoạt động truyền thông là rất cần thiết. Bởi qua đó HS được cung cấp những kiến thức về sử dụng mạng internet như thế nào cho phù hợp, hiểu được những hệ lụy của việc bị nghiện internet, hơn nữa các em còn có kỹ năng để từ chối khi bị bạn bè rủ rê sử dụng internet; kỹ năng đối phó những cảm xúc tiêu cực, cũng như sự thèm muốn phải được sử dụng internet. Bên cạnh đó, truyền thông trong CTXH còn là hoạt động có chủ đích nhằm tác động cán bộ, giáo viên trong trường học, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội để giúp những đối tượng này hiểu được nguyên nhân, hậu quả của nghiện internet, các biện pháp phòng tránh và từ đó mọi người cùng cảm thông, chia sẻ, phối hợp cùng nhân viên CTXHTH trong hỗ trợ HS thoát khỏi tình trạng bị nghiện internet.

Bảng 3.6. Mức độ thực hiện hoạt động truyền thông



TT


Nội dung


Mức độ thực hiện (%)


ĐTB

1

2

3

4

5


1

Tuyên truyền, giáo dục về tác động tiêu cực của internet và những tác hại của việc nghiện internet, game online

đến học sinh


2,3


4,3


17,5


47,9


28,0


3,95


2

Phổ biến thông tin liên quan đến nội

quy, quy định sử dụng internet trong trường học đối với học sinh


3,1


10,1


23,7


48,2


14,8


3,61


3

Hướng dẫn học sinh cách sử dụng internet có hiệu quả: thời gian sử dụng internet phù hợp; các nội dung thích hợp; trang web hữu ích đối với học

sinh


18,3


22,6


22,6


34,2


2,3


2,80


4

Phổ biến luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản

lý và sử dụng internet


5,8


4,3


20,6


56,4


12,8


3,66

5

Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên

đề

5,4

8,9

39,7

38,5

7,4

3,33

6

Điểm TBC


3,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 12

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3; Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về mức độ thực hiện hoạt động: Kết quả khảo sát bảng khảo sát 3.6 cho thấy nội dung nội dung truyền thông nhằm “Tuyên truyền, giáo dục về tác động tiêu cực của internet và những tác hại của việc nghiện internet, game online” được HS đánh giá với số điểm tương đối cao (ĐTB = 3,95), tương đương việc truyền thông được thực hiện ở mức cao. Trong đó có 47,9% HS lựa chọn mức cao và 28% mức rất cao, chỉ có 2,3% số HS cho rằng việc thực hiện ở mức rất thấp. Đây cũng là nội dung được cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học đánh giá việc thực hiện ở mức cao (ĐTB

= 3,42) (Xem phụ lục 5.2). Truyền thông được coi là cách thức truyền đạt thông tin đến HS nghiện internet khá phổ biến hiện nay. Trong quá trình này NVXH trường học cung cấp những kiến thức giúp HS hiểu được thế nào được coi là nghiện internet? Những hậu quả của nghiện internet ra sao? và, cách nào cai nghiện internet có hiệu quả, … Trên thực tế, đa số HS bị nghiện một phần do bản thân không hiểu được bản chất, hậu quả của nghiện internet, do vậy các em cứ thoải mái sử dụng đến lúc gặp phải hội chứng nghiện nhiều khi các em không tự nhận ra điều này. Vì vậy, truyền thông đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa tình trạng nghiện và tái nghiện cho học

sinh nói chung và đối tượng bị nghiện internet nói riêng. Theo lãnh đạo trường THCS Ân Nghĩa: "để giúp học sinh nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực của mạng internet và game online, trường chúng tôi đã áp Quy chế Công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đưa ra những hình thức kỷ luật cụ thể đối với học sinh có các vi phạm: Chơi cờ bạc dưới mọi hình thức; tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hóa đ i trụy: vi phạm lần một: khiển trách, vi phạm lần hai: cảnh cáo, vi phạm lần ba: đình chỉ học tập một năm, vi phạm lần thứ tư: buộc thôi học. Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của luật pháp" (P.T.T, Nam, 42 tuổi). Trên thực tế, trong thời gian vừa qua ở tỉnh Bình Định, các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tổ chức các buổi truyền thông cho học sinh rất nhiều nội dung như phòng, chống bạo BLHĐ; xâm hại tình dục; bảo vệ học sinh trên môi trường mạng; các chủ đề phòng ngừa nghiện internet, game online. Theo anh N.V.H. Cán bộ Trung tâm CTXH Bình Định: “Thực hiện đề án phát triển ngành CTXH, chúng tôi được cơ quan giao nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, truyền thông cho HS, phụ huynh, giáo viên ở các cấp tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định về những nội dung liên liên quan đến nghiện internet, game online, phòng chống xâm hại tình dục, ... Việc truyền thông được chúng tôi thực hiện thường xuyên ở tất cả các trường cũng như tại cộng đ ng theo kế hoạch được ban hành trong năm. Đối với chủ đề nghiện internet, game chúng tôi cung cấp rất nhiều kiến thức về tác hại của việc nghiện internet; cách thức phòng ngừa và cai nghiện. Học sinh, giáo viên, phụ huynh khi tham gia họ rất hào hứng và học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng” (N.V.H, Nam, 36 tuổi).

Bên cạnh truyền thông, giáo dục về hậu quả của nghiện internet, các trường THCS còn thực hiện truyền thông nhằm Phổ biến luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý và sử dụng internet (ĐTB = 3,66) Phổ biến thông tin liên quan đến nội quy, quy định sử dụng internet trong trường học đối với học sinh (ĐTB = 3,61). Cả hai nội dung này có điểm trung bình tương đối cao và dao động trong mức thường xuyên được triển khai, thực hiện. Đây cũng là những nội dung được thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá việc thực hiện ở mức cao (ĐTB là 3,69 và 3,25) (Xem phụ lục 5.2). Đây là nội dung không thể thiếu trong hoạt động phòng ngừa đối với HS nghiện internet, bởi vì có nhiều HS bị nghiện có thể vì lý do đơn giản

là các em không nắm được những quy định của pháp luật về sử dụng internet, chẳng hạn: Quy định về Giáo dục phòng chống tác hại trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên [104] và Thông tư liên tịch của Bộ Văn hoá - Thông tin Về quản lý trò chơi trực tuyến (Online Games) [104]; hay những nội quy của nhà trường về cấm hành vi sử dụng trò chơi trực tuyến không lành mạnh đối với HS và sinh viên. Chính lẽ đó, để phòng ngừa cần phải thực hiện tuyên truyền phổ biến để không chỉ HS nghiện mà những HS sử dụng mạng internet bình thường nắm được quy định của luật pháp và các nội dung quy định riêng ở các trường, thông qua đó các em sẽ có sự điều nhận thức, hành vi để không rơi vào tình trạng nghiện. So với những nội dung nêu trên, ở những nội dung còn lại trong hoạt động giáo dục như Hướng dẫn học sinh cách sử dụng internet có hiệu quả: thời gian sử dụng internet phù hợp; các nội dung thích hợp; trang web hữu ích đối với học sinh Tổ chức nói chuyện về các chuyên đề được học sinh nghiện internet đánh giá với số điểm tương đối thấp, dao động trong ở mức trung bình. Trên thực tế tại địa bàn khảo sát có rất nhiều HS nghiện internet vì chưa nắm được những giới hạn về mặt pháp lý; những quy định về độ tuổi được sử dụng internet; thời gian cho phép sử dụng; những hạn định về nội dung trên các trang web mà các em được phép sử dụng, … dẫn đến nguy cơ nghiện và tái nghiện rất cao, do đó các trường cũng cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động truyền thông nêu trên.

Bên cạnh việc truyền thông nâng cao nhận thức cho HS nói chung và HS nghiện internet, các thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học còn tổ chức truyền thông nhằm hướng đến cán bộ, giáo viên trong trường cũng như với phụ huynh học sinh. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện “Chương trình hành động về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh, sinh viên” theo Quyết định của Bộ Giáo dục &ĐT [63]. Hoạt động truyền thông này được thực hiện dưới nhiều hình thức lồng ghép trong các hoạt động văn hóa – văn nghệ, kết hợp với các buổi họp phụ huynh do trường tổ chức. Thông qua những dạng thức đó, thầy cô kiêm nhiệm CTXH trường học phổ biến kiến thức về sử dụng mạng internet cũng như nói về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh nghiện internet cho HS nghiện internet cũng như những HS khác trong trường. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động này không được thực hiện thường xuyên, đồng thời, theo cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học thì việc truyền thông chủ yếu

mang tính hình thức, đơn điệu và thực hiện theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng chứ chưa mang tính chất nghề CTXH. Theo chia sẻ của nữ học sinh trường THCS Quang Trung: “Ở trường thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường có thực hiện truyền thông nói chuyện về việc sử dụng mạng internet như thế nào để không bị nghiện. Thực tế thì thầy cô chỉ nói qua loa, lâu lâu mới đề cập đến chủ đề này trong các buổi chào cờ, học một số môn giáo dục công dân nên chúng em cũng chưa thực sự nắm được nhiều về thế nào là nghiện internet; cách thức để cai nghiện. Em nghĩ cần phải có các chuyên gia về CTXH trong trường học để hỗ trợ bọn em vấn đề này (L.T.T.D, Nữ, 13 tuổi)”.

3.8

3.7

3.6

3.5

3.4

3.3

3.2

3.1

3

THCS

Quang Trung

THCS

Nhơn Bình

THCS THCS THCS THCS Ân

Ghềnh Nhơn Hải Vân Canh Nghĩa

Ráng

3.75

3.51

3.37

3.31

3.28

3.55

ĐTB

So sánh việc thực hiện nội dung của hoạt động truyền thông giữa các trường, kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy trường THCS Nhơn Bình thực hiện ở mức cao nhất (ĐTB = 3,75), tiếp theo là THCS Quang Trung (ĐTB = 3,55) và THCS Ân Nghĩa (ĐTB = 3,51), riêng các trường còn lại chỉ thực hiện ở mức trung bình.


Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hiện hoạt động truyền thông, giáo dục giữa các trường

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hình thức thực hiện: Để thực hiện hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối với HS nghiện internet các trường THCS đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, vừa mang tính khuyến khích nhưng đồng thời cũng có những yêu cầu bắt buộc HS phải thực hiện theo tinh thần chung của trường được thể hiện dưới bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7. Hình thức truyền thông, giáo dục


TT

Hình thức

ĐTB

Thứ bậc


1

Phổ biến luật quản lý và sử dụng internet vào các chương trình giáo dục chính trị đầu năm học, vào sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt tháng


3,86


1

2

Lồng ghép trong các giờ học đối với môn giáo dục công dân và

các môn học khác

3,79

2

3

Sử dụng các phương tiện phát thanh của trường để truyền tải

các nội dung liên quan đến vấn đề nghiện internet

3,68

3


4

Nhắc nhở, khuyên bảo và kỷ luật với học sinh sử dụng internet

trong trường học dưới bất kỳ phương tiện điện thoại, máy tính bảng, Lap top …


3,61


4


5

Đưa nội dung phòng ngừa nghiện internet, chơi trò chơi điện tử

(game online) có nội dung không lành mạnh vào tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp


3,59


5

6

Cung cấp tài liệu qua sách báo

3,42

6


7

Lập “hòm thư góp ý” để phát hiện những những học sinh thường xuyên sử dụng internet, chơi trò chơi trực tuyến có nội

dung không lành mạnh, bạo lực và nghiện trò chơi trực tuyến trong nhà trường


2,96


7


8

Thành lập phòng tham vấn tâm lý hỗ trợ nâng cao nhận thức về tác hại của việc thường xuyên sử dụng internet và hỗ trợ học

sinh cai nghiện internet, game online


2,63


8

9

Treo băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của việc nghiện internet,

game online

2,54

9

10

Xử phạt hành chính với hành vi sử dụng internet trong trường

2,04

10

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, hình thức truyền thông, giáo dục được các trường thường xuyên áp dụng ở mức cao là bằng hình thức “Phổ biến luật quản lý và sử dụng internet vào các chương trình giáo dục chính trị đầu năm học, vào sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt tháng” (ĐTB =3,86); “Lồng ghép trong các giờ học đối với môn giáo dục công dân và các môn học khác” (ĐTB = 3,79). Hình thức ít áp dụng nhất là “Xử phạt hành chính với hành vi sử dụng internet trong trường” và “Treo băng rôn,

khẩu hiệu về tác hại của việc nghiện internet, game online”. Theo cô giáo N.T.H (trường THCS Quang Trung): "tôi đang đảm nhiệm môn giáo dục công dân, đây là môn học rất cần thiết đối với học sinh trong bất kỳ giai đoạn nào. Ngày nay việc nhiều bạn trẻ, trong đó có học sinh của chúng tôi đang có hiện tượng nghiện internet, game, do vậy trong quá trình dạy học chúng tôi đều nói đến những lợi ích và tác hại của internet, qua đó giúp học sinh thay đổi nhận thức của mình" (N.T.H, Nữ, 36 tuổi)

Về chủ thể tham gia thực hiện, qua tìm hiểu, tham khảo ý kiến cho thấy việc truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cũng như giáo dục kỹ năng sống cho HS nghiện internet ở các trường THCS chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học; các giáo viên chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy trực tiếp các bộ môn văn hóa mà chưa có sự tham gia của các NVCTXH chuyên nghiệp. Theo chia sẻ của một số cán bộ, giáo viên làm công việc này thì họ cho rằng việc tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho HS nghiện internet gặp phải những khó khăn nhất định và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Bởi, một mặt thời gian để tham gia thực hiện các hoạt động là không có nhiều vì phải tham gia giảng dạy văn hóa, soạn giáo án. Mặt khác, trong chương trình giáo dục phổ thông thì việc ưu tiên vẫn là giảng dạy, truyền đạt tri thức để HS nắm kiến thức khoa học cơ bản, chính vì NVCTXHTH rất ít thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS, đặc biệt là tổ chức các hoạt động đặc thù cho HS bị nghiện internet.

Về hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục, kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ 3.4 cho thấy, phía HS nghiện internet trả lời hiệu quả cao nhất là việc thực hiện “Tuyên truyền về tác động tiêu cực của internet và những tác hại của việc nghiện internet, game online đến học sinh” (ĐTB =4,1) “Phổ biến luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý và sử dụng internet” (ĐTB =3,87 ), thấp nhất là việc “tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề” (ĐTB = 3,26; mức trung bình). Về phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá hiệu quả cao nhất là việc “Phổ biến thông tin liên quan đến nội quy, quy định sử dụng internet trong trường học đối với học sinh” (ĐTB = 3,66) và hiệu quả thấp nhất là ““tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề” (ĐTB = 2,14; mức ít hiệu quả). Điều đó cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục chỉ dừng lại ở dạng tuyên truyền, phổ biến thông tin mang tính chất một chiều, còn những hoạt động mang tính chuyên sâu như tổ chức các chuyên đề, tập huấn liên quan đến nghiện internet chưa thực sự có hiệu quả.


4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

4.1

3.37

3.64 3.66

3.83

3.43

3.24

3.26

2.77

2.14

Tuyên truyền, giáo dục về tác động tiêu cực của internet và những tác hại của

Phổ biến thông tin Hướng dẫn học sinh Phổ biến luật pháp,

Tổ chức các buổi

liên quan đến nội cách sử dụng

chính sách của Đảng nói chuyện chuyên

quy, quy định sử internet có hiệu quả: và Nhà nước liên

đề

dụng internet trong

việc nghiện internet, trường học đối với game online đến học học sinh

sinh

thời gian sử dụng quan đến quản lý và internet phù hợp; sử dụng internet các nội dung thích

hợp; trang web hữu ích đối với học sinh

HS NGHIỆN INTERNET NVCTXH TH

ĐTB

Biểu đồ 3.4. Hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Như vậy, có thể nói trong thời gian qua cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH đã thực hiện nhiều nội dung nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng mạng internet và hậu quả của nghiện internet cho HS nghiện internet và các bên liên quan dưới nhiều hình thức khác nhau và bước đầu cho thấy có những hiệu quả tích cực .Song thực tế qua tìm hiểu cho thấy hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao do hình thức đơn điệu, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí nghèo nàn, nội dung không trọng tâm nên chưa thu hút sự tham gia đông đảo của HS và các bên liên quan. Mặt khác do đội ngũ nhân làm công tác truyền thông, giáo dục là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH nên chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc với đối tượng HS nghiện internet nên nội dung truyền thông còn nghèo nàn, mang tính chất chung chung chưa thực sự tác động nhiều đến nhận thức của HS. Theo một HS nam của trường THCS Nhơn Hải chia sẻ: “Nhà trường có tổ chức một số buổi nói chuyện nhằm chia sẻ về bạo lực học đường, xâm hại tình dục, nghiện internet/game online nhưng toàn nói chung chung, không có sự tương tác với học sinh; chúng em chỉ ng i nghe nên thấy rất chán, khó vận dụng được” (P.L.H, Nam, 12 tuổi). Ngoài ra, sự tham gia của HS trong các buổi truyền thông, Nhà trường có mời một số phụ huynh đến tham dự, nhưng thực tế chưa vận động được sự tham gia của những phụ huynh có HS bị nghiện internet nên hiệu quả về công tác phối hợp chưa thực sự hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022