Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận - 11

những buổi làm việc chuyên sâu, những hội thảo để bàn về các vấn đề cụ thể, thông qua đó thống nhất nhận thức, có được câu trả lời phù hợp đối với những vấn đề đặt ra nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển ngành giao nhận trong tương lai.

Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để cố những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nước trước khi các doanh nghiệp nước ngoài giành mất thị phần của họ.

3.7.Mua bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận

Người giao nhận trước hết là những chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngày nay người giao nhận hoạt động chủ yếu với vai trò của một người vận tải thực thụ, nghĩa là họ cam kết giao hàng tại nơi đến thông qua việc cấp cho người gửi hàng chứng từ vận tải riêng của họ (House Bill of Lading) hoặc vận tải đơn của hiệp hội Giao nhận kho vận quốc tế (FIATA), mặc dù trong thực tế một phần hoặc toàn bộ quá trình vận chuyển được họ thuê lại từ một hoặc nhiều người cung cấp dịch vụ khác. Các doanh nghiệp giao nhận còn mở rộng hoạt động của họ thông qua việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ đóng gói, lưu kho, bốc dỡ, kiểm đếm cũng như kinh doanh vỏ container.

Tóm lại, người giao nhận phải rất am hiểu các quy tắc, tập quán giao nhận vận chuyển quốc tế. Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận là một chuỗi các hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Từ thực tiễn hoạt động nêu trên, rõ ràng khi nhận vận chuyển giao nhận một lô hàng, doanh nghiệp giao nhận phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến lô hàng đó từ khi nhận hàng đến khi giao cho người nhận. Trách nhiệm này rất

nặng nề và thường là không lường trước được mức độ cho đến khi khiếu nại phát sinh. Doanh nghiệp giao nhận phải gánh chịu các rủi ro xảy ra trong hành trình của hàng hóa trên biển, trên bộ, lưu kho, bốc xếp...Bên cạnh đó, doanh nghiệp giao nhận thường xuyên phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại vật chất hay tài chính gây ra bởi các sơ suất, bất cẩn của nhân viên khi cấp vận đơn, trong quá trình làm chứng từ khai hải quan, phân phối hàng, đóng gói không đúng quy cách...

Bởi vậy người giao nhận nên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho mình để có thể tránh được những rủi ro trên và cũng để hòa nhập với hoạt động kinh doanh của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế họat động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của Hiệp hôi giao nhận Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt nam cũng cần phải nỗ lực hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh tốt trong thời gian sắp tới và đóng góp chung vào việc phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung.

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng nhanh. Chúng ta đã thiết lập được mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nước trên thế giới, tạo đà cho việc mở rộng hơn nữa hoạt động ngoại thương, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Không thể phủ nhận sự đóng góp đáng kể mà loại hình dịch vụ này mang lại cho các nhà xuất nhập khẩu. Loại hình kinh doanh dịch vụ này mới thực sự phát triển trong khoảng hơn chục năm trở lại đây song đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn bởi kinh doanh loại hình dịch vụ này mang lại nguồn lợi cao mà không cần đầu tư nhiều vốn như kinh doanh các lĩnh vực khác, do đó ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia làm cho tính cạnh tranh của thị trường càng trở nên khốc liệt.

Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận - 11

Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều nỗ lực song các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như cảng biển, sân bay, kho bãi, phương tiện giao nhận vận tải còn lạc hậu. Các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam thời gian qua tăng nhanh về số lượng nhưng hầu hết là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, khả năng tài chính cũng như trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém. Đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này hiện tại còn thiếu và trình độ chưa cao. Chính vì thế mà chất lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam cung cấp còn kém, có thể nói là khó mà cạnh tranh với các doanh nghiệp giao nhận nước ngoài. Thêm vào đó, việc chưa có một môi trường pháp lý hoàn thiện cho lĩnh vực

kinh doanh này cũng là một điểm bất cập ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong tương lai không xa, ngành kinh doanh dịch vụ này sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập, đó sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam. Chính vì thế đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước với các công cụ quản lý vĩ mô của mình, từ phía Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, là tổ chức tự nguyện liên kết đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên, cũng như từ phía các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam. Các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, đầu tư trí và lực mở rộng thị trường, nhanh chóng thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhằm từng bước nâng cao uy tín và địa vị của mình.

Em hi vọng rằng những phân tích và một số giải pháp, kiến nghị đưa ra trong khóa luận này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.


Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Lê Văn Bảy, Một số vấn đề về dịch vụ Logistics ở Việt Nam, tạp chí Giao thông vận tải số 8/2006, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bính, Nguyễn Đức Dư, Nguyễn Khắc Minh, Từ điển kinh tế kinh doanh Anh Việt, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2000, Hà Nội.

3. ThS. Võ Huy Cường, WTO và vận tải hàng không, tạp chí Hàng không số 1, 2/2007, Hà Nội.

4. Hồ Nghĩa Dũng, Những thách thức và giải pháp của ngành giao thông vận tải khi Việt Nam gia nhập WTO, tạp chí Hàng Hải Việt Nam tháng 1/2007, Hà Nội.

5. PGS – TS Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên) (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.

6. ThS. Lê Phúc Hòa, TS Lý Bách Chấn (2007), Bản chất kinh tế của Logistics, Tạp chí Hàng hải Việt Nam tháng 7/2007, Hà Nội.

7. TS Vũ Trọng Lâm (chủ biên) (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. ThS. Vũ Thị Minh Loan, Nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển quốc gia – yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập và phát triển vận tải biển, Tạp chí Hàng Hải Việt Nam tháng 6/2007, Hà Nội.

9. TS Tăng Văn Nghĩa, Chính sách cạnh tranh- công cụ vĩ mô tăng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội.

10. TS Phan Trọng Phức (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Phạm Tiến Quát (2007), Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực dịch vụ hàng hải khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Hàng Hải Việt Nam số 4, Hà Nội.

12. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

13. PGS – TS Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

14. PGS – TS Nguyễn Như Tiến, Logistics – Vai trò và tác dụng đối với hoạt động của doanh nghiệp, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Trương (Tổng biên tập), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995, Hà Nội.

16. PGS – TS Vũ Sỹ Tuấn, Khả năng cạnh tranh của tầu biển Việt Nam, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội.

17. PGS – TS Đinh Ngọc Viện (chủ biên) (2002), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.

18. Luật Thương Mại (1997, 2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Luật Hải quan (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (1992), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Tạp chí Visabatimes số 5,6,7,8,9/2003.

23. http://moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=9&id=326, Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 18/10/2007.

24. Website của Hiệp hội cảng biển Việt Nam http://www.vpa.org.vn

25. Website của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam: http://www.viffas.org.vn.

26. Website Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

27. Website Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam www.vcci.org.vn

28. Website Bộ thương mại Việt Nam: www.mot.gov.vn

29. Website Tổng cục thống kê Việt Nam: www.smenet.com.vnVà một số website khác có liên quan.


Tiếng Anh:

27.Korea Maritime University (2002), Logistics and International Shipping, Republic of Korea.

28. Martin Christopher (2005), Logistics and Supply Chain Management, Prentice Hall, United Kingdom

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022