Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 35

rộng lấy hồn lên ngủ/ Gộp hồn vào mà ở/ Vào ngủ đệm riềm đen/ Vào ngủ gần vợ mình/ Ông bà già mừng đón/ Mười năm đừng dạo mường/ Qua rừng thành người vàng/ Dạo mường thành người xấu/ Đi đường theo ma dịch quên nhà/ Nghe lời Một hồn ơi/ Nghe lời mo hồn hỡi/ Nghe lời người lớn tôi nói/ Nghe lời người mo già dạy bảo/ Nghe lời Một được ngủ đệm cái tốt/ Nghe lời mo được đắp chăn chiếc mới/ Được ngủ đệm trồng và gối kê/ Một chút lên với sàn nhà én/ Lên với sàn cao nhà hồn – lên họ ngắm nghỉ đó/ Nên trụ để con trông/ Nên cột để con dựa/ Thân tốt để vợ con vui mừng nhá! )

(Dẫn theo Cầm Hùng (2013, tr.23), sưu tầm và dịch lời cúng bà một Lò Thị Mệ, 80 tuổi, bản Mòn, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La; bà một Lò Thị Thăng, 60 tuổi, bản Panh, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La)


Xên kẻ khớ (Xên tỏn308 khớ - kẻ309 khớ - phún310 khớ): Cúng giải hạn, giải vận

Tùy từng loại vận hạn mà gọi tên lễ cúng là xên khớ mà (cúng giải vận mổ chó) hay

xên khớ bẻ (giải hạn mổ dê)

Căn nguyên lễ cúng: Tổ tiên trên trời mắc tội với Then, bị then phạt nên con cháu dưới trần gian sinh đau ốm, làm gì cũng không nên. Phải cúng lên Then xin giải hạn cho tổ tiên, cho hình nhân thay thế mình lên làm tôi tớ trên Then.

Các mâm cúng chính: Mâm mo một (pãn cãi): bát gạo, trứng gà, bát nước lã, ngọn cây nát. Mâm hồn: bát gạo, bốn quả trứng gà, bốn lá trầu, dây tơ, vòng bạc, bạc vòng (làm bằng lạt). Mâm vải khít, vòng ngân. Mâm lợn, mâm gà. Chậu cá sống. Lồng gà trống. Taleo 5 cái. Dây tơ. Bè khọk, trong bè đặt: hình ngườ, con vịt, con chó, hòn đất trắng nhỏ, bụi cỏ, chậu nước bọt người ốm, móng chân tay người ốm, chậu nước dầu nhỏ bện hình dê, bò cho vào.

Chu trình cúng: 1- Tập hợp quân một (Pông phi một); 2- Nuôi bữa ăn trưa của một (Rượu, cá, gà, muối, cơm) [Tãm ngãi một (lẩu, pa, cáy, cưa, khẩu)]; 3- Lời yểm bùa một (Quãm băng một); 4- (Đẳm trong nhà) Đẳm cuông hưỡn; 5- Xắp khớ ók tu bản (Đuổi vận hạn trong bản); 6- Đẳm pá hiều (Đẳm rừng ma/ nghĩa địa); 7- Lên đẳm trên mường trời (Cộp khuôn nẳng mưỡng lùm); 8- Xắp khớ ók khói mưỡng lùm (Đuổi hạn tại mường người); 9- Mữa đẳm chuỗng cang (Đến đẳm trần gian); 10- Vượt sông ngân hà (Khảm nặm Tà Khái); 11- Lên mường khớ/ kì hạn (Mữa mưỡng khớ); 12- Chín ngã đường (Cảu pák tãng); 13- Mường bà mụ Bảu (Mưỡng mè Bảu); 14- Đuổi hạn vào hầm sắt hầm đồng (Xắp khớ khảu khum đếk khum tõng); 16- Nộp hạn (Nộp khớ); 17- Đuổi Then Tôn Then Tân (Xắp Then Tỗn Then Tẫn); 18- Lên Then (Mữa Then); 19- Quay xuống (Táo lỗng).

(Chu trình cúng khảo theo Lời cúng xá tội, Cầm Vui sưu tầm, Lò Văn Lả dịch (2016), với hai cuộc cúng của lão Một Lèo Văn Mẳn, bản Phung, Hua La, thành phố Sơn La và lão Một Lò Văn Hịak, Mường Chang, Mai Sơn)

Xên tắt khớ tắt khan: lễ cúng cắt điềm, cắt hạn

Căn nguyên của lễ cúng: chủ áo đau ốm, cảm sốt kéo dài. Tâm trạng ủ dột, buồn bã, người vàng vọt. Đi mo bói ra: ma nhà (ông bà, chú bác, anh chị em đã mất) vì vẫn luôn


308 Tỏn: đón, đỡ (Từ điển Thái – Việt 1990: 303)

309 Kẻ: cởi, giải (Từ điển Thái – Việt 1990:134)

310 Phún: lễ cầu xin (giọng như khấn) (Từ điển Thái – Việt 1990: 259)

thương yêu chủ áo đang sống nên muốn đưa về ở cùng đẳm bên nội hay bên ngoại, hoặc kéo về nơi mồ mả đẳm để phục vụ. Vì vậy mà đẳm chia khở, chia khom (chia điểm, chia số) cho chủ áo. Nếu không cắt được khớ được khan thì người ốm sẽ chết, gia đình gặp buồn thảm.

Mời bà Một đến cắt khớ, cắt khan (cắt điềm cắt hạn) và gọi hồn từ mồ mả bên nội bên ngoại, buộc đẳm nội đẳm ngoại trả cho quay về nhà về bản, trả hồn về cho khỏe khoắn, làm ăn may mắn, gia đình sum họp vui vẻ. Cắt khớ cắt khan rồi, người chủ áo sẽ khỏe mạnh, tâm trạng vui vẻ, người khỏe khoắn, làm gì cũng gặp may.

Các mâm cúng chính: sắp 2 mâm cúng, bày biện và nơi cúng khác nhau.

Mâm cắt khớ cắt khan được dựng sạp bày mâm cúng ở dưới sân quay về phía mặt trời mọc; gồm: hai con gà luộc (để cả con), hai gói xôi nếp, một chai rượu cất, một bát gạo, cắm 3 que hương (không đốt), đĩa trầu cau, trên đặt tiền, vòng tay, xà tích; 5 taleo có trục cắm; Váy áo mới, quần áo mới, giầy, mũ, nón, khăn piêu, đệm, chăn màn (nếu có); quần váy, áo, mũ khăn được phân vào túi, hoặc đặt đống riêng theo các thành viên trong đẳm nội đẳm ngoại. Để không bị sót, cần lên danh sách thứ tự từ trên xuống dưới (từ ông bà, bố mẹ, bác bá, cô chú, anh chị, con cháu… đã mất), ghi họ tên vào từng đống, hoặc để giấy trong túi giấy bóng. Việc chuẩn bị này là để bà Một mời từng thành viên trong đẳm đến ăn và nhận phần quần áo… của mình để đổi lấy hồn về. Mời từng người đã chết trong đẳm bên nội bên ngoại, không được sót, vì “Không bảo ai, người đó buồn/ Bỏ sót ai, người đó kêu”. Ngoài ra, mâm cúng còn có tiền giấy thật và tiền mã. Cúng xong, đồ mã thì đốt đi, còn đồ lành thì cất lại như cũ để dùng. Mâm cúng được đặt quay về phía mặt trời mọc và bà Một cúng quay lưng về phía mặt trời mọc.

Lời cúng có đoạn Đẳm thả con – người quý/ Thả cháu người thương/ Về với nhà với cửa/ Đừng chia khớ cho cháu/ Đừng chia khan cho con nhé/ Mới rủ nhau về/ Cùng nhau tới/ Về lấy tiền thay mặt/ Về lấy quần áo thay hồn/ Về lấy khăn, áo váy thay hồn/ Về lấy khăn, áo váy… thay thân chủ áo nhá!/ Về cắt khớ cho cháu/ Đến tắt khan cho con nhé

Mâm gọi hồn và tiếp hồn được sắp sẵn và bày biện trên sàn nhà dưới nơi ngủ của chủ áo. Đồ cúng trong mâm này giống như mâm cúng trong các lễ tiếp/ thết đãi hồn (xú khuân), là thịt chín, các loại bánh, hoa quả, chuối mía, của ngon vật lạ. Bà Một tắt khớ tắt khan xong rồi, lên nhà gọi hồn. Bà ngồi dưới mâm, tay cầm vợt để xúc hồn về nhà, bên cạnh đặt túi áo của các thành viên gia đình chủ áo. Bà Một gọi hồn ra khỏi mồ mả đẳm ma nội, ma ngoại, ra khỏi đống than đống tro thiêu ông ma đẳm bên ông bà nội ngoại; ra khỏi rừng ma; đóng cửa rừng ma; bảo ma gác rừng khóa cửa rừng ma lại không cho hồn chủ áo quay trở lại được. Bà gọi hồn theo đường về bản, đi qua ao hồ, cánh đồng, sông suối về đến cửa bản. Người gác cửa bản mở cửa cho vào; bà Một bảo người gác cửa bản đóng và khóa cửa lại, không cho người trong ra, người ngoài vào. Dến bản rồi, bà Một gọi hồn lên nhà về chỗ ngủ của mình. Bà Một gọi chủ áo ngồi phía trên bàn, bà con anh em, vợ con họ hàng ngồi hai bên nghe bà Một và đáp theo lời bà: Về hồn nhé/ Nghe lời bà mo già, mo cả về nhé (…) Gọi là về hồn nhé/ Đừng ghé trên, ghé dưới hồn nhé (…) Ra về đi, đi về nhá/ Đừng vào đống thiêu người thành tro/ Đừng vào đống tro thành ma (…) Về đi hồn ơi/ Hồn về đông về đủ/ Hồn về cùng đủ mặt chưa/ Cá chép hồ, cá chép ao về đón/ Về đi hồn ơi/ Vào đến bản mới đóng cửa bản/ người trong không cho ra/ Người ngoài không cho vào/

Hồn sầu trở về bản/ Hồn sợ hãy về nhà – hồn ơi! (…) Ba mươi hồn đằng trước/ Năm mươi hồn đằng sau cùng vào/ Tám mươi mặt hồn đầu hồn bóng cũng vào/ Vào ở nên một người/ Vẫy về thành một thân/ Nên một người như cũ (…) Cắt khớ để cháy theo lửa/ Cắt khan cho trông theo nước/ Mười ngàn năm trời đừng trở lại gặp nhá/ Quải đi! Quát đi! / Hồn chủ này – về nhà, ở nhà/ Mạnh khỏe – sống lâu nhé.

(Dẫn theo Cầm Hùng (2013, tr.79-90), sưu tầm và dịch lời bà Một Quàng Thị Tổ, 50 tuổi, bản Hụm, Chiềng Xôm).

Xên tống ký/ Xên kẻ:Cúng giũ rủi, giải hạn mổ trâu và lợn

Căn nguyên của lễ cúng: Theo quan niệm của người Thái xưa, hàng năm Then trông coi việc rủi ro, vận hạn trên trời thường gieo xuống trần gian những đám bụi rủi ro, vận hạn. Ai gặp phải sẽ sinh ốm đau, buồn rầu, mất ngủ, kém ăn; hoặc làm ăn không được may mắn. Vì thế phải cúng quét giũ bụi rủi ro, vận hạn ra khỏi người, khỏi nhà, khỏi làng bản, đem lên mường Trời để trả lại Then như cũ; có vậy người mới mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, làng xóm yên vui.

Các mâm cúng chính: Mâm cúng chính (pãn kãi): bát gạo, vòng bạc, trứng, đoạn nến tầm 10cm, bung thóc bên cạnh mâm, trên bung đặt bát gạo có vòng bạc, quả trứng, một nhúm sợi, bầu nước, túi áo của gia đình chủ cúng, trong túi áo có địu, gói xôi, gói xá, gà luộc, trầu cau, chai rượu và hai chén. Mâm khao âm binh của thầy Một (pãn tãm một): gà luộc, hai gói xôi, chai rượu và 3 chén, ba đôi đũa, ba thìa, một bát canh, bát chéo, đĩa trầu cau. Mâm cúng nuôi ma (pãn liệng phi): Mâm gà (pững pãn cáy): 2 gà luộc chín (một con gói vào túi áo tìm hồn, một con nuôi đẳm tổ tiên trong nhà); mâm 5 con gà mổ sạch để sống (một con nuôi ma trên đường đi, một con nuôi thần đất thần rừng, một con nuôi thần biên giới đất người-mường ma, một con nuôi ma không trung, một con nuôi các thần mường trời); con gà trống to để trong lồng (con gà thay người đem rủi ro, vận hạn lên mường trời trả cho Then). Mâm trâu (đầu, chân, đuôi, ít lòng). Một mâm lợn phanh bụng để nguyên. Mâm rượu, nước, rượu cần. Bè đựng rủi ro vận hạn (pẽ khọk) (4 phễu bằng lá cây đựng các thứ đưa rủi ro vận hạn đi theo như nước chàm, tóc rụng, đựng móng chân móng tay chủ cúng, nước mỡ). Mâm thần trông coi ống nhau (pãn bẳng hé): trứng luộc, cá nướng, miếng thịt lợn luộc, gói xôi. Mâm khao hồn những người hầu hạ, đầy tớ (pãn khỏi bùa dũa): hạt thóc hạt gạo xếp thành hình người, lá trầu vòng quanh, thịt lợn luộc, gói xôi, nhúm sợi cuộn. Mâm khao hồn người tình (pãn chuông): miếng thịt lợn luộc, gói xôi lẫn tóc, hoa quả lẫn tóc, vỏ ốc, áo rách, khăn piêu. Mâm đổi lấy hồn chủ cúng (lã tháy): gà luộc, lợn luộc, cá mắm, của ngon vật lạ, bánh chưng, mía đường, hoa quả… Mâm đồ tre nứa: trâu bằng nan (11-15 con); tiền vòng (ngỡn ngã), tiền ma bằng nan, kết thành nhiều vòng nối tiếp nhau theo số lẻ, 3-5-7 cái; tiền màu (ngỡn xiển), tiền ma làm bằng nan to vót nhọn hai đầu, sơn làm 3 màu trắng xanh đỏ hoặc trắng đen đỏ, càng nhiều càng tốt; Ta leo: 5 cái; hai ống nước dùng (bẳng nặm tung); hai ống nước uống (bẳng nặm kin); một đôi sọt nhỏ; một cái sạ; hai ống không có mấu trên (dấng). Của cải: một gánh chăn, một gánh đệm, tiền bạc, vải vóc, đồ trang sức, vòng tay, vòng cổ, trâm cài, xà tích… càng nhiều càng tốt, vì đây là đổi lấy hồn chủ cúng.

Chu trình cúng: Từ trần gian đến Then khọk (then gieo vận rủi, hạn) phải qua 22 bậc. Sau khi mời Then Khọk ăn cỗ trâu, cỗ lợn, uống rượu cần, rượu trắng thì giao của cải

đổi hồn chủ cúng, được mo đem xuống trần gian, đi qua các bản làng. Căn dặn hồn: Chớ nghe lời gió mưa/ Gió đi gió không chờ/ Mưa đi mưa không đợi/ Đi đơn đi nằm lẻ/ Sẽ bơ vơ đất khách độc thân/ Khong muốn đi ở nhà dạy con cháu/ Thấy mệt mỏi ra sàn vươn vai nhìn bốn phương.

1- Lời mời âm binh (tãm liệng một); 2- Lời cúng giải hạn (koãm xền tống kí). (Khảo theo Xên tống ký, Hoàng Trần Nghịch (2014) và tư liệu điền dã của tác giả)


Xên xống hờng/ xống hâng:Cúng tiễn đưa điều ghen ghét, tỵ nạnh

Căn nguyên của lễ cúng: chủ cúng bị ốm đau, nóng sốt, ăn không ngon, ngủ không yên, luôn mơ thấy điều xấu. Đem áo đi bói thì tìm được nguyên nhân do ma làm, có thể là bố mẹ đã mất muốn con cháu cho thêm quần áo, chăn đệm, vải vóc, mũ, piêu, giầy dép… mà làm con cháu ốm đau, mệt mỏi; cũng có thể là do trong gia đình có người sai phạm, tội lỗi hoặc có ma ghen ghét tỵ nạnh với mình.

Mo cúng: mo Một

Các mâm cúng: 01 mâm cho Một; 06 mâm thịt lợn; 06 mâm thịt trâu; 01 mâm (tìm hồn, mâm tìm hồn chủ áo).

Ngoài các đồ cúng cần thiết, còn có đồ đưa riêng cho ma ghen ghét tỵ nạnh với chủ áo, gồm: một đôi đệm mới, một đôi chăn mới, bộ váy áo mới, bộ quần áo mới để cúng đưa cho bố mẹ; vải vóc, khăn piêu, mũ giầy đóng thành gánh; nồi niêu, xong chảo, bát đĩa…

Lời cúng có đoạn: Lấy rồi đừng lấy không lặng lẽ/ Đừng lấy nhiều, quên lãng/ Đừng ghen con người sống/ Đừng ghét con người ở/ Được đợt cúng này rồi/ Chủ áo này làm gì cũng được” (Dẫn theo Cầm Hùng (2013, tr. 23), sưu tầm và dịch lời cúng bà một Lò Thị Mệ, 80 tuổi, bản Mòn, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La; bà một Lò Thị Thăng, 60 tuổi, bản Panh, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La).

PHỤ LỤC 7

CÁC HỒN TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI

[Theo tư liệu của Hoàng Trần Nghịch (2011a, tr.91-95)]



TT

Tên hồn

Tiếng Thái

Tiếng Việt

1.

Khuân hua

Hồn đầu

2.

Khuân ék

Hồn óc

3.

Khuân kmom

Hồn chóp

4.

Khuân pôm

Hồn tóc

5.

Khuân chom khuân

Hồn xoáy tóc

6.

Khuân kốc phôm

Hồn gốc tóc

7.

Khuân tin phôm

Hồn chân tóc

8.

Khuân táng phôm

Hồn đường tóc

9.

Khuân cảu

Hồn búi tóc

10.

Khuân nả đén

Hồn trán

11.

Khuân ta

Hồn mắt

12.

Khuân kén ta

Hồn con ngươi

13.

Khuân xong lăng

Hồn hai mũi

14.

Khuân xong hu

Hồn hai tai

15.

Khuân xốp

Hồn miệng

16.

Khuân khẻo

Hồn răng

17.

Khuân kốc khẻo

Hồn gốc răng

18.

Khuân kang

Hồn cằm

19.

Khuân cốc kang

Hồn gốc cằm

20.

Khuân lịn

Hồn lưỡi

21.

Khuân lịn cáy

Hồn lưỡi gà

22.

Khuân búa kó

Hồn cuống họng

23.

Khuân kốc kó

Hồn gốc cổ

24.

Khuân klộn

Hồn gáy

25.

Khuân lúk kó

Hồn xương cổ

26.

Khuân phái mít

Hồn má

27.

Khuân bá

Hồn vai

28.

Khuân lúk bá

Hồn xương vai

29.

Khuân ngóm đáy

Hồn bả vai

30.

Khuân đáy nọi

Hồn quai xanh

31.

Khuân khen

Hồn cánh tay

32.

Khuân lúk khen

Hồn xương tay

33.

Khuân hặc hẹ

Hồn nách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 35

Khuân khen xók

Hồn khuỷu tay

35.

Khuân ấc

Hồn ngực

36.

Khuân đúk ấc

Hồn xương ngực

37.

Khuân ấc ang

Hồn mỏ ác

38.

Khuân lúk ang

Hồn xương mỏ ác

39.

Khuân xảng

Hồn sườn

40.

Khuân lúc xảng

Hồn xương sườn

41.

Khuân puống nốm

Hồn bầu vú

42.

Khuân hua chau

Hồn quả tim

43.

Khuân hua kó

Hồn đầu cổ

44.

Khuân puống tắp

Hồn lá gan

45.

Khuân puống tau

Hồn dạ dày

46.

Khuân puống pót

Hồn lá phổi

47.

Khuân tắp lứm

Hồn lá lách

48.

Khuân xáy lăng

Hồn thận

49.

Khuân tọng nọi

Hồn bụng nhỏ

50.

Khuân mốc luông

Hồn bụng to

51.

Khuân xảy

Hồn ruột

52.

Khuân eo

Hồn lưng

53.

Khuân đúk lăng

Hồn sương sống

54.

Khuân đúk eo

Hồn xương eo

55.

Khuân kốm kôi

Hồn muông

56.

Khuân đúk kôi

Hồn xương chậu

57.

Khuân pỏng kanh

Hồn cẳng

58.

Khuân pỏng kha

Hồn đùi

59.

Khuân hua kháu

Hồn đầu gối

60.

Khuân knong

Hồn khoeo

61.

Khuân phá tin

Hồn bàn chân

62.

Khuân phá mứ

Hồn bàn tay

63.

Khuân nịu tin

Hồn ngón chân

64.

Khuân nịu mứ

Hồn ngón tay

65.

Khuân ong tin

Hồn lòng bàn chân

66.

Khuân ong mứ

Hồn lòng bàn tay

67.

Khuân khỏ mứ

Hồn đốt ngón chân

68.

Khuân khó

Hồn đốt ngón tay

69.

Khuân slăng mứ

Hồn mu bàn chân

70.

Khuân slăng mứ

Hồn mu bàn tay

71.

Khuân đuk kổn

Hồn xương cụt

72.

Khuân cổn

Hồn đít

34.

Khuân ngả ngộc xướng tô én

Hồn bướm

74.

Khuân ngả nghen xướng tô luống

Hồn chim

75.

Khuân đúk ko

Hồn xương ống

76.

Khuân đúk tó

Hồn khớp xương

77.

Khuân đệp mứ

Hồn móng chân

78.

Khuân đệp mứ

Hồn móng tay

79.

Khuân pai tin

Hồn đầu ngón chân

80.

Khuân pai mứ

Hồn đốt bàn tay

73.

PHỤ LỤC 8

TƯ LIỆU VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỒN VÍA NGƯỜI TRONG QUAN NIỆM TÂM LINH THÁI

Hồn vía trong đời sống Thái

Trong đời sống thường ngày, bất cứ ai đã từng sống ít lâu cùng người Thái đều sẽ cảm thấy một cách rõ ràng về sự hiển lộ của thực thể hồn vía. Nguyên cớ được nghĩ đến đầu tiên khi ai đó đau ốm là sự không còn toàn vẹn của hệ thống khuân. Những mối bất an xoay xung quanh trục trung tâm này, với mường tượng cụ thể về các nguy cơ: sợ khuân nào đó trong cơ thể rơi rụng do sợ hãi, giật mình, buồn tủi trước hoặc sau khi trải qua các biến cố hệ trọng trong đời (chẳng hạn, trước hoặc sau khi sinh nở với người phụ nữ, hoặc sau cái chết của một người thân trong gia đình); sợ khuân bị lạc lối (khi đi làm ăn xa, đi qua nhiều ngã ba ngã tư đường, đi rừng đi suối); sợ khuân mải chơi quên lối về (đi xa bị lạc hoặc đến nơi được ma tà yêu chiều hoặc nơi quá đẹp đẽ); sợ khuân bị ma ác bắt/ làm hại; sợ ma tổ tiên phạm điều húy kỵ với Then trên mường trời mà hại đến khuân con cháu;

sợ mắc lỗi với khuân bên ngoại (mà người tượng trưng là ông cậu - khuân/phi lúng ta311),

Các nguy cơ này với hồn đã được cố định rõ trong nhiều các văn bản cúng và lệ tục, cũng đồng thời được 'gia cố' qua các lễ cúng diễn ra thường ngày tại nhiều gia đình trong cộng đồng. Nhiều lời cúng nói tới quá trình mo đi tìm hồn vía bị lạc lối hoặc đi lang thang, bị bắt nhốt, giam cầm, và khi mo tìm kiếm, địu cõng được hồn vía về thì đều có lời Răn hồn. Mo yêu cầu: Ba mươi hồn đằng trước/ Năm mươi hồn đằng sau tụ tập nghe mo răn: Muốn sống lâu hồn ở với chủ/ Muốn thọ hồn ở với thân; Hồn bám chặt lấy thân; Hồn chớ ở theo mây/ Hồn không bay theo gió; Hồn chớ nghe lời ma/ Ma rủ đi chớ đi/ Hồn chớ nghe lời chim; Hồn tủi chớ vào rừng dâu/ Hồn sầu chớ vào rừng bấc/ Hồn sợ chớ chạy vào rừng tre (Hoàng Trần Nghịch 2014, tr.298-302). Luật bản lệ mường (hịt khoong) hiện còn được lưu giữ cũng cung cấp các ngữ liệu về sự tồn tại hiển nhiên và có tính độc lập của bộ phận hồn vía này, cũng như quy định những hình phạt cụ thể khi ai đó làm tổn hại tới hồn vía (khuân) của người khác. Luật Mường Mụak (Mai Sơn) quy định "Nếu tháo nước ruộng của người khác để ăn cắp, người tháo nước phải phạt một lạng bạc, kèm theo rượu, gà cúng vía cho chủ ruộng"; "Ai ăn cắp trâu, phải phạt 25 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, phải cúng vía cho chủ trâu 3 lạng bạc và trả lại trâu đã lấy"; "Trộm yêu với bác ruột còn con gái, nếu bắt được, phạt trai 25 lạng bạc, gái 25 lạng bạc, cả trai lẫn gái mỗi bên mất 3

lạng bạc, kèm theo rượu, lợn để cúng vía cho cả họ"; "Trộm yêu chị vợ còn con gái, nếu bắt được, phạt trai 25 lạng bạc, gái 25 lạng bạc, trai cúng vía cho lúng ta312" (Dẫn theo Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, 2012, lần lượt tại các trang 681, 694, 48).



311 Lúng ta: cậu - anh, em của mẹ.

312 Ý niệm về hồn vía ông cậu (phi lúng ta) liên quan đến thiết chế gia đình và bản mường Thái, với vai trò quan trọng của ông cậu (lúng ta), “thà bỏ chăn, chớ bỏ màn, thà bỏ anh em, chớ bỏ ông cậu” (chớ vàng xút, chí vang phà, vàng xia ải noọng, nhà vàng lúng ta), “Hồi còn nhỏ treo lưng mẹ khi chăn gà/ Đeo vai mẹ khi

chăn lợn/ Địu vai lúng ta vòi miếng ăn…” (Xống chụ xon xao) (xem thêm Cầm Trọng, 1987, tr.220; Vi Văn An,

2014, tr.295-296).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023