Thực Trạng Hoạt Động Marketing Của Du Lịch Tỉnh Quảng Bình Trong Thời Gian Qua:



Tỷ trọng giữa các ngành kinh tế của Quảng Bình có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tỷ trọng Nông, Lâm, Ngư nghiệp giảm dần, phần giảm này hầu như chuyển sang làm tăng lên tỷ trọng của ngành Công nghiệp, xây dựng, còn ngành dịch vụ thì tỷ trọng tương đối ổn định ở mức cao, mức dịch chuyển theo xu hướng tăng dần với tỷ lệ nhỏ.

Nhìn chung Quảng Bình có cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế tương đối đẹp, là cơ cấu ưu tiên phát triển về Công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp. Tính đến năm 2009 thì tỷ trọng Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 24,2%, Công nghiệp, Xây dựng chiếm 36,59%, Dịch vụ chiếm 39,21%. Chính sách của tỉnh đang hướng tới tỷ trọng tương ứng là 20%-40%-40%.

Du lịch đóng vai trò quan trọng trong các ngành dịch vụ, và du lịch đã được chọn là ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh Quảng Bình. Mặc dầu hiện tại đóng góp của du lịch vào GDP toàn tỉnh chưa cao, dao động từ 3,5% đến 4,5% nhưng trong tương lai với sự đầu tư mạnh vào ngành thì kỳ vọng về sự phát triển và đóng góp của du lịch Quảng Bình là rất lớn.

3.1.2.4. Lợi nhuận ngành du lịch

Từ năm 2008 trở về trước thì bên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thống kê tính toán lợi nhuận của ngành. Số liệu về lợi nhuận chỉ có ở năm 2009 nên tác giả chỉ xem xét tính được tỷ suất lợi nhuận của năm 2009, và chỉ đánh giá được tình hình kinh doanh của ngành du lịch tỉnh điển hình ở năm 2009.

Bảng 3.10. Lợi nhuận du lịch Quảng Bình năm 2009


Doanh thu dịch vụ du lịch năm 2009 (tỷ)

151.858,23

Lợi nhuận trước thuế (tỷ)

21.867,50

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (%)

14,40

Lợi nhuận sau thuế (tỷ)

16.378,76

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế(%)

10,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 7

(Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnhQuảng Bình và tính toán của tác giả)


Qua bảng tính toán ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 14,4% và lợi nhuận sau thuế là 10,79%. Nhìn chung đây là một tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp, do đó ngành cần có những chính sách thiết thực để tăng trưởng doanh thu, nâng cao lợi nhuận.

Để đánh giá thêm các chỉ tiêu liên quan đến tình hình kinh doanh, ta cùng xem qua tình hình nộp ngân sách nhà nước của du lịch Quảng Bình qua các năm 2001-2009:


Bảng 3.11. Nộp ngân sách của ngành du lịch Quảng Bình 2001-2009



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nộp ngân sách (tỷ)

3

4

5,5

12,4

12,7

15,9

19,1

19,54

24,43

Tốc độ

tăng (%)


33,33

37,50

125,45

2,42

25,20

20,13

2,30

25,03

(Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Bình và tính toán của tác giả)


Du lịch Quảng Bình đóng góp cho ngân sách nhà nước từ 3 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 25,03 tỷ đồng năm 2009, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 30%. Dù giá trị đóng góp còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng đóng góp lớn 30%/năm là một tín hiệu mừng.

Ngân sách đóng góp cho nhà nước liên tục tăng không giảm qua các năm từ 2001-2009, đây là một tín hiệu tốt. Đặc biệt ở năm 2004 có sự đột phá tăng tốc độ lên đến 125,45% so với đóng góp năm 2003, điều này được giải thích vì doanh thu 2004 tăng đột phá sau khi Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới nên lượng khách đến thăm quan Di Sản tăng đột biến. Năm 2005 điều chỉnh tăng chậm lại do năm 2004 đã tăng quá nhanh, doanh thu du lịch năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004, tuy nhiên đóng góp ngân sách năm 2005 vẫn cao hơn năm 2004 là điều đáng khen ngợi, còn năm 2008 là năm khủng hoảng, lượng khách đi du lịch giảm nhưng doanh thu du lịch của ngành vẫn duy trì tăng trưởng nhẹ thấp hơn so với tốc độ tăng chung của cả giai đoạn.

3.1.2.5. Cơ sở vật chất ngành du lịch:

- Ở thời điểm tháng 7 năm 2010 theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình có 1 đơn vị lữ hành quốc tế và 4 đơn vị lữ hành nội địa.

- Có 177 cơ sở lưu trú với 2698 buồng, trong đó chỉ có 19 cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 1 đến 4 sao.

- Lao động trong ngành du lịch tính đến tháng 5 năm 2009 là 1,865 lao động trong đó có 1,673 người trực tiếp kinh doanh du lịch.


Bảng 3.12. Doanh thu các đơn vị du lịch:



2005

2006

2007

2008

2009

Doanh thu của các cơ sở lưu trú


44.941


49717


51.400


59.188


84.815

Kinh tế Nhà nước

6.256

7.298

7.950

9.500

14.110

Kinh tế ngoài Nhà nước

38.685

42.419

43.450

49.688

70.705

Doanh thu của các cơ sở lữ hành


12.150


10.594


10.310


10.470


13.560

Kinh tế Nhà nước

7.020

10.015

10.160

9.760

11.700


Kinh tế ngoài Nhà nước


5.130


579


150


710


1.860

(Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)

Qua bảng số liệu, quan sát ta thấy trong doanh thu của các cơ sở lưu trú thì kinh tế ngoài Nhà nước, ở đây hầu hết là kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn (83% năm 2009) còn kinh tế Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ là phần còn lại.

Theo khảo sát thực tế làm việc với các đơn vị lưu trú, thì ở Quảng Bình trước đây trong giai đoạn 2000-2005 xãy ra tình trạng ồ ạt xây dựng nhà nghỉ, khách sạn nhỏ của tư nhân tạo nên thực trạng dư thừa khách sạn, nhà nghỉ nhỏ chất lượng thấp đồng thời thiếu khách sạn lớn, tiêu chuẩn cao. Nhất là khu vực trên đường dọc biển Nhật Lệ thì san sát khách sạn, nhà nghỉ liền kề nhau. Do nhà nghỉ, khách sạn của tư nhân, vốn đầu tư thấp nên chất lượng phòng cũng như dịch vụ hiện tại đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch về nơi ở thoải mái, tiện nghi và sạch sẽ. Do đó ở Quảng Bình hiện tại đang xãy ra tình trạng ở các khách sạn lớn có tiêu chuẩn thì công suất sử dụng phòng lớn, tình trạng cháy phòng thường xãy ra còn ở các nhà nghỉ, khách sạn nhỏ không có tiêu chuẩn xếp hạng sao thì khách đến thuê ngày càng ít, doanh thu giảm sút, phòng trống không có người thuê nhiều.

Ngược lại với kinh doanh lưu trú thì bên kinh doanh lữ hành thì ở Quảng Bình kinh tế Nhà nước chiếm ưu thế ( 86% năm 2009) còn phần còn lại thuộc về các đơn vị lữ hành của tư nhân khoảng 14% năm 2009.

Điều đáng chú ý là ở cả lĩnh vực kinh doanh lữ hành và lưu trú thì Quảng Bình chưa có sự tham gia của đơn vị kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài.


3.1.3. Thực trạng hoạt động marketing của du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua:

Các hoạt động marketing du lịch của tỉnh Quảng Bình dưới đây được tác giả thu thập, đánh giá và tổng hợp từ website www.quangbinh.gov.vn

3.1.3.1. Quảng bá thông qua việc tổ chức các lễ hội trong tỉnh:

Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, Quảng Bình ngày nay hội

đủ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ.

Ta hãy tìm hiểu một số lễ hội đặc trưng đã diễn ra, đặc biệt là các lễ hội ở các địa bàn du lịch, như Thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

- Lễ Cầu ngư là lễ hội văn hóa truyền thống có từ lâu đời của bà con ngư dân nói chung trong đó điển hình như Lễ Cầu ngư ở Cảnh Dương, Nhân Trạch, trong thành phố Đồng Hới thì có Lễ cầu ngư của bà con phường Hải Thành. Lễ Cầu ngư thể hiện sự tôn vinh nghề nghiệp và khát vọng bình yên, thuận buồm xuôi gió, thuyền về đầy cá của bà con ngư dân.

- Lễ hội rằm tháng giêng ở các phường trong thành phố Đồng Hới.

- Lễ hội chèo cạn, múa bông là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người dân vùng biển Nhật Lệ nhằm cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh các nghi thức cúng thần linh, ngư dân hò những làn điệu mái ba, mái nện, những câu hò xưa cùng với các điệu múa bông, chèo cạn, thể hiện lòng biết ơn đến các vị thần linh vùng sông nước, đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất và hưởng thụ nét văn hóa của cha ông ta từ xưa để lại.

- Dân tộc vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có tộc người Ma Coong và lễ hội đập trống rằm tháng Giêng:

Sau Tết Nguyên đán của người Kinh, thường đến đêm trăng trong 16 tháng Giêng âm lịch là tộc người Ma Coong có Lễ hội đập trống. Đây là lễ hội vô cùng độc đáo của tộc ít người ở phía Tây Quảng Bình cho đến nay còn giữ nguyên được giá trị nguyên bản, nguyên sơ thu hút nhiều khách du lịch tham quan trong và ngoài nước khi về Quảng Bình trúng dịp được tham dự.

Tộc người Ma Coong ở rải rác nhiều nơi của phía Tây Quảng Bình nhưng mật độ tập trung đông nhất là vùng huyện Bố Trạch nên lễ hội thường được tổ chức ở tại bản Cà Roòng xã Thượng Trạch. Đây là lễ hội mà theo các nhà nghiên cứu văn hoá


cho biết, một lễ hội giàu tính bản địa với ý nghĩa sâu sắc là sự cầu may, cầu sức mạnh, cầu vượt qua tai hoạ, cầu sự phù hộ chung của Trời - Đất cho người dân tộc ở khắp mọi nơi.

- Lễ hội chợ tình ở vùng rẻo cao Minh Hóa vào rằm tháng ba âm lịch hàng năm. Dù hội này theo thời gian đã có nhiều đổi thay so với trước đây, nhưng lễ hội hiện nay vẫn mang nhiều đặc tính riêng biệt của con người và núi rừng nơi đây, đó là vẻ huyền ảo của ánh trăng rằm miền sơn cước quyện trong tiếng hát đúm (một điệu hát giao duyên của người Nguồn) bày tỏ tình yêu lứa đôi...

- Ngoài ra còn có hội đua thuyền, hội bơi trải trên các dòng sông của Quảng Bình đặc biệt như sông Kiến Giang ở Lệ Thủy, sông Nhật Lệ ở Đồng Hới vào những ngày lễ lớn của đất nước.

- Nhìn chung thì các lễ hội ở Quảng Bình đa dạng, độc đáo, có tiềm năng đưa vào để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch văn hóa. Tuy nhiên quy mô của các lễ hội diễn ra vẫn còn nhỏ, lẽ, sức lan tỏa và thu hút của lễ hội mới ở trong khu vực dân cư địa phương sinh sống chứ khách du lịch vẫn còn ít được chứng kiến, tham gia vào các hoạt động lễ hội này.

- Hoạt động của lễ hội đang chủ yếu phục vụ cho đời sống cộng đồng dân cư địa phương, việc nâng các hoạt động lễ hội này ở Quảng Bình lên tầm hoạt động du lịch vẫn còn hạn chế.

3.1.3.2. Quảng bá thông qua các sự kiện được tổ chức trong tỉnh:

a. Sự kiện quốc tế:

Quảng Bình là một tỉnh nghèo, mặc dầu những năm gần đây thì đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng đã được chú trọng, nhưng so với các tỉnh khác nơi có hạ tầng du lịch tốt như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Hà Nội … thì Quảng Bình vẫn còn thua kém nhiều. Do đó đến thời điểm này Quảng Bình vẫn chưa đăng cai tổ chức được sự kiện nào mang tầm cở quốc tế do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đòi hỏi của các sự kiện đó.

b. Sự kiện quốc gia:

Được ưu đãi là vùng đất của Di sản thiên nhiên thế giới, và là vùng đất của các danh nhân của dân tộc, vùng đất giàu truyền thống anh hùng, Quảng Bình những năm gần đây đã có nhiều cơ hội để tổ chức các sự kiện ở tầm quốc gia. Dưới đây là một số sự kiện tiêu biểu:


- Gần đây nhất là sự kiện Festival Biển và Hải đảo Việt Nam 2010 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 -6-2010 tại Quảng Bình.

Festival Biển và Hải đảo là hoạt động trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2010. Chương trình được tổ chức hàng năm với mục đích truyên truyền về tiềm năng, vị trí của biển và hải đảo Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Festival Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2010, chiều ngày 04-6-2010, tại thành phố Đồng Hới, Bộ Tài nguyên - Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại kinh tế biển năm 2010.

- Sự kiện cầu truyền hình trực tiếp "Người đi mở cõi" và tuần văn hóa "Tình đất phương Nam" nhân kỷ niệm 310 năm Ngày mất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Quảng Bình diễn ra vào ngày 19-6-2010.

- Hội nghị toàn quốc các khu dự trữ sinh quyển và Di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam năm 2009 diễn ra tại Đồng Hới tháng 8-2009. Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 8 mạng lưới các khu di sản, dự trữ sinh quyển và công viên địa chất thế giới của Việt Nam năm 2009 với chủ đề "Phát huy vai trò của các danh hiệu UNESCO ở Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao văn hoá và phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hội thảo quản lý bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản thế giới ở Việt Nam diễn ra vào tháng 10-2007 tại thành phố Đồng Hới. Tổng cục Du lịch, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và UBND tỉnh ta đã phối hợp tổ chức hội thảo “Quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản thế giới ở Việt Nam’’

c. Sự kiện trong tỉnh

- Khai trương “ Mùa du lịch” và Tuần văn hóa Đồng Hới lần thứ 3 năm 2010.

Mùa du lịch của tỉnh Quảng Bình rơi vào thời điểm mùa hè từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 mỗi năm. Trong thời điểm này thì lượng khách du lịch đến Quảng Bình thường tăng đột biến.

Để thu hút khách du lịch đến với Đồng Hới nhiều hơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thực hiện Tuần văn hóa Đồng Hới.


- Lễ kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn diễn ra vào tháng 4 -2009 tại Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Đường 20 Quyết Thắng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Đại hội Hiệp hội Du lịch Quảng Bình lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2009-2013

Ban vận động thành lập Hiệp hội Du lịch Quảng Bình đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Du lịch Quảng Bình lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2009-2013. Tham dự Đại hội có đồng chí Trần Công Thuật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Hiệp hội Du lịch Quảng Bình là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Đây là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên. Mục đích của Hiệp hội Du lịch là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghề nghiệp và bình ổn thị trường trong kinh doanh dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh trong, ngoài nước của các hội viên.

- Sự kiện trọng đại cần được kể tới đó là Lễ kỷ niệm 5 năm Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 26-7- 2008. Lễ kỷ niệm đã diễn ra hoành tráng, hào hùng và được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Việt Nam, đây là cơ hội lớn để nhiều du khách biết đến Phong Nha, biết đến Quảng Bình hơn.

- Hội chợ Đầu tư quốc tế thương mại du lịch Quảng Bình năm 2008

Nhân dịp Lễ kỷ niệm 5 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tháng 7-2008 tại Quảng trường trước sân vận động thành phố Đồng Hới đã diễn ra hội chợ triển lãm Quốc tế về đầu tư thương mại du lịch Quảng Bình năm 2008 do Sở Công thương Quảng Bình phối hợp với Công ty một thành viên Thương mại Tư vấn đầu tư Việt Nam tổ chức.

- Chợ quê ''Ẩm thực và đặc sản làng nghề 2008''

- Liên hoan nghệ thuật Nối những câu hò 6 tỉnh Bắc miền Trung

Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng Lễ kỷ niệm 5 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tháng 7-2008 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã diễn ra liên hoan nghệ thuật "Nối những câu hò 6 tỉnh Bắc miền Trung".


Nhìn chung, các sự kiện trong nước, trong tỉnh diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình liên quan đến hoạt động du lịch diễn ra ngày càng nhiều. Nhưng mức độ quảng bá hình ảnh của du lịch Quảng Bình qua các sự kiện này còn nhiều hạn chế, càng về sau nhất là khi trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Bình ra đời cuối năm 2009 thì việc quảng bá hình ảnh của du lịch Quảng Bình thông qua các sự kiện được thể hiện rõ nét hơn.

3.1.3.3. Tổ chức famtrip cho giới báo chí, lữ hành

Famtrip là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Đây là một chương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà báo… tới một hay nhiều điểm du lịch của địa phương để làm quen với các sản phẩm du lịch. Qua đó các nhà báo viết bài tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch, còn các hãng lữ hành thì nghiên cứu để kết nối, mở tour đưa khách du lịch đến những điểm du lịch đã tìm hiểu. Dưới đây là một số đoàn famtrip đã đến Quảng Bình và hoạt động của họ.

- Tháng 3-2010 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Du lịch Văn hóa và Sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức đón tiếp đoàn Fam Trip Hành trình “Hà Nội với cả nước” đến giao lưu với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và khảo sát Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng và các cơ sở lưu trú trong tỉnh nhằm liên kết các tuyến điểm du lịch Quảng Bình với du lịch của cả nước.

Mục đích của Chương trình Fam Trip là khảo sát, kiểm tra các dịch vụ vận chuyển, các tuyến điểm tham quan, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ trợ khác nhằm liên kết nối tour khai thác khách từ các công ty lữ hành và khách quốc tế đến các Di sản thế giới ở Việt Nam. Đặc biệt là các tuyến điểm du lịch Miền Bắc với du lịch Quảng Bình, với thế mạnh là du lịch biển, hang động, tâm linh và du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Phong Nha - Kẻ Bàng… Đây là cơ hội tốt để Du lịch Quảng Bình và Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng giới thiệu nhiều tiềm năng thế mạnh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết với các hãng lữ hành, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong cả nước, đồng thời tuyên truyền quảng bá vùng đất và con người Quảng Bình đến du khách bốn phương.

- Tháng 9-2009: tổ chức đón tiếp và giới thiệu các tuyến, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình và Di sản Thế giới Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho đoàn FamTrip gồm 50 công ty lữ hành quốc tế và nội địa đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư, xúc tiến du lịch trong chương trình “Hội ngộ Miền Trung với con đường Di sản Thế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023