Bói Que Và Bói Úp Ngửa (Khuổm Hai) Bằng Thanh Tre, Đồng Xu 95334

PHỤ LỤC 2

TƯ LIỆU VỀ VỊ THẾ, UY QUYỀN VÀ NĂNG LỰC CỦA THẦY MO THÁI


1. Vùng Thái Thanh Nghệ còn lưu truyền câu chuyện về nghề mo. Thời ấy con người mắc nhiều bệnh tật nên cứ chết dần chết mòn. Bà nàng Một (tổ sư nghề Một) cùng hai người em trai đi lên mường Then trên cõi trời, báo với các Then và nhờ dạy các phép cứu chữa. Then đã truyền dạy các phép thuật chung cho cả ba chị em, nhưng khi đi về trần gian, do đường quá xa nên mỗi người chỉ nhớ được một đoạn. Chị cả do bản tính trời sinh rất chăm chỉ và thương người nên nhớ được nhiều nhất, vừa có thể hái lá, hái cỏ bốc thuốc chữa bệnh, cúng đuổi ma tà, lại vừa có thể khấn cầu, đi gặp các thần linh nhờ giúp đỡ tìm kiếm hồn vía người, gọi là bà Một. Người em trai thứ hai nhớ được các phép thuật đuổi các loại ma tà hung ác, dẫn được hồn vía người ốm đau trở về, gọi là mo mùn, mo môn. Người em trai thứ ba do quay về trần gian quá vội vàng, quên mất túi phép đựng đồ trên cõi trời, phải quay lại lấy nên xuống muộn. Về đến nơi, bệnh tật, ma mãnh đã bị đẩy lùi, chỉ còn hồn người chết vẫn lang thang khắp chốn nên đã nhận lấy phần dùng phép thuật đưa linh hồn người chết về với nơi trú ngụ của linh hồn tổ tiên trên trời (đẳm) và được gọi là mo phi. Do đó, lệ xưa quy định chỉ có bà Một đạt đến cấp độ cao nhất trong mường (Một mường) mới thực hiện được bài mo trong lễ cúng trời, cũng như có quyền phân chia địa bàn hành nghề cho các bà Một cấp bậc thấp hơn và hai nghề mo em (mo môn/mun, mo phi) (Địa chí huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, 2018, tr.775).

2. Trong lễ Xên bản xên mường, ở phần cúng Khốm khuông (đè, ép, trấn áp ma thiêng [khốm = đè, ép; khuông = thiêng, linh thiêng, phi khuông: ma thiêng]), thầy mo khẳng định vị thế và quyền uy của mình qua lời trấn áp: “Ộm… Ta đây là con út phi Then/ Ta đây con ở mường trời đến đuổi phi khuông đi/ Ộm… chân ta đạp đất đạp cỏ nứt 3 sải/ Chân ta đè chắc 4 góc trời/ Mồm ta há to ngậm trần gian/ Mười câu nói thiên hạ cùng chung ý với ta/ Trăm câu nói thiên hạ cùng chung lời với ta” (Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh, 2009, tr.27-28). Các bài bùa (quãm mằn, quãm muỗn) chữa bệnh cho người đau ốm thường có phần tự xưng "Mo ta là con út của trời (phi phạ), con quý của Then (phi Then) (…) Ông trời, ông Then bảo ta xuống" như sự khẳng định vị thế và quyền năng thiêng của mo trong việc trấn áp ma tà.

3. Mo khuân, “một trong những tác phẩm cổ, lớn và nổi tiếng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc”, được biểu hiện với hình thức thông qua “hành trình chiêu hồn cả trên trời lẫn dưới trần gian của Mo - người chủ văn hóa của mường” (Vương Trung, 1999, tr.5). Xuyên suốt tác phẩm là chuyến đi của mo trong các chốn tại mường trời và mường trần gian. Hành trình này của mo, một mặt, khắc họa sống động những hình dung của người Thái về các tầng bậc trong thế giới siêu nhiên của các phi, Then, về các bản mường dưới trần gian của người Thái, cùng một số địa danh của người Lào, người Kinh lân cận; mặt khác, còn cho thấy năng lực đặc biệt, vị thế chủ thể văn hóa tại cả hai mường của mo, khi mo có thể đưa hồn mình đi tới khắp nơi khắp chốn hòng tìm kiếm - ngoại giao - thương thuyết để chiêu hồn người về với trần gian, với sinh thể. Tại cõi siêu nhiên, mo và đội quân mo xuất hiện đầy uy thế "Mở cửa cho mo mường ta qua/ Mở cửa ván gỗ lồi cho mo mứn tôi vào

(…) Quân mo mường kéo vào lũ lượt/ Quân mo ta nườm nượp đi lên (…) Có lời, mo tôi sẽ thưa/ Có chuyện, mo tôi sẽ kể (…) Mo tôi đến chiêu hồn đầu họ xuống uống rượu/ Chiêu vía họ xuống mường dưới ăn trâu" (Vương Trung, 1999, tr.152-153); tường tận trong cách ứng xử với từng lực lượng siêu nhiên chốn mường trời "Then trên hãy thương mặt/ Chủ trời hãy thương hồn mo tôi/ Tạo chủ hồn trẻ và nàng chủ hồn trẻ/ Muốn thọ họ mới sắm mâm vía/ Muốn già lão họ mới sửa mâm hồn (…) Van lắm và xin nhiều Then hỡi" (Vương Trung, 1999, tr.157). Hành trình và ứng xử của mo đã cung cấp hình dung cụ thể về chủ thể văn hóa này, với sự thông thạo về nơi chốn (cả ở mường trời và mường người), vị thế chủ động trong thương thuyết, uy quyền trong đối thoại (với hệ thống phi, Then), sự am hiểu, biến hóa trong giao tế và thấu tình đạt lý trong mọi tình huống.

4. Sự kiêng kỵ, tự vệ và năng lực thiêng của mo một liên quan tới các hiện vật thiêng mà họ thường đựng trong một chiếc túi nhỏ - vật bất ly thân trong các lễ cúng. Mo, một có được các vật (được họ xem là thiêng) này có thể do được mo sư phụ truyền lại, nhưng thông thường, bùa hộ mệnh được họ chủ ý thu thập trong suốt quãng đời hành nghề. Hiện vật có thể rất đa dạng, đến từ nhiều cảnh huống khác nhau, với nhiều hình dạng và chất liệu không tương đồng nhưng đều chia sẻ một đặc điểm chung: sự xuất hiện khác thường. Sự khác thường này luôn được giải thích là do phi nó tìm cho (ý chỉ ma tổ sư trên hỉnh thờ tìm cho mình), nên luôn phải để nó cẩn thận, nuôi nó, cho ít tiền, ít gạo trong đó, và không phải ai cũng được xem. Khụt xanh có thể là tóc con ma rừng (chọng phi pá), một búi sợi dây màu đen cuốn tròn mà mỗi lần lấy ra khỏi túi, ông một Biêu (Thuận Châu) đều ồ lên sung sướng khi "nó lại to ra thêm một tí rồi". Có thể là một mẩu bằng đồng, gắn với câu chuyện phát hiện ra một tảng đồng hình con cá nặng đến một tạ bảy, về sau bị bên khảo cổ về mua với giá hai triệu, may mà lấy dao cậy được cái vẩy cá "phải giấu không họ về họ

xin mất, chắc là mình được trời nó cho"295. Bà một Song thì chỉ thường lấy 2 cái nanh con

lợn lòi, một mẩu xương hình thù kì dị trong túi thiêng ra cắm lên bát gạo, để trong điện thờ từ ngày 30 tết đến ngày mùng 6 là cất vào lại trong hộp. Bà bảo bà có nhiều đồ lắm nhưng đây là mấy thứ rất quý, của ông ngoại bà để lại, thiêng lắm, mấy ngày tết ma đi vắng là bà phải mang ra để giữ nhà296. Bà một ở Thuận Châu có một túi to, rất nặng, khi bà lấy ra, tôi

đếm thì có tới 23 hòn đá đủ các hình thù, chiếc rìu đồng nhỏ (khoản tông phạ), nanh con lợn lòi. Bà giới thiệu về từng hòn đá, kể về cách chúng tìm đến với bà, trong đó bà đặc biệt nâng niu hai viên đá đã lên nước đen bóng, rất giống nhau mà bà gọi là "ma pí then lôm", tức là móng chân con ngựa bay, "quý lắm". Lúc cất đồ vào túi, bà cẩn thận nhặt từng hạt gạo rơi bên dưới và mấy đồng bạc cho vào túi. Khi được hỏi bà có thường xuyên thay gạo

không, bà bảo "cuối năm thì làm thôi, nuôi nó cũng đơn giản thôi mà"297. Với bà một Lót

(Thuận Châu), bà phải xin phép phi trước khi mở túi cho tôi xem. Quả trứng dựng lên trong tay, "à, phi nó cho đấy, cứ xem cứ chụp thoải mái". Bà một En ở Thuận Châu có một túi thiêng treo trên gác thờ, chuyên mang theo khi đi cúng. Trong túi lại có nhiều túi con nhỏ, mỗi túi nhỏ chứa một số đồ khác nhau. Với bà En, thứ quan trọng nhất được bà gọi là khụt (bùa, vật báu) là tóc con ma rừng và một đồ bằng đá kiểu cái cối và chày ngườm vào


295 Trò chuyện với mo Tiến Quznh Nhai, 01/02/2020.

296 Trò chuyện với mo Song Mộc Châu, đợt tết âm lịch 2020, ngày 4/2/2020.

297 Trò chuyện với mo Xuyên Thuận Châu, 27/2/2019.

nhau, màu đen bóng và rất lạ mắt. Hai thứ này được bà để trong một cái túi nhỏ riêng, được 'chăm sóc', 'nuôi' bằng gần chục đồng tiền xu, "phải nuôi nó không thì nó sẽ bỏ mình nó đi"298.

5. Hiện tại, các thầy mo rất bận rộn. Họ đi cúng liên tục, không chỉ trong bản làng mình mà còn được đón đi cúng ở những nơi cách rất xa (có khi tới hàng trăm km). Nhưng lịch cúng thường không được báo trước sớm, và chính họ nhiều khi cũng không biết lịch cụ thể trong ngày mai của mình sẽ thế nào. Lịch đi xa có thể đã được thống nhất trước vài ngày hoặc cả tuần, cả tháng, nhưng những lịch cúng gần trong bản hoặc bản bên cạnh thì có khi rất đường đột. Nhưng nguyên tắc hành nghề phổ biến là, cứ có người nhờ là đi, không từ chối, và vì thế, mới có câu thành ngữ “hướn mỏ bi mí phả, ná mỏ bo mí hộ” (nhà

thầy mo không có vách, ruộng thầy mo không có rào)299. Ông mo Khặn tại Mộc Châu kể

về việc “đi cúng suốt, đi quanh năm, còn bận hơn cả đi làm nhà nước. Đi cúng hồn cúng vía vì nó ốm nó đau, đi cúng đầy tháng, cúng nhà mới… Nó cứ đón là đi thôi, không từ chối được300. Với bsà một Song: “Làm mo từ năm 12 tuổi, đến giờ đã 53 tuổi rồi. Ngày nào cũng bận, còn bao nhiêu chỗ phải cúng mà chưa đi được301. Và điều này cũng xảy ra tương tự với các mo, một khác. Hầu như các cuộc gặp gỡ tôi đều phải hẹn trước để chọn thời gian trống trong lịch trình của họ, hoặc có khi, cùng đi cúng với họ tại bất kì nơi nào mà chính tôi cũng thường được chỉ được báo trước một cách rất gấp gáp.


298 Tư liệu điền dã Púng Tra, Thuận Châu, 13/7/2018.

299 Nhà nghiên cứu Sầm Văn Bình có giải thích, câu nói này liên quan tới đặc thù nghề nghiệp của thầy mo,

ai đến gọi/ nhờ là phải đi cúng, không được từ chối, và vì thế, thầy mo không chủ động được thời gian, nên vách nhà, hàng rào ngăn trâu bò phá ruộng họ cũng không làm được. Nhưng diễn giải từ một phương diện khác còn cho thấy một thực tế “bất thành văn”: nhà thầy mo luôn mở rộng cửa, thầy mo không được phép từ chối bất kì ai khi họ cần. Điều này liên quan tới đặc thù nghề nghiệp của thầy mo, họ được xem/ tự xưng là con của Then, do Then giao trọng trách bảo vệ cuộc sống của con người.

300 Tư liệu phỏng vấn, ngày 24/3/2017.

301 Tư liệu phỏng vấn, ngày 2/3/2018.

PHỤ LỤC 3

LỜI VÀ THAO TÁC TRONG CÁC HÌNH THỨC BÓI THÁI

1. Bói áo

Trình tự khấn bói của thầy mo có thể được hình dung qua các bước: 1) Nói rõ tên chủ áo (Không cáo thì không biết mặt/ Không nói thì không biết tên/ Người chủ áo cần bói/ Tên là…); 2) Kể tình trạng gia chủ (Đang bị đau bị ốm/ Đêm nằm không yên giấc/ Không biết ma nào làm/ Không biết ma tà nào đòi ăn/ Đem áo đến nhờ mo tôi/ Bói cho ra ma nào làm); 3) Mo đánh thức vị thần hoặc ma chuyên giúp cho mình dậy để hỗ trợ việc bói (Dậy đi thần đoán tài, bói giỏi/ Dậy đi chủ bói thiêng/ Dậy đi chủ bói đúng/ Xuống bói áo người ốm/ Xuống đoán bệnh con nuôi/Ma nào làm cho/ Ma nào đòi ăn/ Cho áo nhẹ như lông/ Cho áo đu đưa như gió mạnh); 4) Bắt đầu kể tên các loại ma và quan sát áo. Thường, nếu hỏi đến ma nào mà áo khác thường, chẳng hạn áo đung đưa, mo sẽ dừng lại, "chốt phương án" và không bói nữa.

Các loại ma và vấn đề liên quan được thầy mo thường hỏi theo đúng trình tự: Mahồn ma vía (phi khuân): Hồn vía muốn được sống lâu với chủ, muốn được ở lâu cùng với thân chứ? Hay có người làm cho hồn không hài lòng? Hồn muốn ăn thịt gà to? Hồn muốn ăn cỗ lợn lớn?. Nếu áo không có bất kì thay đổi nào, mo chuyển lời sang Ma tổ tiên (phi hươn): Hay là, trong nhà có tổ tiên muốn ăn mâm cỗ to, uống chum rượu lớn với con cháu trong nhà? Áo đứng im, mo tiếp tục chuyển sang Ma bản ma mường (phi ban phi mướng): Ma cửa bản, ma cửa mường, ma cửa bến sông bến suối lắm cá, ma cánh đồng nhiều thóc nhiều gạo. Muốn ăn mâm gà to, muốn uống rượu nấu ngon, hay là muốn ăn cỗ lợn to bằng chuông bằng trống, uống rượu cần thơm ngon? Tiếp tục chuyển sang hỏi việc Hồn vía đilạc (Hịak khuân lông): Hồn lạc đất mường ma, hay bị bắt vào mường ma mường mãnh? Trời tối không tìm được lối ra, mặt trời lặn không tìm được lối về? Muốn người cầm nến cầm đuốc đến dẫn đến gọi về? Nếu không liên quan đến các vấn đề trên, mo sẽ hỏi tới việc liên quan đến các then trên mường trời. Đầu tiên là Thần vận hạn (then Khớ then Khắt): Thần vận hạn muốn ăn chó đực đen hay muốn ăn dê?; tiếp đó là Thần tính sổ sống sổ chết (Then tính sổ mướng bôn, then án hỗn mương lum): Then tính sổ trên mường trời, coi người dưới trần gian, muốn đến ăn dê đực có sừng?. Cuối cùng, mo bói hỏi về con Ma tìnhnhân cũ (phi chuông): Thần coi ma thất tình, muốn ăn dê chém tươi, muốn uống rượu cần thơm? Mo bói đúng con ma nào thì chủ áo sẽ phải làm lễ cho con ma đó, theo đúng thức ăn mà ma muốn ăn trong lời bói (phần dịch ra tiếng Việt dựa theo Hoàng Trần Nghịch [199]).

2. Bói trứng

Lời bói trứng trong Pưng quám tế:

Lời bói bằng trứng (Quám cứak sáy): Dậy đi! Dậy đi! Trứng gà trắng mắt vàng/ Trứng gà vàng mắt sáng. Dậy đi!/ Mẹ trứng nhỏ/ Dậy đi/ Họ hàng gà - Dậy đi/ Hồn ấu thơ ăn mía- xuống rút/ Hồn thuở nhỏ ăn trứng lòng đào - xuống gỡ/ Ma nào làm chỉ cho ra/ Ma nào làm, chỉ cho rõ/ Rõ trên lòng trứng vàng gà to/ Rõ trên lòng trứng đỏ, gà so mới đẻ/ Ma nhà thì ăn mắt/ Ma lang thang ăn sườn/ Ma chết đẻ, bà mẹ chết sinh con thì ăn hai chấm/ Ma bên ngoại, ăn ba chấm/ Ma thần đất ăn góc/ Bị chài ăn lỗ thủng/ Ma ở gốc cây đa/ Ma trên ngọn cây đề/ Ma dang tay cành si/ Ma chết khi

sinh đẻ/ Ma chết lúc sinh con/ Ma rừng ma rú/ Ma đầu nguồn cửa khe/ Ma dòng chảy giao nhau/ Ma cà rồng trong bản/ Cùng nhau đến ăn/ trứng gà vàng lòng đỏ/ Trứng gà so mới đẻ/ Ra theo ngón tay út/ Rút theo ngón tay chỏ/ Mồm ta thiêng, miệng ta cứng [199, tr.8-9).

3. Bói gạo, thóc

Bói gạo trong lễ cúng

Trong các lễ cúng luôn sẽ có một mâm cúng (pãn kãi) được đặt trước mặt thầy mo, với một hoặc hai bát gạo (thuổi kãi) đặt giữa mâm. Trên bát, một quả trứng sống đặt đứng, phần chóp nhọn hướng lên, có thể thêm nanh lợn lòi xếp khum khum bao quanh trứng hoặc chiếc vòng bạc cắm ngang hoặc lồng ngoài quả trứng. Việc bói kết hợp trứng - gạo trong lễ cúng thường diễn ra như sau: thầy mo hát xướng, cúng khấn, rồi để dò ý các phi, họ sẽ sử dụng một nhúm gạo rắc lên trên đầu nhọn quả trứng. Nếu các hạt gạo đậu lại nguyên vẹn, thầy mo sẽ đối chiếu với lời đã nói ra trước đó về việc chẵn lẻ và giao ước được xem như đã thực hiện. Thao tác rắc gạo lên trứng để bói có khi được lặp đi lặp lại hàng chục lần

trong lễ302.

Trong lễ cúng vào nghề của thầy mo mun tên Piêng tại Vân Hồ, ông mo sư phụ cúng đến đoạn mời ma hồn làm nghề (phi mun) về nhập trong lễ đã dùng hình thức bói gạo. Ma hồn này là ông chú ruột của anh Piêng, ông đã nhập vào anh suốt một năm nay và muốn anh phải theo nghề của mình. Khi còn sống, ông là một thầy mo dòng mo mun nổi tiếng trong vùng, với số lượng con nuôi (lụk liểng, những người được ông chữa khỏi bệnh) lên đến hơn 800 người. Thầy mo nhúm một ít gạo, hà hơi khấn rõ: mun về ăn mâm cỗ cúng để làm lễ chia bản chia mường (păn bản mương, nghi lễ vào nghề của thầy mo mun) cho anh Piêng, nếu đồng ý về thì đậu lại theo chẵn lẻ. Sau ba lần rắc gạo thì được, có 3 hạt gạo đậu nguyên vẹn trên chóp trứng - phi mun đã đồng ý. Và tầm chưa đầy một tiếng sau khi lễ cúng bắt đầu, anh Piêng đã thình thịch nhảy từ trong bếp ra nơi cúng (phía gian thờ bên quản), nhắm mắt nhảy quãng tầm gần chục mét giữa một căn nhà đầy ắp người ngồi xem và các đồ lễ cúng, không hề va phải ai hay cái gì. Mọi người dự lễ xôn xao và cười bảo, chắc phi nó chờ đợi cả năm nay, lâu quá rồi nên không chờ thêm được nữa.

Bói tìm đất dựng nhà

Theo mô tả của Đào Quang Tố [270, tr.24-27], người Thái đen họ Mè ở bản Tủm (Chiềng Khoi, Yên Châu) thực hiện cách bói thóc như sau: đào một cái hố vuông ở chính giữa gian vợ chồng chủ nhà ngủ (khoảng dài 30cm, sâu 40 cm), lấy một chiếc cọc bằng gỗ vuông (dài khoảng 40cm) đóng vào giữa hố. Người ngồi xin bói có thể là thầy mo hoặc chú bác, anh hoặc chính chủ nhà. Chọn 4 hạt thóc tốt, tròn mẩy, không sứt hoặc bong tróc vỏ, đặt lên bốn cạnh cọc, hoặc dùng tay tách vỏ trấu ra lành lặn rồi đặt phần cuống hạt thóc vào phía cọc theo quy ước: Hướng người ngồi - người trong nhà khỏe mạnh, sinh sôi; Hướng đối diện người - của cải giàu có; Hướng bên trái - chăn nuôi tốt; Hướng bên phải - mùa màng tốt.



302 Trong lễ xên chuông (cúng ma tình yêu), lời cúng có câu "Mo bói gạo trên trứng lấy đôi/ Được đôi rồi tiếp theo lấy lẻ/ Bói gạo, bói hai lần mới chắc/ Đoán gạo, đoán hai lần mới tin/ Như nhấc dây cân, lấy bạc",

được thầy mo hát lặp đi lặp lại cùng thao tác bói gạo trên trứng (Cà Chung, 2019, tr.75).

Sau khi đã chuẩn bị xong, người xin khấn, đại ý: Tôi xin thần đất (phi đin) cho tôi được ở đây, nếu được thần cho hạt thóc giữ nguyên vị trí cũ, nếu không xin hãy mách bảo. Khấn xong lấy hòn đá đậy hố lại, không để con vật gì bới lên. Sau khoảng một vài giờ (có nơi để qua 3 ngày) mở ra xem - kiểm tra sự xê dịch của hạt thóc, tìm ý của phi đin. Nếu hạt thóc không xê dịch, giữ nguyên vị trí như ban đầu là mọi thứ rất tốt; còn nếu sai lệch vị trí là không tốt. Trường hợp không tốt, gia chủ phải xê dịch nền nhà, đào hố khác xin cho đến khi nào tốt mới thôi. Nguyên văn bài khấn khi bói như sau:

Chúng tôi không có nhà ở/ Muốn có nhà phải xin với thần đất, với trời/ Chỉ dựng ở đất có thần đất cho/ Xin với thần cho dựng nhà nơi này/ Người thì khỏe mạnh sinh sôi/ Làm ăn có của ăn của để/ Gia súc ngày càng thêm nhiều/ Gạo thóc chảy về với chủ/ Xin thần đất cho tôi yên lòng mà ở, làm ăn được của được cải/ Để tôi thờ mẹ thờ cha

(Khỏi ní, bồ mi hươn du/ Dạc mi hươn du, khó phải xó ca phi đin ca phá/ Chăng chỉ tắng ca đin nằng phi đin/ Xó ca xú, hở phú tẳng hươn du bon ní/ Khôn chăng chỉ mánh đả/ Hệt kin mi xường kin xường váy/ Tô liếng chăng mứ chăng đả/ Khẩu nắn láy ma chẩu ma nghia/ Xó ca phi đin hở phú mi châu hệt kin khóng đả/ Hở phú xờ ải xò êm).

Người Thái đen ở thị trấn Thuận Châu cũng sử dụng thóc để bói xem chỗ ở tốt lành hay không bằng cách đào đất đặt hạt thóc như vậy, tuy hình thức có chút khác biệt. Bác Phương (Thuận Châu) cho vợ chồng cô con gái út ngôi nhà sàn mà hai vợ chồng bác ở đã hơn 30 năm, mua một mảnh đất ở cách đó chừng hơn 1km. Trước khi dựng nhà mới vào năm 2019, muốn "kiểm tra xem đất mới thế nào", bác thực hiện như sau: đào một hố sâu khoảng 40cm, lấy một miếng ván nhỏ có cắm cọc ở giữa (để tiện cho việc nhấc ván lên và đặt xuống), xếp 5 hạt thóc (có nhà thì xếp 3 hạt, nhưng luôn dùng số lượng thóc lẻ, không dùng số chẵn) theo cùng một chiều đầu nhọn đuôi tròn trên ván rồi đặt xuống đáy hố, lấy miếng ván khác đậy kín miệng hố. Bác đào 3 cái hố như vậy, ở 2 đầu nhà và ở giữa nền, chỗ hai vợ chồng bác (dự định) nằm. Chôn thóc từ lúc trời gần tối, đến 5h sáng hôm sau thì mở ra xem. Tốt quá, hạt thóc vẫn nằm nguyên. Thế là cứ theo như vậy để dựng nhà thôi, không lo lắng gì cả. Bác còn bảo, nếu hạt thóc quay ngang hoặc ngược chiều nhau thì đất không tốt, bác phải làm lại nền cho chắc chắn mới dựng nhà được. Trước đây, nếu hạt thóc xê dịch thì tức là đất không tốt, phải tìm đất dựng nhà nơi khác đấy, nhưng giờ đất chật người đông, cũng không có nhiều lựa chọn nên nếu không tốt thì bác sẽ gọi thợ đến kiểm tra lại nền đất để làm cho chắc chắn hơn (Tư liệu điền dã, Thuận Châu 7/ 2019).

Các mô tả của Lò Vũ Vân (2011), Vương Trung (2012) cũng cho thấy các hình thức bói thóc tương tự nhằm kiểm tra đất ở. Thóc có thể được đặt trên ván, trên cọc gỗ, hoặc rải thẳng vào trong lòng các hố, mỗi hố chừng 10 hạt, lấy bát úp lại thật kín (kiến cũng không lọt vào được), để qua đêm, sáng hôm sau dậy sớm đi kiểm tra từng hố. Nếu hạt thóc nguyên vẹn vị trí cũ, không di chuyển xô lệch hay dồn lại giữa đáy hố, bát không đậu các hạt nước to thì là điều tốt, còn nếu ngược lại thì cần phải tìm chỗ ở khác.

4. Bói que và bói úp ngửa (khuổm hai) bằng thanh tre, đồng xu

Bói úp ngửa bằng thanh tre

Về hình thức bói sử dụng thanh tre để xem úp ngửa (mậy khuổm hai), có thể hình dung qua những mô tả trong lễ xên bản xên mường như sau: tay thầy mo cầm hai thanh tre úp ngửa dài khoảng 12 cm, bói mời thần linh lên ngồi mâm nhận lễ (mỗi vị có một mâm lễ

riêng). Khi mo xướng mời vị thần nào lên ngồi mâm nhận lễ thì tung hai thanh tre lên. Nếu hai thanh rơi xuống cùng úp hay cùng ngửa là thần đó chưa nhận lễ. Mo phải tiếp tục xướng mời và tung đến khi nào được một úp một ngửa mới thôi, tức là lúc đó thần linh đã chấp thuận. Lời cúng thể hiện rõ ý nghĩa của hành động bói: “Xin mời xin mời/ Phận nhỏ tôi xin mời/ Xin mời cụ Then già/ Xin mời ông Then Luông/ Mời ông lên ngồi chiếu kẻ dọc/ Lên ngồi cót kẻ ngang [Tung hai thanh tre]/ Xin que úp ngửa với ông/ Nếu lên rồi cho một que úp một que ngửa” [Nếu chưa được úp ngửa thì tiếp tục xin] Mời ông lên ngồi chiếu kẻ dọc/ Lên ngồi cót kẻ ngang/ Lên ngồi nhà thiêng mường bản tế lễ/ Xin que úp ngửa với ông/ Ông lên rồi cho một que úp một que ngửa". Nếu được úp ngửa rồi thì nói một câu: Ơn ông” (Dẫn theo Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh, 2009, tr.48, tr.219).

Thầy mo Hiễn (thành phố Sơn La) kể, thầy mo sư phụ của ông thường sử dụng hình thức bói thanh tre trong những lễ cúng mà người ốm ở tình trạng thập tử nhất sinh, vô phương cứu chữa, chẳng hạn như khi bị con ma hứng vợt quăng chài (phi cang tsa, đa tsói) bắt hồn bắt vía. Lễ này, nếu không phải thầy một lao (dòng mo một, thầy cúng nam, bà mo dòng này gọi là một nhinh) thì không dám nhận cúng, vì người bệnh không khỏi mà có khi còn làm hại chính mình vì phép thuật không đủ cao tay. Trước khi làm lễ, dù chuẩn bị hết đồ lễ rồi nhưng vẫn bói, dựa vào kết quả để xem có làm lễ hay không. Nếu khi gieo xuống mà hai mảnh tre cùng ngửa thì sẽ khó khỏi, ốm dai dẳng đến lúc chết; còn một sấp một ngửa thì chắc chắn khỏi; trường hợp cả hai mảnh cùng sấp thì thôi, xong, không còn hy vọng gì cho người bệnh và cũng không cần làm lễ nữa. Kiểu bói để nắm bắt tình hình của bệnh nhân như thế này cũng được thầy một làm trong lễ cúng ma tình yêu (xên chuông), với thao tác ném bát (xiễng thuổi) qua xà nhà xem lành vỡ, sứt mẻ ra sao. Nếu bát lành lặn không vỡ tức là lễ cúng tốt lành, người bệnh sẽ khỏe lại; còn nếu bát nằm úp, sứt mẻ thì sẽ còn ốm lâu khỏi. Trong trường hợp bát vỡ thì nhiều khả năng người bệnh sẽ chết (xem thêm Cà Chung, 2019, tr.171-172).


Que bói

Trong lễ cúng hồn vía đi lạc (Hịak khuân lông) cho bà chủ nhà của một gia đình người Thái đen Thuận Châu, bà một (tầm 70 tuổi) ngồi trên ghế mây hát xướng, thỉnh thoảng tay vê một nắm que dài chừng chiếc đũa ăn. Thao tác lặp đi lặp lại trong suốt lễ cúng, đặc biệt sau những đoạn bà đi đến các nơi tìm kiếm hồn vía người. Hết một chặng gom hồn địu vía, bà lại lấy ra một nắm que bói, lấy kiểu ngẫu nhiên, rồi tay bà lần đếm. Chưa được, bà lại hát xin tiếp, đến khi được mới thôi. Rồi tiếp đó là đoạn nhập hồn vía vào người, vừa hát vừa dùng que đếm "Vía tốt nhập vào thân/ Vía thiêng nhập vào người/ Được chẵn rồi số lẻ lại về/ Được lẻ rồi số chẵn lại đến", được thì bà dừng, chưa được lại đếm.

Ống bói là một đoạn nứa già đã lên nước bóng loáng, màu sẫm, rỗng bên trong. 24 que bói, dài ngắn không hoàn toàn đều nhau nhưng chênh lệch không nhiều, tất cả đều nhẵn bóng, sờ mát lạnh, cho thấy gia chủ đã sử dụng rất nhiều và lâu năm. Lẫn giữa những que bằng tre nứa là các que có đầu nhọn, được bà một cho biết đó là lông nhím, "quý lắm".

PHỤ LỤC 4

TÊN CÁC LOẠI PHI TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH THÁI


1

Phi phạ, phi

Ma trên trời

25

Phi póp

Ma làm đau


then303




bụng

2

Phi đen, phi nhả

Ma đất, ma cỏ

26

Phi póp đíp

Ma đau bụng






khan

3

Phi nặm, phi ta

Ma nước, ma sông

27

Phi póp đók

Ma tiêu chảy

4

Phi ngựak,

Ma thuồng luồng

28

Phi póp đanh

Ma đau bụng ra


phi ngú

Ma rắn



máu

5

Phi pá, phi pú

Ma rừng, ma núi

29

Phi phông

Ma cà rồng

6

Phi fua ka đao ví

Ma trăng sao

30

Phi sa ngạn

Ma cà rồng

7

Phi pháy pạ

Ma lửa trời

31

Phi khuông

Ma cửa khe,






chân núi

8

Phi bản

Ma bản

32

Phi luông

Ma to ở rừng

9

Phi mướng

Ma mường

33

Phi khọk

Ma hạn

10

Phi bu sá

Ma giữ mường

34

Phi khớ

Ma vận hạn

11

Phi lắc bản

Ma cột bản

35

Phi khớ ma

Ma vận hạn






cúng chó

12

Phi lắc mướng

Ma cột mường

36

Phi khớ bẻ

Ma vận hạn






cúng dê

13

Phi lắc mặn

Ma cột trụ mường

37

Phi kẻ

Ma cởi, ma giải

14

Phi tu sửa

Ma cửa ngõ

38

Phi kẻ

Ma giải hạn nhà



mường


khọk hướn


15

Phi tu nặm, tu ta

Ma cửa sông, cửa

39

Phi kẻ

Ma giải hạn bản



suối


khọk ban


16

Phi đông xên

Ma rừng cúng

40

Phi kẻ

Ma giải hạn





khọk mướng

mướng

17

Phi đông cắm

Ma rừng cấm

41

Phi kẻ

Ma giải hạn





khọk kính

người

18

Phi pá heo

Ma rừng ma

42

Phi kẻ

Ma giải hạn trẻ





khọk cướt

con

19

Phi đẳm

Ma nhà

43

Phi pốt

Ma tháo gỡ


phi hướn

ma tổ tiên ở nhà




20

Phi đẳm, phi cha

Ma tổ tiên ở rừng

44

Phi sôi

Ma bắt tội



ma




21

Phi đẳm chuống

Ma tổ tiên ở không

45

Phi choi sội

Ma giảm tội


kang

trung




22

Phi đẳm đoi

Ma tổ tiên ở

46

Phi tháy

Ma chuộc tội



mường trời




23

Phi hướn ho

Ma tổ tiên ở nhà

47

Phi hàng ken

Ma ghen ghét



nhỏ




24

Phi tạy

Ma tổ tiên phụ

48

Phi ha khỏi

Ma đòi tôi tớ



trách nhân khẩu






đàn ông




49

Phi một

Ma tổ tiên làm

73

Phi bảu

Ma đúc khuân



nghề thầy cúng,






bảo vệ hồn vía




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 32



303 Các Then cũng có tên riêng, tùy theo từng chức năng trên mường Trời.


người




50

Phi một liệng

Ma tổ tiên phụ

74

Phi panh bảu

Ma chữa khuân



trách an ninh



đúc hồn

51

Phi một lao

Ma thầy cúng đàn

75

Phi pín bảu

Ma xoay khuân



ông



đúc hồn

52

Phi một nhinh

Ma thầy cúng đàn

76

Phi mun bảu

Ma kê khuân





đúc hồn

53

Phi mốn

Ma bùa, chài

77

Phi bun

Ma phúc lành

54

Phi dượng

Ma bói áo

78

Phi kó tén

Ma tăng tiến

55

Phi mó

Ma bói quẻ

79

phi chuông

Ma người tình

56

Phi phún

Ma cúng

80

Phi chuông

Ma người tình





luông

đến quấy nhiễu

57

Phi tế

Ma tế

81

Phi ha phi

Ma dịch, ma toi





héo


58

Phi nang đổng

Ma lên đồng

82

Phi ha hua

Ma dịch đầu


nang tau



mướng

mường

59

Phi khuân

Ma hồn

83

Phi ha lả nàm

Ma dịch cuối






sông suối

60

Phi khuân đông

Ma hồn lạc

84

Phi ha kang

Ma lang thang





tông

giữa đồng

61

Phi khuân chiệt

Ma hồn bực

85

Phi tai dák

Ma chết đói

62

Phi khuân on

Ma hồn buồn

86

Phi tai

Ma người chết

63

Phi khuân phụng

Ma hồn loạn

87

Phi tai phảu

Ma giữ hũ





hay lick

xương

64

Phi khuân khỉ lủng

Ma hồn sợ hãi

88

Phi pái

Ma đàn bà chết






khi sinh đẻ

65

Phi khuân hay

Ma hồn nương

89

Phi pái đók

Ma đàn bà chết






có con trong






bụng

66

Phi khuân ná

Ma hồn ruộng

90

Phi pái đanh

Ma đàn bà chết






bị băng huyết

67

Phi khuân quái

Ma hồn trâu

91

Phi pái đíp

Ma đàn bà chôn






sống

68

Phi khuân ú

Ma hồn nôi

92

Phi cướt

Ma trẻ con chết

69

Phi khuân đa

Ma hồn địu

93

Phi cướt ón

Ma trẻ con chết






non

70

Phi khuân sứa

Ma hồn đệm

94

Phi cướt đanh

Ma trẻ con chết






còn đỏ hỏn

71

Phi khuân phá

Ma hồn chăn

95

Phi cướt kán

Ma trẻ con chết





kóng

khiêng đòn võng

72

Phi hính, phi háng

Ma cản trở

96

Phi cướt

Ma người trung





thóng hướn

niên chết

97

Phi hướn hộc,

Ma nhà bỏ, nhà

111

Phi khửn sửa

ma khất cúng


hướn hang

trống




98

Phi bản hộc, bản

Ma bản bỏ, bản

112

Phi khửn

Ma người chết


hựa

hoang


hươn

nhập tổ tiên

99

Phi đông kín

Ma âm phủ

113

Phi sảy, phi

Ma ốm, ma rét





nao


100

Phi gia bôm gia

Ma bà già

114

Phi sảy ba

Ma ốm trẻ con


bái





Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí