Cung Cấp Thông Tin Về Hệ Thống Hồn Trong Cơ Thể Một Người Sống Với 80 Hồn Vía, Gồm Hồn Vía Các Bộ Phận Trong Cơ Thể (Hồn Tai, Hồn Mắt, Hồn Mũi,

Trong sinh hoạt thường ngày, tuy không có những mô tả cụ thể về số lượng, cũng không liệt kê tên gọi từng hồn vía trong cơ thể người, song ý niệm về rất nhiều các hồn của bộ phận cơ thể và đặc điểm về sự độc lập, có thể tách rời, dễ dàng tổn thương, rơi rụng hay chủ động rời bỏ sinh thể của hồn là rất nổi bật. Những thuộc tính được chia sẻ này về hồn đã kiến tạo nên một tâm thế Thái luôn lo lắng chú tâm tới hồn và đời sống của hồn, bởi hồn có toàn vẹn thì sinh thể mới an yên.

Khi được ai đó mời ăn, dù no cũng vẫn ăn một chút để "hồn không buồn và tự ái". Nhà có đông khách ăn cơm, dù các mâm khác đã xong nhưng vẫn phải chờ đến khi người cuối cùng buông bát đũa thì người nhà mới được dọn dẹp, bởi thu dọn sớm "sẽ khiến hồn của những người còn đang ăn buồn giận". Đi đến ngã ba, ngã tư đường, nơi hồn dễ bị lạc sẽ thầm thì "pù khuần pày ma" (hồn quay về đi). Đưa trẻ đi chơi đâu, lúc về nhặt vài hòn sỏi hoặc ngắt vài cái lá cho vào túi mang về nhà, miệng lẩm nhẩm "vía của cháu (đọc tên) đi đến đây chơi rồi, chơi xong rồi đi về nhà thôi, đừng đi lang thang" (khoăn bảy ín du nị du nơ, mổm kha nay mưa hươn thôi). Với trẻ, không được đánh mắng, đặc biệt kiêng đánh

vào đầu, kiêng xoa đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ sinh đau ốm313. Khi bị ngã, bị sảy chân hay hốt

hoảng giật mình phải gọi động viên hồn. Hai người lấy nhau không chỉ cưới về thể xác mà còn là đám cưới hồn, với lễ tẳng cẩu (búi tóc ngược) và lễ trao áo - trao hồn (phái xửa) của cô gái cho nhà trai, để hồn của người phụ nữ sang nhập đẳm314 nhà chồng. Và đây là các nghi lễ đánh dấu chính thức trong hôn sự315. Sự độc lập của hồn còn được thể hiện sống động trong tang ma, với trọng tâm là lễ tiễn hồn. Hồn rể gốc (khươi cốc), hồn của người thân trong gia đình sẽ cùng hồn mo tiễn hồn người chết về với đẳm tổ tiên rồi quay trở lại mường trần gian. Hình dung về chuyến đi của hồn, về những trở ngại trên đường đi, những nơi cần đến, những lực lượng siêu nhiên cần gặp và trò chuyện, những đồ vật cần mua bán… hiển hiện trong từng lời mo. Thầy mo, rể gốc đứng tại đó, chồng/vợ, con cái ngồi xung quanh, thi thể người chết vẫn trong áo quan (choong) trên sàn nhưng mọi sự tập trung

dồn cả vào hành trình của các hồn trên mường trời, khóc cười cùng những cung bậc cảm xúc của hồn, bàn vui về chuyện giá cả, đưa thêm tiền cho khươi cốc giắt lưng để hồn còn lo chuyện mua bán đồ dùng cho hồn ma… Trong đám tang của ông Hà Phế, 84 tuổi (Chiềng Ngần, Mộc Châu), anh con rể thứ năm được lựa chọn làm khươi cốc cùng ông mo tiễn hồn


313 Sự kiêng kỵ này liên quan tới hồn vía gốc được cho là ngụ trong tóc (hồn búi tóc - khuân kảu), chỏm tóc/ búi tóc là rất thiêng liêng và cần được giữ gìn cẩn thận, không chỉ với riêng con trẻ mà với cả người lớn. Với một số người Thái còn trẻ mà tôi đã gặp, họ không biết về vía gốc này, cũng không hiểu tại sao phải kiêng kỵ việc xoa đầu hay chạm búi tóc ai đó, song tất thảy đều tuân thủ điều kiêng một cách nghiêm ngặt và giải thích là "do quy định của ông bà như thế nên cứ làm theo thôi".

314 Hồn cô gái nhập đẳm nhà chồng - tức gia nhập hệ thống tâm linh - hồn đã thuộc về gia đình chồng. Về

mặt tâm linh, đẳm là từ “để chỉ nơi quần tụ của các phi” (Cầm Trọng, 1978, tr.392), “chỉ khái niệm tổ tiên hay nơi ngụ linh hồn bất tử của những người có chung một họ hay dòng máu của cha ở bên kia thế giới” (Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, 1995, tr.237). Nhưng đây chỉ là một lớp nghĩa của đẳm, nguyên gốc chữ đẳm này là “tiếng chỉ khái niệm một tổ hợp người tính theo dòng máu cha” (Cầm Trọng, 1978, tr.392).

315 Theo các bộ luật tục còn lưu giữ lại của người Thái đen, phái xửa là nghi lễ cuối, có { nghĩa quan trọng và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 403 trang tài liệu này.

chính thức nhất của các chặng nghi lễ trong hôn nhân. Hôn sự bắt đầu bằng tục ở rể (khươi quản) - khi người con trai sang ở rể, sống tại quản của nhà gái, hai người chưa được ngủ cùng nhau. Khươi tức tình trạng “vợ chồng tạm thời”, nghĩa là vẫn chưa chính thức, khác với phua (chồng chính thức). Chỉ khi xong lễ phái xửa (trao áo) thì khươi mới chính thức thành phua (xem thêm Cầm Trọng, 1987, tr.182-184). Nghi lễ phái xửa này được ghi chép rõ trong luật tục của người Thái đen Mường Mụak (xem thêm Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, 2012).

bố vợ lên mường trời. Một trong những việc lớn hồn anh rể gốc này phải đảm nhận là đi mua bò cho ma hồn bố vợ. Việc mua bán mất rất nhiều thời gian, công sức, phải đi lang thang qua nhiều mường dưới trần gian để tìm chọn con bò ưng ý. Mọi người trong nhà lần lượt đặt tiền vào túi được chàng rể đeo ở thắt lưng (các tờ tiền mệnh giá 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ), để anh "có nhiều tiền, chọn được con bò tốt". Hồn rể gốc đi hết bản nọ tới bản kia, chợ này qua chợ khác mà không mua được bò. Con thì gầy gò ốm yếu, con thì hung dữ… Mỗi khi anh thất bại trong việc mua bò, mọi người trên sàn lại cười rộ lên, thảng hoặc có ai đó đến đặt thêm tiền vào túi để anh tiếp tục cuộc mua bán. Đến khi vừa ý, chọn được một con, anh thủ thỉ nói chuyện, hát khóc mong hồn vía bò thương tình mà "theo anh đi về với ma hồn bố". Bò ưng thuận, cất lời tạm biệt với bầu bạn trong đàn để cùng ma hồn lên sống tại mường trời.

Ma thuật trong đời sống văn hóa của người Thái tỉnh Sơn La - 36

Hồn gốc (chom khuân) được xác định là ngụ nơi chỏm tóc/ búi tóc trên đỉnh đầu, các hồn còn lại được gọi là hồn ngọn (tiếng Thái), và vì hồn dễ rơi rụng nên các hồn ngọn có thể ngụ trong áo mặc, trong chăn đắp, trên gối, giường nằm - những nơi/ đồ vật mà con người sử dụng thường xuyên, hàng ngày; và ngụ cả trong bóng người. Vậy nên, người Thái thường giữ gìn cẩn thận chiếc áo mình mặc, gom từng sợi tóc rụng trên gối hay trên lược chải, từng mẩu móng tay móng chân, không để người lạ tự ý bước vào khu vực ngủ hay ngồi trên chăn đệm của chủ nhà, không để người khác giẫm chân lên bóng mình dưới nắng hay dưới trăng… Giữ gìn để tránh sự xâm phạm hoặc thậm chí, sự chủ ý làm hại tới hồn vía ở những nơi chúng có thể trú ngụ.

Tuyệt đối không được để tóc của mình rơi ở bất kì đâu, ở nhà thì nhặt lên cất vào một chỗ, còn đi ở khách sạn thì phải gói mang về. Áo đã mặc vào rồi là phải giữ cẩn thận, không cho ai mặc áo mình, không mặc áo của ai. Móng tay móng chân cắt xong cũng thế, phải bí mật mà vứt đi, không được để ai biết. Người ta mà có được áo, tóc, móng tay móng chân thì dễ làm hại mình lắm. Hồn vía mình nó nằm ở trong đấy, không giữ là dính (bị hại) thôi (Bà mo Song, Mộc Châu, 3/ 2018).

Xác định về số lượng, vị trí các hồn trên cơ thể và nơi đến của hồn sau khi người

chết

Số lượng và vị trí các hồn trên cơ thể người được xác định dựa trên hệ thống ngữ liệu

là những tập sách cổ về tôn giáo tín ngưỡng, thứ hiện tại vẫn đang được sử dụng trong các nghi lễ cúng tại cộng đồng Thái. Các văn bản chữ Thái này được cho là để lại từ thời cha con Tạo Lò, Lạng Chượng316 (đầu thế kỉ XI), được thiết chế hóa thành lệ tục, phổ biến khắp các vùng của người Thái Đen và lưu truyền qua nhiều thế kỉ (xem thêm Nguyễn Văn Hòa, 2016). Các tập văn bản chính (và những tập phụ kèm theo) của Chiêu hồn (Páo khuân), Gọi hồn (Hịak khuân), Cúng hồn (Tam khuân), Thết đãi, tiếp đón hồn (Xú khuân) đã cung cấp các dữ liệu về các bộ phận hồn vía trong cơ thể người, nguyên lý tồn tại và đời sống của hồn, cả khi gắn với hay tách rời sinh thể. Từ khảo sát của cá nhân người viết,


316 Lạng Chượng: con trai út của Tạo Lò (người cai quản đất mường Lò của người Thái Đen). Lạng Chượng là người đã tổ chức di dân đi tìm đất, dựng mường mới, mở rộng vùng cư trú của người Thái Đen ra toàn vùng Tây Bắc của Việt Nam. Hành trình của Lạng Chượng khởi từ Mường Lò tới Mường Min (Gia Hội) - Mường Lung (Tú Lệ) - Mường Chiến, qua Mường Chiên – Tạ Bú (Quznh Nhai ngày nay), rồi dựng bản mường mới từ Chiềng An (thành phố Sơn La ngày nay), Chiềng Dong (Mai Sơn), Sốp Cộp, tới Mường Muổi (Thuận Châu) , rồi lên Mường Ảng, Mường Phăng và cuối cùng tới Mường Thanh (Điện Biên).

trong sự tham khảo những khảo sát và khái quát đã có của các nhà nghiên cứu Cầm Trọng (1978), Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), có thể tóm lược bốn nội dung chính liên quan đến thực thể khuân trong các văn bản này như sau:

1- Cung cấp thông tin về hệ thống hồn trong cơ thể một người sống với 80 hồn vía, gồm hồn vía các bộ phận trong cơ thể (hồn tai, hồn mắt, hồn mũi, hồn tay, hồn chân…); hồn chủ ngụ tại đỉnh đầu (chom khuân, khuân chảu).

2- Cung cấp nguyên lý cho sự tồn tại của của hệ thống hồn trong thể xác, với ba điểm tựa: Minh, Nen, Khớ. Minh là điểm tựa của hồn, được hình dung như cái nền bằng phẳng; Nen là vạch đứng trên nền của minh, hồn đứng/ngồi trên minh và dựa lưng vào nen. Then còn đặt cho mỗi người một cái móc để treo cái minh, nen này, móc chắc thì hồn vững, móc minh nen lung lay thì người ốm, móc tuột thì hồn tan - người chết. Con đường của sự sống mỗi người được thể hiện qua khái niệm khớ - dây khớ dài thì đường sống kéo dài, chết non là khớ ngắn, chết là đứt dây khớ (xát xai khớ). Gắn với thuộc tính mỏng manh, chung chiêng, dễ mất, và mất là không thể cứu vãn, nên minh, nẽn, khớ được hình dung bằng những vật tạm thời: minh nẽn là móc treo lủng lẳng dễ tuột, hoặc cây chuối, cây mía được trồng bên cạnh nhà người Thái là những cây ngắn ngày (cây chuối, cây mía này là các loại cây trồng trên ngôi nhà hồn tại mường của bà mụ), khớ là sợi bông trắng mỏng manh. Sự tồn tại yên ổn của hồn trong thể xác ở nguyên lý này có thể gói gọn lại trong một câu “Minh bầy Nen dựng” (minh đa nen tẳng).

3- Cung cấp ý niệm về quan hệ giữa linh hồn với thế giới hư vô. Hồn có thể bị phi lôi ra khỏi thể xác, nếu nhẹ thì làm cho giật mình, nặng thì bị ốm đau, tai nạn, cao nữa là chết, đi vào cõi hư vô và vĩnh viễn thành ma. Nhưng Páo khuôn cũng cung cấp dữ liệu cho thấy, hồn còn có thể chủ động rời bỏ thân thể đi lang thang hoặc nhờ thầy một dẫn. Nếu được một dẫn đường, hồn người sẽ an toàn, không bị sợ hãi, giật mình, lạc đường hay ốm đau chết chóc.

4- Cung cấp thông tin về chuyến một dẫn hồn đi chơi ở mường trời, tại đất của các vị Then, chỗ quyết định sự sống của con người và ở mường trần gian (đất người Kinh và người Lào).

Về sự phân chia hệ thống hồn trên cơ thể đi các nơi sau khi chết, các nghiên cứu đã cho thấy những quan điểm khác biệt. Nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi (1968) cho rằng, hồn ở đầu người tập trung thành một phi và lên trời (thế giới bên trên, nơi ngự trị của Then); các hồn ở thân họp thành một ma để về mường pú pẩu trong rừng, nơi chôn người chết; còn các hồn ở tứ chi tập trung thành phi hươn, nương tựa nơi bàn thờ trong nhà, ma nhà cùng tồn tại với người sống, trong thế giới của người sống. Các nhà nghiên cứu Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995, tr.420-421) tán thành quan điểm về việc hệ thống hồn trong cơ thể sau khi chết sẽ phân chia ra 3 nơi, nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ, "hồn đầu là hồn chủ, hóa kiếp về với đẳm để trở thành ma đẳm còn gọi là ma nhà (phi hươn) tức tổ tiên", "linh hồn chân tay về ngụ nơi rừng ma"; "hồn ngực lên trời ngụ ở đẳm đoi hay còn gọi là liên pan nọi nếu người chết thuộc họ thường dân, liên pan luông nếu người chết thuộc dòng quý tộc". Điều này cũng đã được nói trong một nghiên cứu trước đó của Cầm Trọng (1978, tr.385), "hồn chủ ngự trên chỏm tóc biến thành phi hướn (ma nhà)". Bản kể sử thi Khun Chương có đoạn nói về sự phân tán hồn ở các nơi sau khi người anh hùng chết: Giờ

đây hồn đầu chàng chia/ Hồn về ngự giữa nhà dùng cơm/ Hàng ngày ngự ở ban thờ/ Ngự ở giữa nhà che chở cháu con/ Hồn về ngự ở cối chày/ Về trong mâm gỗ hàng ngày quạt xôi/ Hồn về mường Bổn xa xôi/ Hàng ngày cùng với nàng trăng tâm tình/ Hồn về chốn cũ mường trời/ Hàng ngày chơi với nàng Then đỡ buồn317. Theo đó, hồn đầu sẽ ngự tại nhà, tại ban thờ trong nhà, che chở cho con cháu. Nguyễn Đăng Duy (2004, tr.320-325) cho rằng, khuân đầu thành một phi (ma) bay lên trời, khuân thân thể thành một phi mường pú pẩu (đông phi) nơi bìa rừng, nơi chôn cất người chết, khuân tứ chi thành một phi gọi là ma nhà (phi hươn), ngự trên bàn thờ tổ tiên đặt ở liếp gần cột chính chỗ vợ chồng gia chủ nằm; và “ma nhà được quan niệm luôn quanh quẩn bên người sống trong nhà”.

Tòng Văn Hân (2016, tr.130) dù không bàn đến sự phân chia cụ thể của các hồn ở các không gian khác nhau sau khi chết, nhưng có khẳng định về việc, hồn tổ tiên chỉ trú chân ở gian thờ trong ngôi nhà của con cháu, nhưng khi thụ hưởng xong lễ cúng thì sẽ đi lên mường trời - mường Đẳm để sinh sống trên đó. Lời cúng phi đẳm thể hiện rõ: "Ăn xong chín năm cũng đừng nhắc đến lợn/ Ăn xong chín trời cũng đừng nhắc đến rượu/ Con cháu không gọi thì đừng đến/ Con cháu không mời thì đừng về/ Đến ngày cúng mới được xuống ăn cơm cúng/ Đến ngày dâng mới được xuống ăn cơm dâng". Phi đẳm như vậy không sống tại hóng trong nhà cùng người sống mà chỉ về chơi khi được con cháu gọi mời. Lời cúng mời trong lễ xên hươn (cúng ma nhà) của thầy mo cũng cung cấp ngữ liệu cho thấy, đẳm tổ tiên được tin rằng sẽ đi từ mường trời về nhà của con cháu nếu được gọi mời: "Đẳm hãy xuống ăn lễ xên nhà/ Cơm con Đẳm đến đưa/ Cỗ sửa sang con cháu đến hầu (…) Trẻ con không xuống được/ Đẳm hãy dắt tay/ Người già không xuống được ma tổ hãy đợi/ Bay nhảy cùng nhau xuống (…) Về đến nhà chủ áo/ Về đến nơi chủ áo chủ xên/ Từ sân Đẳm hãy lên đường cửa sổ/ Từ sàn vào đến nhà (…) Há mồm to để thầy mo tôi xên/ Mở cằm to thầy mo tôi xên bón (…) Đẳm nào được ăn trước hãy lùi bước nhường phần/ Tránh ra khỏi mâm cỗ/ Mo tiễn ra phía cửa sổ/ Ba mươi Đẳm cùng nhà hãy đến ăn cùng/ Sáu mươi Đẳm nhà chung hãy đến ăn chung" (Lường Thị Đại, Lò Xuân Hinh 2010, tr.762-764). Vì vậy, phần cuối lễ cúng luôn có màn tiễn các đẳm về trời sau khi đã ăn no uống say, nhận quà lễ và lời thỏa thuận che chở chở con cháu.

Trong văn bản trình bày các nghi thức trong tục lệ tang ma của người Thái đen (từ ngày thứ nhất tới ngày thứ năm, sáu), vào ngày thứ hai, tại phần nghi thức tiễn đưa hồn người chết có bài hát "Đưa hồn ma đi xuống Mường Lò quê tổ", và từ đây "Ma bắc cầu đưa hồn ma về trời/ Có người Xá bắc thang để lên không trung/ Ở đây hồn người quay cuồng về với trời". Những người nghèo không có đủ điều kiện đưa hồn ma đi tiếp về trời thì đến đây là cuộc đưa hồn kết thúc; nếu có đủ lễ vật, hồn ma dân thường có thể được đưa lên tới đẳm đoi, còn dòng họ quý tộc được lên tới Liên pan luông trên mường trời (Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, 2012, tr.55). Mường không trung (đẳm chuống kang) dường như là không gian cư trú của hồn những người mà gia đình không thể sắm đủ lễ vật này. Điều đó tương thích với sự xuất hiện một không gian chung của đẳm chuống kang với các mường ma chết dữ khác ở hành trình của mo trong các bài cúng; khác biệt với không gian đẳm đoi tại đất mường của các Then, nơi có thể đến được sau khi vượt qua con sông Ta Khái.


317 Phần dịch của nhà nghiên cứu Hà Bá Tâm (Thường Xuân, Thanh Hóa), tư liệu trao đổi cá nhân, sử dụng với sự cho phép của tác giả.

PHỤ LỤC 9

THỐNG KÊ DỮ LIỆU VỀ HỒN VÍA NGƯỜI TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN CÚNG


1. Trong lễ cúng tiễn đưa cái ghen ghét đố kỵ (Xên xống hâng)

Mời hồn trên trán ăn trước

Hồn mồm vào trong mâm ăn cá

Hồn mắt vào trong mắt trong sáng rồi ăn

Hồn ngực, hồn ức

Hồn yêu thương ngực vú

Hồn thân tròn dùng mồ hôi tháng tám Hồn dùng nắng tháng ba

Hồn đau dạ ruột già, dạ dày Hồn ngộc nghệch như con én Hồn ngắm nghẽ như con rồng

Hồn ngón chân, ngón tay hai mươi ngả Hồn bàn chân, bàn tay hai mươi cành Hồn xương mông không rời

Hồn xương chân, xương tay không mỏi mới ăn (…)

Hồn đầu vào trong đầu đừng đau

Hồn móng vào trong móng đừng tuột Hồn mắt vào trong mắt sáng tinh

(Dẫn theo Cầm Hùng (2013, tr.27), theo bài cúng của bà Một Lò Thị Mệ, 80 tuổi ở bản Mòn, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, bà Một Lò Thị Thăng, 60 tuổi, bản Panh, Chiềng Xôm, Sơn La; 10.2011)

2. Trong lễ cúng cắt điềm cắt nạn (Xên tắt khớ tắt khan) Mới báo lên hồn đầu - hồn cổ về cùng ăn Hồn nhỏ, hồn ở trên

Hồn xông xênh cỏ may Hồn trán nơi mỏng Hồn 2 tai biết nghe Hồn hai mũi biết vòng Biết vòng vỗ theo gió

Biết mùi mường nàng chơi hoa

Hồn mồm chuyên ăn cá Hồn mắt nhìn người tình Hồn trên má dùng gió

Hồn chân tóc, chân đầu dùng mồ hôi Hồn mồ hôi tháng tám

Hồn dùng nắng tháng ba – về ăn nhá

***

Hồn gốc đầu trên chốt Hồn gốc cổ để ngoái

Hồn cổ kẹ - co le khắp vùng Hồn cổ sau nơi nối

Hồn xương cổ nối chắn

(Dẫn theo Cầm Hùng (2013, tr.27), theo bài cúng của bà Một Lò Thị Mệ,

80 tuổi ở bản Mòn, Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, bà Một Lò Thị Thăng, 60

tuổi, bản Panh, Chiềng Xôm, Sơn La; 10.2011)


Tiếp đón/ thết đãi hồn trong lễ xú khuân, phần thứ hai của lễ xên tắt khớ tắt khan:


Mời hồn mồm nhỏ ăn cá – về ăn

Hồn hai mắt tươi cười Hồn hai tai biết nghe Hồn hai mũi biết nghẹo Biết sắt seo với gió

Biết ngửi mùi mường nàng chơi hoa về ăn Mời lên hồn đầu – hồn đỉnh chóp về ăn Hồn nhỏ hồn bâu trên

Hồn xông xênh cỏ may

Hồn ở khó vết da cắt318 trong tháng không rời Hồn ông bà ngoại đánh dấu màu đỏ từ hồi còn bé Hồn từ nhỏ ăn mía

Hồn từ bé ăn trứng lòng vàng Hồn mai tóc dùng gió

Hồn chân tóc, chân đầu dùng mồ hôi Hồn dùng mồ hôi tháng tám

Hồn dùng nắng tháng ba Hồn ở trán nơi băng Hồn gốc răng nên nhựa Hồn gốc cằm hụt rượu

Hồn góc búi tóc đỉnh đầu Hồn có ké có le lưới gà Hồn ba vai nơi tựa gối Hồn thân tốt áo ôm

Hồn thay áo sợi mỏng nhiều nước

Hồn gáy cúi đi ngoảnh lại tân giao (…)

Sắc xanh hồn đầu – hồn bóng Hồn bảo vệ nơi du

Hồn bầu vú – bầu đang nuôi con


318 Da cắt là vết nhọ nồi trên trán trẻ em khi đi xa hoặc sang thăm bên ngoại.

Hồn trồng lúa cây xanh đậm – nuôi nhà Hồn xương ngực, xương ức

Hồn xương sườn, xương vai xiêu hiêu (…)

Hồn buồng gan nơi đỏ hồng Hồn đầu lòng, đầu cổ biết ước Hồn biết ước được của

Hồn biết đoán bè an

Sắc xanh mặt hồn đầu hồn bóng Hồn eo chuyên đeo tiền lạng rưỡi

Hồn ở không chuyên đi rong mường Hồn bụng nhỏ, dùng cá…

Hồn bụng to dùng cá chép ao, chép ruộng con cái Hồn cả mồm nơi vững

Hồn ống chân thích nặng Hồn ống đùi thích nước Hồn vào bước không đi Hồn hai tay yểng cả

Hồn trong tay dành của Hồn lòng tay nắm cơm

Hồn ngón chân – ngón tay hai mươi cành

Hồn bàn chân bàn tay hai mươi ngón Ba ngón chuyên đệm sáo

Bốn ngón chuyên đệm kèn (…) Ba mươi hồn đằng trước

Năm mươi hồn đằng sau - về ăn (…) Ba mươi hồn vào gộp

Sau mười hồn vào cùng (…) Lên nhà đi hồn ơi

Hồn về nhà đủ mặt – đủ hồn đấy chứ (…) Ba mươi hồn đằng trước

Năm mươi hồn đằng sau, hỡi (…) Hồn ăn rồi sẽ cho hồn nên một người Vẫy hồn nên một người

Nên một người xiêu hiêu319

Nên một mình như cũ

Sẽ vỗ hồn như rừng dâu Níu hồn như cành dâu da

Hồn đừng đứng đừng trôi khỏi mình Hồn đừng vào đừng ra khỏi thân Hồn đầu vào trong đầu vỗ gộp



319 Xiêu hiêu/ hiễu: ấu niên. Ý là nên một người như khi còn thơ trẻ.

Hồn mồm vào trong mồm ăn cá Hồn mắt vào trong mắt êm đềm Hồn thái dương dùng gió cũng vào Hồn chân tóc, chân cổ dùng mồ hôi Hồn dùng mồ hôi tháng tám

Hồn dùng nắng tháng ba – cũng vào

Hồn ti nơi đỏ chót

Hồn buồng phổi nơi đỏ thắm

Hồn trái tim – đầu cổ biết ước – cũng vào

Hồn ngực ả nang a nạng

Hồn xương sườn, xương bả vai nhiều thanh Hồn eo chuyên đeo tiền lạng rưỡi – cũng vào Hồn ống chân đi không rát

Hồn ống đùi đi lại không mỏi cũng vào Hồn ngón chân – ngón tay hai mươi cành Hồn bàn chân, bàn tay hai mươi ngón

Ba ngón thường đệm sáo

Bốn ngón thường đệm kèn cũng vào

Hồn ngà ngộc như con én

Hồn ngà nghén như con rồng Rồng rơi xuống nước đừng chìm Én rơi xuống đồng đừng mắc

Ba mươi hồn đằng trước

Năm mươi hồn đằng sau cùng vào

Tám mươi mặt hồn đầu – hồn bóng cũng vào

Vào ở nên một người Vẫy về thành một thân

Nên một người nắc niếu320

Nên một người như cũ.

3. Trong lễ Xên bản xên mường (phần Xú khuân)

Báo lên hồn đầu hồn chỏm tóc Hồn nhỏ hồn cổ họng

Hồn lưỡi gà khéo léo Hồn vai nhỏ tựa gối (…)

Báo lên hồn hai nách nơi kín

Hồn trái tim hồng đỏ

Biết nghĩ để phân biệt đúng sai Hồn xương ngực xương sườn (…) Báo lên hồn eo tạo chủ áo

Hồn đeo bạc lạng rưỡi


320 Nắc niếu: nắc = nặng. Người có thân nặng.

Xem tất cả 403 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí