Lời Ma Thuật Và Sự Chuyển Dịch Không Gian, Thời Gian

PHỤ LỤC 11

LỜI TRONG MỘT SỐ HÀNH VI, NGHI LỄ MA THUẬT THÁI


1. Lời ma thuật và sự chuyển dịch không gian, thời gian

Lời: phương tiện chuyển dịch các không gian

- Vượt qua các không gian tâm linh:

Trong lễ Xên chuông (cúng ma tình yêu), ở đầu cuộc lễ, một xuất hồn tới mường một (mường riêng của thầy mo một), đánh thức đội quân hồn hỗ trợ326 ngụ tại các nơi dậy, kể chuyện khó khăn của chủ áo chủ cúng và lời nhờ cậy của họ với mo và đội quân mo327 - thết đội quân hồn ăn uống no nê rồi lên đường. Để giải quyết vấn đề của chủ áo "Thường xuyên hay ốm đau/ Sầu muộn không nguôi ngoai/ Chóng mặt tựa sa quay/ Đầu đau như búa bổ/ Ăn cơm không ngon miệng/ Ngủ đêm không yên giấc/ Chợp mắt thấy hồn người tình", đội quân dũng mãnh đi tới các nơi thương lượng - lùng tìm - chuộc hồn chủ áo về với thân.

Bằng lời, mo và đội quân hồn đi qua: Đẳm tổ tiên trong nhà (kuông hưỡn) - Thần coi cửa bản cửa mường (phi tu xửa) - Đẳm rừng ma (đẳm pá cha), đẳm tổ tiên nơi không trung (chuống cộp chuống kang), đẳm tổ tiên đất mường trời (đẳm đoi) - Đến mường bà mụ Bảu nàng Ngần đúc khuân hồn, tới Then trông coi sự sống của người ở trần gian (mưỡng me bảu me Nãng, Then bớng đù cỗn nẳng mưỡng lum) - Đi lên Then trông coi/ gieo vận hạn (Then khớ), trình bày - thương lượng với phi chuông, với Then, mời ăn, mời uống rượu cần

- Lấy của chuộc hồn bằng vải vóc, vòng tay vòng cổ, tiền các loại (tiền vòng Thái và tiền giấy), dê lớn sừng dài; giao bè khọk bè hạn với hình nặn dê, bò, phễu nước bọt, móng tay móng chân tóc rối chủ áo - Thỏa thuận việc thả hồn chủ áo với Then "Lấy của rồi thả hồn ra/ Lấy hồn rồi về với chủ/ Xin bỏ dây trói buộc/ Tháo gông nặng, cùm dài/ Thả hồn ra khỏi khám" - Mời Then ăn uống tiếp để các Then đều hài lòng, rồi có lời dặn trước khi về "Chín năm chớ đòi ăn/ Mười năm không đòi cỗ" - Xuống khỏi đất Then khớ, dừng nơi "ba mươi ngả đường châu, sáu mươi ngả đường tụ", chuyện trò riêng với hồn người tình (phi chuông) của chủ cúng chủ áo, dùng lời và dùng đồ lễ (dê, mâm lễ với vải vóc, tiền, khăn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

326 Đội quân này vẫn được dịch ra tiếng Kinh là 'âm binh', nhưng khái niệm này không thực sự chuẩn xác. Nguyên văn câu mà mo sử dụng là "Lã khuồn hùa koàn mường hà chạu" (câu này được tác giả Cà Chung dịch là "Mũ đội đầu chiêu tập âm binh", [37, tr.22]. Nhưng từ chạu ở đây nghĩa đen trong tiếng Thái là 1. Sai, khiến (đi làm việc gì đó). 2. Phụ việc (phục dịch hoặc tôi tớ làm gì đó). Có thể hiểu đây là đội quân hồn được mo sai khiến, cùng mo đi đến các nơi, hỗ trợ mo làm các việc. Lời mo trong ứng xử với đội quân hồn này cũng cho thấy quyền năng và vị thế của mo trong việc "toàn quyền sử dụng" đội quân vào mọi việc trong các lễ; sự răm rắp tuân thủ lời mo trong các bối cảnh (đi lùng tìm hồn, bảo vệ hồn, không động chạm đến bất kì thứ gì tại các nơi đến); đồng thời mo luôn phải đảm bảo rằng, đội quân này được ăn uống trước khi vào việc, được tắm gội sạch sẽ và được thết đãi, được gia chủ và chính mo cảm tạ sau khi hoàn thành các công việc được giao. Các lễ cúng Thái vì lẽ đó, luôn có một mâm cúng riêng dành cho đội quân này của mo, với bát gạo có quả trứng và vòng bạc nằm ở trung tâm của mâm lễ.

327 Chủ áo "Không muốn ngã mới chạy nương voi/ Không muốn chết mới xin tựa rồng/ Muốn qua khỏi vận

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 38

hạn/ Mới nhờ quân ta cứu vớt/ Họ đem trầu cau tới tận nhà/ Van quân ta diệt ma tà/ Tìm cho được hồn về với chủ" [37, tr.26].

piêu, tóc rối) để thương lượng với phi chuông (nộp chuông tháy khuần) "Nay chủ cúng có

mâm cơm tiễn ma tình yêu/ Có mâm lễ tiễn hồn người tình thuở trước".

Vào lúc này, diễn ra sự thay đổi về không gian thực của lễ cúng - người nhà đưa người ốm xuống sân (mang theo sợi dây khớ vận hạn), mo một và mo sáo () cúng dưới sân, làm lễ chém con dê thật tại sân… (Lời dịch trong lễ cúng dẫn theo tác giả Cà Chung [37]).

- Vượt qua các không gian thực tại mường người:

Trong lễ tiễn hồn tại đám tang ông Hà Phế ở Mộc Châu, theo lời mo, hồn anh con rể gốc (khươi cốc) lang thang đi qua các nơi tại cả mường Thái, sang đất mường Lào để tìm mua bò cho ma hồn bố vợ. Các địa danh cụ thể được anh đi qua: xuống Mộc Châu - đi Mường Khoang Mường Men - lên thuyền qua sông Đà - sang đất Phù Yên - đi Chiềng Khương sông Mã - đến mường Xoan, qua mường ngoài trên đất Lào, qua các chợ, tìm mua được bò - Đưa về, qua hết dốc này lại xuống dốc kia đến Mường Sằm (đất Lào) - về Mường Dùa (sông Mã), qua đồn Pa Háng - về đến bản Vặt, về bản Nà Lùn. Hành trình dài này được mo hát kể trong quãng thời gian từ 0h20 đến 1h10 phút sáng, tức trong khoảng 50 phút (Tư liệu điền dã Mộc Châu, 21/12/2017).

Lời: phương tiện chuyển dịch thời gian

Trong lễ cúng ma tình yêu phi chuông, tại thời điểm quan trọng nhất của lễ, khi người nhà đưa người ốm xuống (mang theo sợi dây khớ vận hạn) để mo một và mo sáo () cúng dưới sân, làm lễ chém con dê thật - một trường đoạn lời đi kèm các thao tác được thực hiện nhằm: đưa lễ vật - thương lượng với phi chuông - chém dê giao nộp - chuộc hồn

vía người ốm (nộp chuông tháy328 khuần). Trường đoạn này thường phải diễn ra trong đêm

- thời điểm được xem là phù hợp với cuộc gặp gỡ trực tiếp với phi chuông - và một màn quay ngược thời gian ngoạn mục được một tiến hành, với lời cúng hát xướng theo giọng giao duyên trong tiếng sáo gợi tình "Đôi ta thương nhau từ những năm trước/ Ta yêu nhau từ những năm xưa/ Từ thời tra nương bông". Thời gian thực tại như ngừng lại, đưa người dự lễ trở về lại những năm tháng tuổi trẻ của tình duyên đôi lứa, của thời trai đi chọc sàn, gái tâm tình trong đêm trăng. Màn hát xướng giao duyên đi kèm bói gạo trên trứng để dò ý phi chuông được mo thực hiện song hành, và có những lễ, mo phải hát đi hát lại, mang hết

cả vốn liếng lời hát xướng giao duyên ra để 'đấu' với phi, đến khi nó đồng ý mới được dừng329. Khi được hỏi về màn lễ sống lại cuộc tình thời trẻ này cho phi, ông mo Hiễn (thành phố Sơn La) nói, "phi cũng như người, nó vẫn nhớ về mối tình dang dở, nên hát xướng kể lại chuyện cũ cũng là để cho phi nó thỏa mãn mà buông tha cho hồn vía mình"

(Tư liệu điền dã 6/2018).


328 Tháy nghĩa đen trong tiếng Thái là 'chuộc'.

329 Ông mo Biêu (Thuận Châu) kể, trong một lần cúng phi chuông, con phi cứ đòi ông hát mãi mà không chịu

rời đi, may mà thời trẻ ông hát giao duyên rất nhiều nên mới có đủ vốn mà đấu với nó. Còn mo Hiễn (thành phố Sơn La) bảo, đấu với phi chuông mà mình dừng trước, hát chưa đủ thì mình thua nó (con phi chuông), và chủ áo mình cúng sẽ gặp nguy hiểm, chỉ có chờ mà chết thôi (Tư liệu điền dã 6/2018).

Các tiết đoạn thời gian trong cuộc đời của một con người cũng được tái hiện lại thông qua trường đoạn Lời ở phần Táy ón óc (Kể chuyện đời người) trong tang ma. Không gian tang lễ trong ngôi nhà sàn được 'sử thi hóa', với lời hát xướng của mo phi (mo tiễn hồn) quay ngược lại thời gian, kể lại chuyện mẹ của người chết khi mang thai đi rừng thèm ăn rau chua - rồi quá trình sinh nở, nuôi nấng, chăm sóc người chết; quá trình người chết lớn lên như thế nào, biết làm ruộng kiếm cá, biết đan lát, dệt vải ra sao, tìm vợ tìm chồng, dựng nhà dựng cửa, có con có cháu… Cuộc đời của một con người, từ khi còn trong bụng mẹ đến khi chết đi, với bao sự kiện và biến cố, trạng thái và cảm xúc, được tái hiện lại thông qua thế giới của lời.

2. Đa giọng điệu và sự lặp lại của Lời

Đa giọng điệu

Trong các bài cúng, phần mo giao tiếp với các chủ mường tâm linh về một vấn đề cụ thể nào đó của cá nhân, gia đình hay bản mường, giọng và lời thương thuyết/ thương lượng/ giao ước thường được mo sử dụng. Mo là chủ thể thương thuyết, đối thoại và thuyết phục các đối tượng cần hướng tới (các phi). Tuy nhiên, với từng loại phi, cách thương thuyết có khác biệt.

Với phi đẳm tổ tiên: "Về báo ma nhà, ma đẳm/ Báo ma tổ ma ông/ Đẳm đừng bàn lời nặng/ Đừng nói lời dầy/ Làm lòng rộng như hồi còn sống/ Lòng kiểu như hồi còn (là) người/ Đừng làm cho con của người đương sống/ Đừng ghét cháu người đương ăn đương ở/ Đẳm thả con - người quý/ Thả cháu người thương/ Về với nhà với cửa/ Đừng chia khớ cho cháu/ Đừng chia khan cho con nhé (…) Đừng bàn lời dầy/ Đừng nói lời nặng gì nhé/ Hãy tốt lòng như khi còn sống/ Rộng lòng như khi còn là người nhé [121, tr.54].

Với phi hươn: "Khấn mời xong vải vóc sẽ mang trả lại cho gia chủ/ Áo gấm sẽ trao lại cho thân người/ Đừng bắt bẻ lắm điều/ Đừng quấy quả người làm mo/ Đừng làm hại cho chủ áo/ Quấy quả con cháu, con cháu sẽ không dâng thờ/ Làm hại mo mo sẽ không khấn mời/ Đừng cố chấp, bắt bẻ lắm điều nhé" [206, tr.133].

Với Then Luông: "Ăn xong lấy thần ở dưới giúp sức/ Then trên trời che chở330/ Che

chở tạo chủ áo/ Che chở dân trong bản trong mường/ Che chở cả lũ trẻ đang lớn/ Chr chở cả người nhỏ mới sinh (…) Cho tốt đẹp cả bản/ Cho tốt lành cả mường". Với Then Thóng và các Then khác: "Ăn rồi lấy rồi, cơm ăn xong nhớ kĩ/ Canh ăn xong tạc dạ/ Đừng cố chấp nhắc lại việc cũ/ Đừng trách người làm mo/ Đừng hại ông chủ áo/ Ăn rồi lấy rồi nhé/ Hãy về nơi ông ở nhé (…) Ăn rồi hãy về chốn ông nằm/ Về nơi ông ở" [59, tr.224-225].

Với thần thuống luồng, rắn rết, thần cổng bản cổng mường: Ăn xong phải nghe lời/ Ăn no phải thuần tính/ Bảo thần ăn, thần ăn/ Ăn xong phù hộ cho chủ áo (…) ăn xong đóng cổng bến cho chặt/ Chèn cổng mường cho chắc/ Đừng để ma Ha xấu lọt qua/ Đừng để ma póp bẩn lọt vào (…) Đừng trách người làm mo/ Đừng phiền ông chủ áo" (Lò Văn Lả, 2013, tr.382-383-384).



330 Từ trong tiếng Thái: khũa (chăm sóc), khum khuôm (tiếng Thái Phù Yên = che chở).

Với các ma dữ (phi hại), lời thương thuyết rất cứng rắn: Ma pái ăn rồi ma pái đi/ Ma ha ăn xong ma ha biến/ Ma cuối nguồn hãy trở về cuối nguồn nhanh nhanh/ Ma đầu mường hãy trở về đầu mường mau lẹ/ Đừng phiền người làm mo/ Đừng hại ông chủ áo (hát xong còn ném miếng thịt miếng xôi lên phía trên, rồi ném tiếp xuống phía dưới).

Trong lễ cúng với con ma người tình, thầy một đổi giọng và lời tùy theo tình thế và tình hình diễn ra trong lễ (nắm bắt thông qua việc bói). Khi thì hát xướng theo giọng giao duyên trong tiếng sáo thổi du dương, với lời hát kể lại chuyện tình xưa và mối duyên đã dứt "Tình ta phai theo mưa/ Nguội lạnh theo gió/ Nay chẳng còn gì vấn vương/ Nay em đã gánh nước lên nhà người khác/ Đã trở thành vợ thương vợ yêu của người khác/ Chẳng còn nơi để anh nhớ/ Không còn chỗ cho anh thương/ Ta bỏ nhau như hái trái dưa/ Chẳng còn gì luyến tiếc/ Như người buôn bỏ lều trú tạm/ Chẳng còn gì nhớ thương (…) Lời nói đã hết lẽ/ Nay ta rẽ nhau như sông chia nhánh/ Mỗi người đi một ngả/ Mày trở về mường trời/ Hồn tao trở về nhà với chủ/ Mày đi đi". Nếu bói thấy phi chuông chưa chịu, lời hát xướng của một đổi thành lời quyền uy "Rùa mu cứng cũng nghe lời ta/ Rắn nằm vòng cũng nghe lời ta/ Nhái lưng vằn cũng nghe lời ta/ Ốc đít xoáy cũng nghe lời ta/ Tại sao mày còn lưỡng lự/ Có gì băn khoăn/ Chủ áo ta ghét mày như ghét giun/ Tởm mày như giòi bọ/ Sợ mày như rắn trăn/ Còn chần chừ gì nữa/ Mày về đi! Lên mường Bôn/ Chọn lấy gái mường Bôn làm bạn/ Gái mường trời làm người yêu/ Hãy nghe lời mo lớn ra răn/ Nghe lời phìa lao ta dặn". Sau khi bói và thấy được như ý, tức hồn ma nhận quay lại mường trời, một cẩn thận làm nghi thức giao ước chính thức "Hãy cùng nhau cắt cổ gà lấy máu/ Ta cùng nhau ăn thề/ Mười năm thành người khác/ Trăm năm thành người lạ/ Gặp nhau ở đường gộp không được ngoái nhìn/ Gặp nhau ở chốn đông người không được đến hỏi" (Dẫn theo tư liệu của Cà Chung [37, tr.153-160]).

Sự lặp lại của lời

Khi cần thể hiện uy quyền, mo thường nói "Ta đây là con của chủ trời/ Ta là con út của phi Then", rồi sự lặp đi lặp lại của lời kèm thao tác "Then bảo ta chém, ta chém/ Then lớn cho ta giết, ta giết".

Mời đẳm tổ tiên về ăn, thưa chuyện giúp chủ áo nhưng luôn dặn đi dặn lại "Nghe thấy câu khấn thì các đăm mới được tỉnh/ Nghe lời thức thì các đăm mới được dậy/ Đi chơi nghe lời thức mới được về", vì tin rằng, phi thức dậy là gia đình, bản mường có chuyện.

Khi thực hiện xong giao kết với các đăm, cũng lặp đi lặp lại với câu "Ba mươi năm mới đòi ăn cơm/Chín kiếp trời mới được đòi ăn trưa" - vì phi đòi ăn là có đau có ốm. Tổ tiên đã ăn, đã nhận bạc tiền vải vóc thì "Nhận rồi lưỡi không được lật lọng/ Hãy hiểu biết như khi còn là người".

Trong các bài bùa, cụm từ công thức được mo lặp đi lặp lại Ộm! Xốp cù dằm, Quam cù khớt/ Ộm cù dằm, kèm theo đó là hành động vỗ tay rồi miệng lẩm nhẩm vào vật gì đó (bùa vải, bát nước).

3. Lời ma thuật là kho lưu trữ thông tin

Trong nghi lễ lên nhà mới của người Thái, lời ma thuật do mo hát xướng kể lại toàn bộ quá trình dựng ngôi nhà sàn truyền thống:

Bói chọn đất hỏi phi đin (thần đất), vào rừng kiếm cột chủ xau hẹ, kinh nghiệm chọn cây, lời xin thần đất thần rừng, hồn vía cây, cách đốn cây, cách vận chuyển cây về nhà, quá trình gom dần các cột khác, cách lắp mộng kiểu làm nhà của người Thái thế nào, cách lúng ta cho hạt giống và khụt xanh (đồng bạc) trên cột chủ; cách đặt bếp, trải chăn đệm chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà… Toàn bộ tri thức bản địa của người Thái về việc dựng nhà cùng ý niệm của người Thái về các nguy cơ trong ngôi nhà được chỉ dẫn rõ ràng trong lời hát xướng. Các nguy cơ có thể xảy đến, hay các hình thức ma thuật tiên phong/ tiên liệu theo cách Malinowski (1965) đã nói (tức loại ma thuật tập trung vào các tình huống rủi ro có thể sẽ xảy ra với ngôi nhà mới) được thể hiện thông qua các hình thức ma thuật được mo thực hiện như: đuổi các loại ma dữ trước khi người đầu tiên bước chân lên, đọc bài trừ ma kèm thao tác lấy bó lá nát vẩy nước vo gạo, để ngôi nhà nơi chứa đựng hồn

của cả gia đình được tốt được lành331.

Hệ thống tri thức và tục lệ trong tang ma hiển lộ qua lời hát xướng diễn ra trong những sự kiện này. Trong đám tang Thái, lời hát xướng, lời mo không chỉ nói về cuộc đời của một con người kể từ khi còn trong bụng mẹ đến lúc chết đi; về nỗi xót thương của hồn vía người sống lẫn hồn ma người chết khi phải nói lời chia lìa; mà cả một hệ thống tri thức Thái trên nhiều phương diện được truyền tải và lưu giữ. Sự tồn tại của một con người với các nhu cầu về mặt vật chất - hệ thống các đồ dùng dụng cụ cho lao động sản xuất, trâu bò để giúp việc cày bừa, một ngôi nhà để ở, vải vóc, chăn đệm, bát đĩa, tiền bạc, xe cộ, điện thoại, ti vi, đài cassette,… hiển lộ qua lời hát xướng, qua nhiều các bước lễ trong tang ma. Chuẩn bị giao nộp mọi đồ đạc, của cải cho phi người chết - cũng tức là gián tiếp nói tới một hệ thống những đồ thiết yếu với cuộc sống của con người trong thực tại. Con người đó, còn được ràng buộc với các mối quan hệ gia đình, họ hàng và xã hội - chết cũng cần được tiễn hồn lên đến đất đẳm đoi để chờ vị Then Xính chia vào đúng ngôi nhà đẳm của dòng họ. Được đưa vào hóng, ngụ tại rừng ma hay gia nhập đẳm tổ tiên cũng cần phải "Hiểu biết như khi còn là người" - che chở cho con cho cháu, cho họ hàng, cho bản mường được khỏe mạnh, yên lành.


331 Những điều tai quái đừng đến với trâu sừng cong chuyên làm ruộng/ Đừng đến với đôi má hồng bạn của ta/ Đừng đến với nàng dâu ngủ ở gian giữa/ Đừng đến với con gái ngủ ở gian bếp/ Con gái trong nhà khỏi chết khi nằm ngửa/ Con trai trong nhà khỏi chết tắm trong vũng máu… [274, tr.471].

PHỤ LỤC 12

LỜI BÙA CỦA NGƯỜI THÁI


I. Thông tin và thống kê các bài, lĩnh vực bùa chú của người Thái

Khảo theo các tài liệu:

- Tín ngưỡng ca dân tộc Thái (Vương Thị Mín, Vương Thị May 2010);

- Lời chài của người Thái (Lò Văn Lả và các cộng sự 2017);

- Lời thần chú, bùa - chài trong dân gian, sách cổ Thái (koãm măn muỗn tãy)

(Quyển 1) (Hoàng Trần Nghịch, Cà Chung 2019).

1.1. Lò Văn Lả và các cộng sự (2017) trong Lời chài của người Thái (Quãm mằn khong cỗn tãy) sưu tầm 343 bài chú, bùa chài của người Thái Sơn La, với sự phân chia thành 5 phần:

1- Luyện mồm để mồm mình nói thiêng (16 bài)

2- Tự bảo vệ mình không cho người, ma hại mình (43 bài)

3- Chài yêu trai gái, vợ chồng (59 bài)

4- Chữa bệnh thông thường bằng thuốc nam (130 bài)

5- Át tà ma không làm hại con người (91 bài)

1.2. Hoàng Trần Nghịch, Cà Chung (2019) trong Lời thần chú, bùa - chài trong dân gian, sách cổ Thái (koãm măn muỗn tãy) (Quyển 1) có sự sưu tầm với phân loại (1) Lời thần chú, bùa chài làm điều thiện và (2) Loại thần chú bùa chài làm điều ác. Cụ thể các phân loại như sau:

A. Lời thần chú, bùa chài làm điều thiện

1. Lời thần chú, bùa hộ mệnh, bùa hộ gia, bùa hộ mùa màng, gia súc, của cải vật

chất

"Loại bùa này biểu hiện ước mơ khát vọng muốn có cuộc sống yên hàn, ổn định, có

sức khỏe, làm ăn thuận lợi, không trắc trở rủi ro, để có cuộc sống ấm no hạnh phúc" (tr.15).

2. Lời thần chú, bùa yêu, bùa làm người yêu kính nể tôn sùng

"Loại bùa này nhằm nâng cao vị trí, vai trò của cá nhân trong tập thể" (tr.15)

3. Lời thần chú, bùa trừ ma quỷ, sự ghen ghét, oán hận, vận hạn rủi ro

"Đây là loại bùa phòng trừ tai ương, người hại" (tr.15)

4. Lời thần chú, bùa chữa bệnh cho người và gia súc để tăng thêm sức khỏe, tuổi thọ cho người, phòng chống dịch hại gia súc

Theo các tác giả, "Loại bùa này rất đa dạng phong phú, chiếm số nhiều trong lời thần chú, bùa làm điều thiện. Nó bao gồm các bài thần chú, bùa đoán mệnh như Thần chú bùa soi nến, bùa lăn trứng, bùa xem áo, xem quẻ…" (tr.16). Loại bùa này còn được hai tác giả chia thành hai loại: (1) Lời thần chú, bùa chữa bệnh do thánh thần, ma quỷ làm cho hoặc quỷ thần đòi ăn; (2) Lời thần chú, bùa với kẻ mưu hại.

5. Lời thần chú, bùa tăng thêm sắc bén, linh thiêng, có hiệu nghiệm đích thực trong lời nói việc làm

Đây là loại bùa được xem là "Nhằm tăng thêm uy tín, việc làm cá nhân trong cộng đồng dân chúng" (tr.16).

6. Lời thần chú, bùa làm mất hiệu nghiệm làm vô hiệu hóa, lời người chài ma mưu

hại


(tr.17).


B. Loại thần chú bùa chài làm điều ác

1. Thần chú, chài vặn da, véo thịt

"Tức là chài làm cho người đau ở một vùng da, thịt nào đó trên cơ thể"


2. Thần chú, chài chém bóng

"Đây là phép giết người bằng cách chém bóng người ấy. Theo sách, phép này tốn

nhiều công phu, thời gian, thủ thuật. Nếu thần chú, chài chém bóng người mà người không chết thì mình sẽ chết" (tr.17).

3. Thần chú, chài làm mụn ngứa, ghẻ lở toàn thân

"Đây là phép chài thả ghẻ lở hại người" (tr.17)

4. Thần chú, chài thả giòi, bọ

"Chài làm cho da, thịt hôi thối ở một nơi nào đó trong cơ thể người bị chài, rồi sinh ra giòi bọ ăn" (tr.17).

5. Thần chú chài chắt nước, chắt máu

"Chài làm cho ngời mất máu, mất nước" (tr.17)

6. Thần chú chài thả nghệ, thả chàm

"Chài làm da vàng hoặc da tím bầm khó thở" (tr.17)

7. Thần chú, chài thả dằm, thả gai

"Chài thả dằm hoặc gai vào da thịt người" (tr.17)

8. Thần chú, chài cho người "miệng nôn trôn tháo" (thổ tả)

"Chài làm cho ngời hết nước, hết phân rỗng ruột sống thoi thóp" (tr.18)

9. Thần chú, chài làm cho tóc, khung cửi người rối

"Loại thần chú, chài này thường để đùa giỡn, trêu người" (tr.18)

10. Thần chú, chài làm cho căm ghét, ghê tởm, chia rẽ, lìa bỏ

11. Thần chú, chài vợ cả, vợ lẽ

"Đây là thần chú, chài thậm tệ, độc ác, thô tục và thấp hèn nhất. Biểu hiện lòng

ghen tuông, đố kị, oán hận, căm hờn không đội trời chung" (tr.18)

Tuy nhiên, trong phần Nội dung lời thần chú, bùa chài, hai tác giả lại cung cấp các bài bùa theo một phân loại khác với phần thứ nhất, cụ thể:


1. Bùa hộ mệnh, bùa hộ gia, bùa hộ của cải gia súc (21 bài)

2. Lời rắc vừng, vãi gạo, chăng chỉ, giắt lá trừ ma (12 bài)

3. Lời làm giảm sức mạnh, vô hiệu hóa bùa - chài với lời tăng thêm sức mạnh linh thiêng, hiệu nghiệm của bùa chài (29 bài)

4. Bùa chài làm điều ác (12 bài)

"Trong đời sống xã hội có kẻ giàu, người nghèo, kẻ mạnh người yếu, người thật thà ngay thẳng, kẻ gian dối, xảo trá thủ đoạn… Do va chạm lợi ích mà sinh ra suy bì, tị nạnh, ghen ghét, thù hằn, căm hận. Từ đó ám hại nhau bằng bùa chài, phép thuật" (tr.111-112).

5. Bùa yêu, ghét (48 bài)

6. Bùa chài chữa bệnh (119 bài)

Gồm:

(1) Lời lăn trứng đoán ma (3 bài);

(2) Lời soi nến đoán bệnh (4 bài);

(3) Lời rút, giải bùa - chài ma hại (5 bài); Lời rút máu hại (3 bài)

(4) Lời giải - lời gột rửa điều xấu (độc hại) (12 bài);

(5) Lời chữa bệnh ma tà: Lời chữa bệnh ma bằng lá nát (2 bài); Lời chữa ma cà rồng ăn (2 bài); Lời chữa ma ăn bằng trầu không (4 bài); Lời chữa bệnh ma bằng gừng (1 bài); Lời thổi giềng trị ma (1 bài); Lời chữa đậu lào (phát ban) (3 bài); Chữa đậu mùa (2 bài); Lời chữa đau mắt (2 bài); Lời chữa quai bị (đuổi ma tà gây bệnh) (2 bài); Lời chém ma (4 bài);

(6) Lời chữa các loại bệnh: Chữa bệnh nấc (4 bài), Chữa mụn (1 bài), chữa đau bụng (9 bài), chữa bệnh đau đầu (3 bài), bị sái chân, tay (1 bài); chữa ghẻ lở, ghẻ nước (3 bài); Lời thổi bụi vào mắt (2 bài); Lời chữa bị ngạnh cá trê đâm (1 bài); Lời chữa hóc xương (2 bài); Lời chữa rết cắn (1 bài); Lời chữa rắn cắn (2 bài); Lời chữa bỏng (3 bài); Lời trồng răng (1 bài); Lời chữa bệnh thổ tả (5 bài).

(7) Lời chuyển vết thương (lời nhằm đuổi ma tà - ĐTTH) (3 bài);

(8) Lời bùa dễ sinh con - trị ma sinh nở (5 bài); lời hạ rau (nhau bà đẻ -

ĐTTH) (2 bài);

(9) Lời chữa giẫm phải sâu phẳm (loại sâu cuốn chiếu màu đen, hay ở dưới cây mục, nếu giẫm phải chân sẽ sưng đau) (2 bài); Lời cạo lông sâu ngứa (5 bài);

(10) Lời chữa các bệnh về máu: Lời chữa cầm máu, tụ máu, máu cam (8

bài)


(11) Lời đuổi ma khi cắm ta leo (5 bài)

(12) Lời chữa khi thiến trâu (1 bài)

7. Lời hộ thân, trừ ma khi gội đầu bằng bồ kết, nước gạo (4 bài), buộc dây cổ

người ốm (1 bài)

* Đặc trưng về từ ngữ dùng khi đọc lời bùa - chài: một số từ chỉ sử dụng khi đọc lời bùa mà không dùng trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày: Ộm (thiêng, linh thiêng, thường dùng ở đầu của bài), Khớt, dằm (hiệu nghiệm, màu nhiệm, thường dùng cuối bài), Ộm khớt, Ộm dằm, Ộm pha nhạk (linh thiêng rã rời), Ộm chót (linh thiêng lành lặn), Ộm phễ (linh thiêng trừ tà) (tr.19).

* Giọng điệu khi đọc lời bùa - chài: muốn tốt lên dùng giọng ngọt ngào, mềm dẻo, sai khiến ma tà làm việc tốt; nếu làm điều gây hại thì dùng giọng điệu quát tháo, nạt nộ, dọa dẫm, xua đuổi (tr.19).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023